Trang chủ » Chương 20 – Sự hình thành cách phụ thuộc vào bản thân trẻ

Chương 20 – Sự hình thành cách phụ thuộc vào bản thân trẻ

by Hậu Học Văn
174 views
❁ Lời nói đầu Chương 1. Vai trò của trẻ nhỏ trong việc tái thiết Thế giới ❁ Chương 2. Giáo dục quyết định cả cuộc đời ❁ Chương 3. Những giai đoạn phát triển của trẻ ❁ Chương 4. Con đường mới ❁ Chương 5. Kì tích của tạo hóa Chương 6. Phôi thai học và hành vi ❁ Chương 7. Phôi tinh thần ❁ Chương 8. Sự độc lập của trẻ ❁ Chương 9. Khởi nguồn của Sự sống Chương 10. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Chương 11. Tiếng gọi của ngôn ngữ Chương 12. Ảnh hưởng của những trở ngại Chương 13. Tác dụng của vận động đối với sự phát triển của trẻ Chương 14. Đôi tay và trí tuệ Chương 15. Phát triển và mô phỏng Chương 16. Từ người sáng tạo đến người lao động Chương 17. Văn hóa và trí tưởng tượng Chương 18. Sự hình thành tính cách của trẻ Chương 19. Để trẻ phát triển bình thường Chương 20. Sự hình thành tính cách phụ thuộc vào bản thân trẻ Chương 21. Tâm lý chiếm hữu của trẻ và sự chuyển hóa tâm lý chiếm hữu Chương 22. Trẻ em và sự phát triển của xã hội Chương 23. Sự gắn kết của xã hội Chương 24. Sai lầm và cách sửa chữa Chương 25. Ba giai đoạn của sự phục tùng Chương 26. Giáo viên và tính kỷ luật Chương 27. Công tác chuẩn bị của giáo viên Chương 28. Trẻ em - ngọn nguồn của tình yêu thương    

Tính cách của trẻ không phải là thứ mà người lớn có thể dạy nên, điều mà họ có thể làm là tiến hành giáo dục một cách khoa học để trẻ không bị làm phiền hoặc gặp trở ngại, đồng thời hoàn thành quá trình này một cách hiệu quả.

Ở các chương trước, chúng ta đã biết rằng trẻ xây dựng tính cách và đặc tính cho bản thân bằng những phương thức khiến người lớn phải kinh ngạc. Tất cả những điều đó không phải do chúng ta dạy trẻ, cũng không phải chúng ta bắt ép trẻ làm. Đó đều là những gì mà trẻ ở độ tuổi 3–6 tuổi thu được thông qua một loạt hoạt động lâu dài và chậm chạp.

Tính cách của trẻ không phải là thứ mà người lớn có thể dạy nên, thứ mà người lớn có thể làm là tiến hành giáo dục một cách khoa học, khiến trẻ không bị làm phiền hoặc gặp trở ngại, đồng thời hoàn thành quá trình này một cách hiệu quả.

Chúng ta chỉ có thể tạo ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của trẻ bằng cách khuyên nhủ, thuyết giáo ở giai đoạn sau này. Cho đến khi trẻ 6 tuổi, chúng ta mới có thể nói lí với trẻ, bởi vì ở giai đoạn 6–12 tuổi trẻ mới có ý thức lương tâm, có thể phân biệt được tốt – xấu. Khi trẻ 12–18 tuổi, chúng ta có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn nữa. Bởi vì trẻ ở độ tuổi này đã có đủ lí tưởng và quan niệm (ví dụ như lòng yêu nước, ý thức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo…). Lúc này chúng ta có thể thuyết giáo cho trẻ như với người lớn. Điều đáng tiếc là tất cả những điều này đều xảy ra sau 6 tuổi, khi đó trẻ không còn có thể xây dựng được cá tính và tính cách của mình một cách tự nhiên nữa. Từ thời điểm này trở đi, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, đứa trẻ trước mặt chúng ta rất khó tiếp nhận tư tưởng mà chúng ta muốn nó tiếp nhận, tuy rằng bản thân ta vốn cũng không hoàn mĩ gì. Chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương thức gián tiếp chứ không thể trực tiếp tạo ảnh hưởng với trẻ.

Các giáo viên thường than phiền rằng, mặc dù họ đã dạy đủ thứ như khoa học, văn học… nhưng bọn trẻ lại chẳng học được gì. Không học được không phải vì trẻ không đủ thông minh, mà là vì chúng thiếu đi tính cách tốt. Không có tính cách tốt có nghĩa là không có “động lực”. Chỉ những người có cá tính hoặc tính cách cơ bản mới có thể học được thứ gì đó. Phần lớn trẻ nhỏ chưa hình thành tính cách nhất định. Lúc này bắt trẻ tập trung chú ý là một việc vô ích, bởi vì chúng hoàn toàn không thể làm được điều này. Nếu trẻ cơ bản chưa có được đặc tính tỉ mỉ nghiêm túc thì chúng ta làm sao có thể yêu cầu trẻ phải hoàn tất công việc một cách tỉ mỉ và nghiêm túc đây? Làm như vậy khác nào chúng ta nói với một người không có chân rằng: “Mau bước đi đi!”, năng lực này của trẻ chỉ được hình thành thông qua thực tiễn chứ không thể bằng mệnh lệnh.

Vậy thì chúng ta nên làm như thế nào? Chắc hẳn nhiều người sẽ trả lời: “Với bọn trẻ cần kiên nhẫn một chút. Chúng ta cần tạo ảnh hưởng với bọn trẻ thông qua ý muốn của mình, hãy làm tấm gương tốt cho chúng”. Chúng ta hi vọng rằng thời gian và lòng kiên nhẫn của mình sẽ có thể đem lại trái ngọt, nhưng trên thực tế thì chúng ta chẳng thu được bất cứ thành quả nào, đến già vẫn tay trắng mà thôi. Chỉ có thời gian và lòng kiên nhẫn thì sẽ không đem lại kết quả gì, bởi vì chúng ta cần biết tận dụng tốt khoảng thời gian mang tính sáng tạo này của trẻ.

Nếu nhìn nhận con người như một chỉnh thể thì chúng ta sẽ hiểu ra một sự thật nữa, đó là người lớn và trẻ nhỏ dù không ai giống ai (chủ yếu là nhược điểm khác nhau), nhưng trong sâu thẳm nội tâm chúng ta đều có một điểm chung. Tất cả con người đều có khuynh hướng phát triển tự nhiên, mặc dù khuynh hướng này chỉ tồn tại trong tiềm thức mơ hồ. Con người đều cảm thấy hưng phấn vì điều gì đó về tinh thần. Mặc dù ảnh hưởng của khuynh hướng này lên khiếm khuyết tính cách của con người là không đáng kể, nhưng dù sớm hay muộn thì nó cũng có tác dụng nhất định với sự phát triển của con người. Mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung đều có xu hướng phát triển không ngừng. Cho dù là từ thế giới bên ngoài hay từ nội tâm bên trong, con người đều sẽ vô thức hướng về phía phát triển tích cực. Hay nói cách khác, hành vi của con người không phải là bất biến mà nó có thể phát triển, bởi con người đều mang trong mình khao khát tiến lên phía trước.

Vòng tròn trung tâm của hình 11 biểu thị trạng thái hoàn mĩ. Vòng tròn bên ngoài vòng tròn này biểu thị kiểu người khỏe mạnh, tương đối cân bằng, những người này gần đạt tới trạng thái lí tưởng hay trạng thái “cân bằng”. Vòng tròn tiếp theo biểu thị số đông, những người này ở một mức độ nào đó chưa đạt được trạng thái bình thường. Vòng tròn phía ngoài cùng biểu thị nhóm người vượt ra khỏi phạm vi bình thường. Đó là một số ít những người vượt ra khỏi phạm vi xã hội hoặc phản xã hội (vượt ra khỏi phạm vi xã hội có nghĩa là bất bình thường, còn phản xã hội biểu thị người dễ phạm tội). Những người hoặc là ngốc nghếch hoặc là dễ trở thành tội phạm này không đủ năng lực thích ứng với đời sống xã hội, ngoài những người này thì số đông còn lại dù ít dù nhiều đều có thể thích ứng với đời sống xã hội. Việc giáo dục mà chúng ta bàn đến chỉ có thể tiến hành với những người có ít nhiều khả năng thích ứng với xã hội.

Hình 11 – Vòng tròn biểu thị sức hấp dẫn của các hình thái xã hội cao cấp và thấp cấp

Sự thích ứng với thế giới xung quanh này được hoàn tất trong 6 năm đầu đời của mỗi con người, đây là giai đoạn khởi nguồn của tính cách con người. Thích ứng với xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vòng tròn trung tâm biểu thị nhóm người đạt đến trạng thái hoàn mĩ. Họ vô cùng khỏe mạnh, không chỉ vì dồi dào sức lực mà còn vì họ có được môi trường sống khá may mắn. Vòng tròn thứ hai biểu thị những người kém hơn nhóm này một chút, những người này cũng gặp phải nhiều trở ngại hơn. Trong đời sống xã hội, người có nhiều thành tựu nhất đều là những người có ý chí kiên cường nhất hoặc có sức khỏe tốt nhất, những người còn lại sẽ yếu thế hơn. Người có tính cách mạnh mẽ có khuynh hướng hướng tới sự hoàn mĩ, trong khi người có tính cách tương đối yếu đuối lại thiên về xu hướng vượt ra khỏi phạm vi xã hội hoặc phản xã hội. Loại người này nếu không cố gắng thì sẽ rất dễ sa đọa. Họ cần có sự hỗ trợ của đạo đức để thoát khỏi cám dỗ sa đọa. Đó không phải là sự cám dỗ khiến người ta vui vẻ, bởi vì chẳng ai muốn trở thành tội phạm hay kẻ vô đạo đức. Nhưng cám dỗ này với thế giới mạnh đến nỗi dường như không thể kháng cự, nó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đấu tranh và phản kháng. Cố gắng chống lại cám dỗ xấu xa được cho là đạo đức, bởi vì nó khiến con người không rơi vào bẫy vô đạo. Những người có khuynh hướng sa đọa này cố gắng kiềm chế bản thân để tránh rơi vào vũng lầy sa đọa. Họ cố gắng học tập những người tốt hơn mình, cầu xin sự giúp đỡ của Thượng đế để chống lại cám dỗ. Dần dần họ khoác lên mình tấm áo đạo đức, thứ đòi hỏi họ phải bỏ ra rất nhiều công sức. Sự giả tạo rốt cuộc trở thành việc khiến người ta vui vẻ, giống như người leo núi cố gắng bám vào mỏm đá để tránh mất thăng bằng vậy. Những người trẻ tuổi vô cảm trước những điều này, trong khi các nhà công tác giáo dục lại không ngừng cố gắng giúp đỡ họ bằng đủ loại thuyết giáo. Dù rằng những nhà giáo dục này cũng gặp phải vấn đề nói trên giống như những người khác, nhưng họ lại coi mình là tấm gương cho người khác noi theo. Họ thường nói rằng: “Tôi phải làm một tấm gương tốt, nếu không học sinh của tôi sẽ biết noi theo ai đây?” Và thế là lời hứa này trở thành gánh nặng trên đôi vai họ. Giáo viên và học sinh đều thuộc nhóm người có đạo đức (vòng tròn thứ ba). Giáo dục tính cách và giáo dục đạo đức hiện nay đang được tiến hành trong môi trường đó, đồng thời việc này cũng đã được chúng ta chấp nhận, bởi vì tuyệt đại đa số con người đều chịu sự hạn chế như nhau. Việc ngăn ngừa sự sa đọa được coi là một việc hết sức tự nhiên.

Vòng tròn trong cùng đại diện cho những người có tính cách mạnh mẽ và theo đuổi khuynh hướng hoàn mĩ. Không chịu bất cứ áp lực nào, họ thật sự có nguyện vọng theo đuổi sự hoàn mĩ. Tuy họ không theo đuổi sự hoàn mĩ tuyệt đối, nhưng họ có xu hướng hướng tới sự hoàn mĩ. Đó là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên chứ không nhờ nỗ lực của con người. Không phải vì sợ bị bỏ tù mà họ không ăn cắp, những người này thậm chí không bao giờ có ý định chiếm giữ dù chỉ là một cái bình của người khác, cũng không phải vì đạo đức trói buộc mà họ nói không với vũ lực. Bản thân họ không muốn chiếm hữu thứ gì của người khác, bạo lực chẳng có liên quan gì với họ. Khuynh hướng theo đuổi hoàn mĩ là bản năng tự nhiên của những người này. Đó không phải là sự hi sinh mà là sự thỏa mãn nhu cầu trong sâu thẳm nội tâm họ.

Sự khác biệt này cũng giống như sự khác biệt giữa người ăn chay và không ăn chay. Những người không ăn chay trong một tuần vẫn có một số ngày không ăn thịt. Trong Mùa chay (Kito giáo), họ có thể kiêng khem 40 ngày không ăn thịt hoặc các món xa xỉ. Đó là một khoảng thời gian sám hối khá dài. Họ cho rằng việc chống lại cám dỗ như vậy là một việc làm tốt đẹp.

Một số người tuân thủ giới luật mà người khác đặt ra hoặc tuân theo lời dạy bảo của cố vấn tinh thần. Nhưng vòng tròn trung tâm không bao gồm những người này, nó dùng để dại diện cho những thánh nhân không bị cám dỗ hoặc những người ăn chay. Chúng ta không cần phải thuyết giáo với những người này, bởi thiên tính đã thúc đẩy họ toàn tâm toàn ý tuân theo giới luật.

Chúng ta có thể làm rõ điều này thông qua những người có tình trạng sức khỏe khác nhau. Ví dụ người viêm phế quản mãn tính luôn phải giữ ngực ấm áp, tắm rửa bằng nước nóng, hệ tuần hoàn của họ khá yếu. Dù bề ngoài những người này có vẻ bình thường, nhưng họ phải chú ý đến rất nhiều điều. Hệ tiêu hóa của họ cũng khá yếu, để hoạt động ổn định thì cần ăn những món đặc biệt vào những khoảng thời gian cố định. Muốn bình thường như mọi người, họ càng phải cố gắng nhiều hơn, lúc nào cũng lo lắng về nguy cơ phải nằm viện hoặc bị chết. Họ là khách hàng thường xuyên của bệnh viện, các thành viên trong gia đình cũng quan tâm đến họ hơn. Còn hãy thử nhìn nhận những người có cơ thể khỏe mạnh xem sao. Họ muốn ăn gì thì ăn, chẳng có gì phải lo lắng, họ có thể đi ra ngoài bất kể thời tiết như thế nào, họ có thể đập vỡ băng để nhảy xuống nước bơi. Còn những người khác thì sao? Họ thường cố thủ ở nhà, thậm chí còn chẳng muốn thò đầu ra ngoài cửa sổ. Vòng tròn thứ ba đại diện cho nhóm người yếu ớt luôn luôn cần sự an ủi về mặt tinh thần, dường như họ sợ rơi vào cái bẫy sa đọa. Nhưng những người thuộc nhóm vòng tròn trung tâm không hề cần tới sự trợ giúp này chút nào, những niềm vui họ có được là thứ người khác không bao giờ có thể tưởng tượng ra.

Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận vòng tròn trung tâm đại diện cho sự hoàn mĩ. Chúng ta phải nghiên cứu tính cách trên cơ sở của thực tế. Hoàn mĩ là gì? Nó có phải là tất cả những đức tính tốt đẹp, đạt tới cảnh giới cao hay không? Và cảnh giới cao đó là loại cảnh giới nào? Chúng ta cần làm rõ thắc mắc này. Chúng tôi nói rằng, hành vi của con người chịu sự điều khiển của tính cách và không ngừng tiến về phía trước. Mọi người đều có khuynh hướng này. Con người và xã hội đều phải không ngừng tiến lên và phát triển, đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng điều hiện tại chúng ta đang bàn luận là vấn đề cốt lõi của sự hoàn mĩ của con người, hay nói cách khác chính là sự phát triển của con người. Khi có người nào đó có những phát hiện mới, xã hội sẽ lại tiến bộ thêm một bước. Trong lĩnh vực tinh thần cũng vậy, tinh thần của con người đạt đến một trình độ rất cao cũng là một động lực cho xã hội nói chung. Cơ sở vật chất và tinh thần ngày nay là do hết lớp người này đến lớp người khác sáng tạo ra. Sự phát triển của lịch sử, địa lí chính là một quá trình không ngừng tiến về phía trước, bởi vì trong quá trình trưởng thành, con người cần không ngừng tiến lên. Khuynh hướng theo đuổi hoàn mĩ đã thu hút con người. Nhóm người trong vòng tròn thứ ba vô cùng tự tin, không cần tốn sức lực để kháng cự lại đủ loại cám dỗ khác nhau. Tướng Richard Byrd không ngại làm giàu để có được đủ điều kiện đi thám hiểm Nam cực. Ở Nam cực, ông đã gặp vô vàn khó khăn, nhưng vì muốn làm được những việc chưa từng có nên ông mới kiên trì việc này. Byrd là ví dụ tiêu biểu cho nhóm người theo đuổi sự hoàn mĩ.

Tóm lại, xét từ góc độ tính cách thì những người thuộc nhóm vòng tròn thứ ba rất phong phú. Những người này cần được trợ giúp nhiều hơn. Nếu chúng ta cứ một mực muốn duy trì phương thức giáo dục hiện tại thì loài người nhất định sẽ bị tuột dốc.

Hãy giả sử rằng những người thuộc vòng tròn thứ ba tiến hành thuyết giáo cho lũ trẻ thuộc vòng tròn thứ hai. Họ sẽ nói rằng: “Không được ăn thịt, đó là một việc làm tội lỗi.” Đứa trẻ có thể sẽ đáp lại rằng: “Tất nhiên, chúng cháu chẳng thích ăn thịt.” Người này cũng có thể nói với một người khác rằng: “Anh ăn mặc phong phanh như thế rất dễ bị cảm, cần phải mặc ấm hơn một chút.” Người kia có thể sẽ trả lời: “Chúng tôi không sợ lạnh, chúng tôi đang cảm thấy rất ấm áp.” Rõ ràng là nếu những người thuộc vòng tròn thứ ba tiến hành giáo dục những đứa trẻ thuộc vòng tròn thứ hai có thể sẽ gây ra tác dụng tiêu cực, chứ không phải đang dẫn dắt những đứa trẻ này dần dần đạt tới trạng thái hoàn mĩ.

Nếu nghiên cứu về giáo dục nhà trường điển hình, chúng ta sẽ thấy giáo dục nhà trường hiện nay thật sự đáng lo ngại. Nó có thể khiến con người lùi bước, làm suy giảm năng lực của con người. Những tri thức mà việc giáo dục nhà trường hiện tại đang truyền thụ còn rất xa mới có thể thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của con người. Nó cũng giống như khi người ta đã biết chạy thì mới dạy người ta đi vậy. Kiểu giáo dục này được tiến hành dựa trên những năng lực cấp thấp của con người thay vì năng lực cấp cao. Nếu trong giai đoạn định hình tính cách, một người gặp phải trở ngại thì đó chỉ có thể là sai lầm của chính bản thân loài người. Chúng ta cần thấu hiểu nhu cầu thật sự của con người, tạo cơ hội cho trẻ được phát huy năng lực mang tính sáng tạo của chúng.

Như vậy những người theo đuổi hoàn mĩ ở vòng tròn thứ hai sẽ tấn công những người thuộc vòng tròn thứ ba. Kiểu tấn công này không phải là phòng ngự mà là chinh phục. Nếu trong cả cuộc đời con người, việc xây dựng tâm lí chỉ được hoàn thành trong một khoảng thời gian thì việc xây dựng này sẽ không thể hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt, như vậy thì việc nhiều người không thể phát triển hoàn toàn không phải là một việc đáng kinh ngạc. Nhưng nếu tính cách có thể phát triển và định hình trong trạng thái tự nhiên, nếu chúng ta không tiến hành thuyết giáo mà tạo cơ hội cho sự hình thành tính cách thì chúng ta cần một phương thức giáo dục hoàn toàn khác với hiện nay.

Chúng ta cần hạn chế những sự gò bó từ phía con người và làm một số việc có ích. Một người hiểu biết sâu rộng về lịch sử và triết học chưa chắc đã là một người có năng lực. Chúng ta cần tìm mọi cách để đánh thức cảm xúc của con người, khi đó kết quả sẽ hoàn toàn khác. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần áp dụng những phương thức có thể khơi dậy phản ứng của con người. Tính cách của con người sẽ được hình thành trong giai đoạn mang tính sáng tạo đó. Nếu tính cách không hình thành trong giai đoạn này, nó sẽ vĩnh viễn không bao giờ được hình thành. Bất cứ lí thuyết nào cũng không thể thúc đẩy sự hình thành tính cách.

Đó chính là sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục cũ và mới. Chúng ta cần trợ giúp con người hoàn thiện bản thân vào thời điểm thích hợp, như vậy con người có thể làm được rất nhiều việc vĩ đại. Xã hội đã tạo ra rất nhiều bức tường và rào cản. Phương thức giáo dục mới cần xóa bỏ những rào cản này, khôi phục tầm nhìn rộng lớn cho con người. Phương pháp giáo dục mới là một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng không bạo lực. Nếu cuộc cách mạng giáo dục kiểu mới này thắng lợi, bạo lực cách mạng sẽ vĩnh viễn không bao giờ xảy ra trên thế giới này nữa.

❁ ❁ ❁

Ảnh: Viktor Jakovlev on Unsplash

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x