Trang chủ » Chương 5: Hồi Quang sai lệch

Chương 5: Hồi Quang sai lệch

by Trung Kiên Lê
144 views

Tổ Sư nói :
Công phu tĩnh tọa của các vị giờ đã dần dần thành thục. Có điều, như tục ngữ nói : “Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao”. Vì vậy tôi muốn trình bày rõ thêm một chút. Những điều trình bày ở đây, làm rồi sẽ biết (l) nhưng giờ đây tôi muốn trình bày tỉ mỉ trước với các vị.

Công pháp của Ðạo gia chúng tôi có khác trong Thiền học (2). Ðó là tập bước nào có sự chứng nghiệm của bước đó. Xin phép các vị cho tôi trình bày chỗ sai lệch trong tập luyện trước , rồi sau trình bày đến sự chứng nghiệm.

Khi chuẩn bị thực hành công pháp “Tông chỉ” , trước hết nên chuẩn bị sẳn sàng , không nên quá lo lắng , làm cho tâm thần xáo trộn , hãy làm cho hơi thở êm nhẹ , tâm thần thanh thản , sau đó mới ngồi tĩnh tọa.

Khi nhập tĩnh , chính là phải đắc cơ đắc khiếu , không nên ngồi cứng nhắc như khúc gỗ. Lúc gạt bỏ hết mọi cảm giác , suy tư , tâm thần vẫn tỉnh táo như thường ngày , nhưng không nên gạt bỏ mọi tạp niệm một cách hấp tấp , vội vàng , như thế e thái quá. Trong trạng thái thức nhưng không mơ màng , ta bình thản gạt bõ mọi tạp niệm ;song lại không được phóng túng để sa vào uẩn giới. 

Uẩn giới ở đây là chỉ hoạt động của năm loại âm ma : sắc (hình tượng), thụ (cảm giác), tường (ý tưởng), hạnh (ý chí), thức (ý thức). Có nhiều người học Ðạo , khi nhập định thường nặng về gò ép, cứng nhắc , mà ít mang sinh khí mùa xuân , như thế không tránh khỏi rơi vào âm giới. 

Khí của họ thì giá lạnh , hơi thở của họ thì trầm , lại còn mang nhiều sắc thái suy kiệt. Nếu cứ tu luyện theo cách đó thì lâu ngày sẽ trở thành gỗ đá. Cần phải gạt bỏ cái cảnh tượng giá băng chết chóc đó , nhưng lại cũng không được để tư tưởng phân tán lung tung.

Nếu như khi ngồi tĩnh tọa , mọi ý nghĩ cứ tùy tiện ra vào , rất khó gạt bỏ , nếu cứ theo đuổi những ý nghĩ đó thì rất có thể “cảm thấy dễ chịu , trường hợp này người ta gọi là “chủ động đem thân làm nô lệ”.Cứ tu luyện theo cách đó lâu ngày không tránh khỏi rơi vào sắc dục giới. 

Nếu như may mắn thì vẫn còn là người , còn nếu chẳng may thì trở thành động vật có vú , như Hồ Tiên (a) chẳng hạn. Họ tuy ở danh sơn , cũng có thể được gọi là hưỡng phúc. Suốt ba bốn trăm năm họ tận hưởng trăng sao , trái ngọt , hoa thơm , cỏ lạ , tuổi thọ có khi kéo dài hàng mấy nghìn năm .

Nhưng rốt cuộc vẫn không tránh khỏi sa vào vòng sinh tử luân hồi, trở lại với kiếp sống đau khổ đọa đầy. Những điều trình bày ở trên đều đề cập đến những con đường sai lệch. Biết đường sai rồi sau đó sẽ bàn đến con đường chứng nghiệm ! 

Chú Thích:

1 Làm rồi sẽ biết : “tĩnh tọa” phải tu tập thường xuyên , nội khí sẽ ngày càng vượng thịnh , sẽ có nhiều biến đổi về mặt sinh lý. Những biến đổi ấy ảnh hưởng đến đại não sẽ gây ra nhiều cảnh tượng và cảm giác. 

Trong số những cảnh tượng và cảm giác ấy , có những điều là bình thường , chứng tỏ hiệu quả tập luyện ; nhưng có một bộ phận khác , không bình thường , chứng tỏ phản ứng sai lệch trong tập luyện , cần phòng ngừa và trừ bỏ. 

Tĩnh tọa là công phu thực tiển mà ta thực hiện hằng ngày , trong cơ thể có những thay đổi gì , trải qua thực tiển, ta chứng nghiệm dần dần , tránh bàn luận suông , không căn cứ. Các Ðạo gia tập tĩnh nhầm gạt bỏ ý thức thông thường , thức tỉnh vô thức , vừa tu tính , vừa luyện mệnh , không hôn trầm , không tán loạn , thấu suốt mọi lẽ tình trong Trời Ðất .

2. Công phu tu tập của Thiền gia , tập trung thể hiện ở sự giác ngộ Tâm và Tính , triệt ngộ được đời sống tinh thần của con người là cốt lõi tu chứng của Thiền tông. Lục Tổ Huệ Năng từng nói : “Bồ Ðề bản vô thụ , minh kính diệc phi đài ; bản lai vô nhất vật , hà xứ hữu trần ai”. (Dịch nghĩa : Bồ Ðề không phải cây , gương sáng chẳng phải đài ; xưa nay lông một vật , đâu còn có bụi trần ?). 

Qua bài kệ trên đã chỉ rõ bộ mặt chân thực của Tâm. Thiền tông đề xướng đốn ngộ Tâm Tính , phương pháp tu chứng là “Kiến Tính thành Phật” (thấy được Tính có thể thành Phật).

3. Hồ Tiên : theo truyền thuyết của dân tộc Trung Hoa , Hồ Ly (loài cáo) cũng có thể luyện Ðan và đạt trình độ hóa thành hình người.

❁ ❁ ❁
Tác Giả: Lã Đồng Tân
Liên Thanh sưu tập
Nguồn: Tủ sách Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x