Trang chủ » Chương 14: Nghệ thuật ứng xử

Chương 14: Nghệ thuật ứng xử

by Trung Kiên Lê
22 views

Một người có được sự ghi nhận từ trong những lời nhận xét của người khác cũng thuần khiết hơn với sự ghi nhận có được từ năng lực giải thích, năng lực phán đoán của bản thân mình.

Nơi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người đó đều vô cùng cô độc, mỗi người đều khát vọng được người khác hiểu.

1. Học cách lắng nghe trong giao tiếp

Cha tôi cho rằng, một đứa trẻ cho dù thông minh nhưng nếu không hiểu cách giao tiếp giữa con người với con người thì cũng chỉ là “Cô gia quả nhân”. Những đứa trẻ này trong tương lai. khó mà thành công, cho dù đứa trẻ đã có được gọi là thần đồng cũng không làm ra được những chuyện kinh thiên động địa. Bởi vì một người chỉ hạn chế trong kiến thức của bản thân mình mà không hiểu được cách giao tiếp với người khác, vậy thì tiềm năng của trẻ căn bản không có cách nào có thể triển khai ra được. Như vậy, cho dù có được tài cao đến đâu cũng chỉ là một con mọt sách khép mình.

Đối với việc giáo dục tôi, cha vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng cân đối việc giao tiếp của tôi với mọi người xung quanh. Để giúp tôi có thể tiếp xúc hài hòa với người khác, muốn tôi trở thành một người có nhiều bạn bè, cha tôi đã từng đưa ra những yêu cầu yêu cầu tôi nhất thiết làm được: Hữu hảo, hợp tác, hào phóng, rộng lượng, công chính, lễ độ, tự tôn, trách nhiệm, năng lực tổ chức, mục đích chính là muốn tôi dùng những phẩm chất đạo đức này tạo thành sự chuẩn tắc trong mối quan hệ giữa con người với con người, giúp tôi có thể dùng những hình thức giao tiếp thích hợp giao lưu với người khác.

Người giao tiếp tốt với mọi người sẽ cảm thấy mọi chuyện đều thuận lợi, trái lại sẽ gặp nhiều cản trở, thậm chí đến mức việc gì làm cũng không thành. Hơn nữa, người có thể giao tiếp với mọi người vĩnh viễn sẽ là người vui vẻ, người không thể giao tiếp với người khác sẽ trở thành người cô độc và bất hạnh.

Có một ngày, một người bạn của cha tôi đã nói câu chuyện của nhà ông: “Nhà chúng tôi có những lúc xảy ra chuyện, nhưng chúng tôi thực sự không bằng lòng nói ra. Nguyên nhân chủ yếu là do xấu hổ. Mọi người đều như vậy, bao gồm cả tôi và vợ tôi, còn có cả con của chúng tôi”.

Cha tôi nói: “Tôi nghĩ ông nên họp gia đình, trong cuộc họp mọi người hãy phát biểu ý kiến của mình”.

Người bạn đó sau khi nghe lời khuyên của cha tôi đã mua một quyển sổ ghi chép, ông ghi vào trong đó tất cả những chuyện những người khác đã làm sai đối với mình. Mỗi tuần họ họp gia đình vào một thời gian nhất định, mỗi khi cuộc họp kết thúc thì lại chọn ra một vị lãnh đạo mới, mọi sự việc sẽ do người đó sắp xếp.

Sau đó, người bạn này đã nói với cha tôi, từ sau khi có cuộc họp gia đình, không khí gia đình tốt lên rất nhiều. Mỗi lần họp gia đình, họ đều vui giống như đón lễ tết vậy, mọi người cùng ngồi nói chuyên bên nhau. Khi bắt đầu, đôi bên còn xảy ra tranh chấp, bất đồng. Nhưng về sau này, mọi người đều tỏ ra rất vui vẻ, mâu thuẫn cũng dẫn được giải quyết.

Người bạn của cha tôi nói, trước đây đứa con không dám nói chuyện nhiều với họ, người vợ cũng có chút e dè, ông cũng thực sự không có sự thoải mái. Nhưng bây giờ đứa trẻ đã khác, đã dần bộc lộ những tình cảm của mình đối với cha mẹ, hi vọng mọi người sẽ cùng quay quần bên mâm cơm tối, cha mẹ thấy vậy đã đồng ý và không do dự một chút nào, đồng thời họ còn đưa ra những kiến nghị với con của mình, tức là yêu cầu trẻ có thể lên tầng, ăn cơm và làm vệ sinh đúng giờ. Cả nhà họ đều vô cùng tán thành phương thức nói chuyện này, nó giúp cha mẹ và con cái có thể nói chuyện với nhau thân tình và cởi mở hơn, hơn nữa mọi người trong nhà đều đưa ra quyết định dựa trên sự dân chủ, không khí giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, những cách thức giáo dục trong gia đình đều đạt được những hiệu quả lí tưởng. Hơn nữa, tình cảm giữa người bạn của tôi và vợ của ông cũng như được làm mới lại, tràn đầy hạnh phúc.

Cha tôi gọi phương pháp này là phương thức giáo dục gia đình của sự tự cứu giúp. Cha tôi cho rằng, cuộc sống gia đình có thể làm nảy sinh sự ngăn cách và trở ngại trong tâm lí của mỗi thành viên trong gia đình, nhưng gia đình cũng đem đến tâm lí tích cực, chúng ta nên tận dụng nó một cách chủ động và tích cực nhất để giải quyết tất cả những vấn đề gặp phải. Ví dụ: Người mẹ phải đối diện với những việc nhà tầng tầng lớp lớp, trong khi đó đứa trẻ lại không gọn gàng thì càng làm tăng thêm gánh nặng cho người mẹ; người cha đã bận rộn với công việc cả một ngày, về đến nhà lại thấy đứa con trai nghịch ngợm, làm ầm ỹ lên thì lúc này người cha có thể không thể nhẫn nhịn được nữa, cách làm này không chỉ không có lợi đối với sự phát triển của trẻ mà còn làm các bậc cha mẹ cảm thấy bị ức chế, thậm chí cảm thấy rằng thế giới này tràn đầy những sự nghịch lí. Vậy thì, những cơn bốc hỏa nổi lên, lớn tiếng quát mắng, đánh chửi là điều khó tránh khỏi. Đây rõ ràng là những hành động gây ra những vết rạn nứt về tình cảm trong lòng trẻ.

Nếu cha mẹ có thể để cả nhà cũng giải quyết mâu thuẫn trong bầu không khí hài hòa, dùng phương pháp và thái độ tích cực để giải quyết những xung đột, những đề xuất như vậy không còn nghi ngờ gì nữa luôn mang trong mình tính xây dựng hơn nữa còn đạt được những kết quả luôn khiến người khác mãn nguyện.

Sự giao tiếp tích cực không chỉ là một con đường quan trọng giúp cha mẹ đối thoại cùng với con trẻ, giáo dục trẻ, chính bản thân nó cũng là một loại giáo dục. Chịu ảnh hưởng từ những ngôn từ xử lí mọi việc của cha mẹ, trẻ cũng sẽ thể hiện ra sự chủ động và một tư thế tự nhiên đối với môi trường của chúng.

Từ khi tôi mới 3 tuổi, cha tôi đã để tôi tham gia những hoạt động tương tự như những cuộc họp gia đình, giải quyết vấn đề. Ngoài cha, tôi còn có mẹ và người giúp việc trong nhà. Cho dù lúc đó tôi vẫn chưa hiểu rõ được mọi chữ, nhưng tôi đã chú ý được rằng, khi xảy ra chuyện gì mọi người giao tiếp với nhau như thế nào, giải quyết một vấn đề cần phải có một năng lực như thế nào.

Nên đưa vào những tình tiết quan trọng và cụ thể trong giáo dục ở cuộc họp gia đình, những điều này có thể bị bỏ qua do phương thức giáo dục của đôi bên. Nếu người mẹ biểu hiện, đứa trẻ có thể giúp cô ấy giặt quần áo và phơi quần áo, người mẹ sẽ rất vui vẻ; còn trẻ sẽ hi vọng người cha sẽ dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng trẻ Đối với cha mẹ mà nói, nắm vững được những thứ mà trẻ quan tâm sẽ càng hữu ích hơn trong việc lí giải sâu hơn con người trẻ. Loại lí giải sâu sắc này sẽ làm trẻ tin tưởng vào cha mẹ, càng vui vẻ hơn khi tiếp nhận sự giáo dục từ cha mẹ.

Trong quá trình giáo dục, cha tôi đã dần nắm vững được một số kinh nghiệm giao tiếp cùng với tôi, một trong những điều đó được ông gọi là “Nghệ thuật lắng nghe”.

Mỗi ngày trước khi tôi bước vào giấc ngủ, cha mẹ đều dành ra một khoảng thời gian nghe tôi kể những chuyện xảy ra trong ngày hôm đó, thể là có nhiều lúc tự tôi đưa ra bình luận một cách tự nhiên, việc nào làm tốt, việc nào làm không tốt. Trong quá trình trần thuật, tôi đã dẫn quen với những phản ứng tự thân, hơn nữa họ cũng dần sẽ thấu hiểu hơn đối với cá tính và cách đối nhân xử thế của tôi. Tôi cho rằng, cha mẹ luôn hi vọng con của mình sẽ vén bức màn tâm lí, hi vọng trẻ sẽ thương lượng với mình mọi chuyện, nghe theo ý kiến của mình. Nhưng trước tiên, cha mẹ hãy tạo ra bầu không khi thực sự lắng nghe, giành được sự tín nhiệm của trẻ trên phương diện tình cảm mới có thể cũng trao đổi không bị bó buộc gì.

Trong quá trình giao tiếp cùng tôi, cha thường xuyên thừa nhận sự chân thực trong cảm giác của tôi, nhưng cách giải thích này không có nghĩa là đều bao quanh tôi. Đối với những cách nghĩ không chính xác của tôi, cha đã đưa ra nhưng sự hướng dẫn kịp thời, đồng thời giảng giải đạo lí cho tôi hiểu.

Có một ngày, tôi đã nối với cha, tôi không thích người hàng xóm của nhà chúng tôi là Braun. Cha tôi hỏi lí do vì sao, tôi nói với cha rằng vì cô rất ít cười, không thân thiên chút nào.

Cha nói với tôi: “Con không thích cô Braun vì cô ấy ít cười và không thân thiện. Nhưng có lẽ con vẫn không hiểu được một số chuyện khác, cô Braun có một tấm lòng rất tốt, nếu con biểu hiện tốt với cô ấy thì cô ấy sẽ rất vui vẻ. Cô ấy sẽ giao tiếp rất thoải mái.

Bữa tối đối với tôi mà nói là một thời khắc quan trọng và tuyệt đẹp nhất. Chúng tôi thường thảo luận những vấn đề của gia đình bên bàn ăn. Mỗi lúc như vậy, cha không cho phép ai làm phiền chúng tôi. Mỗi người trong gia đình đều có cơ hội nói ra cách suy nghĩ của mình. Tôi phát hiện ra rằng, tận dụng thời khắc này cũng giao tiếp với những thành viên trong gia đình thực sự đem đến những hiệu quả khác với bình thường. Những câu chuyện tôi nói ra lúc này có thể thu hút sự chú ý lớn nhất của cha tôi, tự nhiên trong lòng tôi cũng trào dâng một cảm giác mãn nguyện, tràn đầy sự tôn trọng.

Cha tôi có lúc đã lựa chọn ra một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt để cùng nói chuyện với tôi, chúng tôi cùng dã ngoại, cùng đến những nơi rừng sâu, cùng chia sẻ cảm xúc của mỗi người. Trong bầu không khí nhẹ nhàng và thoải mái đó, cha cùng tôi nói chuyện rất tự nhiên và khoan thai.

Cha tôi cho rằng “Lắng nghe” là một phương pháp giáo dục rất tốt, bởi vì lắng nghe thể hiện sự tôn trọng sự quan tâm tới trẻ, điều này cũng thúc đẩy trẻ nhận thức về bản thân cũng như những năng lực của chính mình. Nếu trẻ cảm thấy rằng bản thân có thể đưa ra ý kiến đối với mọi sự vật xung quanh, nhận thức của trẻ lại không vấp phải sự kì thị hay chế nhạo nào, như vậy có thể giúp trẻ phát biểu ý kiến của mình một cách không hề do dự hay bị ngăn cảm gì. Trước tiên là ở nhà, sau đó ở trường, sau này trẻ sẽ có đủ lòng tự tin và sự dũng cảm để nhìn thẳng và xử lí mọi tình huống trong công việc và trong xã hội.

Cha tôi cho rằng, giao tiếp là một nghệ thuật, tất cả những thứ có liên quan như thời gian, địa điểm, môi trường và cách thức đều phải suy xét thật kĩ lưỡng. Ví dụ nói trẻ có lúc hi vọng lưu giữ một chút không gian trong tâm và tình cảm của mình hoặc là tình cảm của trẻ bị dao động lớn, cách thức quan trọng nhất chính là an ủi, chứ không phải là đặt ra những câu hỏi với trẻ, có những lúc cha mẹ nên lấy vòng tay của mình để ôm ấp, vỗ về truyền cho trẻ dấu hiệu của sự ấm áp. Có lúc, một số bậc cha mẹ cảm thấy không thuận lợi khi biểu hiện tình cảm của mình bằng lời nói, họ có thể biểu đạt những lời tư tưởng muốn nói bằng hình thức viết lách, viết trên một tờ giấy, điều này khiến họ gánh thêm những trọng trách trên con người mình, đồng thời càng thể hiện sự tự tin và chân thực hơn.

Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng giáo dục của cha tôi, tôi cũng nghĩ ra nhiều phương pháp giúp bản thân, vợ mình và con trai có được sự giao tiếp thân mật hơn, điều này không chỉ tăng thêm sự hiểu biết và tăng cường mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ biết cách giao tiếp với người khác như thể nào, giúp trẻ nuôi dưỡng năng lực giao tiếp tốt với mọi người.

2. Lý giải vạn tuế

Có nhiều vấn đề gia đình phát sinh như sự xa cách và lãnh đạm trong tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, sự khiếm khuyết trong tính cách tâm lí của trẻ, tất cả những điều này đều liên quan tới sự thấu hiểu trong gia đình, thường bắt nguồn từ sự không lí giải được trong mối quan hệ giữa mọi người.

Cha tôi cho rằng, một gia đình giao tiếp thành công thì nên chú ý tới một vài nhân tố sau: Lí giải, quan tâm, tiếp nhận, tin tưởng và tôn trọng. Lí giải yêu cầu hai bên cha mẹ và con cái đều phải đứng trên lập trường của người khác mà lo lắng thay cho người khác, suy nghĩ cho người khác; quan tâm không những tồn tại ở trong tâm mà càng nên thể hiện ở những hành động thiết thực; tiếp nhận yêu cầu mỗi bên phải suy xét đến đặc điểm cá tính của mỗi người, hiểu được cách thưởng thức ưu điểm của người khác; tin tưởng yêu cầu vừa phải tín nhiệm người khác, đồng thời cũng phải tín nhiệm chính bản thân mình; còn tôn trọng là chỉ tôn trọng người khác, đặc biệt là tôn trọng những quyền lợi của trẻ, tôn trọng ý kiến và lựa chọn của trẻ.

Cần phải xây dựng một mối quan hệ gia đình thấu hiểu tích cực, lành mạnh, nên thay đổi cách phân bố vai trò cứng nhắc trong gia đình như: Cha mẹ là người ra quyết sách, trẻ là người tiếp nhận. Trong giáo dục gia đình cha mẹ nên hiểu được cách thay đổi thân phận, mỗi thành viên trong gia đình đều có thể biểu đạt ra những nguyên vọng và những cách lập luận mang tính tích cực của mình. Khi trẻ có thể tham gia thảo luận trong gia đình những vấn đề của người lớn thì trẻ sẽ càng hiểu được cha mẹ hơn, còn cha mẹ lại có thể khơi gợi được tính chủ động trong con người trẻ, giúp bản thân mình có thể nhận thức rõ hơn khả năng của trẻ, mặt khác có thể nhận được những tin tức phản hồi có liên quan đối với sự giáo dục của bản thân mình.

Do một vài nguyên nhân, con trai của chú tôi đã từng đến nhà tôi ở một thời gian. Cậu ít hơn tôi một tuổi. Werner rất đáng yêu, cha mẹ tôi cũng rất thích cậu. Bởi vì cậu sống ở nhà tôi, cha mẹ tôi không muốn cậu có cảm giác không thoải mái, do vậy cha mẹ tôi càng tỏ ra vô cùng yêu mến cậu. Cứ như vậy, tôi cảm nhận như tình yêu của cha mẹ đã dồn hết sang cho Werner.

Tôi đã nhận định trong thời gian này, trong cuộc sống giữa tôi và Werner thì mẹ luôn nghiêng về Werner. Đó là những chuyện rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ, tức là luôn cho rằng sự quan tâm của cha mẹ đều dành cho Werner mà sinh ra tâm lí mất cân bằng. Mẹ tôi hi vọng tôi có thể học được cách điều chỉnh tâm lí và hành vi của mình và tiêu trừ được cách nhìn ghen tỵ với người khác, đồng thời học cách quan tâm tới người khác trong quá trình sống cùng với Werner, có như vậy thì sau này tôi mới có thể giải quyết tốt được những vấn đề trong quá trình giao tiếp với người khác.

Nhưng đối diện với sự tức tối của tôi, mẹ đã không giáo huấn tôi bằng những đạo lí hay hỏi tôi rằng: “Sao cứ phải tính toán với em con vậy?” mà nói với tôi với tôi một cách bình tĩnh rằng: “Mẹ nghĩ rằng sau này các con phải đoàn kết lại với nhau, mẹ sẽ không can dự gì nữa, các con đều là những đứa trẻ có trí tuệ”. “Carl con không nên làm tổn thương em về mặt tình cảm, phải không nào? Nếu hai con không đoàn kết, thì hãy đến tìm ta”. Lúc đó mẹ sẽ trao cho con sự quan tâm, chăm sóc. Từ đó về sau tình cảm giữa tôi và Werner trở nên thân thiết hơn. Lời nhắc nhở của mẹ giúp tôi ý thức được trách nhiệm của mình, tôi cảm thấy mình cũng là một thành viên có trách nhiệm trong gia đình, từ đó dần trưởng thành hơn. Về sau, chúng tôi luôn chăm sóc cho nhau, ngoài việc cùng chơi và đọc sách với cậu, tôi còn kể cho cậu nghe những câu chuyện thú vị.

Có những lúc cha mẹ nhìn thấy những vấn đề của tôi, họ hi vọng tôi có thể nhận thức một cách chủ động, đồng thời đưa ra những sự sửa đổi đúng đắn, thế là để tôi trở thành một người ra quyết sách. Cha tôi hỏi tôi: “Bây giờ có một phiền phức như thế này, chúng ta nên làm như thế nào?”. Cha cho rằng cách làm như vậy có tác dụng tốt đối với việc xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa ông và tôi, càng có tác dụng tốt hơn trong việc thúc đẩy việc hiểu biết của đôi bên. Chỉ khi hai bên thấu hiểu lẫn nhau thì tất cả vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

Có một lần, tôi và Werner đã thương lượng xong với nhau về việc đi chơi ở đồng hoang. Cha đồng ý cách làm của chúng tôi, nhưng yêu cầu cần phải trở về trước khi trời tối. Nhưng có vẻ dường như chúng tôi chơi vui vẻ quá đến nỗi trở về nhà vào lúc trời đã tối lắm rồi. Đương nhiên, cha tôi không nói gì về chuyện chúng tôi trở về nhà không đúng thời gian quy định. Đợi đến lần sau, khi chúng tôi đưa ra yêu cầu tương tự, cha đã nói với tôi: “Có một chuyện khiến ta và mẹ con rất lo lắng chính là con không trở về đúng như thời gian mà con đã hứa. Như vậy sẽ khiến cha mẹ rất lo lắng, không biết đã xảy ra chuyện gì, mẹ con lo lắng đến mức sắp khóc, con xem bây giờ phải làm sao?”. Bởi vì chúng tôi đã tham gia vào việc quyết định liên quan tới thời gian, do vậy tôi sẽ phải tự giác làm theo thời gian đã giao ước. Sau này không xảy ra những chuyện tương tự như thế này nữa.

Cha tôi cho rằng, thông qua sự bàn bạc cùng thống nhất trong việc giải quyết vấn đề, cha mẹ cuối cùng muốn trẻ hiểu ra tầm quan trọng của những quan niệm về “Lí giải, tín nhiệm, thừa nhận và chuẩn xác”. Thông qua hình thức cùng bàn bạc, dễ dàng để trẻ đứng trên lập trường của người lớn mà suy nghĩ, cũng dễ dàng để nuôi dưỡng thói quen lí giải người khác của trẻ. Nếu đối diện với tình cảnh kể trên, cha mẹ lại không dùng phương pháp cùng bàn luận, mà chỉ biết trách móc, vậy thì rất có khả năng tôi sẽ không thể hiểu được sự khắc khoải trong lòng của cha mẹ. thậm chí sẽ phát triển theo chiều hướng tương phản, sẽ trở nên ngày càng không nghe lời cha mẹ.

Có một lần, trong cuộc họp gia đình, mọi người thảo luận về cách nghĩ của tôi, tôi dự định trong tuần sẽ có một lần nấu ăn ngoài, tôi muốn đảm đương nhiệm vụ mà trước đây cha mẹ luôn gánh vác. Tôi lựa chọn địa điểm nấu ăn, chọn ra thời gian xuất phát, đồng thời đưa ra các ý kiến về chuẩn bị thực phẩm. Cha mẹ có lúc đưa thêm biểu quyết để thúc đẩy thêm kế hoạch này thêm phát triển, cả nhà không ngừng ghi chép gì đó trên giấy. Trong cuộc họp gia đình, họ cũng đưa ra những ý kiến không đồng nhất với cách nghĩ của tôi, nhưng họ không vội đưa ra lời phê bình mà với phương pháp hợp lí, giúp tôi đưa ra được quyết định đúng đắn.

Cha tôi cho rằng giao tiếp và lí giải là những điều quan trọng nhất, việc học tập và nắm vững được những phương pháp cũng như kĩ năng trong giao tiếp gia đình có một mối quan hệ mật thiết đối với năng lực thích ứng xã hội của trẻ trong xã hội sau này. Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã học được cách giao tiếp tốt với các thành viên trong gia đình thì sau này khi bước vào xã hội sẽ có khả năng giao tiếp với người khác nhanh chóng hơn.

Điều càng quan trọng hơn đó là, giao tiếp với người khác là xây dựng một nền tảng cơ sở trong việc hiểu biết lẫn nhau. Nếu không có sự hiểu biết giữa con người với nhau, vậy thì mỗi người đều cố chấp từ góc độ của bản thân mình, cho rằng mình đối với người khác sẽ vĩnh viễn sai lầm. Nếu con người đem giới hạn của mình bó hẹp trong cái tôi nhỏ bé của mình thì người đó nhất định sẽ không thể hiểu được, không thể phát huy sở trường, cũng không có cách nào để hòa hợp cùng với người khác. Nếu sau này trẻ lớn lên, không thể hiểu được người khác, không thể tạo ra những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với người xung quanh thì cho dù có năm đầu sáu tay, là người phi phàm thì cũng không thể tiến hành mọi chuyện một cách thuận lợi được, chỉ có thể tự tạo ra những cản trở không có cách nào giúp bản thân mình thoát ra được.

Có thể hiểu được người khác là một tổ chất cơ bản nhất trong quá trình giao tiếp giữa người với người. Chỉ có như vậy, trẻ mới có khả năng trở thành nhân tài ưu tú, phát triển toàn diện.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x