Trang chủ » Chương 2: Giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh ngay từ nhỏ

Chương 2: Giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh ngay từ nhỏ

by Trung Kiên Lê
35 views

Khỏe mạnh là một điều kiện căn bản của đời người. Không có sức khỏe con người sẽ không thể làm việc, ít nhất thì cũng không thể làm việc tràn đầy sức sống như lúc còn khỏe mạnh.

1. Tầm quan trọng của thói quen ăn uống tốt đối với sức khỏe

Do thể chất yếu và nhiều bệnh của tôi khi sinh, vì vậy mục tiêu đầu tiên trong quá trình giáo dục sớm mà cha mẹ dành cho tôi chính là giúp tôi có một cơ thể khỏe mạnh. Đây là một cách làm rất sáng suốt, bởi vì chỉ khi có sức khỏe tốt mới có thể làm được những việc khác, mới có thể giúp cho cuộc sống của bạn càng tốt đẹp hơn. Một sức khỏe tốt cũng là điều căn bản trong sự nghiệp của chúng ta, đây là vấn đề mà ai cũng biết nhưng lại không dễ gì đạt được.

Có nhiều cha mẹ đã để mặc trẻ trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều trẻ vốn rất khỏe mạnh trong cuộc sống đã bị cha mẹ làm hư đi. Cha mẹ hiểu rõ thể chất trời sinh của tôi vốn rất yếu, do vậy trong cuộc sống cha mẹ đã không hề bỏ mặc tôi. Vì muốn tôi có một cơ thể tốt, khỏe mạnh sau này, từ nhỏ tới giờ, cha mẹ chưa từng bỏ qua cơ hội tạo dựng cho tôi cái “Gốc” của một cơ thể khỏe mạnh.

Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là nguồn gốc giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cha mẹ vì tôi mà đã bỏ ra biết bao tâm huyết. Cha mẹ nuôi dưỡng cho tôi một thói quen dùng thực phẩm có quy luật, khi bệnh tình của tôi có những chuyển biến tốt, cha mẹ đã cho tôi ăn theo giờ, thậm chí khi tôi đói quá mà khóc, thời gian ăn chưa tới thì cũng không cho tôi ăn.

Khi tôi có thể tự ăn, giữa hai bữa ăn cũng không thể ăn bất kì thứ gì, chỉ có thể uống nước. Mục đích của việc làm này là giúp dạ dạy tôi có được thời gian nghỉ ngơi, tránh được dịch huyết thường xuyên trong dạ dày ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não. Cứ dẫn như vậy, cơ thể tôi đã trở nên khỏe mạnh hơn nhiều.

Từ tháng thứ 4 sau khi tôi sinh ra, mỗi lần trước khi ăn sữa, mẹ đều cho tôi dùng nước cam vắt, sau này cho thêm các loại thực phẩm phụ trợ như tinh dầu , táo, cà rốt, súp rau xanh. Không lâu sau đó, mẹ bắt đầu cho tôi uỗng canh gà, khoai tây.

Vì muốn tôi được dùng những chất dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe, cha và mẹ đã rất tỉ mỉ viết ra công thức dùng bữa của từng giai đoạn trong quá trình trưởng thành của tôi. Điều này cũng giống như một cuộc đào sâu nghiên cứu của một nhà sinh vật học đối với mỗi loại thực phẩm. Trong ghi chép của cha tôi về chăm sóc trẻ, điều được ghi nhớ nhiều đó chính là chuyện tôi ăn hồi nhỏ. “Hồi nhỏ Carl rất thích ăn súp rau, ăn hết một bát còn không ngừng liễm mép.

Đối với trẻ mà nói, các loại ngũ cốc được coi là những loại thực phẩm rất tốt nhưng Carl lại không thích. Tôi thỉnh giáo một vài bà mẹ có kinh nghiệm, họ đã nói cho tôi biết rằng chỉ khi trẻ thích ăn thì đó chính là thực phẩm tốt nhất, không nên miễn cưỡng ép trẻ ăn những thứ trẻ không thích. Tôi cho rằng điều này rất có ý nghĩa, trẻ có được dinh dưỡng phong phú từ chính trong những thực phẩm mà trẻ thích đó”. Tôi cảm thấy cha có một thái độ về vấn đề về sử dụng thực phẩm. Điều này không chỉ nhắm vào những đứa trẻ có thể trạng yếu, đối với vấn đề khỏe mạnh của trẻ cũng nên như vậy.

Khi tôi còn nhỏ có một khoảng thời gian cùng học thiên văn với Kende Earl. Vì để thuận tiện mượn dùng đồ dùng học tập và sách nên Kende Earl đã mời tôi đến sống trong biệt thự của nhà anh ta một thời gian.

Tôi ăn một ngày hai bữa ở nhà của Kende Earl, thức ăn đơn giản đến kì lạ, đứa con trai 6 tuổi của anh ta cũng như vậy. Bữa sáng chỉ có một cái bánh bao, có lúc cho thêm một ít phô mai, có lúc ngay cả phô mai cũng không có. Bởi vì nếu buổi sáng ăn nhiễu thì dịch huyết sẽ tập trung ở dạ dày, não sẽ không có được lượng máu đầy đủ, không thể duy trì sự tỉnh táo, ảnh hưởng đến hiệu quả đọc sách. Bữa tối cũng ăn những đồ như vậy, thường là những thực phẩm phổ biến như cháo, sữa không đường, cho thêm một chút muối. Lúc đó tôi đã 5 tuổi, có thể cùng ăn với người lớn các loại thịt lợn, thịt bò mềm. Ở nhà của Kende, những đứa trẻ dưới 3 tuổi không được phép ăn thịt, điều này gần tương tự với cách làm của cha tôi, khi tôi được tròn hai tuổi mới bắt đầu ăn thịt.

Buổi sáng có lúc chúng tôi ăn một chút hoa quả nguyên chất, ví dụ như quả dâu tây, anh đào, táo, lê chín hoặc những loại hoa quả khô không ngâm với đường, tất cả các loại đường đều không được phép ăn. Một số loại hoa quả khác được cho là có tính lạnh, ví dụ như dưa hấu, đào, mai hay nho, chúng tôi cũng không được ăn. Bản thân Kende dùng bữa cũng vô cùng đơn giản, không hề xa xỉ một chút nào. Kende không giống những người Đức khác, thích uống rượu mạnh. Anh không uống bất kì loại rượu mạnh nào không có lợi cho sức khỏe, nhiều nhất cũng chỉ uống một chút bia nhẹ.

Mỗi đứa trẻ trong nhà Kende đều rất khỏe mạnh, Kende đến 80 tuổi vẫn quắc thước, từ đây có thể nhận ra, thói quen dùng thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự khỏe mạnh của cơ thể. Do tính quan trọng của việc dùng thực phẩm nên bản thân tôi về phương diện này cũng có được một số hiểu biết đáng kể, tôi đã nghiên cứu nhiều về nó, vì vậy tôi sẽ nói thêm về điều này.

Trong khi nghiên cứu lịch sử cổ đại, tôi đã phát hiện ra, người cổ đại đều có thói quen dùng thực phẩm rất tốt, do vậy họ càng khỏe mạnh hơn so với người hiện đại. Một trong những quốc vương vĩ đại nhất trên thế giới, Augustus đã từng nói, thực phẩm mỗi ngày của ông chỉ có một chút bánh bao, hơn nữa còn ăn cùng binh sĩ trong xe binh. Cộng thêm với sự giàu có của Nepal, mỗi ngày có thể cung cấp cho ông những sơn hào hải vị, hơn nữa tuổi của ông cũng đến lúc phải hưởng niềm vui an lạc rồi nhưng bữa trưa mỗi ngày của ông cũng chỉ có một cái bánh bao. Trong bức thư miêu tả lại cuộc sống của mình, ông đã nói như vậy.

Giới quý tộc trẻ La Mã cổ một ngày chỉ ăn một bữa, phong cách xã hội lúc bấy giờ là như vậy. Cho dù vào thời đại của Caesar bắt đầu thịnh hành trào lưu xa xỉ nhưng khi trời vẫn chưa tối mà mời khách đến hoặc đi dự tiệc sẽ thường xuyên bị người trong xã hội chỉ trích.

Có câu: Bệnh từ miệng vào. Tôi phải cảm ơn cha mẹ vì đã giúp tôi có được sự cẩn trọng trong thói quen dùng thực phẩm, cô như vậy tôi mới có thể từ một người yếu đuối trở thành một người khỏe mạnh, có thể hưởng thụ mọi niềm vui trong cuộc sống.

2. Tâm lý khỏe mạnh là tiền đề của cơ thể khỏe mạnh

Một trạng thái tinh thần khỏe mạnh có thể loại bỏ sự buồn phiền của một con người, giúp người đó có được một trạng thái đầy sức sống. Nếu một người rộng mở, vui vẻ, bất luận gặp phải khó khăn hay chuyện không vui đều có thể vượt qua sự mượn rượu giải sầu, có được sự tự do. Khi tôi còn nhỏ, vẫn thường bị trói buộc bởi quan niệm “Tài tử nhiều bệnh”, tuy nhiên chẳng có lập luận khoa học nào cho điều này cả. Châm ngôn nói rất đúng: “Sự khỏe mạnh tinh thần sẽ ẩn giấu sự khỏe mạnh về thể xác”, đây là điều có căn cứ, có thể kiểm chứng.

Có thể có những lúc thiên tài vì nguyên nhân nào đó mà có một thể chất không khỏe mạnh nhưng không nên đánh đồng tất cả mà cho rằng thiên tài phải có những chỗ không toàn vẹn. Tuy nhiên do cơ thể khỏe mạnh thường khiến cho những người mang tổ chất của thiên tài chìm trong những điều kiện ưu việt của mình, mà trở thành những người bình thường. Lại có một số người sử dụng triệt để những khả năng thiên phú của mình để phát huy được những tố chất thiên tài của bản thân, trải qua sự nỗ lực và gian khổ để trở thành nhân vật thiên tài. Những nhân vật như vậy trong trí nhớ của tôi có rất nhiều, ví dụ như: Webster, Bryant, Henry. Bica Kalfin, Jenny. Lind, Adelina. Bacci, Sarah. The Kazakh Intuit Churia, John. Wesley, Louis, Alcock, Churia. Vogel Deutschland. Grand.

Sự khỏe mạnh của tôi khiến mọi người vô cùng kinh ngạc, đó là ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha đã tiến hành những bài tập thể lực với tôi.

Thái độ sống lạc quan và một trạng thái tinh thần vui vẻ là then chốt của sự khỏe mạnh. Cha tôi cho rằng, muốn có một trạng thái tinh thần vui vẻ thì hoàn cảnh là yếu tố quan trọng đầu tiên. Do vậy, sau khi tôi được sinh ra, cha mẹ vô cùng quan tâm đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Ông đã từng nói với mẹ tôi rằng: “Không khí của môi trường u ám, sự tiêu hóa của trẻ tất nhiên sẽ không tốt, cơ thể không khỏe mạnh. Do vậy phòng của trẻ ngay từ đầu nên làm người khác thấy vui vẻ”.

Mỗi ngày có gió và đẹp trời, cha mẹ luôn đưa tôi ra những vùng đồng hoang dã, cho tôi cảm nhận được màu xanh ngút ngàn của trời đất. Cha mẹ luôn cố gắng hết sức giúp cơ thể của tôi có thể thoải mái vận động, không bế ẵm tôi để tránh cản trở sự tự do tự tại hoạt động của chân tay, cũng không cho tôi dùng khăn quàng cổ vì sợ sẽ che mắt miệng và mặt. Khi thời tiết tốt, cha mẹ thường để tôi ngủ ngoài phòng để đón nhận ánh sáng mặt trời, hít thở không khí trong lành.

Khi tôi được 6 tuần, lớn rất nhanh, giống như một đứa trẻ 4 tháng vậy, đây chính là kết quả của việc cha mẹ thường xuyên cho tôi hít thở không khí trong lành, tiến hành vận động. Từ 2 – 3 tuần tôi đã lớn như thế này, cha đã bắt đầu để tôi vận động, khi mới bắt đầu đã để tôi tập thở dốc trên một cây gậy nhẵn bóng. Lí luận của sinh vật học nói rằng: “Phát triển cá thể là sự lặp lại của những nếp gấp ngắn trong sự phát triển chỉnh thể”. Do vậy, trẻ nhỏ có thể làm những động tác thở dốc trên cây gậy giống như loài vượn, đương nhiên không nên bắt buộc trẻ làm điều này.

Một bài tập khác mà cha tôi tiến hành đó là để tôi nắm chắc ngón tay của ông, do “phản xạ nắm” của trẻ được hình thành một cách tự nhiên, tôi giống như một thanh ngang được treo lên, dùng lực kéo toàn thân mình. Đến hai tháng sau khi phản xạ biến mất, các bắp thịt của tôi đã luyện tập được lực tương đối chắc chắn, tiếp tục tiến thêm một bước bài tập leo trèo với điều kiện sáng tạo.

Trẻ nhỏ chăm chỉ tắm rửa không chỉ có lợi cho vấn đề vệ sinh sạch sẽ, nó còn giúp ích cho việc tăng cường thể chất với một cơ thể khỏe mạnh. Mỗi ngày cha mẹ đều tắm rửa cho tôi, xoa bóp tay chân, như vậy vừa giúp phát triển xúc giác, thúc đẩy sự tuần hoàn của máu và sự lanh lợi của chi. Từ khi tôi 1 tuổi, cha đã dạy tôi rửa mặt, đánh răng, rửa tay, một ngày phải rửa mấy lần, buổi sáng mỗi khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ phải đánh răng.

Cứ như vậy, thông qua sự bồi dưỡng với hai phương diện về tinh thần là dinh dưỡng và thể chất, tôi từ một đứa trẻ sinh ra với thể chất yếu kém đã trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt bát.

3. Phát triển chức năng của 5 cơ quan

Một đứa trẻ trong thời kì ấu thơ đã có rất nhiều năng lực phi thường, nhưng những năng lực này cùng với sự lớn lên của độ tuổi lại dần bị mất đi do không có sự khai phá một cách kịp thời. Để khai phá và tận dụng được năng lực của trẻ trong thời ki ấu thơ, cha mẹ bước đầu kích thích sự phát triển đại não của tối với bài tập luyện với 5 bộ phận là mắt, miệng, tai, da và mũi. Bởi vì thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác là những sinh lí cơ bản giúp con người cảm nhận thế giới bên ngoài, kích thích một cách đầy đủ các giác quan của trẻ, có thể thúc đẩy sự phát triển tích cực của mỗi bộ phận trên vùng não. Nếu mỗi vùng chức năng trên đại não của trẻ đều phát huy có hiệu quả, vậy thì đứa trẻ đó sẽ phát triển trở thành một người thông minh và lanh lợi.

Trong ngũ quan nên sự phát triển thính lực làm điều đầu tiên, bởi vì năng lực thính giác của trẻ phát triển sớm hơn năng lực thị giác. Khi tập luyện thính lực trong thời gian đầu, những ca khúc vui tai của người mẹ cực kì quan trọng. Về phương diện này, tôi thực sự vô cùng may mắn, mẹ tôi có một chất giọng tuyệt vời, tôi thường nghe thấy mẹ hát những ca khúc dân gian với ngôn từ thật đẹp. Cha tôi không biết hát nhưng ông thường xuyên đọc thơ cho tôi nghe.

Sau khi tôi sinh ra không lâu, cha đã đọc thơ cho tôi nghe, ông cảm thấy tác phẩm đầu tiên có hiệu quả đó là bài thơ “Elle Jennifer Adams” của Weiji er. Ông đã từng nói, mỗi khi ông đọc to bài thơ này lên, tôi nhanh chóng yên tĩnh đi vào giấc ngủ. Cùng với sự thay đổi nhịp điệu của ông khi đọc thơ, phản ứng của tôi cũng thay đổi theo. Khi ông đọc tác phẩm “Mùa thu Adam Hera trên cây cầu”, tôi đã phấn khích vô cùng, còn khi ông đọc “Mộng tưởng của ông ta” của Nissen, tôi đã yên tĩnh lại.

Bồi dưỡng ghi nhớ các thứ thì nhất thiết không nên để trẻ ghi nhớ một cách cứng nhắc, mà nên giúp trẻ nảy sinh hứng thú, chủ động đọc hiểu. Sở dĩ tôi học thuộc toàn bộ tác phẩm “Mộng tưởng của ông ta” đó là vì tôi đặc biệt thích tác phẩm này, tôi thực sự vô cùng hứng thú với nó, mỗi ngày tôi dường như đang đọc “Kinh thánh” trước mặt thượng để vậy, do vậy tôi nhanh chóng học được nó.

Để tôi nảy sinh cảm hứng với âm nhạc, cha đã mua cho tôi 7 cái chuông có âm phát ra tiếng nhạc, phân thành các dải có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, xanh; đặt tên cho nó với các tên như chuông màu đỏ, màu vàng, màu cam… Mỗi lần tôi tỉnh dậy trước khi ăn sữa, cha đều gõ nhẹ vào chiếc chuông cho tôi nghe, rồi dần dẫn để chiếc chuông chuyển động để thu hút sự chú ý của tôi. Khi tôi còn chưa được 5 tháng tuổi đã gõ một cách chính xác những tên gọi mà ông nói như: Chuông màu xanh, màu tim. Ông cho rằng đây là một phương pháp hiệu quả đồng thời hình thành quan niệm về thanh điệu và màu sắc. Mắt là cửa sổ nhận biết vạn vật của thế giới, tập luyện có hiệu quả đôi mắt cũng là một bước quan trọng giúp trẻ phát triển trí lực. Khi tôi sinh ra được 2 – 3 tuần, ông đã mua cho tôi những con gấu, chó, lợn nhỏ bằng vải bông với màu sắc tươi nhộn, bắt mắt, ông để những thứ đó xung quanh tôi thường xuyên di chuyển chúng để kích thích thị giác. Ông thường xuyên cho tôi sử dụng lăng kính tam giác để phản chiếu cầu vồng trên tưởng. Tôi vô cùng thích thú khi nhìn thấy nó, mỗi lần tôi khóc chỉ cần nhìn thấy cầu vồng là sẽ nín ngay.

Trên phương diện vị giác, ngoài việc dùng các mùi vị để kích thích, suy xét kĩ việc dùng nhiều đường, nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe, cuối cùng cha mẹ đã quyết định dùng những thực phẩm thanh đạm một chút. Như vậy vừa giúp đảm bảo sự mẫn cảm trong cảm giác của tôi, vừa tránh được thói quen xấu dùng nhiều đường và muối.

Khi tôi đầy tháng, vừa ngẩng đầu được trên giường, cha đã dùng tay đẩy chân tôi đi, tập luyện giúp tôi di chuyển. Bây giờ tôi đã hiểu được vì sao cha lại bắt tôi tập luyện di chuyển sớm, bởi vì nằm sấp là tư thế thích hợp nhất cho sự vận động của trẻ. Khi trẻ bò, những cơ thịt vùng cổ phát triển nhanh, đầu ngẩng cao có thể tự do quan sát cảnh vật xung quanh, cơ hội nhận sự kích thích cũng sẽ tăng lên, như vậy sẽ giúp đại não phát triển một cách nhanh chóng, giúp trẻ trở nên thông minh hơn.

Sau khi thị giác của trẻ đã phát triển, hãy giúp trẻ bồi dưỡng năng lực quan sát. Đặc biệt dưỡng năng lực quan sát của trẻ thông qua những màu sắc tươi nhộn và phong phú. Ông đã treo khắp trong phòng tôi những bản mẫu của những bức tranh, còn trưng bày rất nhiều những tác phẩm điêu khắc mô phỏng. Từ khi tôi còn nhỏ, ông đã giúp tôi nhận biết các vật trong phòng như bàn, ghế, đồng thời đọc cho tôi nghe tên gọi của những thứ đồ đó. Ban đầu tôi chỉ chú trọng đến màu sắc của bức tranh, dần dà cũng hiểu được hàm ý sâu xa của những bức tranh đó.

Khi cha khai mở trí tuệ cho tôi, chức năng vẽ cũng vô cùng quan trọng. Vẽ không chỉ giúp khả năng mẫn cảm thị giác của trẻ đạt đến một mức nhất định mà còn giúp bồi dưỡng tính toàn diện trong phương thức tư duy của trẻ, những đứa trẻ được trưởng thành với những người cha mẹ vẽ giỏi thực sự vô cùng may mắn.

Cha tôi chỉ biết chút ít về hội họa, do vậy ông đã chuẩn bị cho tôi vài bức tranh có hoa quả tươi đẹp và những chú gà cho tôi xem, còn cho tôi xem những cuốn truyện với những bức hình vui nhộn, đồng thời đọc cho tôi nghe. Vì cha đọc rất có tình cảm, do vậy tôi thường xuyên bị cuốn vào giọng đọc đó. Lúc đó tuy tôi chưa hiểu cái gì nhưng đã nảy sinh hứng thú với những màu sắc tươi vui và thanh âm đó của cha tôi. Ngoài ra có lúc ông còn dùng tranh vẽ để biểu hiện ra nội dung trong cuộc nói chuyện với tôi, một mặt giúp tôi hiểu thêm về nội dung cuộc nói chuyện đó, mặt khác phương pháp này giúp tôi tăng thêm kiến thức của mình.

Để tăng cường cảm giác của tôi với màu sắc, cha còn mua cho tôi những miếng gỗ và quả cầu nhỏ đầy màu sắc, cho búp bê mặc những bộ cánh sặc sỡ, ông thường dùng đỗ chơi để chơi đùa với tôi. Ông cho rằng phương pháp này vô cùng quan trọng, bởi vì nếu trẻ ngay từ nhỏ không phát triển cảm giác với màu sắc thì khi lớn lên sẽ không nhạy bén với màu sắc.

Trong các công cụ chơi đùa khi còn nhỏ, bút sáp đóng một vai trò quan trọng. Cha tôi cho rằng bút sáp có một vai trò nhất định trong việc giúp trẻ nhận biết các màu sắc, do vậy cha thưởng tận dụng bút sáp cũng chơi trò chơi “Trận chiến màu sắc” với tôi. Ông chuẩn bị một tờ giấy trắng, từ một điểm bất kì bắt đầu, trước tiên ông dùng bút sáp màu đỏ vẽ một đường dài 3cm, sau đó tôi sẽ dùng bút sáp đỏ vẽ một đường thẳng song song với độ dài như vậy, dùng bút sáp màu xanh tiếp thêm một đường có độ dài xấp xỉ như thế, tôi cũng phải dùng bút sáp màu xanh vẽ một đường màu xanh đằng sau đường màu đỏ mà tôi vẽ. Cứ như vậy tiếp tục vẽ, nếu bút sáp mà tôi dùng không giống với màu sắc của ông đã sử dụng thì trò chơi sẽ không tiếp tục nữa, tôi là người thua cuộc.

Khi tôi vừa học đi, cha đã thường xuyên đưa tôi đi dạo, đồng thời nhắc tôi chú ý đến màu sắc của bầu trời, màu sắc của cây cối, của khóm hoa, của những nơi hoang dã và màu sắc của những kiến trúc, những trang phục mà mọi người mặc, tất cả những điều này đều vì sự phát triển cảm giác của tôi đối với màu sắc.

Tôi rất khâm phục những phương pháp tập luyện kì diệu này của cha tôi, giúp cho mỗi năng lực của tôi đều được thể hiện ra một cách nhẹ nhàng nhất. Vì để tôi có được năng lực chú ý, cha và tôi đã cùng chơi trò “Lưu thần khán” (Chăm chú nhìn). Mỗi khi chúng tôi đi bộ đến các cửa hàng, cha đều hỏi trong tủ kinh của những cửa tiệm đó đựng những đồ gì, đồng thời để tôi tra tìm lại những thứ đó trong trí nhớ của mình. Tôi có thể nói ra những vật đương nhiên càng nhiều càng tốt. Nếu những thứ tối ghi nhớ không nhiều bằng cha thì nhất định sẽ bị cha phê bình.

Sau khi trẻ được sinh ra, do chưa có năng lực bỏ buộc cái tôi và năng lực tự khống chế minh nên năng lực tập trung của trẻ rất khó tụ lại. Thế là cha đã dạy tôi các loại hình dung từ thông qua những sự vật sống. Khi tôi sinh được 6 tuần, ông đã mua cho tôi quả bóng bay màu đỏ, đồng thời dùng một sợi dây thắt chặt trên tay tôi, quả bóng cũng sẽ theo sự chuyển động của tay tôi mà lên trên hay hạ xuống. Về sau mỗi tuần cha thay cho tôi một quả bóng với màu khác nhau. Thông qua trò chơi này, cha đã dạy tôi nhận biết các hình dung từ về đỏ, lam, tròn, nhẹ một cách dễ dàng.

Sau khi phương pháp này đạt được thành công, cha cho tôi cẩm miếng gỗ có gắn với mảnh giấy ráp và các đồ vật khác dạy tôi những hình dung từ như thô ráp, nhẵn bóng. Đương nhiên phương pháp này có một số nhược điểm rõ ràng, đó chính là trẻ sẽ cầm những thứ đang có trên tay cho ngay vào miệng. Đây là thực tế cha mẹ nên đặc biệt chú ý, nên nghĩ cách để trẻ không cho mọi vật trong tay mình vào miệng.

Động tay nhiều mới có thể động não nhiều, do vậy hãy giúp trẻ vận động nhiều chức năng của đôi bàn tay, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc luyện tập năng lực quan sát của trẻ. Cha tôi thường xuyên không cho đôi tay tôi có thời gian nhàn rỗi. Để tôi sớm phát huy hết năng lực của đôi bàn tay mình, mỗi ngày ông đều để một vài thứ đồ vào trong lòng bàn tay nhỏ bé, để tôi có thể làm điều gì đó trên đôi tay mình.

Mỗi thời khắc khi tôi tỉnh dậy, bàn tay nhỏ mở rộng, cha mẹ đã nhanh chóng để tay tôi nắm lấy thứ đồ gì đó, bình thường cha mẹ thường để các ngón tay của tôi hoạt động, để tôi cảm nắm đồ vật hay vỗ lòng bàn tay.

Ngoài ra, cha luôn dẫn dắt giúp tôi quan sát bàn tay của mình, khiến tôi hiểu được nhiều chức năng của tay. Khi được 8 – 9 tháng, cha đã cho tôi một cây bút sáp và một tờ giấy, cha cũng cầm một cây bút sáp và một tờ giấy. Cha vẽ trên tờ giấy đó, tôi cũng vẽ loạn lên trên tờ giẫy của mình. Thực ra tôi chẳng vẽ ra cái gì, nhưng thông qua sự quan sát, tôi đã bắt đầu phát huy chức năng của bàn tay.

Điều đáng nhắc đến ở đây đó là, khi cha tiến hành như vậy đối với tôi tuyệt đối không có sự bắt ép. Ông cho rằng mỗi đứa trẻ đều có sinh mệnh, tự nhiên sẽ không ngừng phát huy năng lượng của mình. Chỉ vì ông không muốn năng lực của tôi bị lãng phí, trôi tuột qua mới không ngừng nỗ lực tiến hành các biện pháp hướng dẫn có hiệu quả. Do thực hành những biện pháp giáo dục như thế này khiến tôi luôn có việc để làm, do đó tôi không thể gặm đầu ngón tay, vì cảm thấy vô vị mà nhỏ lệ, thậm chỉ khóc lóc ầm ĩ. Ngược lại những phương pháp này đã giúp tôi bước đầu đi trên con đường trưởng thành lành mạnh.

4. Phương pháp tăng cường sức khỏe bằng nước lạnh

Sau khi con trai tôi ra đời, vợ của tôi cũng giống như tất cả những người mẹ trên đời, luôn để ý quan tâm đến sức khỏe của trẻ, luôn lo lắng sợ trẻ gặp lạnh hay bị đói. Vợ tôi đặc biệt quan tâm đến nhiệt độ trong phòng của con, luôn dùng những loại bông nhung mềm làm tấm trải giường, căn phòng cứ như một phòng kính nuôi dưỡng các loại thực vật non nớt. Nếu con ra ngoài thì luôn mặc quần áo dày hơn một chút, bọc chặt hơn một chút, dường như chỉ sợ con bị gió thổi đi mất, thậm chí còn đặc biệt làm cho trẻ một chiếc chăn nhỏ. Tình yêu thương quá mức đối với trẻ thì các ông bố bà mẹ trong thiên hạ đều mắc một bệnh chung, tôi cho rằng điều này không có tác động tốt đến sự mạnh khỏe của trẻ, có rất nhiều đứa trẻ khỏe mạnh bị làm hư đi bởi thói quen đó.

Cha tôi đã không phạm phải sai lầm đó. Tôi sinh ra với bệnh tật và thể chất yếu kém, mỗi ngày cha đều dùng nước lạnh tắm cho tôi, dùng phương pháp như vậy giúp tôi luyện tập khả năng chống lại gió lạnh, luyện tập cơ năng của cơ thể. Tôi không tán đồng vợ tôi chăm sóc con như vậy, nên đã nói cho cô ấy nghe phương pháp của cha tôi, hi vọng cô ấy có thể tiếp nhận phương pháp đó nhưng vợ tôi không hề lay động chút nào, thậm chí còn nói: “Cái gì, trời lạnh thế này, chân của con khó khăn lắm mới ấm được, hà tất gì phải duỗi chân trong nước lạnh? Con còn nhỏ bé, yếu đuối như thế sao lại nỡ làm như vậy?”. “Nhưng làm như vậy sẽ có lợi cho con, đó là những gì mà tôi đã trải qua”.

Thái độ của vợ tôi cũng là phản ứng bình thường của tất cả những người mẹ trong cuộc sống này. Hãy nghĩ một chút, với cách hành động như thế với trẻ thực sự là quá kinh khủng! Thực ra sự lo lắng đó là hoàn toàn không cần thiết. Mặt và tay của chúng ta thường xuyên lộ ra ngoài trong trời lạnh, vì sao lại vẫn không sợ lạnh. Đó là vì từ nhỏ chúng ta đã để chúng lộ ra bên ngoài, chúng ta đã quen như vậy rồi.

Rất lâu trước đây, có người nhìn thấy triết học gia Seneca đã nằm khỏa thân trên nền tuyết, cảm thấy vô cùng kinh hãi. Seneca đã nói rằng: “Tôi cũng rất kì quái, mặt và tay của bạn cũng vô cùng non nớt, nhưng vì sao tay và mặt của bạn lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh?”. Một người trả lời: “Bởi vì tay và mặt tôi từ trước tới giờ luôn lộ ra bên ngoài, tôi đã quen rồi, nó trở thành bộ phận chịu đựng tốt nhất trên cơ thể tôi, đương nhiên sẽ không sợ lạnh rồi”. Sencena tiếp thêm: “Vậy thì hãy coi cơ thể tôi như mặt và tay của bạn”.

Tôi lại ghi lại một đoạn nói chuyện, là điều tôi thấy trong đoạn du kí gần đây, nó cũng giống với việc nói rõ vấn đề này. “Nghe nói châu Âu có một vùng nóng nhất tên là Manta, nóng hơn Rome, ít khi có gió, do vậy càng nóng bức và ngột ngạt, tuy nhiên những người nông dân ở đây lại không sợ nóng, bất kể thời tiết nóng thế nào thì bọn họ cũng không trốn chạy ánh nắng mặt trời, làm việc trực tiếp dưới sự chiếu rọi của ánh mặt trời. Bọn họ cũng rèn luyện những đứa trẻ của mình như vậy, trẻ từ khi sinh ra đến 10 tuổi, không mặc một chút đồ nào trên toàn cơ thể, cũng không dùng bất kì vật nào để che nắng, để ánh nắng chiếu rọi trên toàn cơ thể. Sau khi đã trải qua bài luyện tập như vậy, khi lớn lên sẽ không còn sợ nóng nữa”. Thực ra, điều này đối với mỗi chúng ta đều gần như vậy, chỉ khi được tập luyện từ nhỏ, tạo thành thói quen về sau này, cho dù có gặp điều kiện khốc liệt thế nào chăng nữa, gặp phải những hoàn cảnh không thể nào tránh được cũng đều có thể thích ứng một cách phù hợp nhất.

Tôi lấy ví dụ này kể cho vợ tôi nghe, đồng thời nói với cô ấy rằng, tôi phải dùng nước lạnh tắm cho con, nhưng vợ tôi và người hầu gái vẫn kiên quyết phản đối, vợ tôi khóc lóc kêu gào rằng tôi muốn mưu sát con mình, người hầu gái cũng nói tôi bị điên rồi nhưng tôi vẫn kiên trì với phương pháp của mình, bởi vì con trai tôi đã bị vợ tôi chiều quá, sinh hư rồi, không làm như vậy tình hình sẽ càng trở nên tổi tệ hơn.

Tôi chỉ có thể thực hiện từng bước một, vào tiết trời mùa xuân ấm áp, tôi dùng nước ấm tắm cho con, cùng với sự thay đổi tiết trời ngày càng nóng lên, nước tắm cũng càng ngày càng trở nên lạnh hơn, không lâu sau thì toàn bộ đều dùng bằng nước lạnh. Khi mới bắt đầu con tôi vẫn chưa quen, không bằng lòng dùng nước lạnh để tắm, lúc đó bé luôn khóc lóc ầm ĩ mà kêu than rằng: “Cha xấu lắm, nước lạnh”. Tôi không để ý đến con vì bé mà khóc ầm lên, vợ tôi cũng khóc theo và nói: “Thượng để à, con bị đông cứng mất thôi! Dừng tay lại!”. Tôi luôn cố gắng khuyên nhủ vợ: “Hãy nghĩ một chút đến những đứa trẻ trong gia đình nghèo đi, trời lạnh bọn trẻ cũng không đi giày, thậm chí hàng ngày cử đi lại trong nước lạnh, nhưng chẳng bao giờ sinh bệnh. Nếu con chúng ta có được cơ thể khỏe mạnh, con sẽ không phải chịu sự dày vò với những cơn đau đớn của bệnh tật, sự khỏe mạnh của trẻ là quan trọng nhất!”

Chi như vậy, từ mùa xuân đến mùa đông, tôi đã kiên trì dùng nước lạnh tắm cho con, trước tiên là rửa chân, sau đó là tắm, cho dù vào những hôm lạnh nhất mùa đông cũng chưa từng gián đoạn, con tôi đã dần tập được thói quen này, ngày mùa đông kết thúc với những lớp băng mỏng, con tôi cũng không do dự một chút nào duỗi chân vào trong nước lạnh. Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt. Về sau con tôi rất ít mắc bệnh, bệnh cảm cúm thông thường cũng không còn mắc nữa.

5. Không biết nghỉ ngơi sẽ không biết làm việc

“Một cơ thể mạnh khỏe là món quà lớn nhất mà thượng đế ban tặng cho mỗi người, nhưng phải làm gì để có được tài sản này đến cuối đời thì cần bỏ ra sự nỗ lực trong suốt cả cuộc đời”. Đó là câu nói mà cha tôi đã từng nói, ông cho rằng một cuộc sống có quy luật là nguyên tố căn bản trong sự cơ bản để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Những người trường thọ trong lịch sử đều là những người có một cuộc sống quy luật, về phương diện này tôi sẽ lấy ra hai ví dụ điển hình nhất là Goethe. Cuộc sống của ông rất có quy luật, ông đưa ra một thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi rất nghiêm khắc, mọi hoạt động như ăn cơm, làm việc, đi ngủ, nghỉ ngơi đều tuân theo thời gian biểu mà tiến hành. Ông sống rất thọ; nhưng quay đầu nhìn lại bạn bè của ông – Tịch Cần, với cuộc sống không có chút quy luật nào, do vậy tuy tuổi còn rất trẻ nhưng đã qua đời rồi. Cha tôi rất coi trọng vấn đề này, từ nhỏ ông đã tạo cho tôi một cuộc sống có quy luật và thói quen tuân thủ thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Như đã nói ở trên thói quen dùng thực phẩm khoa học của tôi đã được hình thành ngay từ nhỏ, lúc đó cha căn giờ cho tôi ăn sữa, thậm chí với phương diện mất ngủ, chỉ khi tôi còn nhỏ thì có thể muốn bao nhiêu ngủ bấy nhiêu, khi đã lớn lên một chút, cha đã không cho phép tôi ngủ nướng nữa. Một thói quen mà cha tôi không thể khoan dung, đó chính là tật ngủ nướng, ông cho rằng muốn có được một sức khỏe tốt thì nhất định phải ngủ sớm, dậy sớm. Vì vậy hình thành thói quen dậy sớm, ngủ sớm là một chuyện vô cùng quan trọng. Ông đã lập cho tôi một thời gian biểu quy định nghiêm ngặt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, 6 giờ sáng dậy, sau đó tập thể dục, 7 giờ bắt đầu học, nghỉ ngơi và vui đùa. Thời gian nào nghỉ ngơi, thời gian nào ăn điểm tâm đều có quy định cả, 9 giờ tối thì nhất định phải lên giường đi ngủ. Bây giờ xem lại bảng thời gian đó quả thật quá vất vả, lúc đó tôi cũng thường xuyên không muốn tuân thủ, cảm thấy rằng phải chấp hành triệt để quả thực vô cùng khó khăn, cha cũng không ép buộc tôi phải chấp hành, mà thường dùng phương thức để tôi tự gánh chịu hậu quả, yêu cầu tôi phải chấp hành.

Còn nhớ một ngày, cả nhà chú tôi đến nhà tôi làm khách, nhìn thấy những người anh người chị lâu ngày không gặp khiến tôi vô cùng vui vẻ. Sau khi ăn cơm xong, chúng tôi cùng chơi trò trốn tìm, chúng tôi chơi vui vẻ đến mức đã đến 9 giờ, là thời gian cần đi ngủ mà tôi lại quên mất. Cha nhìn thấy tôi vẫn chưa đi ngủ, bèn nhắc nhở. Nhưng tôi đang chơi vô cùng thích chí, nào dễ dàng chịu rời đi, thế là tôi bèn mượn cớ khách đến chơi nhà mà yêu cầu cha: “Cha à, để con chơi thêm một tí nữa, được không?”. “Không được, nhanh chóng đi ngủ mau!”. Ông đã từ chối tôi như vậy. “Cha, để con chơi thêm tí nữa đi!”, lúc đó người chủ cũng giúp tôi nói: “Xem nó chơi vui thế này, sao mà ngủ được, cơ hội để bọn trẻ chơi với nhau cũng không nhiều, để nó chơi một chút nữa đi!”. “Khách đến chơi cũng không được thay đổi thời gian làm việc và nghỉ ngơi”.

Cha tôi vẫn từ chối như vậy. Chú nhìn thấy dáng vẻ khẩn khoản van nài của tôi bên khuyên bảo: “Nghiêm khắc như thế với trẻ làm gì, bọn em cũng không thường xuyên đến, phá lệ một lần đi!”. Cha tôi nói một cách nghiêm túc: “Được rồi! Carl, con tự quyết định đi! Con có thể không cần đi ngủ nhưng 6 giờ sáng mai phải dạy được, cha sẽ không cho con ngủ hơn một phút nào”. Tôi biết cha nói là làm, nhưng nhìn thấy mọi người đang vui chơi rất háo hức, tôi không nỡ rời đi. Buổi tối hôm đó vì quá vui vẻ, tôi đã hoàn toàn quên đi thời gian trong khi vui chơi, mãi đến 11 giờ mới đi ngủ. Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, cha đã đánh thức tôi đúng vào 6 giờ sáng.

Nhưng có nghĩ mới biết được, thật sự là mệt mỏi, về căn bản tôi không ngủ đủ giấc. Tôi nhắm mắt mà nói với cha rằng: “Cha à, con mệt lắm, bây giờ có đi bộ thì cũng ngủ gật thôi”. Nhưng bất kể nói thế nào, cha tôi kiên quyết tôi nhất định phải dậy. “Tối qua cha đã nói với con, con phải tự mình gánh chịu hậu quả. Tối qua là con tự mình lựa chọn ngủ ít đi hai tiếng”. “Nhưng, con…”. “Con nói gì cũng không được, 6 giờ thức dậy là quy định không thay đổi được, đây là lựa chọn của chính bản thân con, cha biết con mệt nhưng vẫn phải thức dậy”. Cha tôi kiên quyết không nhượng bộ. Tôi cứ mơ hồ thức dậy, hôm đó mọi suy nghĩ trong đầu óc tôi hoàn toàn biến đâu mất, học cũng không có hiệu quả. Đến 8 giờ tối, chị họ gọi tôi cùng chơi trò chơi, nhưng thực sự tôi chẳng còn tinh thần nữa, một mình trở về phòng ngủ của mình.

Vì tôi không tuân thủ bảng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi nên thường xuyên bị đau đầu. Kể từ đó về sau tôi không còn dám vi phạm thời gian nữa.

Đối với người bình thường mà nói thì việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt thời gian học tập và nghỉ ngơi là một việc khô khan và khó có thể kéo dài. Nhưng vì tôi ngay từ nhỏ đã hình thành thói quen này nên không cảm thấy có nhiều khó khăn. Tôi không bao giờ lãng phí thời gian trên giường ngủ, điều này đem đến lợi ích lớn cho tôi. Ngoài ra, do phải dạy sớm nên ắt sẽ phải ngủ sớm, vì thế cũng tránh được việc phải tham gia những hoạt động đêm lãng phí thời gian, vô dụng hay không lành mạnh. Cha tôi thường nói, giấc ngủ là món quà mà thượng để dành tặng cho con người, đến thời gian nghỉ vào ban đêm, đừng nói là vui đùa mà ngay cả làm việc hay học tập cũng không được cho phép, ngủ là chuyện duy nhất nên làm trong đêm tối.

Trong những năm tháng thời trẻ của mình, Farah luôn chìm đắm trong khoa học, thường làm việc đến 2 giờ đêm, hoàn toàn không quan tâm đến nghỉ ngơi và giấc ngủ. Cha ông cho rằng đó không phải là một chuyện tốt, thường xuyên khuyên bảo ông: Muốn cống hiến cả cuộc đời mình cho khoa học thì trước tiên phải hiểu được tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi, luyện tập bởi vì đây đều là những nhân tố quan trọng giúp đảm bảo sự khỏe mạnh của cơ thể, nếu không có một cơ thể khỏe mạnh, cũng sẽ chẳng có chút nguồn vốn nào trong công việc.

Cha tôi rất tán thành cách nghĩ này, cha cũng thường dùng cách nói này để nhắc nhở tôi. Tại một cuộc hội ngộ, một người bạn của tôi nói trường cậu ấy có một thiên tài số học, làm việc rất chăm chỉ, thường tranh thủ từng phút giây một, làm việc đến mức quên ăn, thậm chí sinh bệnh, bởi vì sợ lỡ thời gian nên không muốn đến bệnh viện khám. Hậu quả ở độ tuổi 33 đã qua đời. Cuối cùng người bạn này nói: “Một tinh thần nỗ lực làm việc như vậy thật đáng để người khác khâm phục!”. “Tôi lại không nghĩ như vậy, tôi cho rằng anh ta thật sự rất ngốc!” Cha tôi phản đối. Tiếp theo đó cha đã kể câu chuyện về Farah cho mọi người cùng nghe.

Rất lâu sau đó, cha vẫn nhắc nhở tôi như vậy. “Người đó có thói quen tốt trong cuộc sống, có một cơ thể khỏe mạnh, cậu ấy có cả đời mình để nghiên cứu sâu hơn về số học, nhưng cậu ấy đã không hiểu rõ. Vì sao cậu ấy chẳng coi trọng chút nào khoản vốn này. Do vậy cha không hi vọng tuổi trẻ của con cũng sẽ giống với cậu ấy. Cho dù con có là thiên tài thì cũng để làm gì? Cha hi vọng con sẽ khỏe mạnh để trường thọ, làm bất kì việc gì cũng không lấy sức khỏe của mình ra đánh đổi.

Công việc của tôi hiện nay rất nhiều, vừa phải lên giảng đường đại học, vừa làm gia sư, còn phải tiến hành nghiên cứu học pháp, thường xuyên bận rộn đến mức không dám lãng phí một phút nào, nhưng tôi vẫn bỏ thời gian của mình ra cùng gia đình tận hưởng niềm vui. Tôi có thể làm được những điều này, đều mang lại lợi ích cho sức khỏe của bản thân. Đây đều là công lao của cha tôi.

Những cách giáo dục giúp cho cơ thể mạnh khỏe này đều là bài học đầu tiên trong bài học giáo dục sớm mà cha đã dạy tôi, nó quy nạp lại bao gồm mấy điểm sau đây:

Hít thở thật nhiều không khí trong lành, vận động nhiều, thực phẩm phải thanh đạm, có dinh dưỡng, tắm nhiều bằng nước lạnh, đảm bảo giấc ngủ, duy trì cuộc sống có quy luật. Thực ra đây đều là những việc đơn giản và dễ làm.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x