Trang chủ » Chương II: Chú tâm – Thực hành

Chương II: Chú tâm – Thực hành

by Trung Kiên Lê
89 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

1 Khổ hạnh, nghiên cứu, và phó mặc thành quả cùng công trình cho Thượng Đế được gọi là kriyā yoga.

Những loại samādhi – hay định – mà ta dùng để kết thúc chương cuối rất khó tựu thành, bởi vì chúng ta phải tiếp thu từ từ. Bước đầu tiên, hay bước tiên quyết, được gọi là kriyā yoga.

Theo nghĩa đen, từ này có nghĩa thực hành yoga thông qua việc làm. Các giác quan là những con ngựa, tâm trí là dây cương, trí năng là người đánh xe, linh hồn là người cưỡi ngựa và thể xác là cỗ xe.

Nếu những con ngựa quá mạnh khỏe và không tuân theo sự điều khiển của dây cương, nếu người đánh xe không suy đoán chín chắn thì người cưỡi ngựa sẽ gặp thảm họa.

Nhưng nếu như những con ngựa – tức các giác quan – được điều khiển một cách khéo léo bởi dây cương – tức tâm trí, và nếu người đánh xe suy đoán chín chắn thì người cưỡi ngựa – tức linh hồn – sẽ đi đến đích.

Trong trường hợp này “khổ hạnh” có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là nắm chặt dây cương khi hướng dẫn thể xác và tâm trí, không để cho chúng làm gì tùy thích, mà chế ngự chúng một cách phù hợp.

“Nghiên cứu” có nghĩa là gì? Đó không phải là nghiên cứu tiểu thuyết hay sách truyện mà là nghiên cứu những kinh sách dạy cách giải thoát linh hồn. Hơn nữa, việc nghiên cứu này cũng hoàn toàn không phải là để tranh luận. Hành giả yogi được cho là đã kết thúc giai đoạn tranh luận.

Ông ta đã tranh luận quá nhiều, và đã thấy thỏa mãn. Ông ta chỉ nghiên cứu để củng cố thêm cho lòng xác tín.

Vāda và siddhānta là hai loại tri thức về kinh điển: vāda là loại tranh luận và siddhānta là loại quyết định. Khi con người hoàn toàn ngu dốt thì anh ta tiếp thu loại thứ nhất, luận chiến thuận và chống, khi đã kết thúc giai đoạn này thì anh ta tiếp thu loại siddhānta để đi đến kết luận.

Nếu chỉ đi đến kết luận suông thì chưa đủ. Cần phải thực chứng được nó. Kinh sách thì vô số mà thời gian thì có hạn, do đó, bí quyết của tri thức là chỉ chọn những phần cốt yếu. Hãy chọn phần cốt yếu và sống theo nó.

Truyện cổ Ấn Độ kể rằng nếu các bạn đặt một chén sữa hòa nước trước mặt một rājahasma – con ngỗng chúa – thì nó sẽ uống hết sữa và chừa nước lại.

Cũng theo cách đó, chúng ta hãy chọn những phần giá trị trong tri thức và loại bỏ phần cặn bã. Những bài thể dục cho trí năng là điều cần thiết lúc ban đầu, ta không nên tin theo bất cứ điều gì một cách mù quáng.

Nhưng các hành giả yogi đã vượt qua giai đoạn tranh luận, đã đi đến kết luận bất động và vững như bàn thạch. Điều duy nhất mà họ muốn làm là củng cố thêm cho kết luận đó. Đừng tranh luận, hành giả yogi bảo vậy, nếu có ai buộc các bạn phải tranh luận thì hãy im lặng.

Đừng trả lời bất kỳ cuộc tranh luận nào, mà hãy lặng lẽ bỏ đi, bởi vì tranh luận chỉ làm rối loạn tâm trí. Điều duy nhất là rèn luyện trí năng. Vậy thì được gì, có ích gì khi làm tâm trí thêm rối loạn? Trí năng chỉ là một loại khí cụ yếu ớt, chỉ có thể cung cấp cho chúng ta những tri thức bị giới hạn bởi giác quan.

Hành giả yogi muốn vượt ra ngoài các giác quan, bởi vậy đối với họ trí năng không có một tác dụng tối hậu nào. Họ biết chắc điều này, nên im lặng và không tranh luận. Mọi cuộc tranh luận đều ném tâm trí họ ra khỏi trạng thái cân bằng, gây rối loạn trong tâm, và sự rối loạn này là điều trở ngại.

Tranh luận và lý luận chỉ là những giai đoạn sơ khởi, còn có những thứ ở bên ngoài chúng.

Trọn cuộc sống không phải để dành cho những cuộc tranh đấu của thời đi học hoặc cho những xã hội ưa tranh luận “Phó mặc thành quả cùng công trình cho Thượng Đế” có nghĩa là không cho rằng mình thực hiện được điều gì, cũng không đổ lỗi cho ai, mà cứ phó thác hết mọi sự cho Thượng Đế, và giữ lòng thanh thản.

2 [Kriyā yoga đưa đến trạng thái định] và làm nhẹ đi những chướng ngại gây đau khổ.

Phần lớn chúng ta đều như những đứa bé hư hỏng, cứ để mặc tâm trí làm gì tùy thích. Bởi vậy cần phải thường xuyên luyện tập kriyā-yoga để điều khiển được tâm trí và khuất phục nó.

Chướng ngại đối với pháp môn yoga là do chúng ta mất khả năng điều khiển, khiến chúng ta đau khổ. Ta có thể loại bỏ những chướng ngại đó bằng cách điều khiển tâm trí và và chế ngự nó bằng pháp môn kriyā-yoga.

3 Những chướng ngại gây đau khổ là vô minh, tính ích kỷ, luyến cảm, ác cảm và lòng tham sống.

Có năm loại khổ đau, và sự ràng buộc năm lớp này khiến ta bị đọa. Tất nhiên vô minh là mẹ đẻ của tất cả những thứ còn lại. Nó là nguyên nhân duy nhất khiến ta khốn khổ.

Ngoài ra còn có cái gì có thể khiến ta khốn khổ? Bản chất của Linh Hồn là Thường Lạc. Cái gì có thể khiến nó phiền não, nếu không phải là vô minh, vọng tưởng, ảo tưởng? Tất cả những khốn khổ trong Linh Hồn chỉ là ảo tưởng.

4 Vô minh là cánh đồng màu mỡ sản sinh ra tất cả những thứ đi theo nó, dù những thứ đó còn đang yên ngủ, đã bị suy yếu, bị chế phục hoặc bành trướng.

Vô minh là nguyên nhân sinh ra tính ích kỷ, luyến cảm, ác cảm và lòng tham sống. Những ấn tượng này tồn tại trong nhiều trạng thái khác nhau. Đôi khi chúng yên ngủ.

Các bạn thường nghe câu nói “hồn nhiên như trẻ thơ”, thế nhưng trong đứa trẻ cũng có thể mang bản chất ma quỷ, bản chất này hé lộ từ từ. Nơi hành giả yogi, những ấn tượng này – tức những samskāra trong quá khứ – đã bị “suy yếu”, nghĩa là ở trong một trạng thái vô cùng tế vi mà ông ta có thể điều khiển được chúng, và không cho phép chúng xuất hiện.

“Bị chế phục” nghĩa là tập hợp các ấn tượng bị kìm hãm trong một thời gian bởi những ấn tượng mạnh hơn, nhưng rồi chúng sẽ xuất hiện khi tác nhân áp chế không còn nữa. Trạng thái cuối cùng là “bành trướng”, đó là trạng thái khi các samskāra – nhờ môi trường trợ duyên thuận lợi – đã hoạt động tối đa, thiện cũng như ác.

5 Vô minh nghĩa là xem cái phi Chân Ngã vô thường, bất tịnh, khổ đau là Chân Ngã thường tồn, thanh tịnh, và lạc phúc.

Tất cả những ấn tượng khác nhau đó đều có chung một nguồn gốc duy nhất: vô minh. Trước tiên, chúng ta phải hiểu vô minh là gì. Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng “Ta là thể xác, không phải là Chân Ngã thuần tịnh, ngời sáng và lạc phúc “ – và đó là vô minh. Chúng ta tư duy về Chân Ngã và xem Nó như là thể xác. Đó là một đại ảo tưởng.

6 Tính ích kỷ là sự đồng nhất Chủ Thể Nhìn với công cụ dùng để nhìn.

Chủ Thể Nhìn [ Seer] mới thực sự là Chân Ngã, là cái Thuần Tịnh, Vĩnh Viễn Linh Thánh, Vô Biên, Bất Tử. Đó là Chân Ngã của con người. Và cái gì là các khí cụ? Đó là chitta hay tâm, buddhi hay năng lực nhận thức, manas hay tâm trí, và indriya hay sáu cơ quan.

Đó là những khí cụ giúp con người nhìn ra thế giới bên ngoài, và việc đồng nhất Chân Ngã với các khí cụ đó được gọi là tính ích kỷ, phát sinh từ vô minh. Chúng ta nói: “Tôi là tâm trí”, “Tôi là tư tưởng”, “Tôi đang giận dữ”, hoặc “Tôi đang hạnh phúc”.

Làm sao chúng ta có thể giận dữ, và làm sao chúng ta có thể thù ghét? Chúng ta đồng nhất mình với Chân Ngã, Cái Đó không thể biến đổi. Nếu Nó không thể biến đổi thì làm sao Nó có thể lúc vui, lúc buồn? Nó vốn vô tướng, vô biên và toàn nhiên phổ hiện.

Cái gì có thể làm nó biến đổi? Nó nằm ngoài mọi định luật. Vậy thì cái gì có thể ảnh hưởng đến Nó được? Không một thứ gì trong vũ trụ này có thể gây ảnh hưởng đến Nó, nhưng do vô minh, chúng ta tự đồng nhất với tâm, và ngỡ rằng mình cảm nhận được khổ đau hay hạnh phúc.

7 Luyến cảm là cái nằm trong lạc thú.

Chúng ta thấy lạc thú trong những sự vật nào đó, và tâm trí, như dòng nước, tuôn chảy về chúng và việc chạy theo trung tâm lạc thú này được gọi là, có thể nói như vậy, luyến cảm.

Chúng ta không bao giờ quyến luyến với bất kỳ người nào mà ta không thích. Đôi khi, chúng ta tìm thấy lạc thú trong những sự vật vô cùng kỳ quặc, nhưng theo nguyên tắc, hễ ta thích cái gì thì mới gắn bó với cái đó được.

8 Ác cảm là cái nằm trong khổ đau.

Cái gì làm ta đau khổ thì ta lập tức tìm cách lảng tránh ngay.

9 Nổi trôi theo bản tính [do kinh nghiệm quá khứ của cái chết] và được xác lập ngay cả với những học giả, cái đó gọi là lòng tham sống.

Lòng tham sống này, các bạn thấy hiện rõ nơi mọi loài vật, và trên nền tảng lòng tham chấp đó, con người đã nỗ lực xây dựng nên học thuyết về kiếp sau, bởi vì con người quá yêu cuộc sống của họ nên mới ước mong cuộc sống ở kiếp sau.

Hiển nhiên là lập luận này cũng chẳng có giá trị gì nhiều, nhưng điều lý thú nhất trong lập luận đó là ở tại các quốc gia phương Tây, người ta cho rằng lòng tham sống chỉ áp dụng cho loài người, chứ không bao gồm loài vật.

Tại Ấn Độ, lòng tham sống đó là một trong những lập luận để chứng minh kinh nghiệm và sự tồn tại trong quá khứ.

Ví dụ, nếu đúng là tất cả những tri thức của chúng ta đều xuất phát từ kinh nghiệm thì chắc chắn rằng chúng ta đã không bao giờ trải nghiệm được những gì chúng ta không thể hình dung hay thấu hiểu. Con gà con vừa mới nở đã biết mổ thức ăn.

Chúng ta đã nhiều lần thấy những con vịt được gà mái ấp, nhưng khi chui ra khỏi vỏ trứng là chúng đã lao xuống nước, còn gà mẹ thì lo chúng sẽ bị chết chìm.

Nếu kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của tri thức thì từ đâu mà những con gà con học được cách mổ thức ăn, hay những con vịt con biết rằng nước là môi trường tự nhiên của chúng?

Nếu các bạn cho rằng điều đó là bản năng thì chẳng có nghĩa gì cả, đó chỉ việc gán một danh từ, chứ không phải lời giải thích. Bản năng này là gì? Trong ta có nhiều bản năng lắm.

Chẳng hạn, hầu hết quý bà ở đều biết đánh đàn dương cầm, và hãy nhớ rằng lúc mới học, các bạn đã cẩn thận đặt ngón tay trên các phím đen trắng, từ phím này sang phím khác, nhưng giờ đây, sau một vài năm tập luyện, các bạn có thể vừa nói chuyện với bạn bè mà ngón tay vẫn gõ đúng trên phím đàn.

Điều đó đã biến thành bản năng, trở nên tự động, nhưng theo những gì mà chúng ta được biết thì tất cả những trường hợp mà giờ đây chúng ta xem là tự động đều là lý tính bị suy thoái. Nói theo ngôn ngữ của hành giả yogi thì bản năng là lý tính bị nội trưởng.

Sự phân biệt bị nội trưởng và trở thành những samskāra tự động. Bởi vậy, thật hoàn toàn hợp lý khi cho rằng tất cả những gì mà chúng ta gọi là bản năng trong thế giới này chỉ là lý tính bị nội trưởng. Bởi vì lý tính không thể phát sinh nếu không có kinh nghiệm, cho nên mọi bản năng đều là kết quả của kinh nghiệm trong quá khứ.

Con gà sợ diều hâu, con vịt thích lội nước, những thứ đó đều là kinh nghiệm trong quá khứ. Do đó, vấn đề đặt ra là kinh nghiệm đó thuộc về một linh hồn riêng biệt hay chỉ thuộc vào thể xác, kinh nghiệm của con vịt là kinh nghiệm do tổ tiên truyền lại, hay là kinh nghiệm của chính nó.

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng kinh nghiệm đó thuộc về thể xác, nhưng các hành giả yogi thì chủ trương rằng đó là kinh nghiệm của linh hồn, được truyền thừa qua thể xác.

Đây là thuyết tái sinh. Ta đã thấy rằng mọi tri thức của chúng ta – dù ta có gọi là nhận thức lý tính, hay bản năng – cũng đều đến thông qua con đường kinh nghiệm, và tất cả những gì có thể gọi là kinh nghiệm đều là kết quả của kinh nghiệm trong quá khứ, bị suy thoái thành bản năng, rồi bản năng đó lại phục hồi thành lý tính. Khắp vũ trụ đều diễn ra như vậy.

Và tại Ấn Độ, một trong những giáo lý trọng yếu về thuyết tái sinh được xây dựng trên quan niệm đó. Theo thời gian, những kinh nghiệm sợ hãi cứ tái diễn đã tạo nên lòng tham sống. Đó là lý do vì sao đứa bé có tính sợ hãi bẩm sinh, bởi vì kinh nghiệm về đau khổ đã có sẵn đấy rồi.

Ngay cả những người có học thức, dù biết rằng thân xác này sẽ mất đi, luôn bảo: “Đừng bận tâm. Chúng ta còn có hàng trăm thể xác nữa, Linh Hồn không thể nào chết được” – nhưng ở chính nơi họ, với tất cả niềm xác tín bằng trí năng, ta vẫn thấy lòng tham sống.

Lòng tham sống này là gì? Chúng ta đã thấy nó biến thành bản năng. Theo ngôn ngữ tâm lý học của yoga thì lòng tham sống đó đã biến thành các samskāra hay ấn tượng. Những samskāra này, dù tế vi hoặc ẩn khuất, cũng đều đang yên ngủ trong tâm.

Tất cả những kinh nghiệm trong quá khứ về cái chết, tất cả những gì mà chúng ta gọi là bản năng đều là kinh nghiệm đã biến thành tiềm thức.

Chúng sống ở trong chitta hay tâm, nằm im lìm nhưng hoạt động ngầm. Những biến trạng của tâm (chitta-vritti) – tức những con sóng trong tâm trí – vốn thô, nên ta có thể đánh giá và cảm nhận được chúng, ta có thể dễ dàng điều khiển được chúng, nhưng còn những bản năng tế vi hơn thì sao?

Làm thế nào để điều khiển được chúng? Khi tôi nóng giận thì cả tâm trí tôi biến thành một con sóng giận dữ khổng lồ. Tôi cảm nhận nó, thấy nó, xử lý, có thể dễ dàng điều khiển nó, có thể chiến đấu với nó; nhưng trong trận đấu này, tôi không thể thành công hoàn toàn chừng nào tôi chưa chế ngự được nguyên nhân.

Một người nào đó ăn nói quá lỗ mãng với tôi, tôi bắt đầu thấy mình nổi nóng, anh ta cứ tiếp tục cho đến khi tôi thực sự nổi nóng, tôi quên mất mình đi và đồng nhất mình với cơn giận dữ. Trước tiên, khi anh ta bắt đầu sỉ vã tôi, tôi vẫn còn suy nghĩ: “Mình sắp nổi nóng rồi đây”.

Sự giận dữ là một chuyện và tôi là một chuyện khác, nhưng khi tôi đã nổi nóng thì tôi là cơn giận dữ. Những cảm xúc này phải được kiềm chế từ trong trứng nước dưới những hình thức tế vi, thậm chí trước cả khi chúng ta ý thức được rằng chúng đang tác động đến ta.

Với đại đa số nhân loại thì những trạng thái cảm xúc này – những cảm xúc dần dần xuất hiện từ dưới tầng ý thức – đều chưa được biết đến. Khi bọt nước nổi lên từ đáy hồ thì ta không thấy được nó, thậm chí cả khi nó nổi lên gần đến mặt nước, chỉ khi nào nó vỡ tung ra và tạo thành gợn sóng thì ta mới hay nó có mặt ở đó.

Ta chỉ sẽ thành công trong việc nắm bắt được những con sóng khi ta có thể nắm bắt được chúng trong những nguyên nhân tế vi; chừng nào chúng ta còn chưa thể nắm bắt được chúng, chưa chế ngự được chúng để chúng không biến thành dạng thô, thì không có hy vọng gì chinh phục được hoàn toàn bất kỳ một cảm xúc nào.

Để kiềm chế được cảm xúc của mình, ta phải kiềm chế chúng ngay từ lúc mới manh nha, chỉ có thế ta mới có thể thiêu hủy sạch chúng tận gốc rễ. Một hạt giống bị rán chín dẫu có gieo trên đất cũng không bao giờ nảy mầm, cũng vậy, những cảm xúc này cũng không bao giờ sinh khởi.

10 Những samskāra tế vi phải được chế ngự bằng cách chuyển hóa chúng vào trạng thái nguyên nhân.

Những samskāra này là các ấn tượng tinh tế còn sót lại, ngay cả khi những con sóng tâm thức đã bị phả hủy bởi công phu quán tưởng.

Những samskāra tế vi này phải được chế ngự bằng cách nào? Bằng cách chuyển hóa quả thành nhân. Khi chitta hay tâm, vốn là quả, thông qua trạng thái định được chuyển hóa thành nhân của nó, tức asmitā hay “Chân Ngã tính”[1] thì chỉ có những ấn tượng tế vi mới chết đi cùng nó.

11 Nhờ thiền quán mà những biến dị [thô] đều bị loại trừ.

Thiền quán là một trong những phương tiện hiệu quả để chế ngự sự phát sinh của những con sóng lớn.

Bằng thiền quán, các bạn có thể khuất phục được những con sóng này, và nếu các bạn thực hành thiền quán trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm cho đến khi nó trở thành một thói quen tự nhiên, dù các bạn không cố ý thực hành, thì giận dữ và hận thù sẽ bị chế ngự và khuất phục.

12 “Kho chứa nghiệp” bắt nguồn từ những chướng ngại gây khổ đau, và sự trải nghiệm về những chướng ngại này nằm trong đời sống hữu hình [hiện tại] hoặc trong đời sống vô hình [ở kiếp sau].

“Kho chứa nghiệp” có nghĩa là tổng số những samskāra này. Bất cứ điều gì ta làm cũng đều ném tâm trí vào một con sóng, và khi mọi việc đã xong, ta ngỡ rằng con sóng đã đi qua. Không phải thế, con sóng chỉ trở nên tế vi hơn, và vẫn có ở đó.

Khi ta cố nhớ lại sự việc đó thì nó trỗi dậy, và biến thành con sóng. Cho nên nó luôn hiện hữu ở đó, nếu không thì hẳn đã không có ký ức. Cũng vậy, mọi hành động, mọi tư tưởng dầu tốt hay xấu đều đi vào phần tận cùng sâu thẳm của tâm trí, trở nên tế vi hơn và được lưu giữ nơi đó.

Cả những tư tưởng hạnh phúc hay bất hạnh đều được gọi là “những chướng ngại gây khổ đau”, bởi vì theo các hành giả yogi thì về lâu dài, cả hai đều mang lại khổ đau. Mọi hạnh phúc xuất phát từ giác quan rốt cuộc đều mang lại khổ đau.

Mọi sự hưởng thụ đều khiến ta càng khao khát nhiều thêm nữa, và kết quả là mang lại khổ đau. Con người vốn có lòng tham vô đáy, họ cứ tiếp tục khát khao, và đến lúc không thỏa mãn được khát vọng thì kết quả là khổ đau.

Bởi vậy những hành giả yogi xem tổng số những ấn tượng, dù thiện hay ác, đều là những chướng ngại gây khổ đau, chúng cản trở Linh Hồn trên con đường giải thoát. Các samskāra cũng vậy, những nguồn gốc tế vi của mọi hành động chúng ta nên được xem như là nhân mang lại quả trong kiếp nay hoặc kiếp sau.

Trong các trường hợp ngoại lệ, khi những samskāra này quá mạnh thì chúng đem lại quả báo nhãn tiền, những hành động thiện hoặc ác ngoại lệ đem lại quả báo ngay trong kiếp này.

Các hành giả yogi thậm chí còn cho rằng những người có khả năng thu hoạch được năng lực khổng lồ của những samskāra tốt thì không phải chết, mà có thể chuyển đổi xác phàm thành thân xác của chư thiên ngay trong kiếp này.

Các hành giả yogi có nhắc đến một số trường hợp như thế trong kinh sách của họ. Những người đó chuyển đổi chính chất liệu trong thể xác theo cách sao cho họ không còn mắc bệnh nữa, và cái mà chúng ta gọi là cái chết không đến với họ.

Vì sao điều này lại không có chứ? Về phương diện sinh lý thì ăn uống có nghĩa là đồng hóa năng lượng từ mặt trời.

Trước tiên, năng lượng đó đi vào trong cây cỏ, súc vật ăn cây cỏ rồi con người lại ăn súc vật. Nói theo ngôn ngữ khoa học thì điều này có nghĩa là chúng ta nhận một khối năng lượng lớn từ mặt trời và biến chúng thành một phần năng lượng của chính mình.

Nếu đã thế thì sao lại chỉ có một cách duy nhất để tiêu hóa năng lượng chứ? Cách tiêu hóa năng lượng của cây cỏ khác với cách của chúng ta, tiến trình tiêu hóa năng lượng của trái đất khác với tiến trình của chúng ta. Nhưng tất cả đều tiêu hóa năng lượng bằng cách này hay cách khác.

Các hành giả yogi khẳng định rằng họ có thể tiêu hóa được năng lượng chỉ bằng cách dùng năng lực tinh thần, họ có thể thu nạp một khối năng lượng tùy thích mà không cần đến các phương pháp thông thường.

Giống như con nhện giăng lưới từ chính cơ thể của nó, rồi bị mắc kẹt trong lưới, và không thể đi đâu được ngoại trừ việc di chuyển dọc theo các sợi tơ trong lưới đó; chúng ta cũng vậy, chúng ta dùng chất liệu của chính thể xác của chúng ta để phóng chiếu ra một mạng lưới gọi là hệ thần kinh, để rồi giờ đây chúng ta chỉ có thể hoạt động thông qua các kênh thần kinh này.

Các hành giả yogi nói chúng ta không cần phải để cho những kênh thần kinh đó ràng buộc. Dùng một ví dụ khác, chúng ta có thể truyền tải điện đến bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng chúng ta phải dùng đến phương tiện là dây dẫn. Thiên nhiên có thể truyền tải một điện lượng khổng lồ mà chẳng cần đến sợi dây dẫn nào.

Vì sao ta không thể làm giống vậy? Chúng ta có thể gởi dòng điện tinh thần đến khắp mọi nơi. Cái mà chúng ta gọi là tâm trí cũng giống hệt như điện. Rõ ràng là dịch dẫn truyền thần kinh có một điện lượng nào đó, bởi vì nó bị phân cực, và mang đủ mọi đặc điểm của dòng điện.

Hiện nay, chúng ta chỉ có thể gởi dòng điện của chúng ta thông qua các kênh thần kinh này. Sao ta lại không gởi dòng điện tinh thần của mình đi mà không cần đến sự trợ giúp này? Hành giả yogi bảo điều đó hoàn toàn khả thi và thực tế, và khi thực hiện được điều đó thì các bạn có thể hoạt động ở khắp cả vũ trụ này.

Các bạn có thể hoạt động trong bất kỳ hình tướng nào và ở bất cứ nơi đâu, mà không cần đến sự giúp đỡ của hệ thần kinh. Khi linh hồn đang hoạt động thông qua các kênh thần kinh, chúng ta nói rằng người đó đang sống, và khi nó ngừng hoạt động thông qua người đó thì chúng ta nói rằng người đó đã chết.

Nhưng khi một người có thể hoạt động với các kênh thần kinh hoặc không có các kênh thần kinh thì đối với họ, sống chết chẳng có ý nghĩa gì. Mọi thể xác trong vũ trụ này đều được cấu tạo bằng các tanmātras, có khác nhau là do sự sắp xếp khác nhau.

Nếu các bạn là người sắp xếp thì các bạn có thể sắp một thể xác theo cách này hay cách khác. Ai là người tạo nên cái thể xác này ngoài bạn? Ai ăn, ai uống? Nếu có người khác ăn uống thay cho các bạn thì hẳn các bạn đâu còn sống nữa? Ai biến được thức ăn thành máu? Dĩ nhiên là các bạn.

Ai thanh lọc được máu và chuyển nó vào khắp các mạch máu? Chính các bạn. Chúng ta là chủ nhân của thể xác này và đang sống trong đó.

Chỉ vì chúng ta đánh mất tri thức về cách làm nó tươi trẻ lại, chúng ta trở nên máy móc, thoái hóa, chúng ta quên mất tiến trình sắp xếp các phân tử. Bởi vậy, những gì chúng ta làm một cách máy móc cần phải được điều chỉnh lại một cách thông minh.

Chúng ta là chủ nhân và phải điều chỉnh lại sự sắp xếp này, khi nào làm được điều đó thì ngay lập tức chúng ta làm tươi trẻ lại bản thân mình tùy thích, rồi chúng ta sẽ chẳng còn sinh tử hay ốm đau bệnh tật gì cả.

13 Nguyên nhân ở đó, kết quả hiện ra [dưới hình thức] các loài, tuổi thọ và kinh nghiệm về khổ lạc.

Gốc rễ, nhân hay các samskāra nằm ở đó trong tâm trí, chúng tự hiển lộ và biến thành quả. Nhân dần chết đi để biến thành quả, rồi quả trở nên tế vi hơn để biến thành nhân cho quả tiếp theo. Cây sinh ra hạt, rồi hạt trở thành nhân cho cây tiếp theo, và cứ tiếp tục như thế.

Tất cả những công việc của chúng ta hiện nay đều là quả của những samskāra trong quá khứ. Rồi những công việc này, lại tiếp tục biến thành samskāra để làm nhân cho những hoạt động trong kiếp sau, và chúng ta cứ tiếp tục như thế.

Bởi vậy, câu cách ngôn này nói rằng khi có nhân thì quả phải hiện ra dưới hình thức các loài, kẻ thành người, kẻ thành thánh, kẻ thành thú vật, kẻ khác lại thành ma quỷ.

Rồi có những nghiệp báo khác nhau trên thọ mạng, kẻ thì sống năm mươi năm, người thì sống trăm năm, lại có người chỉ sống được hai năm và không bao giờ trưởng thành, tất cả những sự khác nhau này trong đời sống đều bị chi phối bởi nghiệp trong quá khứ.

Một người sinh ra, có thể nói như vậy, nếu có số sướng thì dù có tự chôn đời chốn rừng sâu, lạc thú cũng sẽ theo anh ta đến đấy. Còn một người khác có số khổ thì đi đâu cũng gặp khổ, chuyện gì cũng đem lại đau khổ cho anh ta. Tất cả đều là quả báo từ tiền kiếp.

Theo triết học của hành giả yogi thì mọi hành vi đức hạnh đều mang đến lạc phúc, còn những hành vi độc ác sẽ mang đến khổ đau. Kẻ nào gieo nhân ác chắc chắn sẽ gặt quả khổ.

14 Chúng (tức những hành vi) đem lại quả lạc hay khổ tùy theo chúng là thiện hay ác.

15 Đối với những người có khả năng phân biệt thì tất cả – có thể nói như vậy – đều là khổ, bởi vì việc gì cũng mang lại khổ đau, hoặc là hậu quả, hoặc là do dự cảm sẽ mất đi hạnh phúc, hoặc do tham dục trỗi dậy từ những ấn tượng về hạnh phúc, và cũng là do các guna tương phản với nhau.

Các hành giả yogi cho rằng người có khả năng phân biệt, người có lương tri đều nhìn thấy thấu suốt những sự việc được gọi là khổ hay lạc, và biết rằng chúng xảy đến với mọi người, cái này tiếp nối cái kia và hòa tan vào cái kia.

Họ thấy rằng con người suốt đời cứ theo đuổi những hy vọng hão huyền và không bao giờ tựu thành ước nguyện.

Đức vua vĩ đại Yudhishthira[2] có lần nói rằng điều kỳ diệu nhất trên đời là lúc nào ta cũng thấy cảnh người chết quanh ta, nhưng ta lại nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ chết. Dù bị bao quanh bởi những kẻ ngu ngốc, nhưng ta cứ cho rằng mình là ngoại lệ duy nhất, là người uyên bác duy nhất.

Dù ở bất cứ nơi đâu ta cũng cảm nhận được sự vô thường phù ảo, nhưng ta cứ cho rằng tình yêu của mình là tình yêu duy nhất vững bền. Vì sao lại thế? Ngay cả tình yêu cũng mang tính ích kỷ, và hành giả yogi cho rằng cuối cùng chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả tình yêu vợ chồng, con cái, bè bạn cũng đều dần dần suy tàn.

Sự suy đồi tóm chặt lấy mọi thứ trong đời này. Chỉ khi mọi thứ, kể cả tình yêu, đều đổ vỡ thì con người mới chợt nhận ra thế gian này giống như một giấc mơ quá đỗi vô thường. Rồi họ mới thoáng có ý niệm về vairāgya hay sự buông xả, mới thoáng thấy được cõi bên kia.

Chỉ khi từ bỏ thế giới này thì thế giới khác mới hiển lộ với ta – đừng bao giờ bám chặt vào thế giới này. Tuy nhiên chưa từng có một linh hồn vĩ đại nào lại không từ bỏ lạc thú giác quan để đạt đến tầm vĩ đại của mình.

Căn nguyên của khốn khổ là sự xung đột giữa những thế lực (guna) khác nhau của tự nhiên, mỗi thế lực lôi kéo ta theo một cách, khiến ta không thể nào hưởng được hạnh phúc.

16 Cần phải tránh nỗi khốn khổ chưa đến với ta.

Có nghiệp (karma) ta đã gây ra trong quá khứ, có nghiệp ta đang làm trong đời hiện tại, có nghiệp đang chờ sinh quả ở tương lai.

Loại thứ nhất đã qua đi. Loại thứ hai ta sẽ phải thực hiện. Chỉ có loại thứ ba là ta có thể khuất phục và chế ngự, và chúng ta nên hướng tất cả sức mạnh về mục đích này. Đó là điều mà đại sư Patanjali muốn nói trong câu cách ngôn trước (câu 10) rằng cần phải chuyển hóa các samskāra thành trạng thái nhân.

17 Nhân của nỗi khốn khổ cần phải tránh, đó là sự giao tiếp giữa Chủ Thể năng quán với đối tượng sở quán.

Ai là Chủ Thể năng quán? Đó là Chân Ngã của con người, Purusha. Cái gì đối tượng sở quán? Đó là toàn thể thiên nhiên, bắt đầu từ tâm trí xuống đến vật chất thô sơ. Mọi khổ lạc đều xuất phát từ sự giao tiếp giữa Purusha này và tâm trí. Các bạn nên nhớ theo triết học này thì Purusha vốn thuần tịnh khi giao tiếp với thiên nhiên và được phản chiếu trong đó. Nó có vẻ như cảm thụ được khổ lạc.

18 Đối tượng sở quán – vốn được tạo thành từ những nguyên tố và cơ quan, và được xác định bởi sự sáng suốt, hành động và tính trì trệ – được dành cho mục đích của kinh nghiệm và sự giải thoát [của Chủ Thể năng quán].

Thiên nhiên – hay đối tượng sở quán – được tạo thành từ những nguyên tố tế vi và các cơ quan, có nghĩa là các giác quan, tâm trí, v.v…. Thiên nhiên đó được xác định bởi sự sáng suốt (sattva), hành động (raja) và tính trì trệ (tama). Toàn bộ mục đích của đối tượng sở quán, hay thiên nhiên, là gì?

Đó là đem lại sự trải nghiệm cho Purusha. Purusha đã quên đi, có thể nói như vậy, bản chất hùng đại như thần thánh của mình. Có một câu chuyện kể rằng vua của các vị thần là thần Indra có lần bị biến thành một con heo dầm mình trong vũng bùn.

Thần cặp kè với một con heo nái, sinh ta một bầy heo con, và lấy làm hạnh phúc. Một số vị thần khác thấy cảnh ngộ đó, bèn đến mà nói: – Ngài là vua của chư thần, có quyền sai khiến tất cả chư thần. Sao Ngài lại ở đây? Nhưng thần Indra đáp: – Cứ để mặc ta.

Ta thấy ở đây rất thỏa mái. Ta không còn quan tâm chi đến các đến các cõi trời, khi đã có được nàng heo nái với bầy heo con này. Các vị thần kia túng thế, không biết phải làm sao. Sau một hồi, họ quyết định giết cả bầy heo lần lượt từng con một.

Sau khi bầy heo bị giết sạch, thần Indra kêu gào khóc than.

Lúc đó chư thần bèn rạch bụng con heo ra và thần Indra bước ra ngoài, thần cười ha hả khi hiểu ra rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng – Ngài, vua của chư thần, đã biến thành một con heo và ngỡ rằng đời sống của loài heo là đời sống duy nhất!

Không những thế, Ngài còn muốn toàn thể vũ trụ này hòa nhập vào đời sống của loài heo! Cũng như thế đó, khi đồng nhất với thiên nhiên thì Purusha quên rằng Nó vốn thuần tịnh và vô biên. Purusha không yêu thương, Nó chính là tình yêu.

Purusha không tồn tại, Nó chính là sự tồn tại. Purusha không hiểu biết, Nó chính là tri thức. Thật là sai lầm khi nói rằng Linh Hồn yêu thương, tồn tại hay hiểu biết. Tình yêu, sự tồn tại, và tri thức không phải là các phẩm tính của Purusha mà là Bản Thể Tinh Yếu của nó.

Khi chúng được phản chiếu trên một sự vật nào thì các bạn có thể gọi chúng là những phẩm tính của sự vật đó. Chúng không phải là những phẩm tính của Purusha mà là Bản Thể Tinh Yếu của Purusha, tức Đại Ngã, đấng Hằng Hữu Vô Biên bất sinh bất diệt, được xác lập trong hào quang chói lọi của riêng mình.

Nó có vẻ như suy đồi đến mức nếu các bạn đến bảo rằng: “Ngài không phải là con heo” thì nó bắt đầu kêu eng éc và cắn bạn. Tất cả chúng ta đều như thế trong cõi māyā, trong cái thế giới như ảo mộng này, nơi chỉ toàn là khốn khổ, đau buồn và nước mắt, có đôi quả bóng vàng lăn đi và cả thế gian đua nhau tranh cướp.

Các bạn không bao giờ bị trói buộc bởi quy luật, thiên nhiên không bao giờ trói buộc các bạn. Đó là những gì các hành giả yogi nói với các bạn. Hãy kiên trì học hỏi điều đó.

Và hành giả yogi chỉ ra rằng Purusha, khi giao tiếp với thiên nhiên và tự đồng nhất mình với tâm trí và thế giới, cứ ngỡ rằng nó khốn khổ. Rồi họ tiếp tục chỉ ra rằng con đường thoát ra là thông qua kinh nghiệm. Tất cả các bạn phải trải nghiệm điều này, nhưng phải nhanh chóng hoàn tất nó.

Các bạn đã tự đặt mình vào trong lưới, và sẽ phải thoát ra ngoài. Chúng ta đã tự sa vào cạm bẫy, và sẽ phải tìm ra lối thoát. Như thế, hãy trải nghiệm tình yêu vợ chồng, bè bạn, con cái, các bạn sẽ an toàn trải qua chúng, nếu không bao giờ quên mất mình thực sự là ai.

Đừng bao giờ quên rằng đây chỉ là trạng thái tạm thời, và các bạn phải trải nghiệm nó. Kinh nghiệm về khổ đau và hạnh phúc là người thầy vĩ đại, nhưng hãy hiểu rằng nó cũng chỉ là tạm thời.

Nó sẽ từng bước đưa ta đến một trạng thái, trong đó vạn sự đều trở nên nhỏ bé, và Purusha sẽ trở nên khổng lồ đến mức cả vũ trụ này tựa hồ như một giọt nước trong đại dương, và tan mất đi vì không có. Chúng ta phải trải qua nhiều kinh nghiệm khác nhau, nhưng đừng bao giờ quên đi lý tưởng.

19 Các trạng thái của guna là cái xác định (những nguyên tố thô), cái bất định (những nguyên tố tế vi ), cái chỉ được biểu thị (trí thông minh của vũ trụ) và cái không dấu hiệu (prakriti).

Hệ thống yoga được xây dựng hoàn toàn trên triết học Sāmkhya, như tôi đã trình bày cùng các bạn trong những bài diễn thuyết trước, và một lần nữa tôi muốn nhắc các bạn về vũ trụ luận của triết học Sāmkhya. Theo Sāmkhya thì thế giới tự nhiên vừa là chất liệu vừa là nhân hữu hiệu của vũ trụ này.

Trong thế giới tự nhiên có ba loại guna hay nguyên tố, đó là: sattva, raja và tama. Tama là tất cả những gì tối tăm, ngu dốt và nặng nề, còn raja là những gì hoạt động, và sattva là sự tĩnh lặng, là ánh sáng.

Trước khi sáng tạo vũ trụ, tự nhiên được gọi là avyakta, bất định và bất phân tán – đó là một trạng thái mà trong đó không có sự phân biệt giữa danh và tướng, và cả ba guna đều được duy trì trong sự cân bằng tuyệt đối.

Rồi sự cân bằng này bị phá vỡ, ba guna này hòa hợp vào nhau theo nhiều cách thức và kết quả là sinh ra vũ trụ này. Bất kỳ nơi người nào cũng tồn tại cả ba guna này.

Khi sattva chiếm ưu thế thì phát sinh tri thức, raja chiếm ưu thế thì phát sinh hành động và tama chiếm ưu thế thì sinh ra u mê, lười nhác và trì độn.

Theo triết học Sāmkhya thì biểu hiện tối cao của thế giới tự nhiên này – gồm đủ cả ba loại guna – được gọi là mahat, tức đại trí tuệ hay trí thông minh bao trùm vũ trụ – mà trong đó trí năng của con người chỉ chiếm được một phần.

Trong triết học Sāmkhya có sự phân biệt rạch ròi giữa chức năng của manas – hay tâm trí, với chức năng của bhuddhi – hay trí năng. Chức năng của manas chỉ đơn thuần là tập hợp những ấn tượng đến từ bên ngoài rồi đệ trình lên cho buddhi – tức mahat của cá nhân – để buddhi quyết định.

Từ mahat này phát sinh ra ngã tưởng, rồi từ ngã tưởng phát sinh những nguyên tố tế vi. Các nguyên tố tế vi này hòa hợp với nhau thành nguyên tố thô để tạo thành vũ trụ ngoại tại.

Triết học Sāmkhya tuyên bố rằng từ trí năng cho đến sỏi đá, tất cả đều được cấu tạo từ cùng một chất liệu như nhau, chỉ khác nhau ở trạng thái tồn tại tinh hay thô mà thôi. Cái gì tinh là nhân, cái gì thô là quả. Cũng theo triết học Sāmkhya thì bên ngoài vũ trụ này là Purusha, chẳng phải là chất liệu gì cả.

Purusha chẳng hề giống với bất kỳ một cái gì khác, dù đó là buddhi hay tâm trí, hoặc đó là Tanmātras hay chất liệu thô. Purusha chẳng liên quan gì với thứ này, Nó hoàn toàn tách biệt, hoàn toàn khác trong bản chất, và hơn thế nữa, Purusha được cho là bất tử, vì Nó không phải là kết quả của sự hòa hợp.

Cái gì không phải là kết quả của sự hòa hợp đều không thể hoại diệt.

Theo triết học Sāmkhya thì Purusha là vô lượng. Bây giờ chúng ta sẽ hiểu câu cách ngôn này khi nó nói rằng các trạng thái của guna là cái xác định, cái bất định, cái chỉ được biểu thị và cái không dấu hiệu. “Xác định” là ý muốn nói đến những chất liệu thô, mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan.

“Bất định” là ý muốn nói đến những chất liệu tế vi, những tanmātras, mà một người bình thường không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, Patanjali bảo rằng các bạn nếu thực hành yoga một thời gian thì nhận thức trở nên tinh tế đến mức cuối cùng các bạn có thể nhận ra được các tanmātras.

Chẳng hạn, các bạn từng nghe nói mọi người có thể tỏa ra ánh hào quang quanh mình như thế nào, và hành giả yogi nói rằng họ có thể nhìn thấy được ánh hào quang đó.

Tất cả chúng ta đều không thể thấy được nó, nhưng tất cả chúng ta đều đang phóng những tanmātras ra ngoài, giống như một đóa hoa liên tục phóng ra những tanmātras để giúp ta ngửi được nó.

Mỗi ngày trong đời, chúng ta đều đang phóng ra một khối lượng thiện hoặc ác, và nơi nào ta đi tới thì bầu không khí cũng ngập tràn những chất liệu này. Đó là cách thức mà ý tưởng xây dựng đền đài, nhà thờ đã đến với tâm trí con người một cách vô thức.

Vì sao con người cần phải dựng lên những đền thờ để thờ phụng Thượng Đế? Tại sao lại không thờ phụng Ngài ở khắp mọi nơi? Ngay cả khi không hiểu lý do thì con người vẫn thấy những nơi thờ phụng Thượng Đế đều ngập tràn những tanmātras tốt.

Ngày nào người ta cũng đi đến đó, và họ càng đến đó thì họ càng thánh thiện hơn, và đền thờ càng trở nên linh thiêng hơn. Nếu một người không có nhiều trí thông minh (sattva) mà đến các đền thờ thì nơi này sẽ ảnh hưởng đến anh ta để khơi dậy được phẩm tính thông minh.

Do đó, đây là ý nghĩa của tất cả những thánh đường thiêng liêng, nhưng các bạn phải nhớ rằng tính thiêng liêng của chúng còn tùy thuộc vào độ thánh thiện của những người tập trung nơi đó. Cái khó cho con người là họ quên mất ý nghĩa ban đầu đó, và đặt cỗ xe trước con ngựa.

Chính con người dựng lên những thánh đường thiêng liêng, rồi quả lại biến thành nhân và giúp cho con người thánh thiện. Nếu chỉ có kẻ ác tìm đến thì những thánh đường thiêng liêng đó cũng trở nên tồi tệ như bao chỗ khác.

Chính con người chứ không phải là tòa nhà tạo nên thánh đường, và chúng ta lại luôn quên mất điều đó. Đó là lý do vì sao những bậc hiền triết và những người thánh thiện – những người có rất nhiều phẩm tính sattva – lại có thể tỏa trí tuệ đó ra ngoài, và ngày đêm đều gây được ảnh hưởng lớn lao đến mọi người chung quanh.

Một người có thể trở nên thuần tịnh đến mức ta sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh của vị đó. Bất kỳ ai tiếp xúc với vị đó đều sẽ trở nên thuần tịnh. Tiếp đến, “cái chỉ được biểu thị” là ý muốn nói đến buddhi hay trí năng bao trùm vũ trụ.

Đó là hiển lộ đầu tiên của tự nhiên, từ đó xuất hiện tất cả những tiến trình hiển lộ khác. Cuối cùng là “cái không dấu hiệu” hay tự nhiên.

Dường như có sự khác biệt lớn lao giữa khoa học hiện đại và tôn giáo về điểm này. Mọi tôn giáo đều cho rằng vũ trụ được sinh ra từ trí thông minh.

Học thuyết về Thượng Đế – sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa tâm lý học, tách biệt với mọi khái niệm nhân thể – cho rằng trong tiến trình sáng tạo thì trí thông minh xuất hiện trước tiên, rồi từ trí thông minh đó xuất hiện tất cả những thứ mà ta gọi là chất liệu thô.

Các triết gia hiện đại thì cho rằng trí thông minh xuất hiện sau cùng. Họ nói trí thông minh tiến hóa từ từ vào loài vật, rồi từ loài vật tiến hóa từ từ vào loài người. Họ khẳng định rằng thay vì muôn vật được tiến hóa từ trí thông minh thì trí thông minh tự nó xuất hiện sau cùng.

Cả phát biểu của tôn giáo lẫn khoa học đều đúng, dù chúng có vẻ như hoàn toàn trái ngược nhau. Thử lấy một chuỗi vô tận các ký hiệu A – B – A – B – A – B, v.v… Câu hỏi đặt ra là cái nào có trước A hay B? Nếu chọn chuỗi A – B thì các bạn cho rằng A có trước, nhưng nếu chọn chuỗi B – A thì các bạn lại cho rằng B có trước[3].

Điều đó tùy thuộc vào cách các bạn nhìn vấn đề. Trí thông minh chuyển biến thành chất liệu thô, rồi chất liệu thô lại hòa lẫn vào trí thông minh, và tiến trình cứ diễn ra như thế.

Những người theo triết học Sāmkhya và những tín đồ tôn giáo khác xếp trí thông minh lên đầu tiên, và chuỗi vô tận đó là trí thông minh rồi đến chất liệu thô. Còn các nhà khoa học hiện đại thì đặt dấu ấn lên vật chất, và nói rằng vật chất trước rồi mới đến trí thông minh.

Cả hai đều chỉ ra cùng một chuỗi xích. Tuy nhiên, triết học Ấn Độ lại vượt qua cả trí thông minh lẫn vật chất, và tìm ra Purusha hay Chân Ngã nằm bên ngoài trí thông minh, và trí thông minh chỉ vay mượn ánh sáng từ đó mà thôi.

20 Chủ thể năng quán chỉ là trí thông minh mà thôi, và dù thuần tịnh, vẫn được nhìn thấy xuyên qua màu sắc của trí năng.[4]

Đây lại là triết học Sāmkhya. Từ nền triết học này, chúng ta đã thấy rằng từ hình thức thấp kém nhất cho đến trí thông minh, tất cả đều là thế giới tự nhiên, vượt ra ngoài tự nhiên là Purusha vô phẩm tính. Vậy thì Purusha biểu hiện hạnh phúc hay bất hạnh như thế nào? Bằng sự phản chiếu.

Nếu đặt một đóa hoa màu đỏ cạnh một khối pha lê trong suốt thì khối pha lê hiện ra màu đỏ. Tương tự như vậy, Linh Hồn biểu hiện hạnh phúc hay bất hạnh chỉ bằng sự phản chiếu. Linh Hồn tự nó không có màu sắc nào.

Linh Hồn tách biệt với tự nhiên, tự nhiên là một chuyện, còn Linh Hồn là một chuyện khác, vĩnh viễn tách biệt nhau. Triết học Sāmkhya cho rằng trí thông minh là một thể hòa hợp, phát triển rồi suy tàn, nó biến đổi như thể xác, bản chất của nó gần giống như thế giới tự nhiên.

Móng tay đối với thể xác như thế nào thì thể xác đối với trí thông minh cũng như thế ấy. Móng tay là một phần của thể xác, nhưng nó có thể rụng đi hàng trăm lần, trong khi thể xác vẫn tồn tại. Tương tự như vậy, trí thông minh vẫn tồn tại qua muôn đời vạn kiếp, trong khi thể xác có thể bị hoại diệt, suy tàn.

Tuy nhiên, trí thông minh không thể trường tồn bất tử, vì nó biến đổi, phát triển rồi suy tàn. Mà bất kỳ cái gì biến đổi đều không thể trường tồn bất tử. Chắc chắn trí thông minh là cái được tạo ra, nhưng chính sự kiện đó chứng minh cho ta thấy phải có một cái gì đó ở bên ngoài nó.

Trí thông minh không thể tự do, tất cả những gì liên kết với vật chất đều nằm trong thế giới tự nhiên, và do đó, mãi mãi bị trói buộc. Ai được tự do? Người được tự do chắc chắn phải vượt ngoài nhân quả. Nếu các bạn bảo rằng quan niệm tự do chỉ là một ảo tưởng thì tôi sẽ bảo rằng quan niệm trói buộc cũng chỉ là một ảo tưởng.

Cả hai sự kiện cùng xuất hiện trong ý thức chúng ta, trụ vững nơi đó hoặc gắn bó với nhau. Đó là những quan niệm của chúng ta về tự do và trói buộc. Nếu ta muốn đi xuyên qua một bức tường thì ta sẽ va đầu vào tường, ta thấy mình bị giới hạn bởi bức tường đó.

Đồng thời, ta sẽ thấy mình có năng lực ý chí và nghĩ rằng ta có thể hướng ý chí ta đến khắp mọi nơi. Tại mỗi bước đi, những ý tưởng mâu thuẫn này lại đến với chúng ta. Ta phải tin rằng mình tự do, nhưng lúc nào ta cũng thấy mình chẳng hề được tự do.

Nếu quan niệm này là ảo tưởng thì quan niệm kia cũng là ảo tưởng nốt, vì cả hai cùng dựa trên một nền tảng chung là kinh nghiệm. Hành giả yogi nói rằng cả hai quan niệm đều đúng – chúng ta bị trói buộc xét về phương diện trí thông minh, nhưng chúng ta lại tự do xét về phương diện Linh Hồn.

Chân tính của Linh Hồn, Purusha, vượt ngoài quy luật nhân quả. Sự tự do của nó được chắt lọc qua các lớp vật chất dưới nhiều hình thức khác nhau, qua trí thông minh, tâm trí, v.v… Ánh sáng của Linh Hồn đang xuyên thấu qua tất cả.

Trí thông minh tự nó không có ánh sáng. Mỗi cơ quan đều có một trung tâm riêng biệt trong não bộ. Không chỉ có một trung tâm chung cho tất cả mọi cơ quan, mà mỗi cơ quan đều tách biệt. Tại sao mọi nhận thức đều hài hòa với nhau? Do đâu mà chúng có được sự thống nhất?

Nếu sự thống nhất đó nằm trong não bộ thì tất cả các cơ quan – mắt, mũi, tai, v.v… – hẳn cần phải có một trung tâm điều khiển duy nhất, trong khi chúng ta biết rằng mỗi cơ quan đều có trung tâm khác nhau. Nhưng con người có thể vừa nhìn vừa nghe cùng lúc, như vậy phải có sự thống nhất ở đằng sau trí thông minh.

Trí thông minh được nối kết với não bộ, nhưng đằng sau còn có Purusha thống hợp tất cả những cảm giác và nhận thức khác nhau vào chung một mối. Chính Linh Hồn là trung tâm, nơi mà mọi cơ quan khác nhau cùng hội tụ và hợp nhất.

Linh Hồn tự do, và chính sự tự do của Linh Hồn nói cho các bạn biết rằng các bạn luôn được tự do trong mọi lúc, chứ không hề bị trói buộc.

Nhưng các bạn lại nhầm lẫn khi đồng nhất sự tự do đó với trí thông minh và tâm trí. Các bạn cố gán thuộc tính tự do cho trí năng, và lập tức phát hiện ra rằng trí năng không tự do, các bạn gán thuộc tính tự do cho thể xác, và lập tức thiên nhiên bảo rằng các bạn lại phạm sai lầm nữa rồi.

Đó là lý do vì sao có ý nghĩa kết hợp đồng thời giữa tự do và trói buộc. Hành giả yogi phân tích cả hai thứ tự do cùng trói buộc, và vô minh tan biến. Ông ta thấy rằng Purusha là tự do, là cốt tủy của loại tri thức, mà thông qua buddhi lại biến thành trí thông minh, và như thế là bị trói buộc.

21 [Sự chuyển hóa diễn ra trong] bản thể của đối tượng sở quán (nghĩa là prakriti) là dành cho Ngài (nghĩa là Purusha).

Prakriti tự nó không có năng lực. Chừng nào có Purusha cận kề thì nó mới có năng lực, nhưng đây chỉ là năng lực vay mượn, cũng như ánh sáng mặt trăng chỉ là ánh sáng vay mượn. Theo các hành giả yogi thì toàn bộ cái vũ trụ hiển lộ này xuất phát từ chính prakriti, nhưng prakriti không có mục đích nào khác ngoài mục đích giải thoát cho Purusha.

22 Mặc dù prakriti bị hoại diệt đối với người đã đạt đến mục đích, song nó lại không bị hoại diệt đối với những người khác, mà vẫn là của chung đối với họ.

Toàn bộ hoạt động của thiên nhiên là làm cho Linh Hồn biết rằng nó hoàn toàn tách biệt với thiên nhiên. Khi Linh Hồn đã biết được điều đó thì thiên nhiên không còn hấp dẫn với Nó nữa. Nhưng toàn bộ thiên nhiên chỉ biến mất đối với người đã đạt giải thoát. Còn đối với vô số người khác thì thiên nhiên vẫn tiếp tục vận hành.

23 Sự giao tiếp [giữa prakriti và Purusha] là nguyên nhân của sự thực chứng về bản chất năng lực của cả đối tượng sở quán lẫn Thượng Đế của nó.

Theo câu cách ngôn này thì năng lực của Linh Hồn và thiên nhiên (nghĩa là giữa chủ thể trải nghiệm và đối tượng được trải nghiệm) trở nên hiển lộ khi chúng (nghĩa là Linh Hồn và thiên nhiên) kết hợp với nhau. Chỉ đến khi đó thế giới hiện tượng mới hiển lộ.

Vô minh là nhân của sự kết hợp này. Hàng ngày, ta thấy rằng nguyên nhân của mọi thứ hạnh phúc hay bất hạnh trong đời là do ta quyến luyến thể xác ta. Nếu tôi hoàn toàn tin chắc rằng tôi không phải là thể xác này thì tôi chẳng thèm quan tâm gì đến bất cứ chuyện nhục vinh hay khổ lạc nào nữa.

Thể xác này do sự hòa hợp mà thành. Nói rằng tôi có một thể xác, bạn có một thể xác, mặt trời có một thể xác, đó chỉ là điều tưởng tượng hoang đường. Toàn thể vũ trụ này là một đại dương vật chất, bạn là tên gọi của một hạt vật chất nhỏ bé, tôi là tên gọi của một hạt khác, và mặt trời là tên gọi một hạt thứ ba.

Chúng ta biết rằng vật chất này không ngừng biến đổi. Những thứ cấu tạo nên mặt trời đến một ngày nào đó có thể tạo thành chất liệu cho thể xác chúng ta.

24 Vô minh là nhân của nó.

Do vô minh mà chúng ta gắn bó với cái thể xác riêng biệt này, và từ đó tự dẫn mình đến cảnh khốn khổ. Quan niệm về thể xác này chỉ là sự mê tín.

Chính sự mê tín đó khiến cho chúng ta hạnh phúc hay đau khổ. Chính sự mê tín do vô minh đó khiến chúng ta cảm nhận được mọi chuyện nhục vinh hay khổ lạc. Công việc của ta là phải vượt lên trên sự mê tín này, và hành giả yogi chứng minh rằng chúng ta có thể làm được điều đó.

Người ta đã chứng minh được rằng, trong một số điều kiện tinh thần nào đó, con người có thể bị đốt mà vẫn không cảm thấy đau đớn.

Nhưng cơn phấn khích tinh thần đột xuất này chợt đến như một cơn lốc, rồi biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu luyện được khả năng này bằng pháp môn yoga thì chúng ta sẽ thường xuyên tách lìa được Chân Ngã ra khỏi thể xác.

25 Nơi nào vắng bóng cái đó (tức vô minh) thì sẽ không có kết hợp. Đây là sự hoại diệt của vô minh, và đây là sự tự tại của Chủ Thể Năng Quán.

Theo triết học Yoga này thì do vô minh mà Linh Hồn gắn kết với thiên nhiên. Mục đích của nó là thoát ra khỏi sự chế ngự của thiên nhiên đối với chúng ta. Đó là mục tiêu của mọi tôn giáo. Mỗi Linh Hồn đều là Thượng Đế trong tiềm năng.

Mục tiêu là hiển lộ thần tính tiềm ẩn bên trong ta bằng cách chế ngự thiên nhiên bên ngoài và bản tính bên trong.

Hãy làm điều này hoặc bằng công việc, hoặc bằng sùng bái, hoặc bằng sự chế ngự tâm linh, hoặc bằng triết học – bằng từng phương pháp một, hoặc bằng nhiều phương pháp hoặc bằng tất cả những phương pháp đó – và sẽ đạt tự do. Đó là toàn bộ tôn giáo.

Giáo lý, nghi lễ, kinh điển, đền thờ hay hình thức thờ phụng chỉ là những chi tiết thứ yếu. Hành giả yogi cố đạt đến mục tiêu đó bằng sự chế ngự tâm linh.

Chừng nào chưa tự giải thoát mình ra khỏi thiên nhiên thì chúng ta vẫn còn là những nô lệ, nó chỉ định thế nào thì chúng ta phải làm theo thế ấy. Hành giả yogi khẳng định người nào điều khiển được tâm trí thì cũng điều khiển được vật chất.

Bản tính bên trong còn tế vi hơn rất nhiều so với thiên nhiên bên ngoài, và khó nắm bắt hơn nhiều, khó chế ngự hơn nhiều. Bởi vậy người nào đã chinh phục được bản tính bên trong thì điều khiển được toàn thể vũ trụ bên ngoài, biến vũ trụ thành nô lệ cho mình.

Rāja-yoga đề xướng pháp môn đạt được quyền năng điều khiển này. Cần phải khuất phục được những thế lực tế vi hơn bất kỳ một thế lực nào mà chúng ta biết được trong thiên nhiên. Thể xác này chỉ lớp vỏ thô của tâm trí. Chúng không phải là hai sự vật khác nhau, mà giống như con hàu và lớp vỏ.

Chúng chỉ là hai mặt của cùng một sự vật. Bản chất bên trong của con hàu thu nhận vật chất từ bên ngoài để tạo nên lớp vỏ. Tương tự như vậy, những lực tế vi bên trong – những lực cấu thành tâm trí – thu nhận vật chất thô từ bên ngoài để tạo nên lớp vỏ bọc là thể xác.

Do đó, nếu chúng ta đã điều khiển được bên trong thì rất dễ điều khiển được bên ngoài. Hơn nữa, những lực này không khác nhau. Không phải là có một số lực thuộc về thể xác, một số lực thuộc về tinh thần; mà những lực thuộc về thể xác chỉ là sự biểu hiện thô của những lực tế vi, cũng như thế giới vật chất chỉ là sự biểu hiện thô của thế giới tế vi.

26 Phương tiện để phá hủy vô minh là luyện tập trí phân biệt không ngừng nghỉ.

Đây là mục tiêu thực sự để thực hành: phân biệt cái thực hữu với cái bất thực, hiểu rằng Purusha không phải là thiên nhiên, Nó không phải là vật chất mà cũng chẳng phải là tâm trí, và vì không phải là thiên nhiên nên Nó không thể biến dịch.

Chỉ có thiên nhiên mới biến dịch, hợp tan, tụ tán, thay đổi không ngừng. Khi chúng ta bắt đầu biết phân biệt nhờ thường xuyên luyện tập thì vô minh sẽ tan biến, và Purusha sẽ bắt đầu tỏa sáng trong thực tính của Nó, toàn trí, toàn năng và toàn nhiên phổ hiện.

27 Tri thức người đó đạt được theo bảy giai đoạn tối thượng.

Khi tri thức đến với chúng ta thì nó sẽ đến, có thể nói như vậy, lần lượt theo bảy giai đoạn, và khi đạt được một trong bảy giai đoạn này thì chúng ta biết mình đang thu hoạch tri thức. Giai đoạn đầu tiên sẽ khiến ta cảm nhận được rằng mình đã biết những điều cần phải biết.

Tâm trí sẽ không còn bất mãn nữa. Chừng nào còn khát khao tri thức thì ta còn tìm kiếm nó khắp đó đây, hễ ở nơi nào ta nghĩ rằng sẽ tìm ra chân lý nhưng lại thất bại thì ta lại bất mãn và đi tìm theo một hướng mới.

Mọi cuộc tìm kiếm đều hoài công vô ích cho đến khi nào chúng ta bắt đầu nhận ra rằng tri thức đó vốn ở trong ta, rằng không một ai có thể giúp được cho ta, mà ta phải tự giúp lấy mình.

Khi ta bắt đầu phát huy được năng lực phân biệt thì dấu hiệu đầu tiên cho thấy ta đang tiếp cận với chân lý sẽ là: trạng thái bất mãn không còn nữa. Chúng ta sẽ hoàn toàn tin chắc rằng mình đã tìm ra chân lý, và nó không thể là gì khác ngoài chân lý.

Rồi chúng ta có thể biết rằng mặt trời vẫn đang mọc, bình minh vẫn đang hé rạng, và chúng ta dùng lòng quả cảm để duy trì chân lý cho đến khi đạt được mục đích mới thôi. Giai đoạn thứ hai sẽ vắng bóng hoàn toàn mọi khổ đau.

Sẽ không có gì trong vũ trụ này, từ nội tâm cho đến ngoại giới, có thể gây cho chúng ta đau khổ nữa. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn đạt đến tri thức toàn mãn. Ta sẽ đạt đến toàn tri. Giai đoạn thứ tư kết thúc mọi bổn phận nhờ trí phân biệt. Kế đó là giai đoạn được gọi là tâm giải thoát.

Chúng ta sẽ liễu ngộ được rằng mọi điều nan giải, mọi cuộc đấu tranh và mọi trạng thái dao động của tâm trí đều rụng rơi lả tả, giống như tảng đá lăn từ đỉnh núi xuống thung lũng, và không bao giờ quay lại được nữa. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tâm liễu ngộ được rằng nó có thể dung hóa thành nhân bất cứ khi nào ta muốn.

Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy mình an trú trong Chân Ngã, thấy rằng Chân Ngã trong ta đã cô độc một mình trong khắp vũ trụ này, chưa từng có một thể xác hay tâm trí nào liên quan với Nó, lại càng không kết hợp với Nó.

Chúng làm việc riêng của chúng, còn chúng ta, do vô minh, nên kết hợp Chân Ngã vào chúng. Nhưng chúng ta đã cô độc một mình, toàn năng và toàn nhiên phổ hiện, mãi mãi hưởng lạc phúc, Chân Ngã của chúng ta thuần tịnh và toàn hảo đến mức ta không cần đòi hỏi một thứ gì khác nữa.

Chúng ta không cần đòi hỏi bất cứ một thứ gì khác để mang lại lạc phúc, vì chúng ta chính là niềm lạc phúc đó. Chúng ta sẽ thấy rằng tri thức này không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài. Khắp cả vũ trụ này, không có gì là không trở nên chói lọi sáng ngời trước tri thức đó.

Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng, hành giả yogi sẽ trở nên bình yên và tĩnh lặng, không còn cảm thấy khổ đau nữa, không bao giờ mắc ảo tưởng nữa, và không bao giờ chạm vào nỗi khốn khổ nữa. Ông ta biết mình mãi mãi hưởng lạc phúc, mãi mãi toàn hảo và toàn năng.

28 Nhờ luyện tập theo nhiều pháp môn yoga khác nhau mà những điều bất tịnh bị loại bỏ, tri thức được thắp sáng, dẫn đến trí phân biệt.

Bây giờ bàn đến những giới luật thực tiễn. Những điều chúng ta vừa bàn luận đều quá khó, vượt ngoài khả năng lĩnh hội của ta. Nhưng đó là lý tưởng. Điều cần thiết đầu tiên là phải điều khiển được thân và tâm. Rồi sự thực chứng lý tưởng sẽ trở nên kiên định. Lý tưởng thì ta đã biết rồi, vấn đề còn lại là thực hành pháp môn đạt được thực chứng.

29 Ngũ giới (yama), ngũ hạnh (niyama), tư thế (asana), kiểm soát prāna hay nguyên sinh khí (prānāyāma), kiểm soát giác quan trước các đối tượng (pratyāhāra), chú tâm (dhāranā), thiền (dhyāna) và định (samādhi) là tám chi của yoga.

30 Không sát sinh, không gian dối, không trộm cắp, không tà dâm và không thọ lãnh [lễ vật] được gọi là yama.

Muốn trở thành một hành giả yogi hoàn hảo thì cần phải từ bỏ ý tưởng về tình dục. Linh Hồn không có giới tính, vậy thì vì sao Nó lại tự làm suy đồi mình bằng ý tưởng về tình dục. Sau này ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao cần phải từ bỏ những ý tưởng này.

Tâm trí của người thọ lãnh lễ vật sẽ bị chi phối bởi tâm trí của người tặng lễ vật, bởi vậy người thọ lãnh để trở nên suy đồi. Việc thọ lãnh lễ vật có xu hướng phá hủy sự tự tại của tâm trí và biến chúng ta thành nô lệ. Bởi vậy, đừng nên nhận lễ vật.

31 Những giới cấm này – không phân biệt thời gian, không gian hay quy định của chủng cấp – là những đại nguyện phổ biến.

Những giới cấm này – bao gồm không sát sinh, không gian dối, không trộm cắp, không tà dâm và không thọ lãnh lễ vật – cần được thực hành bởi mọi hành giả yogi, không kể đó là nam hay nữ, là người lớn hay trẻ con; cần được thực hành bởi tất cả mọi người không kể đến quốc gia, xứ sở hay địa vị.

32 Giữ thanh tịnh từ trong ra ngoài, an vui, khổ hạnh, nghiên cứu và tận hiến cho Thượng Đế, đó được gọi là ngũ hạnh (niyama).

Thanh tịnh bên ngoài là giữ cho thân thể được sạch sẽ, một người bẩn thỉu không thể là hành giả yogi. Cũng cần cả thanh tịnh bên trong nội tâm nữa.

Điều này đạt được là nhờ thực hành những đức hạnh ở mục I.33. Giữ thanh tịnh bên trong dĩ nhiên có giá trị hơn thanh tịnh bên ngoài nhiều, nhưng cả hai đều cần thiết, nếu chỉ giữ thanh tịnh bên ngoài mà không có thanh tịnh bên trong thì cũng vô giá trị.

33 Khi trong tâm phát sinh tư tưởng gây chướng ngại cho pháp môn yoga thì nên vận dụng tư tưởng đối trị.

Đây là cách thực hành những đức hạnh đã được đề cập. Chẳng hạn khi một con sóng lớn giận dữ khởi dậy trong tâm trí thì chế ngự nó bằng cách nào? Bằng cách khơi dậy một con sóng đối nghịch.

Hãy nghĩ đến yêu thương. Đôi lúc một người mẹ quá tức giận chồng mình, nhưng trong khi đang ở trong trạng thái đó mà đứa con chạy đến thì bà ôm hôn đứa con, con sóng cũ lịm dần đi, con sóng mới trỗi dậy – đó là tình yêu dành cho đứa con.

Con sóng này dập tắt con sóng kia. Tình thương đối nghịch với giận dữ. Cũng tương tự như vậy, khi ý tưởng trộm cắp trỗi dậy thì hãy nghĩ đến ý tưởng không trộm cắp, khi ý tưởng thọ nhận lễ vật trỗi dậy thì hãy thay nó bằng một ý tưởng đối nghịch.

34 Những điều gây chướng ngại cho pháp môn yoga là sát sinh, giả dối, v.v… – dù là do vô tình, ngẫu nhiên hay được thừa nhận, dù là do tham lam, giận dữ hay ngu dốt, dù nhẹ, vừa hay nặng. Chúng tạo nên vô minh vô tận và khốn khổ vô biên

Nói dối hoặc khiến người khác phải nói dối, hoặc chấp nhận điều nói dối cũng đều mang tội như nhau. Một lời nói dối thật nhẹ nhàng vẫn là sự dối trá.

Mọi tư tưởng ác độc sẽ nảy bật lại, mọi tư tưởng hận thù mà các bạn ấp ủ trong lòng, dù ở trong hang động, cũng đều được tích trữ lại, và một ngày kia sẽ quật ngược lại các bạn bằng sức mạnh khủng khiếp bằng hình thức khốn khổ nào đó.

Nếu các bạn phóng chiếu ra hận thù và ghen tỵ thì chúng sẽ nảy bật lại các bạn với lãi suất gấp đôi. Không một thế lực nào có thể ngăn cản được nó, một khi đã khởi động chúng là các bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ghi nhớ điều này sẽ ngăn các bạn không làm điều ác.

35 Khi hành giả yogi đã an định trong hạnh không sát sinh thì nơi nào người đó có mặt sẽ không còn có sự thù hằn [trong tâm kẻ khác].

Nếu một người thực hiện được lý tưởng không gây tổn hại người khác thì trước mặt người đó, thậm chí một con vật mang bản tính hung dữ cũng trở nên ngoan hiền.

Con cọp và con cừu sẽ cùng nhau vui đùa trước mặt một hành giả yogi như thế, và không hại nhau. Khi đã đạt đến trạng thái đó thì chỉ các bạn mới hiểu rằng mình đã an định trong hạnh bất tổn hại.

36 Khi đã an định trong trạng thái toàn chân, hành giả yogi sẽ đạt được quyền năng đem lại thành quả cho mình và cho người khác mà không cần đến công việc.

Khi sức mạnh chân lý đã xác lập trong bạn thì dù trong giấc mơ các bạn cũng không nói điều dối trá. Các bạn sẽ trung thực trong tư tưởng, hành vi và lời nói.

Bất cứ điều gì các bạn nói cũng đều là chân lý. Các bạn có thể nói một người: “Hãy thọ hưởng lạc phúc” thì người đó sẽ được thọ hưởng lạc phúc. Nếu một người mắc bệnh và các bạn bảo: “Hãy lành bệnh” thì người đó sẽ lập tức lành bệnh.

37 Khi đã an định trong hạnh không trộm cắp, hành giả yogi sẽ có được mọi tài sản.

Càng chạy xa khỏi thiên nhiên thì nó càng theo đuổi các bạn, nếu các bạn chẳng thèm quan tâm gì đến nó thì nó trở thành nô lệ cho các bạn.

38 Khi đã an định trong hạnh không tà dâm, hành giả yogi sẽ đạt được năng lực.

Những người sống trinh khiết có được một năng lực khủng khiếp và một ý lực mãnh liệt. Không trinh khiết thì không thể có một sức mạnh tâm linh nào cả. Hạnh tiết dục đem lại cho loài người khả năng chế phục tuyệt diệu. Những vị lãnh đạo tinh thần đều là những người sống tiết dục, và đó là cái đem lại cho họ sức mạnh. Bởi vậy hành giả yogi phải sống tiết dục.

39 Khi đã an định trong hạnh không thọ nhận lễ vật, hành giả yogi sẽ nhớ lại được tiền kiếp.

Khi không nhận lễ vật từ người khác thì hành giả yogi không bị lệ thuộc vào họ, mà được ung dung tự tại. Tâm trí ông ta trở nên thuần tịnh. Với mỗi lễ vật nhận được, ông ta cũng có thể tiếp nhận cả điều xấu ác của người tặng.

Nếu không nhận lễ vật thì tâm trí ông ta được thanh tịnh, và quyền năng đầu tiên mà hành giả yogi đó có được là nhớ lại tiền kiếp.

Chỉ từ đó, hành giả yogi mới hoàn toàn kiên định theo lý tưởng của mình. Ông ta thấy mình đã đến và đi nhiều lần, và quyết tâm từ đây sẽ được giải thoát, không còn đến, chẳng còn đi, không còn làm nô lệ cho thiên nhiên nữa.

40 Khi đã an định trong tịnh hạnh thì hành giả yogi thấy ghê sợ thể xác mình, và không còn muốn chung đụng thể xác với kẻ khác.

Khi thể xác đã thực sự thanh tịnh từ trong ra ngoài thì phát sinh tư tưởng không quan tâm đến thể xác, ý tưởng giữ cho thể xác xinh đẹp không còn nữa.

Gương mặt của một tuyệt thế giai nhân đối với hành giả yogi cũng chẳng khác chi gương mặt một con vật, nếu đằng sau nó không có Tâm Linh. Còn gương mặt mà thiên hạ đều cho là quá xoàng xĩnh thì hành giả yogi lại xem như gương mặt thiên thần, nếu có Tâm Linh tỏa sáng đằng sau nó.

Khao khát thể xác là nguyên nhân khiến đời sống nhân loại suy đồi. Do đó, dấu hiệu đầu tiên cho thấy đạt được tịnh hạnh là các bạn không còn quan tâm chi đến việc các bạn là thể xác nữa. Chỉ khi nào đạt được tịnh hạnh, ta mới từ bỏ được ý tưởng về thân xác.

41 Cũng cần làm thanh tịnh sattva, làm tươi vui tâm trí, chú tâm, chế ngự các cơ quan, khế hợp cho sự thực chứng Chân Ngã.

Nhờ giữ gìn tịnh hạnh mà chất liệu sattva chiếm ưu thế, và tâm trí sẽ trở nên tập trung và vui vẻ. Dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn trở thành người có đạo tâm là các bạn vui vẻ. Vẻ mặt u sầu, ảm đạm có thể là dấu hiệu của chứng đầy hơi khó tiêu, chứ không phải là dấu hiệu của đạo tâm.

Cảm giác thoải mái, dễ chịu là bản chất của sattva. Mọi thứ đều thoải mái, dễ chịu đối với một sāttvika (hành giả mang bản chất sattva), và khi điều này xảy đến thì các bạn biết mình đang tiến bộ trong việc luyện yoga. Mọi đau khổ là do các tama sinh ra, bởi vậy các bạn phải lánh xa chúng.

Buồn rầu, ủ ê là một trong những hậu quả của tama. Chỉ có những người mạnh khỏe, người rắn chắc, người trẻ trung, người mạnh khỏe, và người quả cảm mới thích hợp hợp để trở thành hành giả yogi. Đối với hành giả yogi thì mọi thứ đều là nguồn lạc phúc, mọi gương mặt đều đem lại ông ta niềm vui thú.

Đó là dấu hiệu của một người có đạo hạnh. Khốn khổ là do tội lỗi mà ra, chứ chẳng phải do thứ gì khác cả. Việc gì các bạn phải mang bộ mặt chầm dầm buồn thảm? Điều đó thật là kinh khủng. Nếu các bạn mang bộ mặt chầm dầm buồn thảm thì ngày đó đừng có đi ra ngoài, mà hãy tự giam mình ở nhà.

Các bạn có quyền gì mà mang bệnh tật gieo rắc khắp thế gian? Khi đã điều khiển được tâm trí thì các bạn điều khiển được thể xác; thay vì làm nô lệ cho cỗ máy này, các bạn hãy biến nó thành nô lệ cho mình. Cỗ máy này, thay vì kéo linh hồn đi xuống, sẽ là một trợ thủ đắc lực.

42 Nhờ an vui mà đạt lạc phúc tối cao.

43 Hành xác, khổ hạnh để hủy diệt những điều bất tịnh, điều đó đem đến cho họ quyền năng.

Kết quả của lối tu khổ hạnh đôi khi có thể được thấy ngay lập tức bằng những quyền năng cao siêu như khả năng nghe, thấy được từ xa, v.v…

44 Nhờ niệm mật chú (mantra) mà thực chứng được Thượng Đế đã chọn[5].

Đấng mà các bạn muốn thực chứng càng cao siêu thì công phu hành đạo càng vất vả.

45 Nhờ chí tâm tận hiến cho đấng Iśvara mà đạt được samādhi (định).

Nhờ chí tâm tận hiến cho đấng Chí Tôn mà đạt được đại định.

46 Tư thế phải vững vàng và thoải mái.

Bây giờ bàn đến āsana hay tư thế. Các bạn cần phải có tư thế ngồi vững vàng, nếu không thì không thể thực hành điều tức cùng những bài tập khác. Tư thế ngồi vững vàng có nghĩa là các bạn không còn cảm thấy có thể xác nữa.

Nói chung, khi mới bắt đầu ngồi được vài phút thì các bạn cảm thấy khó chịu đủ thứ. Nhưng khi đã vượt qua được ý niệm về thể xác vật chất thô này thì các bạn đánh mất toàn bộ cảm nhận về thể xác. Các bạn sẽ không còn cảm nhận khổ lạc.

Và khi nhận thức lại được điều đó thì các bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thư thái. Đây mới là sự nghỉ ngơi duy nhất thực sự mà các bạn có thể đem lại cho thể xác.

Khi đã thành công trong việc điều khiển thể xác và giữ cho nó vững vàng thì các bạn sẽ thực hành đều đặn, khi thể xác còn gây phiền toái thì thần kinh bị quấy nhiễu, và các bạn không thể nào tập trung tư tưởng được.

47 Nhờ buông lỏng xu hướng tự nhiên [muốn hoạt động, do việc đồng hóa với thể xác gây ra], nhờ quán tưởng về cõi Vô Biên [mà tư thế trở nên vững vàng và thoải mái].

Ta có thể làm cho tư thế ngồi được vững vàng và thoải mái bằng cách quán tưởng về cõi Vô Biên. Ta không thể thực sự quán tưởng đến cõi Vô Biên siêu việt, nhưng có thể quán tưởng về bầu trời vô tận.

48 Khi đã khắc phục được tư thế rồi thì những sự vật nhị nguyên không còn gây chướng ngại nữa.

Những sự vật nhị nguyên – thiện ác, nóng lạnh, cùng tất cả những sự vật đối lập – sẽ không còn gây nhiễu loạn cho các bạn nữa.

49 Điều khiển hơi thở vào ra đi theo sau điều này.

Khi đã khắc phục được tư thế rồi thì chuyển động của prāna bị phá vỡ và bị chế ngự. Ta tiếp tục đi đến giai đoạn prānāyāma – điều khiển những dòng sinh lực của cơ thể. Prāna không phải là hơi thở, mặc dù nó thường được dịch như vậy.

Nó là tổng số của năng lượng vũ trụ. Nó cũng là năng lượng trong mỗi cơ thể, và chuyển động rõ ràng nhất của nó là chuyển động của phổi. Chuyển động này do prāna tạo ra khi cuốn vào hơi thở, và đó là cái mà ta tìm cách điều khiển bằng prānāyāma. Chúng ta bắt đầu bằng cách điều khiển hơi thở như là phương pháp dễ nhất để điều khiển được prāna.

50 Prānāyāma biến đổi theo ba cách, đó là: ngoài, trong và bất động, những biến đổi này được điều tiết theo vị trí, thời gian và số lượng, và xa hơn nữa là dài hoặc ngắn.

Có ba loại chuyển động trong prānāyāma: 1. hít vào, 2. thở ra, và 3. kìm hơi thở trong phổi hoặc không cho hơi thở vào trong phổi. Những chuyển động này còn thay đổi theo nơi chốn và thời gian. “Điều tiết theo vị trí” có nghĩa là giữ prāna tại một vị trí đặc biệt nào đó trong cơ thể.

“Điều tiết theo thời gian” có nghĩa là nên giữ prāna bao lâu tại vị trí đặc biệt đó, và chúng ta được chỉ dẫn cách thực hành chuyển động này bao nhiêu giây, chuyển động kia bao nhiêu giây. Kết quả luyện tập prānāyāma được gọi là udghāta, hay đánh thức được Kundalini.

51 Chuyển động thứ tư là kìm giữ prāna để hướng nó đến các đối tượng bên ngoài hoặc bên trong.

Đó là loại prānāyāma thứ tư. Có thể hướng prāna ra bên ngoài hoặc vào bên trong.

[Câu cách ngôn trên có thể được dịch và giải thích như vầy: “Prānāyāma thứ tư là cái xả bỏ cả chuyển động bên ngoài lẫn bên trong của prāna” Khi đã loại bỏ được cách hít thở vào ra – được điều tiết theo vị trí, thời gian, số lượng, v.v… theo cách mô tả trong câu cách ngôn trên – thì ta đến loại prānāyāma thứ tư.

Nó bao gồm việc ngừng đều đặn trong quá trình hít thở, điểm khác nhau giữa cách mô tả trong câu cách ngôn trên với cách này là vầy: theo cách sau thì việc ngừng hít thở bị tác động bởi đối tượng, và đạt được theo từng giai đoạn.

Đặc điểm của nó là vắng bóng hoàn toàn mọi chuyển động hô hấp, tiếp theo là ngưng hô hấp hoàn toàn. Thiết tưởng không cần phải nói là những bài luyện tập này, cũng như những bài tập khác trong rāja-yoga, chỉ nên thực hành dưới hướng dẫn của một chân sư].

52 Nhờ đó mà xua tan đi bức màn che phủ ánh sáng của chitta – hay tâm.

Chitta – hay tâm – tự bản chất được phú bẩm mọi tri thức. Nó được tạo bởi chất liệu sattva, nhưng lại bị raja và tama che phủ, và prānāyāma loại bỏ bức màn che phủ này.

53 Tâm trí trở nên khế hợp cho việc chú tâm (dhāranā).

Sau khi bức màn che phủ bị loại bỏ, chúng ta có thể tập trung tâm trí.

54 Pratyāhāra – hay kiềm chế các cơ quan – có được hiệu lực nhờ từ bỏ đối tượng của chúng và tiếp nhận, có thể nói như vậy, hình thức của tâm. Các cơ quan nhận thức là những trạng thái khác nhau của tâm.

Tôi nhìn một cuốn sách: hình thức không nằm nơi cuốn sách, mà ở trong tâm trí tôi. Một cái gì đó ở bên ngoài gợi lên hình thức cuốn sách, nhưng hình thức thực của nó lại ở trong tâm.

Các cơ quan nhận thức tự đồng nhất mình với bất cứ đối tượng nào đến với chúng, và tiếp nhận hình thức đó. Nếu các bạn không để tâm tiếp nhận những hình thức đó thì tâm trí sẽ luôn tĩnh lặng. Đây được gọi là pratyāhāra.

55 Rồi ta điều khiển được hoàn toàn các cơ quan.

Khi hành giả yogi kiềm chế các cơ quan nhận thức, không để chúng tiếp nhận những hình tướng và đối tượng bên ngoài để đồng nhất với tâm thì người đó đã hoàn toàn điều khiển được các cơ quan.

Khi các cơ quan đã hoàn toàn bị điều khiển thì mọi cơ bắp và hệ thần kinh cũng nằm dưới sự điều khiển, bởi vì các cơ quan là trung tâm của mọi cảm giác và hành động. Các cơ quan được chia thành các cơ quan cảm giác và các cơ quan hành động.

Khi đã điều khiển được các cơ quan rồi, hành giả yogi có thể điều khiển được cảm xúc và hành động, toàn bộ cơ thể đều nằm dới quyền điều khiển của ông ta.

Chỉ đến lúc đó, con người mới cảm nhận được niềm vui được sinh ra đời. Rồi con người có thể nói một cách chân thành: “Tôi được sinh ra đời, thật là một phúc lành”. Khi đã điều khiển được các cơ quan thì chúng ta mới cảm nhận được thể xác này kỳ diệu biết bao.

[1] Đại sư Vivekanada dịch asmitā là “I-consiouness” (Ý Thức về Chân Ngã), tự điển Oxford dịch là “I-am-ness”; một số tư liệu Phật giáo dịch là “ngã mạn”.

[2] Tên vị vua của dòng họ Pandava trong bộ sử thi Mahabharata.

[3] Đây là cách giải thích rất hay cho vấn đề con gà có trước hay trứng gà có trước? Nếu xem con gà là A và trứng gà là B thì xem như đã giải quyết được vấn đề.

[4] Nguyên văn ghi là “The Seer is intelligence only, and though pure, sees through the colouring of the intellect” tôi ngờ là sai do lỗi morass, tra theo bản trên mạng, thấy ghi là “The Seer is intelligence only, and though pure, seen through the colouring of the intellect”. Theo lời chú giải thì seen hợp lý hơn, nên tôi dịch theo cách này.

[5] Tức Thượng Đế mà tín đồ chọn làm lý tưởng của mình [Ghi chú trong nguyên tác].

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x