Trang chủ » Chương 8: BUÔNG BỎ NGAY BÂY GIỜ HAY TIẾP TỤC RƠI

Chương 8: BUÔNG BỎ NGAY BÂY GIỜ HAY TIẾP TỤC RƠI

by Hậu Học Văn
118 views

Quá trình khám phá Bản thân liên quan mật thiết đến sự khai mở cuộc sống của mỗi người. Những thăng trầm luôn xảy ra trong cuộc sống của mỗi người hoặc là có thể giúp cá nhân đó trưởng thành hoặc tạo ra những nỗi sợ hãi trong họ. Cái nào chiếm ưu thế thì hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của cá nhân đó về sự thay đổi.

Thay đổi có thể được xem là nguồn hứng khởi với người này nhưng lại là nỗi lo đối với người khác, nhưng bất kể chúng ta nghĩ về nó như thế nào thì tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế rằng thay đổi là bản chất của cuộc sống. Nếu là người hay lo sợ, bạn sẽ không thích sự thay đổi. Bạn sẽ cố gắng tìm cách tạo ra xung quanh bạn một thế giới có thể đoán trước, có thể kiểm soát được và đúng như bạn đã định sẵn. Bạn sẽ cố gắng tạo ra một thế giới không gây ra nỗi sợ nào cho bạn. Nỗi sợ hãi đối khi không chỉ là một cảm giác sợ hãi; nỗi sợ hãi thực sự là nỗi sợ về chính nó. Vì vậy, bạn hãy vận dụng tối ưu tâm trí của bạn để hướng đến mục đích là sống một cuộc đời không sợ hãi.

Con người không hiểu rằng nỗi sợ chỉ đơn thuần là một vật thể. Nó chỉ là một trong vô số những khách thể trong vũ trụ mà bạn có khả năng trải nghiệm. Bạn có thể làm một trong hai điều sau đây với nỗi sợ: Bạn có thể nhận ra rằng nó có ở trong bạn và cố “phóng thích” nó, hoặc bạn giữ nó bên trong và cố gắng che giấu nó. Do mọi người không đổi diện với nỗi sợ một cách khách quan nên họ không hiểu nó. Thường thì họ cứ khư khư giữ lấy nỗi sợ hãi và cổ ngăn chặn nghĩ về nó như thế nào thì tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế rằng thay đổi là bản chất của cuộc sống. Nếu là người hay lo sợ, bạn sẽ không thích sự thay đổi. Bạn sẽ cố gắng tìm cách tạo ra xung quanh bạn một thế giới có thể đoán trước, có thể kiểm soát được và đúng như bạn đã định sẵn.

Bạn sẽ cố gắng tạo ra một thế giới không gây ra nỗi sợ nào cho bạn. Nỗi sợ hãi đối khi không chỉ là một cảm giác sợ hãi; nỗi sợ hãi thực sự là nỗi sợ về chính nó. Vì vậy, bạn hãy vận dụng tối ưu tâm trí của bạn để hướng đến mục đích là sống một cuộc đời không sợ hãi. Con người không hiểu rằng nỗi sợ chỉ đơn thuần là một vật thể.

Nó chỉ là một trong vô số những khách thể trong vũ trụ mà bạn có khả năng trải nghiệm. Bạn có thể làm một trong hai điều sau đây với nỗi sợ: Bạn có thể nhận ra rằng nó có ở trong bạn và cố “phóng thích” nó, hoặc bạn giữ nó bên trong và cố gắng che giấu nó. Do mọi người không đối diện với nỗi sợ một cách khách quan nên họ không hiểu nó. Thường thì họ cứ khư khư giữ lấy nỗi sợ hãi và cổ ngăn chặn những gì sẽ xảy ra mà có nguy cơ gây ra cho họ nỗi sợ. Họ sống qua từng ngày, luôn cố tạo ra một đời sống an toàn nhất có thể và trong tầm kiểm soát bằng cách định sẵn trong tâm trí rằng họ cần một cuộc sống như thế nào để luôn cảm thấy ổn. Tuy nhiên, đây mới chính là điều khiển thể giới trở nên đáng sợ. Quan điểm này nghe có vẻ không đáng sợ.

Nhưng không phải vậy. Nếu bạn làm thế, thế giới thực sự trở nên đáng lo ngại. Cuộc sống sẽ rơi vào tình cảnh “tôi đối kháng với nó”. Khi trong bạn tồn tại nỗi sợ hãi, sự bất an hoặc yếu đuối, và bạn cố gắng để giữ cho nó khỏi bị kích thích, sẽ không tránh khỏi có những sự kiện hoặc những thay đổi trong cuộc sống thách thức những cố gắng đó của bạn. Bởi vì bạn chống lại những thay đổi nên bạn có cảm giác đang phải vật lộn với cuộc sống. Bạn cảm thấy như thể một ai đó không hành xử theo cách mà họ nên làm, hay một sự kiện nào đó không diễn ra theo cách mà bạn muốn. Bạn nhận thấy nhiều tình huống đã xảy ra trong quá khứ gây nhiều trở ngại cho bạn, và bạn cũng xem những sự việc sẽ xảy đến trong tương lai đều là những vấn đề tiềm tàng.

Những điều mong muốn và không mong muốn, những điều tốt và xấu, tất cả đều xảy đến với bạn bởi vì bạn đã định sẵn những điều cần phải như thế nào để bạn an lòng. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang làm theo cách nói trên, nhưng không ai tự đặt nghi vấn về điều đó. Chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta cần phải định hình cuộc sống của chúng ta nên như thế nào, và sau đó làm mọi cách để nó xảy ra theo hướng đó. Chỉ những ai có cái nhìn sâu hơn, và thắc mắc tại sao chúng ta lại cần những sự kiện phải xảy ra một cách nào đó theo ý của chúng ta, mới nghi ngờ về điều này.

Do đâu chúng ta lại có quan niệm rằng cuộc sống không ổn chút nào nếu cứ mặc nó như vậy hoặc tương lại cũng chẳng ra đâu nếu cứ để mọi thứ diễn ra theo cách của nó? Ai nói rằng cuộc sống mở ra theo cách tự nhiên là không ổn? Câu trả lời là, chỉ có nỗi sợ hãi mới nói như vậy. Chính cái phần đang cảm thấy không ổn với chính nó bên trong bạn mới không thể đối mặt với sự khai mở tự nhiên của cuộc sống vì nó không nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Nếu cuộc sống mở ra theo cách kích hoạt những vấn đề nội tại của bạn theo như bạn định nghĩa, thì quả là không ổn. Bạn quan niệm thật đơn giản: Cái gì không gây phiền toái cho bạn thì ổn và cái gì khiến bạn phiền lòng thì không ổn. Chúng ta thường định nghĩa toàn bộ phạm vi kinh nghiệm về thế giới bên ngoài của chúng ta dựa trên các vấn đề nội tại của chính chúng ta. Nếu bạn muốn phát triển về tâm linh, bạn phải thay đổi cách định nghĩa này.

Nếu bạn cho rằng sự hình thành cuộc sống dựa trên phần rối ren nhất trong con người bạn, vậy thì bạn mong đợi thế giới sẽ trông như thế nào? Ắt hẳn nó sẽ trông giống như một mớ hỗn độn kinh khủng. Khi bạn phát triển về tâm linh, bạn sẽ nhận ra rằng những nỗ lực bảo vệ bản thân tránh khỏi những rắc rối thực sự lại càng tạo ra nhiều rắc rối hơn. Nếu bạn càng ra sức sắp xếp con người, nơi bạn sống, và mọi việc để chúng không gây rắc rối cho bạn, thì bạn lại càng cảm thấy như thể cuộc sống đang chống lại bạn. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống là một cuộc tranh đấu và mỗi ngày đều nặng nề vì bạn phải giành quyền kiểm soát và đấu tranh với mọi thứ.

Sẽ có sự cạnh tranh, ganh ghét đố kỵ và nỗi sợ hãi. Bạn sẽ cảm thấy rằng bất cứ ai cũng có thể gây phiền toái cho bạn vào bất cứ lúc nào. Chỉ cần một lời nói hoặc một hành xử nào đó của họ thôi cũng khiến bạn nghĩ ngay rằng điều này sẽ gây xáo trộn bên trong bạn. Điều đó biến cuộc sống thành mối đe dọa. Đó là lý do bạn phải lo lắng quá nhiều. Đó là lý do tất cả những cuộc đối thoại kiểu này cứ diễn ra hoài trong tâm trí bạn. Dẫn đến việc hoặc là bạn cố gắng để tìm cách ngăn sự việc đó không diễn ra, hoặc bạn cố gắng suy tính phải làm gì bởi vì chúng đã xảy ra rồi. Bạn đang phải chiến đấu với vạn vật, và chính điều này đã biến thế giới trở nên đáng sợ nhất trong cuộc sống của bạn.

Có một lựa chọn khác là quyết định không tranh đấu với cuộc sống. Bạn nhận thức được và chấp nhận rằng cuộc sống không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Cuộc sống thay đổi liên tục, và nếu bạn cố gắng để kiểm soát nó, bạn sẽ không bao giờ có thể sống trọn vẹn. Thay vì sống cuộc sống của mình, bạn sẽ sợ nó. Nhưng khi bạn quyết định ngừng tranh đấu với cuộc sống, bạn lại phải đối mặt với nỗi sợ hãi đã khiến bạn phải tranh đấu. May mắn thay, bạn không cần phải giữ nỗi sợ hãi này bên trong bạn. Cuộc sống thực sự vẫn | tồn tại mà không cần phải có nỗi sợ. Để đạt được cuộc sống này, trước hết chúng ta phải hiểu biết | sâu hơn về bản chất của nỗi sợ.

Một khi bạn đã có nỗi sợ hãi bên trong, bất kỳ sự kiện nào của cuộc sống đều có thể kích hoạt nó. Tương tự như một hòn đá được ném vào trong nước, thế giới với những biến động liên tục sẽ tạo ra những gợn sóng trong bất cứ điều gì đang sẵn có bên trong bạn. Điều này chẳng có gì sai. Cuộc sống tạo ra vô vàn tình huống khiến bạn phải đối mặt với những giới hạn của bản thân, nhằm loại bỏ đi những gì đang bị kìm giữ bên trong bạn. Chính những gì bị giam cầm và chôn giấu này sẽ hình thành nên gốc rễ của nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi được gây ra do những tắc nghẽn trong dòng chảy năng lượng. Khi dòng chảy năng lượng bị chặn lại, nó không thể tiếp cận và nuôi dưỡng trái tim. Do đó, trái tim bạn trở nên yếu ớt. Khi trái tim bạn yếu đi, nó trở nên mẫn cảm với cả những rung động thấp hơn và một trong những rung động thấp nhất là nỗi sợ.

Sợ hãi là nguyên nhân của mọi vấn đề. Nó là gốc rễ của mọi định kiến hẹp hòi và những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ganh ghét, và ý muốn chiếm hữu. Nếu bạn không sợ hãi, bạn có thể sống hạnh phúc viên mãn trong thế giới này. Không gì có thể phiền nhiễu bạn. Bạn sẵn lòng đối diện với mọi người và mọi vật vì không có nỗi sợ hãi nào bên trong có thể khiến bạn lo âu, bối rối.

Mục đích của phát triển tâm linh là loại bỏ những khối tắc nghẽn gây ra nỗi sợ hãi của bạn. Một cách khác là bảo vệ những khối tắc nghẽn này để chúng không gây ra cảm giác sợ hãi trong bạn. Tuy nhiên, để làm được cách thứ hai này, bạn sẽ phải cố gắng kiểm soát mọi thứ để tránh gây ra những vấn đề bên trong. Thật khó để hiểu làm sao chúng ta lại cho rằng tránh né những vấn đề bên trong là một việc làm thông minh nhưng mọi người vẫn đang làm đấy. Ai ai cũng nói rằng: “Tôi sẽ làm bất kỳ việc gì có thể để bảo vệ mọi thứ bên trong mình.

Nếu bạn nói bất cứ điều gì gây phiền toái cho tôi, tôi sẽ ra tay để tự vệ. Tôi sẽ quát lên để buộc bạn phải rút lại lời nói đó. Nếu bạn gây ra bất kỳ xáo trộn nào trong tôi, tôi sẽ khiến bạn phải hối tiếc”. Nói cách khác, nếu bất kỳ ai kích hoạt nỗi sợ trong bạn, bạn đều nghĩ rằng họ đã sai. Do đó, bạn sẽ làm tất cả mọi việc có thể để chắc chắn là họ không bao giờ lặp lại hành động này. Trước hết bạn vận dụng mọi lý lẽ để biện hộ, và sau đó bạn sẽ ra sức phòng vệ. Bạn làm bất cứ điều gì có thể để tránh được cảm giác xáo trộn bên trong.

Tuy nhiên, dần dần bạn sẽ trở nên khôn ngoan để nhận ra rằng bạn không muốn nỗi sợ này tồn tại bên trong mình. Không quan trọng ai là người kích hoạt nó. Không quan trọng tình huống nào khuấy động nó lên. Không quan trọng liệu nó có hợp lý không, hay liệu nó có đúng đắn hay không. Thật không may là đa số chúng ta đều không đủ khôn ngoan để nhận ra điều đó. Chúng ta thực sự không hết sức cố gắng để giải phóng những thứ bên trong mình; ngược lại, chúng ta luôn cố gắng để biện minh cho việc lưu giữ chúng bên trong chúng ta. Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành về tâm linh, bạn sẽ nhận thấy bạn đang giăng bẫy cho chính mình khi cứ ôm khư khư mọi thứ bên trong.

Dần dần bạn sẽ muốn thoát ra ngoài bằng mọi giá. Tiếp đó, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống cũng đang thực sự giúp bạn làm điều đó. Cuộc sống bao quanh bạn bằng con người và các tình huống khuyến khích sự phát triển. Bạn không cần phải kết luận xem ai đúng ai sai. Bạn không cần phải lo nghĩ về những vấn đề của người khác. Bạn chỉ cần sẵn lòng mở cửa trái tim khi đối diện với mọi thứ, và luôn sẵn sàng cho phép quá trình thanh lọc diễn ra. Khi làm thế, điều đầu tiên bạn nhận thấy là các tình huống diễn ra theo kiểu “tấn công” vào mọi thứ bên trong bạn. Nhưng sự thật là toàn bộ cuộc sống của bạn vốn dĩ vẫn diễn ra như thế. Điểm khác biệt duy nhất là hiện giờ bạn nhìn nhận nó như một điều tốt vì đây là cơ hội để buông bỏ.

Những thứ bên trong “dìm” bạn xuống nhưng đôi khi chúng cũng trồi lên. Khi chúng làm như thế, hãy buông thả chúng đi. Nói cách khác là bạn cho phép nỗi đau biểu lộ ra trong trái tim bạn rồi thoát ra ngoài. Nếu bạn làm theo cách này, những thứ bên trong sẽ thoát ra. Nếu bạn thật sự muốn tìm đến chân lý, bằng cách này, bạn đã tìm được cách buông bỏ mọi lúc mọi nơi. Đây là khởi đầu và kết thúc của một lộ trình toàn vẹn – bạn đã hoàn toàn thuyết phục được chính mình tuân theo quá trình thanh lọc bản thân này. Khi thích ứng với điều này, bạn sẽ bắt đầu học được định luật tinh vi của quá trình buông bó.

Có một định luật mà bạn sẽ học được ngay từ đầu cuộc chơi này vì nó là sự thật không thể tránh né. Bạn sẽ sớm học biết nó, nhưng sẽ vẫn thất bại nhiều lần khi cố gắng thực hành đúng theo nó. Định luật này rất đơn giản: Khi những thứ bên trong bạn bị công kích, hãy buông bỏ chúng ta ngay vì bạn để càng về sau sẽ càng khó khăn hơn. Sẽ không dễ dàng hơn nếu bạn trì hoãn bằng cách từ từ tìm hiểu nó với hy vọng mọi thứ sẽ trở nên bớt “gai góc” hơn. Tuy nhiên, sẽ càng khó khăn hơn nếu bạn “chia nhỏ” chúng ra từng phần – suy nghĩ về nó, trò chuyện về nó, hoặc cố gắng buông bỏ mỗi lần chỉ một ít. Nếu bạn muốn có được tự do đến từng ngóc ngách của con người bạn, bạn phải buông bỏ mọi thứ ngay một lúc vì để càng lâu sẽ càng khó khăn hơn.

Để sống theo định luật này, bạn phải hiểu các nguyên lý của nó. Trước hết, bạn phải nhận thức được rằng mọi thứ bên trong bạn đang cần được giải thoát. Sau đó, bạn phải nhận thức được rằng, bạn chính là cái chủ thể đang nhận biết những thứ đang biểu lộ bên trong bạn – bạn hoàn toàn không phải là những gì mà bạn đang trải nghiệm bên trong. Bạn đang là người nhận biết, nhưng người nhận biết là ai? Vị trí của bạn là vị trí nhận thức có định tâm, là “chỗ ngồi” của nhân chứng, chỗ ngồi của cái Tôi. Đó là nơi duy nhất mà bạn có thể buông bỏ. Ví dụ bạn nhận biết có gì đó đang bị công kích trong tim bạn. Nếu bạn thả lông và ở nguyên vị trí của nhận thức, thì ngay sau đó cảm giác mà bạn đang có sẽ thoát ra.

Nếu bạn không buông bỏ mà thay vào đó lại bị cuốn theo những cảm xúc và ý nghĩ rối bời nói trên, bạn sẽ nhìn thấy một chuỗi các sự kiện diễn ra nhanh chóng đến nỗi bạn sẽ không nhận biết được cái gì đã công kích bạn.

Nếu bạn không buông bỏ, bạn sẽ nhận thấy rằng năng lượng bị kích hoạt trong tim bạn sẽ hoạt động giống như một thỏi nam châm. Đó là một lực có sức hấp dẫn phi thường sẽ thu hút hoàn toàn tâm thức của bạn vào nó. Ngay sau đó bạn tỉnh thức trở lại, nhận ra là bạn bị mất hút. Bạn đã không duy trì được góc độ nhận thức mà bạn đã có ban đầu khi năng lượng vừa bị kích hoạt. Bạn đã rời khỏi vị trí nhận thức khách quan ban đầu khi nhìn thấy trái tim bắt đầu phản ứng. Bạn đã tham gia vào các dòng năng lượng đang di chuyển từ trái tim. Sau đó tâm thức bạn quay trở lại và nhận ra rằng bạn đã bị cuốn đi. Tâm thức bạn lại quay trở lại lần tiếp theo và cũng nhận ra rằng bạn đã hoàn toàn mất hút trong những dòng năng lượng bên trong của chính mình.

Và rồi, bạn hối tiếc, mong rằng bạn đã không nói hay làm điều gì sai. Bạn sẽ nhìn vào đồng hồ. Năm phút đã trôi qua, hoặc một tiếng, hoặc thậm chí là một năm. Bạn có thể đã đánh mất sự tỉnh thức của mình trong rất nhiều khoảnh khắc trong suốt thời gian khá dài đó. Bạn đã bị cuốn đi đâu? Bạn đã quay trở lại bằng cách nào? Chúng ta sẽ lý giải những thắc mắc này một cách ngắn gọn, nhưng điều quan trọng là khi bạn quan sát một cách tỉnh thức, bạn sẽ không bị cuốn đi đâu cả. Bạn sẽ an vị tại vị trí của sự nhận thức có định tâm và quan sát thấy mọi thứ bên trong bạn khi chúng bị công kích. Chỉ cần bạn luôn ở vị thể quan sát, bạn sẽ không bị lạc mất bên trong chính mình.

Quan trọng là phải hiểu rằng nếu bạn không buông bỏ ngay lập tức, những dòng chuyển động gây nhiễu loạn của năng lượng bị kích hoạt sẽ thu hút sự tập trung của tâm thức vào. Khi tâm thức chìm đắm trong mớ hỗn loạn đó, bạn sẽ đánh mất vị trí quan sát sáng suốt của bản thân. Điều này xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Bạn không có cảm giác mình đã di chuyển, giống như khi tâm thức bạn rời khỏi phòng nếu bạn chìm đắm vào một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình. Đơn giản là bạn lạc khỏi vị trí an định của tâm thức, nơi mà bạn có nhận thức khách quan về môi trường xung quanh.

Tâm thức của bạn bị cuốn ra khỏi vị trí định tâm – nơi mà bạn có thể quan sát nhiều nguồn năng lượng khác nhau xung quanh bạn. Vì không còn ở vị trí định tâm, tâm thức của bạn bị mất hút vào chỉ một dòng năng lượng duy nhất trong số đó mà thôi.

Tình trạng rời khỏi vị trí quan sát của bản thân nói chung không phải là một hành động có chủ đích. Sự dịch chuyển đó được tạo ra bởi các định luật hấp dẫn. Tâm thức bạn luôn bị thu hút về phía khách thể nào gây xao lãng nó nhất: ngón chân bị sưng u lên, tiếng ồn định tại, hay một tiếng lòng đang thổn thức. Điều này đúng với lực hấp dẫn bên ngoài lẫn bên trong. Tâm thức bạn sẽ di chuyển đến nơi phân tán sự tập trung chú ý của nó nhiều nhất. Đó là những gì chúng ta muốn nói khi thốt lên: “ m thanh to đến nỗi nó khiến tôi buộc phải chú ý”.  m thanh này đã lôi kéo tâm thức của bạn về phía nó.

Khi một khối tắc nghẽn bên trong bạn bị kích hoạt, một lực hấp dẫn tương tự như trên diễn ra, và tâm thức của bạn bị hút vào khối tắc nghẽn gây phiền não đó. Nơi đó trở thành vị trí quan sát mới của tâm thức bạn. Sau khi cảm giác bất ổn lắng dịu và bạn được giải phóng khỏi khối tắc nghẽn, bạn sẽ tự nhiên trôi về lại vị trí nhận thức cao ban đầu. Đó là nơi bạn an vị khi không bị phân tâm bởi những nhiễu loạn, rối rắm. Việc duy trì chính mình tại vị trí cao này rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là việc bạn luôn nhận biết những gì xảy ra khi có những xáo trộn khiến bạn phân tâm – vị thế của tâm thức sẽ rơi xuống nơi mà sự xáo trộn xảy ra, và bạn sẽ thấy toàn bộ thế giới khác đi,

Chúng ta hãy từng bước phân tích “cú rơi” này. “Cú rơi” bắt đầu khi bạn bị lôi kéo xuống chỗ có năng lượng bị nhiễu loạn. Kết quả là bạn ở tại nơi mà bạn vốn không thuộc về. Nơi mà bạn hoàn toàn không mong muốn đặt tâm thức của mình đó. Nhưng tâm thức của bạn đã bị kéo xuống đó. Giờ đây, khi bạn nhìn ra ngoài qua lăng kính của năng lượng bị nhiễu loạn, mọi thứ đều bị bóp méo bởi làn sương mù của sự hỗn loạn trong bạn. Những thứ từng trông rất xinh đẹp giờ trở nên xấu xí. Những điều bạn thích giờ trông u ám và khiến bạn thất vọng, chán nản. Nhưng thật ra không có gì thực sự thay đổi. Chỉ là do bạn đang nhìn cuộc sống từ vị trí của sự hỗn loạn đó mà thôi.

Sau mỗi một lần thay đổi trong nhận thức của bạn như thế, bạn hãy càng ý thức hơn là mình nên buông bỏ, giải phóng bản thân. Ngay khi bắt đầu nhận thấy mình trở nên không thích những người mà bạn đã từng thích, ngay khi bạn bắt đầu thấy cuộc sống trở nên khác trước, ngay vào lúc bạn nhìn nhận mọi thứ trở nên tiêu cực hơn bạn hãy buông bỏ. Đáng lẽ bạn nên buông bỏ từ trước, nhưng bạn đã không làm vậy. Càng để lâu thì càng trở nên khó khăn hơn. Lẽ ra ngay từ “củ rơi” đầu, bạn đã có thể hít vào một hơi và buông xả hết. Bây giờ bạn hãy chủ động đưa tâm thức trở về ngay vị thế cao ban đầu, thay vì phải trải qua toàn bộ chu trình theo định luật hấp dẫn nói trên.

Chu trình này là khoảng thời gian tính từ lúc bạn rời khỏi vị trí tương đối sáng suốt ban đầu cho đến khi bạn trở về đó. Khoảng thời gian này dài hay ngắn được xác định bởi độ sâu của khối tắc nghẽn năng lượng đã gây ra sự nhiễu loạn ban đầu. Ngay khi bị kích hoạt, khổi tắc nghẽn năng lượng này sẽ đi theo dòng chảy mạnh mẽ của nó. Nếu bạn không buông nó ra, bạn sẽ bị nó hút vào. Bạn sẽ không còn được tự do; bạn bị “nhốt” lại. Một khi bạn rời khỏi vị trí tương đối sáng suốt ban đầu, là bạn đã ở dưới “quyền sinh sát” của năng lượng bị nhiễu loạn. Nếu khối tắc nghẽn đó bị kích thích bởi một tình huống tiếp diễn liên tục, bạn có thể phải ở lại vị trí thấp đó trong một thời gian dài.

Nếu đó chỉ là một sự kiện lướt qua, và năng lượng được khổi tắc nghẽn giải phóng ra tiêu tán ngay lập tức thì bạn sẽ nhận thấy mình được nhanh chóng trôi ngược trở về vị trí cao ban đầu. Điều cốt yếu là chu trình này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn đã mất kiểm soát.

Đó là sự phân tích chi tiết về “cú rơi”. Khi bạn ở trong trạng thái bị nhiễu loạn, bạn sẽ có xu hướng hành động ngay, tìm cách để mọi thứ theo như mình muốn. Bạn thường không quá tỉnh táo để nhìn nhận điều gì thật sự đang xảy ra, bạn chỉ muốn sự nhiễu loạn này ngừng lại. Vì vậy bạn cảm thấy có lẽ phải dùng đến bản năng sinh tồn của mình. Có thể bạn cảm thấy bạn phải làm điều gì đó thật quyết liệt. Có thể bạn sẽ phải ly hôn, đổi chỗ ở hoặc từ bỏ công việc hiện tại. Tâm trí bắt đầu lải nhải tất cả mọi thứ bởi vì nó không thích khoảng thời gian này, và nó muốn thoát ra bằng mọi cách.

Nhưng vì bạn đã rơi xuống điểm đó, nên phản ứng tiếp theo của bạn là làm những gì mà bạn cho là tối ưu. Hãy hình dung khi bạn đang bị lạc trong năng lượng nhiễu loạn, bạn chỉ còn cách làm theo một hay nhiều trong những điều mà tâm trí mách bảo. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự bỏ công việc đang làm, hoặc điều gì xảy ra nếu bạn quyết định: “Mình đã kìm nén đủ lâu rồi. Mình phải nói cho anh ta một trận.” Bạn không biết hành động này sẽ đưa bạn đến đâu. Nếu sự xáo trộn đó chỉ diễn ra bên trong bạn thì đã đành. Nhưng một khi bạn cho phép nó bộc lộ ra, một khi bạn để cho năng lượng đó thúc đẩy bạn “ra tay” hành động, thì bạn đã để vị trí của mình hạ thấp xuống thêm một bậc.

Bây giờ thì gần như không thể buông bỏ. Nếu bạn đã lỡ quát ai đó, nếu bạn đã thiếu kiềm chế nói cho ai đó biết bạn nghĩ gì về họ trong trạng thái không tỉnh táo này, tức là bạn đã kéo tình cảm và suy nghĩ của người đó vào vùng bị nhiễu loạn bên trong bạn. Giờ thì cả hai bản ngã, của bạn và người kia, đều bị vướng mắc. Một khi bạn đã bộc phát những năng lượng này ra ngoài, bạn sẽ muốn biện hộ cho những hành động của mình và làm cho chúng nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên người kia sẽ không bao giờ đồng ý với bạn. Nếu cứ như thế, càng lúc sẽ càng có thêm nhiều năng lượng nhiễu loạn mới tiếp tục nhấn bạn xuống sâu hơn. Trước tiên, bạn rơi vào bóng tối, và sau đó bạn bộc phát bóng tối đó ra bên ngoài.

Khi làm điều này, bạn thật sự đang lấy năng lượng ra từ khối tắc nghẽn và “chuyền” nó ra bên ngoài. Khi bạn vứt bỏ những chất thải năng lượng này ra thế giới bên ngoài, nó giống như việc bạn sơn quét lên thế giới bằng những hình vẽ rồi mù của chính bạn. Bạn càng xả ra môi trường những năng lượng loại này, thì chúng sẽ quay trở về chính bạn mà thôi. Bạn sẽ bị bủa vây bởi những người tương tác với bạn theo đúng cách mà bạn đã làm với họ. Đây cũng là một dạng khác của “ô nhiễm môi trường”, và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Đó là cách vận hành của những chu trình tiêu cực. Bạn chỉ cần lấy ra một mảnh nhỏ từ bên trong bạn, thật ra đó là năng lượng nhiễu loạn bén rễ sâu từ quá khứ của bạn, và câý nó vào trái tim của những người xung quanh. Một lúc nào đó nó sẽ trở về với chính bạn. Bất cứ điều gì bạn “quẳng” ra ngoài đều dội ngược trở về. Hãy tưởng tượng nếu bạn có chuyện buồn bực và xả hết những năng lượng nhiễu loạn đó cho người khác. Đây là cách mà con người phá hỏng các mối quan hệ và hủy hoại cuộc sống của chính họ. Bạn có thể bị rơi xuống sâu đến đâu? Bạn càng trở nên yếu đi thì càng tạo cơ hội cho những khối tắc nghẽn lần lượt tấn công bạn, hết lần này đến lần khác. Bạn có thể rơi mãi cho đến khi cuộc sống của bạn là một mớ hỗn độn hoàn toàn. Bạn có thể rơi đến điểm mà bạn hoàn toàn mất kiểm soát và đánh mất khả năng định tâm của mình.

Ở trạng thái này, vị trí nhận thức ban đầu của bạn có lẽ đã trôi dạt đi xa, trong khi bạn không còn có thể định vị được nó nữa. Bạn đã bị mất hút. Giờ đây, bạn còn nghi ngờ gì nữa không, rằng chỉ cần một khối tắc nghẽn bé xíu tấn công vào trái tim bạn cũng có thể gây ra một cú rơi kéo dài suốt cả đời người? Hoàn toàn có thể

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những gì bạn cần làm để tránh sự việc trên xảy ra là buông bỏ ngay từ đầu? Nếu bạn đã làm thể hẳn bạn sẽ đi lên chứ không phải rơi xuống. Đây là quy tắc vận hành. Thực sự là điều tốt khi một khối tắc nghẽn bị tấn công. Đó là thời điểm tốt để bạn mở rộng cánh cửa nội tâm và giải phóng những năng lượng bị tắc nghẽn. Nếu bạn thả lỏng, và cho phép quá trình thanh lọc xảy ra bên trong bạn thì những năng lượng bị tắc nghẽn này sẽ được giải phóng. Khi nó được phóng thích và dâng trào lên, nó sẽ trở nên thuần khiết và hòa nhập trở lại vào trung tâm tâm thức của bạn. Năng lượng thuần khiết này sẽ khiến bạn mạnh lên thay vì yếu đi. Bạn từ từ dịch chuyển lên vị trí tâm thức ngày càng cao hơn, và bạn đã nhận ra được bí mật của sự thăng hoa. Bí mật đó là không bao giờ nhìn xuống luôn luôn nhìn lên.

Bất kể điều gì xảy ra phía bên dưới bạn, chỉ cần bạn hướng mắt lên trên và thư giãn trái tim mình. Bạn không cần phải rời khỏi vị trí của Bản thân để đối phó với bóng tối. Bóng tối sẽ tự thanh lọc chính nó nếu bạn cho phép. Việc tham gia vào bóng tối sẽ không giúp xua tan bóng tối mà còn nuôi dưỡng nó. Thậm chí không nên hướng tâm trí về phía nó. Chẳng sao cả nếu bạn nhận thấy đang có những năng lượng nhiễu loạn bên trong bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không còn bất cứ khối tắc nghẽn nào bên trong cần giải phóng. Chỉ cần ngồi tại vị trí nhận biết của tâm thức và không bao giờ rời đi. Bất chấp những gì đang diễn ra bên dưới vị trí đó, bạn chỉ cần mở rộng cửa trái tim và để chúng thoát ra ngoài. Trái tim bạn sẽ trở nên thuần khiết, và bạn sẽ không bao giờ phải biết đến cú rơi nào nữa.

Nếu bạn có ngã trên đường đi, hãy đứng dậy và quên nó đi. Vận dụng bài học trên để tăng cường quyết tâm của bạn. Hãy buông bỏ ngay sau đó. Không phải dùng đến lý lẽ, không cần đổ lỗi cho bất cứ ai và cũng không cần tìm nguyên nhân tại sao. Đừng làm gì cả. Chỉ cần buông bỏ nó ngay lập tức và thả lỏng cho năng lượng trở lại vị trí định tâm cao nhất mà tâm thức bạn có thể đạt được. Nếu bạn có cảm giác xấu hổ, hãy thả lỏng cho nó đi. Nếu bạn thấy xuất hiện nỗi sợ hãi, hãy để cho nó đi qua. Tất cả những cảm xúc này là tàn dư của năng lượng bị kìm giữ trong bạn, và giờ nó đang được thanh lọc. Hãy buông bỏ ngay khi bạn nhận thức được là trước đây bạn đã không làm thể.

Đừng lãng phí thêm thời gian, hãy sử dụng toàn bộ năng lượng bạn có để đi lên. Con người là một chủ thể cao quý được phú cho tiềm năng to lớn để khám phá những điều còn vượt trên giới hạn bản thân mình. Toàn bộ quá trình này rất thú vị, và bạn sẽ có những khoảng thời gian tốt đẹp và tồi tệ. Tất cả mọi loại sự việc sẽ xảy ra. Đó là thú vui của cuộc hành trình.

Vì vậy, hãy giữ cho mình đừng rơi. Hãy buông bỏ. Bất kể nó là cái gì, hãy buông bỏ. Sự nhiễu loạn càng lớn thì phần thưởng cho hành động buông bỏ càng lớn, và ngược lại, cú rơi sẽ tệ hại hơn nếu bạn không chịu buông bỏ. Điều này khá rạch ròi – như đen và trắng. Bạn chỉ được chọn một – buông bỏ hoặc không. Thực sự không có trạng thái ở giữa. Thế nên hãy để cho tất cả những khối tắc nghẽn và nhiễu loạn trở thành nhiên liệu cho cuộc hành trình.

Những cái đang dìm bạn xuống có thể trở thành một lực mạnh mẽ nâng bạn lên. Bạn chỉ cần phải sẵn sàng để đi lên, để thăng hoa.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Michael A. Singer
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com/

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x