Trang chủ » Chương 6: Nuôi dưỡng phấm chất đạo đức tốt cho trẻ

Chương 6: Nuôi dưỡng phấm chất đạo đức tốt cho trẻ

by Trung Kiên Lê
32 views

Muốn lập nghiệp thành công thì phải lấy đạo đức làm căn bản. Từ đó mới trở thành người có học vẫn, gánh vác trọng trách lớn, tạo dựng một nền móng vững chắc của phẩm hạnh.

1. Tiết kiệm là đức tính tốt đẹp của con người

“Tiết kiệm là đức tính tốt đẹp của con người”, đó chính là điều đã được nói trong “Thánh kinh”. Đứng từ mọi phương diện mà nói, tiết kiệm chính là một sự chuẩn bị cho cuộc sống của bản thân mình; đứng về góc độ xã hội mà nói, đó chính là cách tiết kiệm nguồn tài nguyên cho thế hệ sau này. Do vậy, bất kể là giàu hay nghèo thì cũng nên để cao phẩm chất tốt đẹp này.

Hiện nay, cùng với sự gia tăng sức mạnh toàn diện của dân tộc Đức thì sự tiêu dùng xa xỉ, lãng phí cũng bắt đầu thịnh hành trong xã hội. Mọi người đều biết rằng, hai đế quốc lớn là Babylon và La Mã bị hủy diệt chính do sự xa xỉ, hoang phí này, tạo nên cuộc cách mạng nước Pháp 30 năm không ngừng biến động ở châu Âu cũng là do sự xa xỉ cực độ của hoàng hậu và hoàng thân của nước Pháp dẫn đến. Do vậy chúng ta phải ghi nhớ kĩ những bài học lịch sử này.

“Con người sống một cuộc sống tiết kiệm thì tâm hồn của người đó sẽ gần thượng đế hơn”. Đó là lời mà cha đã từng nói với tôi. Cha tôi là một người rất tiết kiệm, dưới ảnh hưởng của cha, tôi cũng là một người như vậy. Trong nhà tôi, việc tiết kiệm luôn được đề cao, ngay từ nhỏ tôi đã được biết không thể lãng phí một hạt gạo, trong bữa ăn phải ăn hết những gì trong đĩa ăn của mình, như vậy không những không bị khinh miệt, trái lại sẽ nhận được sư biểu dương. Hồi nhỏ, cha mua cho tôi một bộ đồ chơi ghép gỗ, còn tất cả các đồ chơi khác đều do ông đích thân làm cho tôi. Những bộ quần áo mà tôi mặc đều được may bằng vải cũ, tôi có một con gấu bông nhỏ, cũng là do mẹ tôi dùng những tấm vải thừa may lại, bởi vì lúc đó tôi rất thích con gấu bông đó chơi của các bạn nhỏ khác. Cứ như vậy, lớn lên trong bầu không khí tiết kiệm đó, cha không ngừng nhắc nhở tôi không được lãng phí, phải dẫn hình thành thói quen tiết kiệm, tôi cũng hiểu được đạo lí khi tận dụng những thứ đồ cũ.

Có một ngày, khi tôi và cha đang đi dạo, đi qua một cửa hàng văn phòng phẩm, chúng tôi tiện thể đi vào Lúc đó, tôi nhìn thấy một hộp bút chì màu, tôi vô cùng thích thú. Cha gọi tôi để cùng ra về, nhưng tôi chăm chú nhìn hộp bút chì màu đỏ và không rời bước, bèn nói: “Cha à, mua cho con hộp bút chì màu đó, được không ạ?”. Cha hỏi tôi: “Vì sao con cần mua nó?”. “Nó rất đẹp! Có nó, con có thể vẽ nhiều bức tranh đẹp”. “Nhưng chẳng phải con đã có một bộ rồi hay sao?”. “Bộ đó bây giờ rất cũ rồi, đã dùng hai tháng rồi”. Cha tôi tức giận nói: “Cái gì? Cha nghe nói có một họa sĩ không nỡ vứt đi hộp màu đã dùng 10 năm, hộp màu của con mới dùng được hai tháng đã muốn vứt đi rồi sao, lại cho rằng nó cũ. Hơn nữa vì sao vẽ tranh lại phân ra bút mới và cũ vậy? Chỉ cần vẽ là được rồi mà.

Bút đẹp có thể vẽ ra tranh đẹp, cách nói đó về cơ bản thật hoang đường”. “Cha à, thực sự con rất thích hộp màu đó, mua cho con đi!”. “Không được, quy tắc của gia đình không phải là con không biết, dùng hết cái cũ mới có thể mua cái mới”. “Cha thật ki bo”. “Đó không phải là ki bo, mà là tiết kiệm. Tiết kiệm là vinh quang, lãng phí mới là sự nhục nhã. Tiền tiết kiệm được có thể mua những thứ hữu dụng hơn”. Lí lẽ của cha đã nói rất rõ ràng, nhưng ngày đó tôi vẫn không biết vì sao mình lại trở nên bướng bỉnh vô lí như vậy, vừa khóc vừa làm ầm lên, cứ nằng nặc đòi cha phải mua cho bộ màu đó. Nó giống với dáng vẻ của những đứa trẻ mà người ta thường trông thấy ở trong các cửa tiệm, trẻ sẽ vừa khóc lóc vừa kêu gào lên, thậm chí lăn lộn đòi bằng được chỉ đến khi người lớn thỏa hiệp mới thôi. Người lớn thông thường trước tiên sẽ thuyết phục, nhưng người thắng cuộc cuối cùng bao giờ cũng thuộc về trẻ con. Nhưng những hành vi đó hoàn toàn không dễ gì qua nổi mắt cha tôi, ông cứng rắn kéo tôi về nhà, tức giận nói: “Bất luận thế nào, cha cũng không mua hộp màu đó cho con”. Ngày đó sau khi tôi trở về vẫn tức giận và khóc lóc: “Cha đích thực không thương con, cha của bạn con cái gì cũng mua cho cậu ấy, bởi vì người cha đó rất thương cậu ấy, còn cha thì chẳng thương con chút nào”.

Shideli là đứa trẻ hàng xóm nhà tôi, nhà cậu rất khá giả, cậu muốn gì là được. Tiền tiêu vặt tiêu không hết, đồ chơi cũng chẳng chơi hết, chỉ là ngựa gỗ nhỏ đã có 3 – 4 con. Nghe nói, quần áo và mĩ phẩm mẹ cậu dùng đều mua về từ Pa-ri, cha cậu thì tiêu tiền như nước, một buổi tối đánh bạc tiêu đến vài trăm mắc Đức là chuyện thường.

Cha nhìn tôi như đã mất đi lí trí, cũng không đếm xỉa gì tới tôi, mãi cho đến khi tôi bình tĩnh trở lại, đợi khóc xong, ông mới bắt đầu nói chuyện với tôi. “Carl, con thực sự rất ngưỡng mộ Shideli sao? Con thực sự muốn trải qua cuộc sống của gia đình cậu ấy sao? Trong nhà của họ, ngày nào cũng mở hội, đồ ăn không hết cũng vứt đi, ngày thứ hai lại làm cái mới. Quần áo cậu ta mặc vô số, đồ chơi cậu ta chơi thì có quá nhiều. Nhưng lại vẫn không nỡ chia sẻ với người nghèo mà thà để nó vô dụng ở trong nhà. Đó chẳng phải là một sự lãng phí đáng xấu hổ hay sao?”, Con cảm thấy lúc đó con thật không có lí trí, bèn xấu hổ nói với cha: “Thực ra, con cũng không thực sự ngưỡng mộ Shedeli, cũng không muốn trải qua những ngày tháng đó, con chỉ nghĩ rằng nếu là cậu ấy thì cha cậu ấy sẽ sớm mua cho cậu ấy”. “Đúng, cha tin rằng Shideli sẽ có rất nhiều hộp bút chì màu môi, nhưng chẳng dùng để làm gì. Ta chưa bao giờ nhìn thấy cậu bé có thể vẽ được những bức tranh đẹp.

Còn con trai, tuy con chỉ dùng bút chì màu cũ để vẽ tranh nhưng lại vẽ ra nhiều bức tranh đẹp. Nhưng mà một tình yêu thực sự không phải là đáp ứng đủ tất cả các nhu cầu vật chất”. Mặt tôi đỏ ửng lên và nói với cha: “Con biết rồi, cha ạ!”. “Ta thực sự lo lắng cho Shideli, gia đình nhà họ đã tiêu tồn quá nhiều vật chất, lãng phí quá nhiều tiền bạc, thượng để nhất định sẽ trừng phạt họ, bởi vị thứ mà họ lãng phí không chỉ là tiền bạc mà còn là nguồn tài nguyên của mọi người nói chung!”. Những lời cha nói đã được kiểm chứng. Vài năm sau do sự tiêu dùng xa xỉ của mình mà gia đình cậu ấy đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, cuối cùng dẫn đến phá sản. Trước đó đã đắt đến mấy thì nhà đó cũng có thể mua, hiện tại ngay cả học phí của cậu ta, gia đình cũng không thể trả được. Điều này hoàn toàn trái ngược với gia đình chúng tôi, cả gia đình tôi đều tiết kiệm hết sức, tuy chỉ là một mục sư với thu nhập khiêm tốn nhưng lại chẳng phải lo lắng về cái ăn, cái mặc, tôi cũng nhận được sự giáo dục đầy đủ. Sự so sánh giữa hai điều này đòi hỏi một sự suy nghĩ thật sâu sắc. Tôi cho rằng, muốn một đứa trẻ hình thành thói quen tiết kiệm không phải là một chuyện dễ dàng, bởi vì chúng không chịu áp lực từ cuộc sống, cũng không biết sự gian khổ của công việc, do vậy đòi hỏi mỗi bậc cha mẹ nên giúp những đứa trẻ của mình hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ, trẻ cần được hiểu rằng tất cả những gì mà mình cô đều được trả bằng công sức vất vả của việc lao động.

2. Nuôi dưỡng phẩm đức cần sự tự giác

Muốn giáo dục trẻ có một phẩm chất đạo đức tốt thì cần bất đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Không nên có cách nghĩ sai lầm là trẻ còn nhỏ, cái gì cũng không hiểu, giáo dục với trẻ cũng khó, đợi đến khi trẻ lớn lên hiểu chuyện mới tiến hành giáo dục, đến lúc đó sẽ gặp không biết bao nhiêu là khó khăn. Từ khi mới có 1 tuổi, cha đã nghiêm khắc yêu cầu tôi. Ông chưa bao giờ tin vào những lời kiểu như: “Nhỏ thì thả lỏng một chút, đền lớn thì nghiêm khắc hơn một chút”.

Ông nghĩ, là một người cha, mình có trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục con biết làm những việc gì, chuyện gì là không nên làm. Người lớn sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ.

Còn ghi nhớ khi 6 tuổi, cha đem tôi đến nhà của một sư A của một giáo xứ khác, ở lại đó vài ngày.

Mỗi ngày khi ăn điểm tâm, tôi uống một chút sữa bò. Theo như quy định của nhà chúng tôi, rơi vãi đồ sẽ bị phạt, do vậy tôi chỉ có thể ăn bánh bao và muối.

Tôi vốn dĩ thích uống sữa, hơn thế nữa toàn bộ gia đình mục sư A rất quý tôi, để chuẩn bị cho chuyến đến thăm của tôi họ đã chế ra một loại sữa đặc biệt, đồng thời chuẩn bị những món điểm tâm ngon nhất, điều này vô cùng thu hút tôi.

Sau khi tôi rót sữa rớt ra, mặt đỏ lên, chần chừ một chút và sau đó là không uống nữa.

Lúc đó cha tôi giả vở không nhìn thấy.

Người trong nhà mục sư A khi nhìn thấy chuyện đó đã lo lắng, nhiều lần khuyên tôi uống sữa, nhưng tôi vẫn không uống, đồng thời nói một cách ngại ngùng: “Bởi vì cháu làm rớt sữa nên không thể uống nữa”.

Người nhà mục sư A khuyên tôi nhiều lần: “Không có vấn đề gì, mọi chuyện ổn cả, không sao đâu, uống đi cháu”.

Cha tôi ở bên cạnh ăn điểm tâm, vẫn giả vờ như không nhìn thấy gì. Tôi vẫn kiên quyết không uống. Trong tình thế chẳng còn cách nào khác, một người vô cùng yêu quý tôi trong gia đình mục sư A đã hướng tới cha tôi và đoán chắc là do cái cách mà cha đã giáo dục tôi..

Để phá tan cục diện cũng nhắc đó, cha yêu cầu tôi ra ngoài một chút, sau đó nói rõ lí do với mục sư A.

Sau khi nghe xong, họ chỉ trích cha tôi: “Đối với một đứa trẻ mới chỉ 6 tuổi hạn chế nó ăn những thứ mình thích chỉ vì một chút lỗi nhỏ, giáo dục của ông có phải quá nghiêm khắc không?”

Cha tôi giải thích rằng: “Không, Carl không phải bởi vì sợ tôi mới không uống sữa mà bởi vì ngay từ nhỏ Carl đã nhận thức được đây là quy luật bao bọc lấy chính bản thân mình, cho nên mới không chịu uống sữa”.

Sau khi nghe cha tôi giải thích, cả gia đình mục sư A vẫn không tin, thể là ông dành thông qua một thí nghiệm nhỏ chứng minh chân tưởng của sự việc

“Nếu đã như vậy – Ông đứng dậy và nói với mọi người – Bây giờ chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ, trước tiên tôi sẽ rồi khỏi căn phòng này, mọi người hãy gọi Carl vào và khuyên uống sữa, xem cậu bé có uống không?”.

Nói xong, ông liền bước ra ngoài.

Đợi sau khi ông rời phòng, họ đã gọi tôi vào phòng, rất nhiệt tình bảo tôi uống sữa, ăn điểm tâm nhưng không có kết quả.

Tiếp theo họ lại đổi sữa bò mới, lấy điểm tâm mới và nói với tôi: “Bọn ta không cho cha cháu biết đầu, ăn đi cậu bé!”. Nhưng tôi vẫn không ăn, còn không ngừng nói với họ: “Cho dù cha cháu không nhìn thấy, thượng đế cũng sẽ nhìn thấy, cháu không thể làm chuyện nói dối này được”.

Mục sư A nói: “Chúng ta sắp đi ra vùng ngoại ô dã ngoại. cháu không ăn cái gì thì trong cuộc hành trình này sẽ bị đói “.

Tôi trả lời: “Không quan trọng gì”.

Thực tế chẳng còn cách nào, họ đành gọi cha tôi vào, tôi nhỏ dòng nước mắt ấm nói cho cha biết tình hình.

Ông lặng người nghe hết câu chuyện, sau đó bèn nói với tôi: “Carl, sự trừng phạt đối với lòng tốt trong trái tim con thế là đủ rồi. Bởi vì sắp phải đi dã ngoại, để không phụ tấm lòng tốt của mọi người, con hãy ăn hết điểm tâm và uống hết sữa đi, sau đó chúng ta sẽ xuất phát”.

Sau khi nghe cha nói vậy, tôi mới vui vẻ uống hết chỗ sữa đó. Đối với một đứa trẻ mới chỉ có 6 tuổi như tôi mà có được năng lực tự khống chế bản thân như vậy đã khiến cho mục sư A và cả gia đình ông hết sức ngưỡng mộ.

Trong khi giáo dục, có một số chỗ cha vô cùng nghiêm khác, đây là chuyện cả tôi và cha tôi đều phải thừa nhận. Nuôi mà không dạy là lỗi của cha, dạy mà không nghiêm thì dỗ cũng là sự lười nhác của cha. Để tôi có thể vượt lên, cha đã áp dụng những biện pháp nghiêm khắc hơn so với người khác trong vấn đề giáo dục. Nhưng những biện pháp đó không làm tôi thấy đau khổ mà giúp tôi từ trong đó hình thành được một phẩm chất cao đẹp.

Trong nhật kí của mình, cha đã từng viết thế này:

“Con trai luôn học tập theo cha, cha không chỉ là người thầy đầu tiên của con, mà còn là tấm gương mà con có thể làm theo. Yêu cầu nghiêm khắc với con, trước tiên phải yêu cầu nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Tôi là một người tin tưởng ở thượng đế, thậm chí nếu một ngày đứng trước mặt thượng đế, tôi cũng sẽ nói như thế.

Những yêu cầu nghiêm khắc của tôi với con trai không biết tự bao giờ trở thành sự nghiêm khắc của con đối với chính bản thân mình. Tôi luôn nhắc nhở con trai, không có ai trói buộc con cả, chỉ có thượng để và chính bản thân con mà thôi.

Từ khi Carl còn rất nhỏ, rất nhiều hành vi đã hình thành thói quen tự giác. Ví dụ: Carl chưa từng nói dối, điều này không phải bởi vì Carl sợ sự trừng phạt từ tôi mà từ trong tâm con cảm thấy rằng nói dối là một hành vi không tốt,

Những yêu cầu nghiêm khắc của Carl hoàn toàn là do một thứ sức mạnh nằm trong tim của con. Làm cha của con, có một điểm mà tôi muốn làm đó là, để những thứ tốt đẹp nhất, tôn quý nhất trên con người con đều trở thành một loại bản năng, một loại tự giác”.

Để trẻ hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha, làm mẹ. Chẳng ai lại bằng lòng để những đứa trẻ của mình mất đi phương hưởng chỉ vì những sự hưởng dẫn không dùng dân từ hồi còn nhỏ.

3. Nuôi dưỡng trẻ trở thành người chân chính và chính trực

Muốn nuôi dưỡng trẻ trở thành một người chân chính và chính trực thi ngay từ nhỏ hãy tiến hành giáo dục thật nghiêm khắc đối với trẻ.

Rất nhiều cha mẹ phát hiện ra rằng, ngay từ nhỏ, trẻ đã biết cách nói dối. Nguyên nhân của nói dối có rất nhiều, có lời nói dối thiện ý và cũng có cả những lời nói dối ác ý.

Tôi cho rằng, lời nói dối của trẻ nhỏ phần lớn đều là thiện ý. Sau khi làm sai chuyện, để tránh sự chỉ trích của cha mẹ, trẻ thường chọn cách nói dối. Đối diện với hoàn cảnh này, cha mẹ hãy cố gắng hết sức tìm hiểu thế giới nội tâm của con, trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân nối là gì, sau đó dùng những phương pháp thích hợp để giáo dục trẻ.

Trong quá trình giáo dục, cha có những hiểu biết rất sâu về điều này. Dưới đây xin kể lại cho mọi người câu chuyện đã xảy ra khi tôi được 2 tuổi, câu chuyện này được cha tôi kể lại sau khi tôi đã hiểu chuyện.

Khi tôi 2 tuổi, một chiếc cốc đổ trên bàn, lúc đó cả cha và mẹ đều không có ở đó. Hôm đó cha đi đến giáo xứ khác, còn mẹ chỉ vừa đi sang phòng khác một chút, khi trở về thì đã phát hiện bàn bị ướt rồi, còn chiếc cốc của tôi lại trống.

“Carl, có phải con làm đổ nước không?”. Mẹ hỏi.

Tôi lúc đầu phủ nhận.

Mẹ nhìn thấy dáng vẻ thông minh, dễ thương của tôi bật cười, rõ ràng biết chắc là tôi làm đổ nước nhưng vẫn không trách mắng

Buổi tối, cha trở về nhà, mẹ đã đem chuyện này nói lại cho ông nghe.

Ông nghĩ ngợi một chút, cho rằng hôm nay tuy không có mặt ở đó nhưng nhất thiết vẫn nên nói chuyện với tôi.

“Con trai, hôm nay con làm đổ nước, phải vậy không?”. Cha nghiêm khắc hỏi.

Tôi vẫn lúc đầu phủ nhận.

“Carl, hi vọng con có thể nói sự thật cho cha nghe, bất luận có phải do con làm hay không. Tuy cả cha và mẹ con đều không thấy nhưng thượng để sẽ nhìn thấy”. Cha nghiêm sắc mặt lại và nói: “Cả cha, mẹ và thương để đều không thích một đứa trẻ nói dối”.

Sau đó, tôi đã cúi đầu nhận lỗi, nhưng cha không trách tôi.

Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng những lời nói dối của trẻ chẳng có tính nguy hại gì, thậm chí còn thấy chúng đáng yêu. Bây giờ mà nói thì có thể tôi không cho rằng là như vậy. Nói dối một khi đã thành thói quen, sau này trẻ lớn lên sẽ trở thành nguồn gốc của việc phạm tội. Sau khi thói quen đô hình thành mới sửa đổi nó, chỉ e rằng tấn công vô sức.

Nói dối hủy hoại mối quan hệ thân mật giữa con người và con người, sự không tin tưởng lớn dẫn lên sẽ tổn hại đến việc tín nhiệm lẫn nhau. Sau khi tôi đã lớn hơn một chút, cha đã kể cho tôi nghe những đạo lí có ý nghĩa càng sâu sắc hơn.

Những người tiếp xúc với tôi đều nói rằng tôi là một người thành thực. Tôi nghĩ, từ khi mình sinh ra chỉ có một lần nói dối duy nhất, đó chính là lần làm đổ cốc nước đó.

Trong nhiều ngày tháng về sau này, bất luận làm việc gì, tôi đều dũng cảm thừa nhận và chịu trách nhiệm. Cho đến ngày nay, tôi chưa từng nói dối.

4. Lấy bản thân mình làm ngương

Dạy bằng ngôn ngữ không giống với việc dạy bằng hành động. Trong quá trình giáo dục tôi, cha không những dùng sự khuyến khích bằng ngôn từ, mà ông còn dùng cử chỉ để tạo lập một tấm gương cho tôi. Sau khi con trai tôi sinh ra không lâu, tôi đã thỉnh giáo cha về cách giáo dục với nó. Cha không những giới thiệu cho tôi rất nhiều phương pháp giáo dục trọng tâm của mình mà còn nói về một câu chuyện đã xảy ra khi tôi còn nhỏ:

“Có một lần, con muốn ăn một chút điểm tâm. Cha không cho con bởi vì vừa ăn xong bữa tối, ăn uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Con chưa đến 2 tuổi, lúc đó bèn tức giận, nằm trên sàn nhà, khóc lóc ầm ĩ. Mẹ con trông thấy thế, không kìm lòng mình được bèn đáp ứng yêu cầu, cầm lấy món đồ điểm tâm mà con thích và nói: “Được rồi, Carl, nhanh lại đây”. Sau khi khóc lóc, con đã có được những gì mà mình muốn ăn.

Lúc đó, tuy không nói gì nhưng cha biết rằng, tiếng khóc lóc của con là một sự thách thức với quyền lực của cha mẹ, đồng thời con đã đạt được sự thắng lợi trong sự việc này.

Về sau cha và mẹ đã nói chuyện với nhau, đồng thời cha đã nói cho mẹ con cách nghĩ của cha về vấn đề này.

“Tôi cho rằng đối diện với những tiếng khóc lóc của trẻ, chúng ta không nên nhân nhượng. Bởi vì trẻ còn nhỏ, hậu quả của việc nhân nhượng này không dễ dàng gì mà nhìn ra, nhưng đã gieo một thứ hạt không tốt. Khi trẻ ở độ tuổi 13 – 14, vẫn với cách nói chuyện như vậy, chúng sẽ khó bảo, vô lễ.

Bởi vì trẻ biết rằng khóc lóc có thể đạt được thứ mà mình muốn. Sau này khi lớn lên, chúng không chỉ dừng lại ở việc khóc lóc. Thói vô lễ này không chỉ đối phó với người mẹ, còn đối phó với người khác nữa. Trẻ sẽ dùng cách thức vô lễ này để yêu cầu người khác đáp ứng.

Tôi có thể tìm ra rất nhiều ví dụ chứng minh, quan hệ trong thời kì đầu giữa con cái và cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của trẻ với người khác trong tương lai sau này”.

Mẹ con sau khi nghe xong thì rất tán đồng quan điểm này của cha, do vậy từ đó về sau, trong nhà của chúng ta không còn phát sinh những chuyện như vậy nữa. Thậm chí con có khóc lóc ầm ĩ, cũng không có được những thứ mà con muốn có, bất kể là đồ chơi hay đồ ăn, bởi vì cha phải làm cho con hiểu được rằng, khóc lóc chẳng có hiệu quả gì cả.

Có một lần người hàng xóm nói cho cha nghe chuyện liên quan tới cậu con trai của người đó, ông cảm thấy người con trai của mình thật quá gay go. Do kiến thức của con đều vô cùng xuất sắc, luôn vượt trội xuất chúng, nên người hàng xóm đó đã hỏi ta cách giáo dục con như thế nào.

Ông ta lúc dầu, hạ giọng nói với cha rằng: “Tôi và vợ mình đã coi nhẹ việc giáo dục tính tôn trọng sự quản giáo của cha mẹ trong thời kì ấu thơ và thời kì nhi đồng của con, lúc đó nó “Quay cả nhà thành một hình tròn”. Vợ tôi cho rằng con vẫn còn nhỏ, tin tưởng rằng sau này lớn lên nó sẽ thay đổi thói hư đó. Nhưng sự thật không như cô ấy nghĩ, nó trở nên càng ngày càng hư đốn, tham lam ích kỉ, luôn coi mình làm trung tâm. Nó làm sai, tôi quả thực không dám nói con vì nó còn ghê gớm hơn tôi tưởng. Bây giờ nó 12 tuổi, như một ngựa hoang mà chúng tôi không thể dừng lại nữa. Nó thực sự làm người ta thấy ghét, luôn cáu gắt với chúng tôi, miệt thị gia đình và cha mẹ, dường như muốn tất cả mọi chuyện trong gia đình phải như ý của nó”.

Đối diện với hoàn cảnh đó, cha có thể nói gì đây? Yêu cầu con cái tôn trọng cha mẹ thì trước tiên cha mẹ phải tôn trọng con cái, hơn nữa nên để trẻ hình thành thói quen tôn trọng người khác ngay từ nhỏ.

Cứ một lòng làm theo những gì trẻ bảo không phải là tôn trọng chúng. Nếu muốn đem những phẩm chất đạo đức tốt truyền cho con thì những người làm cha mẹ nên lấy bản thân mình làm gương, trước tiên bản thân mình phải có được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó.

Khi giáo dục con cái, trước tiên hãy làm rõ cái gì là đúng, là sai, nên hiểu được sẽ dùng phương thức nào để ứng xử với những sai lầm của trẻ”.

Từ trong những ngôn từ của cha, tôi đã ngộ ra một đạo lí trong cách cư xử với trẻ: Nếu hành vi của trẻ vụng về, không cẩn thận làm hỏng đi thứ đồ gì đó, phải xác định rằng, chúng không có ác ý, không thách thức với người lớn, chỉ là không cẩn thận thôi. Trong trường hợp này, cha mẹ không nên chỉ trích hay trừng phạt, chỉ nên nhắc nhở trẻ nên cẩn thận vào lần sau. Nếu trẻ muốn hưởng đến sự chú ý hay vì chuyện gì không vừa ý mà thách thức những lời nói của cha mẹ thì nên lựa chọn những cách thức phù hợp để ngừng ngay và trừng phạt trẻ.

Những sự việc như vậy rất ít xảy ra với tôi bởi vì tôi có một người cha tốt, ông luôn đưa ra sự hướng dẫn đúng dẫn. Từ khi tôi còn rất nhỏ, cha đã lấy bản thân mình làm một tấm gương và rất tôn trọng tôi, ông chưa từng dùng bạo lực, do vậy rất tự nhiên tôi cũng trở thành một người con thuận theo đạo lí mà nghe lời ông.

5. Phân rõ thị phi nhất quán

Trong cách đối xử với tôi, cha luôn nhất quán và phân rõ đúng sai, điều này có một tác dụng rất tốt tới sự trưởng thành của tôi sau này.

Những chuyện không cho phép thì không cho phép ngay từ ban đầu, như vậy sẽ gây ra vấn đề gì cho trẻ. Có lúc đồng ý, có lúc lại không đồng ý, trái lại sẽ đem đến cho trẻ sự phức tạp.

Rất nhiều bậc cha mẹ bên cạnh tôi, “Quy luật” của họ thật ngẫu hứng, thất thường, không thể nhất quán, có lúc được, có lúc lại biển thành không được. Cứ kéo dài mãi như vậy, sẽ tạo dựng trong lòng trẻ một ấn tượng đó là những “Quy luật” của cha mẹ có thể phá vỡ được. Những hành động và ngôn từ của cha mẹ không thực sự, không nhất quán thì làm sao có thể giáo dục trẻ được đây?

Muốn giáo dục trẻ thật tốt, cha mẹ phải có một cái nhìn tốt xấu về sự vật một cách nhất quán, giáo dục trẻ không có định kiến chính là một điều cấm kị.

Cha nói với tôi rằng, khi tôi được 2 tuổi, cha đã bắt đầu bởi dưỡng cho tôi những thói quen tốt từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống. Thậm chí là trên bàn ăn, tôi cũng được giáo dục rất nghiêm khắc. Cha nói với tôi, những thứ trong đĩa nhất định phải ăn hết, như vậy mới có thể nuôi dưỡng ý thức tiết kiệm, đồng thời cũng là một sự luyện tập.

Nếu muốn ăn hoa quả, bất kể người khác có dụ ngon dụ ngọt thì tôi cũng phải ăn xong phần ăn của mình, cha không có bất kì sự nhân nhượng nào dành cho tôi.

Bởi vì sự luyện tập những hành vi đúng đắn của cha mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần và những điều cha mẹ làm cũng rất thấu tình đạt lí nên thời gian dài trôi qua, nó đã trở thành một điều tự nhiên, tôi coi việc tôn trọng những quy tắc đó thành một phần trong bản thân mình.

Cha hi vọng sau này khi lớn lên tôi có thể hình thành ý thức “Đo lường”, từ trước tới giờ cha luôn giáo dục tôi theo đúng nguyên tắc này. Cha yêu cầu tôi phải thành thật, giữ chữ tín đúng giờ, bởi vì đó đều là những phẩm chất tốt đẹp mà con người nên có.

Ngôn từ của cha mẹ phải luôn thống nhất, xử phạt phân minh sẽ đem lại hiểu quả tốt trong việc giáo dục con cái. Nếu bạn yêu cầu trẻ không được nói dối, thì bản thân mình không thể sử dụng những cách thức để dồi trả hay hù dọa, nếu sự việc đã định ra như thế thì nên như vậy mà đối xử với trẻ.

Trong một lần tản bộ, tôi đã phát hiện ra một chuyện khiến người khác phải suy nghĩ. Người hàng xóm, bà Willlams, phát hiện vậy con gái mình bị bẩn thì ngay lập tức nổi giận, bắt đầu đã không ngớt lời chỉ trích cô bé. Sau khi nhìn thấy cô bé khóc, bởi lại nhanh chóng cho cô bé chút điểm tâm. Tôi hỏi bà Williams: “Vì sao bà lại trách móc cô con gái vậy?”. “Nó luôn làm bẩn váy của mình”. Bà đáp. “Thế vì sao bà lại cho cô bé điểm tâm? Là để biểu dương hành vi của bé hay là một sự bởi thường cho những lời chỉ trích của bà?”. Bà Williams không biết nên trả lời tôi như thế nào.

Lúc đó, cô bé không biết được rằng vì sao mình bị mắng, càng không biết vì sao sau khi bị mắng xong mình lại nhận được điểm tâm. Với cách làm này sẽ làm cô bé suy nghĩ lộn xộn, khó xác định được thái độ của người mẹ, điều này rất bất lợi cho cuộc sống sau này của cô bé.

Khi còn nhỏ, việc khen thưởng và trừng phạt đối với tôi không xảy ra nhiều, nhưng một khi đã thực hiện thì thực sự nó có một tác dụng quan trọng. Những phần thưởng mà cha mẹ dành cho tôi không chỉ dừng lại ở vật chất, mà phải làm tôi cảm nhận được niềm vui thực sự của sự phấn đấu và sự sáng tạo.

Cha thường giáo dục tôi, kết quả học tập xuất sắc là vì sự trưởng thành và cố gắng của bản thân, còn việc làm trong gia đình là nghĩa vụ mà mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện. Khi tôi có những biểu hiện xuất sắc, ông sẽ cho tôi một phần thưởng vật chất nhất định, còn cho tôi đến một nơi mà mình muốn đến.

Khi cha tiến hành trừng phạt, ông luôn cần nhắc thật kĩ nguyên tắc. Ông trừng phạt nhất định phải khiến tôi tâm phục khẩu phục, nếu không sẽ mất đi tác dụng giáo dục. Trước khi phạt, ông luôn cảnh cáo, đồng thời nói rõ cho tôi nghe nguyên nhân vì sao bị trừng phạt.

Cha tôi cho rằng cần để trẻ hiểu rõ mỗi hành vi của chúng sẽ đem đến những hậu quả như thế nào, như vậy cùng với thời gian, trẻ sẽ hình thành thói quen thực sự suy nghĩ mọi chuyện và hiểu được rằng làm bất kể chuyện gì cũng không thể làm qua loa đại khái!

Cha đã từng nói với tôi: “Con nên thức dậy đúng giờ, nếu không cha sẽ nghĩ rằng con bỏ bữa sáng của mình, con phải có trách nhiệm với hành vi của mình”. Cuối cùng cũng đã xảy ra một chuyện mà tôi phải tự mình chịu trách nhiệm.

Có một lần, tôi dậy hơi muộn, vượt quá thời hạn quy định.

Khi tôi tới trước bàn ăn, tất cả mọi thứ đã được thu dọn hết rồi, bữa sáng của tôi cũng bị dọn luôn.

Tôi nhìn cha, tưởng rằng bữa của mình sẽ được dọn ra nhưng cha đã nói với tôi: “Thật đáng tiếc, cha đã để bánh bao và sữa đúng vị trí của con, tuy nhiên như chúng ta đã giao hẹn từ trước rồi, cha không thể tùy tiện phá bỏ nó. Điều này chỉ trách con thôi mà”.

Thực sự, gặp phải hoàn cảnh này, bữa sáng không phải là cái quan trọng nhất. Quan trọng đó là, chúng ta cần biết rằng, đã là sự quy định và thống nhất thì ở bất kì thời gian nào đều phải thực hiện như vậy, hơn nữa cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

6. Khẳng định vị trí của mình

Tuy hỏi nhỏ mọi phương diện của tôi luôn biểu hiện tài hoa xuất chúng, tuy nhiên ở một số điểm vẫn tồn tại những thiếu sót. Hãy nói về cơ thể đi. Cơ thể của tôi không tráng kiện, tuy không đến nỗi yếu mềm bệnh tật, nhưng do tính cách luôn muốn mình dẫn đầu, do vậy tôi có chút tự ti đối với cơ thể không được tráng kiện này của mình.

Có một ngày những người bạn sôi sục khi thể đến tìm tôi, bọn họ đã quyết định phải tiến hành một lần cắm trại mà hoàn toàn không dựa vào sự giúp đỡ của người lớn, giống như những đứa trẻ tham gia huấn luyện thực chiến trong quân đội. Nghe thấy tin này, tôi lại không giống như những người bạn nhỏ đó mà vui mừng nhảy cẫng lên. Trong kí ức, tôi luôn cho rằng, phàm là những hoạt động bản năng thì mình đều không thể so sánh với người khác. Tôi sống ở nông thôn, rất nhiều người bạn của tôi đều là những người anh em ở đó. Từ nhỏ bọn họ đã giúp cha mẹ làm việc nhà nông, cơ thể vô cùng rắn chắc, còn về phương diện này thì tôi không thể bằng bọn họ.

Thực ra tôi rất muốn tham gia các hoạt động, như: Nhảy dây, trèo núi, tôi cũng hi vọng mình có thể đạt được thành tích tốt, nhưng mỗi lẫn thành tích đều rất bình thường, cứ lâu dần như vậy, tôi liền bỏ cuộc. Cha tôi không phản đối gì với những đứa trẻ đó, nhưng nhìn thấy tối không được vui vẻ lắm, cha bèn đến bên và hỏi: “Carl, con không thích những hoạt động này sao?”. “Không phải”. “Vậy thì sao con lại không vui”. “Chẳng có gì, chỉ là…”. “Chỉ có điều làm sao?”. “Chỉ có điều những hoạt động này không thể khiến con phát huy sở trường của mình”. “Vậy sở trường của con là gì?”. “Sở trường của con chỉ là đọc sách, viết văn, làm toán”. “Đúng vậy, dọc sách là một trong những sở trường của con, vậy thì sách con đọc nhiều nhất là gì?”. “Đọc nhiều nhất đương nhiên là sách về văn học rồi, còn có thiên văn, địa lí”. “Vậy thì nội dung trong cuộc dã ngoại này của con là gì?”, “Là mô phỏng trận chiến dã ngoại ở ngoài đời thực”. “Trận chiến dã ngoại thực đó cần gì nào?”. “Cần có một cơ thể mạnh khỏe”. “Đương nhiên là cần có một cơ thể khỏe mạnh rồi, nhưng chỉ cần cơ thể mạnh khỏe thì có dành được thắng lợi trong trận chiến hay không?”, lời của cha cho tôi vài gợi ý, nhưng tôi vẫn không thể đưa ra được câu trả lời cụ thể.

Tôi bèn hỏi cha: “Ngoài cơ thể ra thì còn cần gì nữa, hả cha?”. “Ngoài cơ thể ra còn cần có năng lực tổ chức, quản lí và chỉ huy, còn cần kiến thức về thiên văn, địa lí nữa. Con đọc nhiều sách như vậy, những kiến thức về thiên văn, địa lí, con đều có, hơn nữa năng lực quản lí tổ chức chắc chắn con đã học được không ít. Chỉ cần vận dụng những điều đã học vào trong cuộc tập luyện lẫn này, con nhất định sẽ trở thành một người chỉ huy xuất sắc”. “Thật thế à cha, con có thể làm được sao”. “Đúng vậy, đó là những ưu thế mà con nắm giữ trong trò chơi này. Tuy nói cơ thể không tráng kiện, nhưng vẫn rất khỏe mạnh mà, sức khỏe hiện giờ đủ để con trở thành một vị chỉ huy chiến thắng trong trận chiến này”. Lời của cha như có một thứ ánh sáng chói lòa quét qua tim tôi. Tôi vui vẻ tham gia vào trong nhóm thảo luận, đồng thời làm mọi chuyện chuẩn bị cho hoạt động này. Trong trò chơi này, tôi thực sự đã như cha tôi nói, trở thành một “Người chỉ huy” xuất sắc, chỉ huy cả một quân đoàn chiến đấu. Câu nói của cha tôi “Con có thể làm được” đã giúp tôi tin vào chính mình, đó chính là ý nghĩa tinh thần lớn nhất mà cha đem đến cho cuộc đời tôi.

7. Tự tin đối diện với những thách thức trong tương lai

Cha tôi là một người nhân từ, khoan dung và hiểu được lòng của người khác. Bất luận là tôi mẹ của tôi, hay là người ngoài đều vô cùng yêu quý vì phẩm chất cao thượng của ông. Phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà cha tôi theo đuổi cả đời người đó chính là: Nhân từ, khoan dung, hiểu người. Thực ra tôi cho rằng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp này không chỉ nên có ở một người mục sư mà bất kì người nào cũng cần có.

Trong cuộc sống, cha luôn giúp đỡ, hiểu và ủng hộ tôi. Trong vấn đề học tập và giáo dục tôi, cha cũng luôn dùng sự khoan dung để đối đãi. Đối diện với những gì tôi đã nói, mỗi khi gặp chuyên đau khổ hay mất đi ý chí, cha luôn dùng trí tuệ và tình yêu thương vô hạn của mình để giúp tôi thoát khỏi khó khăn đã. Những năm đầu, cha nuôi dưỡng tôi từ “Một trẻ thiểu năng” trở thành một “Thiên tài” khiến mọi người phải ngưỡng mộ với khâm phục. Phần lớn thời gian trong cuộc đời mình, tôi luôn tràn ngập sự tự tin và lòng dũng cảm, nhưng khi mới bắt đầu, cũng có những lúc tôi không có đủ lòng tự tin.

Điều người khác ngạc nhiên đó là, tôi có thể nói một cách lưu loát các ngôn ngữ, như: Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng La-tinh và tiếng Ý, lúc đó tôi chỉ mới 8 – 9 tuổi, do vậy rất nhiều người mong muốn cha sẽ để tôi mở một cuộc hội đàm. Bọn họ nói, nếu tôi có được thành công lớn như thế thì hãy thể hiện trước mặt người khác; ngoài ra họ cũng có thể học được một vài phương pháp giáo dục trẻ từ trong đó.

Mới đầu, cha tôi không đồng ý, ông cảm thấy như vậy là khen ngợi quá đáng tôi, e rằng như vậy sẽ làm tôi trở nên kiêu ngạo quá đáng. Nhưng họ lại yêu cầu và biểu thị, mục đích của họ chỉ là muốn học tập những kinh nghiệm giáo dục của cha tôi. Cuối cùng, ông đã đồng ý. Ngày hôm đó rất nhiều người đến, căn phòng không thể chứa người nữa, thể là mọi người dành phải đợi ở trong sân. Ai cũng đoán rằng: “Thần đồng này rất cuộc có bản lĩnh không?”. Họ đều mong đợi những biểu hiện của tôi. Trong số những người đến có người học vấn rất uyên thâm, có một vài vị còn là nhà ngôn ngữ học, còn có một số người ngoại quốc, họ đều đến từ những nơi rất xa. Lúc đó tôi vô cùng căng thẳng, tôi nghĩ rằng: “Bọn họ liệu có thích mình không? Có đưa ra những câu hỏi khó với tôi hay không? Bọn họ có cười nhạo không?”. Bởi vì trước đây, tôi dùng tiếng nước ngoài giao tiếp với người khác đều là những trường hợp cá nhân, còn nội cũng chỉ là những vấn đề đơn giản, không phải là những cuộc giao lưu với quy mô lớn trước mặt mọi người như hiện nay. Cha nhìn thấy sự căng thẳng của tôi, bèn nói: “Carl, con làm sao vậy, con đang sợ à?”. “Vâng, không biết vì sao, con hơi sợ một chút cha à”. “Sợ gì? Bọn họ đều là những người bạn tốt của con, bọn họ chỉ muốn đến để nói chuyện cùng con”. “Nhưng mà, ngoại ngữ của con không đạt đến trình độ mà họ tưởng tượng! Bọn họ có cười nhạo con không?”. “Sao vậy? Bọn họ đều khen ngợi con, ngoại ngữ của con tốt mà”. “Không, không phải, con nghĩ ra rồi, thực ra ngữ pháp của con không thành thục, phát âm tiếng La tình cũng không chuẩn lắm, trời ơi! Tiếng Hy Lạp còn có nhiều vấn đề hơn”. “Đương nhiên con nhỏ thể này, không thể làm chuyên thập toàn thập mã rồi.

Tuy nhiên, với trình độ hiện tại của con, được thế này đã là rất tốt rồi”. “Đối với người bình thường mà nói thì có thể được, nhưng trong số đó có một số người là nhà ngôn ngữ học!”. “Nhà ngôn ngữ học thì càng phải rõ hơn độ khó của việc học ngoại ngữ, bọn họ sẽ càng cho rằng con là người phi thường”. Nhưng bất luận cha nói thế nào tôi vẫn không dám ra ngoài. Cha tôi nghĩ một chút rồi nói: “Carl, con không có lòng tự tin với mình sao?”. “Đúng ạ, có nhiều người quá, con…”. “Nếu mỗi lần chỉ bởi vì không có sự tự tin mà đánh mất đi cơ hội rèn luyện bản thân, vậy thì chẳng có cách nào nên luyện lòng tự tin của mình, việc hình thành lòng tự tin phải dựa vào sự bồi dưỡng. Con nghĩ kĩ một chút, nếu trong đám đông con có thể dùng ngoại ngữ giao tiếp với người khác, đó chẳng phải là một chuyện đáng tự hào sao! Lúc đó con vẫn không có lòng tự tin sao?”. “Thật không?”. Tôi hỏi với sự hoài nghi. “Đương nhiên là thật rồi”. “Trình độ ngoại ngữ của con thật sự tốt thể sao? Cha à, con có thể cùng với họ giao lưu một cách tự nhiên, phải không?”. “Thật vậy, nếu con không có trình độ này thì cha cũng không cho con giao tiếp với bọn họ. Khi mới bắt đầu, cha cũng không vì trình độ của con không đạt mà không đồng ý mở cuộc giao lưu này, cha cũng tin tưởng rằng con cũng sẽ vì thế mà tự hào”. Nghe lời cha, tôi cảm thấy khá hơn nhiều.

Ngày hôm đó tôi đã dùng ngoại ngữ để giao lưu với họ về các vấn đề kinh tế, chính trị lịch sử. Nói đến vấn đề nào của quốc gia ấy thì sẽ sử dụng ngôn ngữ của quốc gia đó, sau đó tôi còn trả lời họ những câu hỏi liên quan tới các vấn đề lịch sử, nhân văn của mỗi quốc gia. Về sau, trong bất kì hoàn cảnh nào tôi cũng không mất đi lòng tự tin, đây chính là điều lớn nhất mà tôi đạt được trong hoạt động lần này. Đương nhiên, từ đó, danh tiếng “Thần đồng” của tôi cũng càng ngày truyền đi càng xa hơn.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x