Trang chủ » CHƯƠNG III: DANH NGÔN, DANH CÚ

CHƯƠNG III: DANH NGÔN, DANH CÚ

by Trung Kiên Lê
316 views

Vài lời thưa trước

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ và TÁC PHẨM

Chương I: Thời đại và cuộc sống

Chương II: Tác phẩm

Chương III: Văn bộ Trang Tử

Chương IV: Học thuyết của Trang

Kết

II. NỘI THIÊN

Chương I: Thảnh thơi tự tại (Tiêu dao du)

Chương II: Mọi vật ngang nhau (Tề vật luận)

Chương III: Phép dưỡng sinh (Dưỡng sinh chủ)

Chương IV: Thế gian (Nhân gian thế)

Chương V: Đức sung mãn và tự nhiên (Đức sung phù)

Chương VI: Đạo là đại tôn sư của ta (Đại tôn sư)

Chương VII: Lí tưởng của đế vương (Ứng đế vương)

III. NGOẠI THIÊN

Chương VIII: Ngón chân dính nhau (Biền mẫu)

Chương IX: Móng ngựa (Mã đề)

Chương X: Mở tráp (Khư khiếp)

Chương XI: Phóng nhiệm và khoan dung (Tại hựu)

Chương XII: Trời đất (Thiên địa)

Chương XIII: Đạo trời (Thiên đạo)

Chương XIV: Sự vận chuyển của trời (Thiên vận)

Chương XV: Mài luyện ý chí (Khắc ý)

Chương XVI: Sửa tính (Thiện tính)

Chương XVII: Nước mùa thu (Thu thuỷ)

Chương XVIII: Cực vui (Chí lạc)

Chương XIX: Hiểu được sự sống (Đạt sinh)

Chương XX: Cây trong núi (Sơn mộc)

Chương XXI: Điền Tử Phương

Chương XXII: Trí đi chơi phương bắc (Trí bắc du)

IV. TẠP THIÊN

Chương XXIII: Canh Tang Sở

Chương XXIV: Từ Vô Quỉ

Chương XXV: Tắc Dương

Chương XXVI: Ngoại vật

Chương XXVII: Ngụ ngôn

Chương XXVIII: Các ông vua nhường ngôi (Nhượng vương)

Chương XXIX: Đạo Chích

Chương XXX: Giảng về kiếm thuật (Thuyết kiếm)

Chương XXXI: Ông chài (Ngư phủ)

Chương XXXII: Liệt Ngự Khấu

Chương XXXIII: Thiên hạ

PHỤ LỤC

Chương I: Những biến cố lớn xảy ra trong đời Trang tử

Chương II: Bảy bài đã dịch trong bộ Liệt tử và Dương tử

Chương III: Danh ngôn, danh cú

Các Danh ngôn, danh cú sau đây tôi chép theo các bản chữ Hán đăng trên mạng[902], lời dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê, ghi thêm phiên âm và để tiện tham khảo tôi ghi thêm tên bài, thay vì chỉ ghi tên thiên.

1. 且夫水之積也不厚,則其負大舟也無力。

Thả phù thủy chi tích dã bất hậu, tắc kì phụ đại chu dã vô lực.

Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. (Tiêu dao du 1).

2. 至人無己,神人無功,聖人無名。

Chí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh.

Bậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh[903]. (Tiêu dao du 1).

3. 庖人雖不治庖,屍祝不越樽俎而代之矣。

Bào nhân tuy bất trì bào, thi chúc bất việt tôn trở nhi đại chi hĩ.

Người bếp mà không biết nấu nướng thì người đại diện cho người chết[904] và người chủ tế cũng không bỏ chức vụ của mình mà thay người bếp được. (Tiêu dao du 2).

4. 大知閑閑,小知間間;大言炎炎,小言詹詹。

Đại trí nhàn nhàn, tiểu tri gian gian; đại ngôn viêm viêm, tiểu ngôn chiêm chiêm.

Đại trí thì bao quát, tiểu trí thì phân biệt những cái nhỏ nhặt; lời nói sâu sắc thì sáng rõ, lời nói thô thiển thì rườm, tế toái. (Tề vật luận 2).

5. 物無非彼,物無非是;自彼則不見,自知則知之。故曰:彼出於是,是亦因彼。

Vật vô phi bỉ, vật vô phi thị; tự bỉ tắc bất kiến, tự tri tắc tri chi. Cố viết: Bỉ xuất ư thị, thị diệc nhân bỉ.

Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được. Cho nên mới bảo cái kia là tự cái này mà ra, mà cái này cũng tự cái kia mà có. (Tề vật luận 3).

6. 狙公賦,曰:“朝三暮四。”眾狙皆怒。曰:“然則朝四而暮三。”眾狙皆悅。

Thư công phú, viết: “Triêu tam mộ tứ”. Chúng thư giai nộ. Viết: “Nhiên tắc triêu tứ nhi mộ tam”. Chúng thư giai duyệt.

Ông già nuôi khỉ, bảo chúng: “Tao cho chúng bây sáng ba [trái lật[905]], chiều bốn [trái]. Chúng bây chịu không?”. Chúng đều bất bình. Ông già bèn bảo: “Thế thì sáng bốn [trái], chiều ba. Chịu không?”. Chúng đều mừng. (Tề vật luận 5).

7. 毛嬙麗姬,人之所美也;魚見之深入,鳥見之高飛,麋鹿見之決驟,四者孰知天下之正色哉?

Mao Tường Lệ Cơ, nhân chi sở mĩ dã; ngư kiến chi thâm nhập, điểu kiến chi cao phi, mi lộc kiến chi quyết sậu, tứ giả thục tri thiên hạ chi chính sắc tai?

Nàng Mao Tường và nàng Lệ Cơ được mọi người khen là đẹp, vậy mà thấy họ tới thì cá lặn sâu, chim bay cao, hươu nai chạy dài. Cái đẹp theo bốn loài đó, cái đẹp nào là lí tưởng (chính sắc)? (Tề vật luận – bài 10).

8. 不知周之夢為胡蝶與,胡蝶之夢為周與?

Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dữ, hồ điệp chi mộng vi Chu dữ?

Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hoá bướm hay là bướm mộng thấy hoá Chu. (Tề vật luận 15).

9. 吾生也有涯,而知也無涯。以在涯隨無涯,殆已;已而為知者,殆而已矣。

Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai. Dĩ tại nhai tùy vô nhai, đãi dĩ; dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ.

Đời người thì có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà đuổi cái vô cùng thì tinh thần sẽ mệt mỏi; đã mệt mỏi mà không ngừng nữa thì sẽ chết mất. (Dưỡng sinh chủ 1).

10. 以無厚入有間,恢恢乎其於游刃必有餘地矣。

Dĩ vô hậu nhập hữu gian, khôi khôi hồ kì ư du nhận tất hữu dư địa hĩ.

Đưa những lưỡi thật mỏng ấy vào những kẽ ấy thì thấy dễ dàng như đưa vào chỗ không. (Dưỡng sinh chủ 2).

11. 指窮於為薪,火傳也,不知其盡也。

Chỉ cùng ư vi tân, hỏa truyện dã, bất tri kì tẫn dã.

Hết thanh củi này tới thanh củi khác, nhưng lửa vẫn lan tới vô cùng[906]. (Dưỡng sinh chủ 6).

12. 以火救火,以水救水,名之曰益多。

Dĩ hỏa cứu hỏa, dĩ thủy cứu thủy, danh chi viết ích đa.

Dùng lửa để diệt lửa, dùng nước để ngăn nước, chỉ tăng thêm tội ác của ông ta[907]. (Nhân gian thế 1).

13. 名也者,相軋也;知也者,爭之器。二者凶器,非所以盡行也。

Danh dã giả, tương loát dã; trí dã giả, tranh chi khí. Nhị giả hung khí, phi sở dĩ tận hành dã.

Hiếu danh gây ra sự khuynh loát lẫn nhau, mưu trí tạo ra những phương tiện để tranh giành. Hai cái đó đều là những khí cụ bất tường; không làm cho hành vi con người được tận thiện[908]. (Nhân gian thế 1).

也。天下有道,聖人成焉;天下無道,聖人生也。方今之時,僅免刑焉。福輕乎羽,莫之知載;禍重乎地,莫之知避。

Phượng hề phượng hề, hà đức chi suy dã. Lai thế bất khả đãi, vãng thế bất khả truy dã. Thiên hạ hữu đạo, thánh nhân thành yên; thiên hạ vô đạo, thánh nhân sinh dã. Phương kim chi thời, cận miễn hình yên. Phúc khinh hồ vũ, mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa, mạc chi tri tị.

Con phượng kia, con phượng kia,

Sao mà đức suy như vậy?

Không thể biết trước[909] được tương lai,

Không thể trở lui được về dĩ vãng.

Khi thiên hạ thịnh trị,

Thì thánh nhân thực hiện sứ mệnh mình.

Khi thiên hạ loạn lạc,

Thì thánh nhân bảo toàn thân mình.

Như thời này thì chỉ cầu đừng bị hình phạt.

Hạnh phúc nhẹ hơn cái lông,

Mà không biết ai biết nhận lấy nó.

Tai hoạ nặng hơn trái đất,

Mà không ai biết tránh nó. (Nhân gian thế 8)

15. 山木自寇也,膏火自煎也,桂可食,故伐之;漆可用,故割之。人皆知有用之用,而莫知無用之用也。

Sơn mộc tự khấu dã, cao hỏa tự tiên dã, quế khả thực, cố phạt chi; tất khả dụng, cố cát chi. Nhân giai tri hữu dụng chi dụng, nhi mạc tri vô dụng chi dụng dã.

Cây trên núi tự rước lấy búa rìu vào thân; mỡ tự dẫn lửa nên phải cháy; cây quế ăn được nên bị lột vỏ, cây sơn nhựa dùng được nên bị rạch vỏ. Ai cũng biết chỗ dùng được của vật hữu dụng, mà không biết chỗ dùng được của cái vô dụng. (Nhân gian thế 9).

16. 自其異者視之,肝膽楚越也;自其同者視之,萬物皆一也。

Tự kì dị giả thị chi, can đảm Sở Việt dã; tự kì đồng giả thị chi, vạn vật giai nhất dã.

Xét chỗ dị biệt của vạn vật thì lá gan và trái mật khác nhau cũng như nước Sở và nước Việt; xét chỗ giống nhau thì vạn vật chỉ là một. (Đức sung phù 1).

17. 人莫鑒於流水而鑒於止水。

Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy.

Người ta không soi bóng vào một dòng nước chảy mà vào một dòng nước đứng. (Đức sung phù 1).

18. 鑒明則塵垢不止,止則不明也。久與賢人處則無過。

Giám minh tắc trần cấu bất chỉ, chỉ tắc bất minh dã. Cửu dữ hiền nhân xử tắc vô quá.

Gương mà sáng thì không bị bụi đóng vào; nếu bị bụi đóng vào thì gương bị mờ. Ở với hiền nhân lâu thì không còn lầm lỗi nữa. (Đức sung phù 2).

19. 德有所長而形有所忘。人不忘其所忘而忘其所不忘,此謂誠忘。

Đức hữu sở trường nhi hình hữu sở vong. Nhân bất vong kì sở vong nhi vong kì sở bất vong, thử vị thành vong.

Có đức lớn thì có thể làm cho người khác quên hình thể xấu xa kì quái của mình đi. Người nào không quên cái đáng quên [tức hình thể], mà quên cái không đáng quên [tức cái đức], người đó mới thực là quên[910] [nghĩa là không nhớ cái gì đáng khinh, cái gì đáng quí]. (Đức sung phù 5).

20. 泉涸,魚相與處於陸,相呴以濕,相濡以沫,不如相忘乎江湖。

Tuyền hạc, ngư tương dữ xử ư lục, tương ha dĩ thấp, tương nhu dĩ mạt, bất như tương vong hồ giang hồ.

Suối mà cạn thì cá cùng trốn với nhau trong bùn, phà hơi cho nhau, phun dãi nhớt vào nhau; như vậy sao bằng ở trong sông, hồ mà quên nhau. (Đại tôn sư 1).

21. 夫大块载我以形,劳我以生,佚我以老,息我以死。故善生者,乃所以善死也。

Phù đại khối tái ngã dĩ hình, lao ngã dĩ sinh, dật ngã dĩ lão, tức ngã dĩ tử. Cố thiện sinh giả, nãi sở dĩ thiện tử dã.

Vũ trụ cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để cho ta an nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi. Vậy coi sống là cái phúc thì cũng coi chết là cái phúc. (Đại tôn sư 3).

22. 相與於無相與,相為於無相為。

Tương dữ ư vô tương dữ, tương vi ư vô tương vi.

Liên hệ với nhau mà không để lộ sự liên hệ ấy, giúp đỡ lẫn nhau mà vẫn vô tâm (Đại tôn sư 4).

23. 鳧脛雖短,續之則憂;鶴脛雖長,斷之則悲。

Phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi.

Chân vịt tuy ngắn, nếu nối cho dài ra thì vịt sẽ đau; chân hạc tuy dài, nếu cắt ngắn đi thì hạc sẽ khổ. (Biền mẫu 2).

24. 夫小惑易方,大惑易性。

Phù tiểu hoặc dịch phương, đại hoặc dịch tính.

Mê hoặc nhỏ thì làm thay đổi phương hướng, còn mê hoặc lớn thì làm thay đổi bản tính. (Biền mẫu 4).

25. 故跖之徒問於跖曰:“盜亦有道乎?”跖曰:“何適而無道邪?夫妄意室中之藏,聖也;入先,勇也;出後,義也;知可否,知也;分均,仁也。五者不備,而能成大盜者,天下未之有也。”

Cố Chích chi đồ vấn ư Chích viết: “Đạo diệc hữu đạo hồ?” Chích viết: “Hà quát nhi vô đạo da? Phù vọng ý thất trung chi tàng, thánh dã; nhập tiên, dũng dã; xuất hậu, nghĩa dã; tri khả phủ, trí dã; phân quân, nhân dã. Ngũ giả bất bị, nhi năng thành đại đạo giả, thiên hạ vị chi hữu dã”.

Môn đệ của Đạo Chích[911] hỏi hắn: “Làm nghề ăn cướp cũng có đạo chăng?” Chích đáp: “Ở đâu mà chẳng có đạo? Đoán được trong nhà có chỗ giấu của, đó là [tài] thánh đấy; vô trước [cả bọn] là dũng đấy, ra sau là nghĩa đấy; biết việc có làm được hay không là trí đấy; chia nhau cho đều là nhân đấy. Không có đủ năm đức ấy mà thành ăn cướp giỏi, là điều chưa hề có”. (Khư khiếp 3).

26. 聖人不死,大盜不止。

Thánh nhân bất tử, đại đạo bất chỉ.

Thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết. (Khư khiếp 4).

27. 彼竊鈎者誅,竊國者為諸侯。

Bỉ thiết câu giả tru, thiết quốc giả vi chư hầu.

Ai ăn cắp một cái móc [đai lưng] thì bị tử hình; ai ăn cắp một nước thì thành vua chư hầu. (Khư khiếp 4).

28. 故絕聖棄知,大盜乃止。

Cố tuyệt thánh khí trí, đại đạo nãi chỉ.

Cho nên “tuyệt thánh, khí trí” [trừ tuyệt thánh nhân, bỏ trí tuệ] đi thì hết đạo tặc. (Khư khiếp 5).

29. 子獨不知至德之世乎?…當是時也,民結繩而用之,甘其食,美其服,樂其俗,安其居,鄰國相望,雞狗之音相聞,民至老死而不相往來。若此之時,則至治已。

Tử độc bất tri chí đức chi thế hồ ?… Đương thị thời dã, dân kết thằng nhi dụng chi, cam kì thực, lạc kì tục, an kì cư, lân quốc tương vọng, kê cẩu chi âm tương văn, dân chí lão tử nhi bất tương vãng lai. Nhược thử chi thời, tắc chí trị dĩ.

Ông biết thời đại chí đức [đức rất cao] không?… Thời đó người ta thắt dây để ghi nhớ [vì chưa có chữ viết]; thoả mãn về thức ăn, y phục, phong tục, nhà ở. Dân các nước ở sát nhau, trông thấy nhau, nghe tiếng gà gáy, chó sủa của nhau, mà tới khi già chết, cũng không qua lại với nhau. Thời ấy cực trị. (Khư khiếp 6).

30. 何謂道?有天道,有人道。無為而尊者,天道也;有為而纍者,人道也。主者,天道也;臣者,人道也。天道之與人道也,相去遠矣,不可不察也。

Hà vị đạo? Hữu thiên đạo, hữu nhân đạo. Vô vi nhi tôn giả, thiên đạo dã; hữu vi nhi luỵ giả, nhân đạo dã. Chủ giả, thiên đạo dã; thần giả, nhân đạo dã. Thiên đạo chi dữ nhân đạo dã, tương khứ viễn hĩ, bất khả bất sát dã.

Đạo là gì? Có Đạo trời và Đạo người. Đạo Trời thì vô vi mà được tôn sùng; Đạo người thì hữu vi mà bị hệ luỵ. Làm chủ tể vạn vật, đó là Đạo Trời, làm bề tôi, đó là Đạo người. Hai cái đó khác nhau xa, không thể không xét cho kĩ[912]. (Tại hựu 6).

31. 天地虽大,其化均也;万物虽多,其治一也;人卒虽众,其主君也。君原于德而成于天,故曰,玄古之君天下,无为也,天德而已矣。

Thiên địa tuy đại, kì hóa quân dã; vạn vật tuy đa, kì trì nhất dã; nhân tốt tuy chúng, kì chủ quân dã. Quân nguyên ư đức nhi thành ư thiên, cố viết, huyền cổ chi quân thiên hạ, vô vi dã, thiên đức nhi dĩ hĩ.

Trời đất tuy rộng nhưng đều theo một luật biến hoá; vạn vật tuy nhiều nhưng đều theo một trật tự như nhau; nhân dân tuy đông nhưng đều do một ông vua cai trị. Vua theo cái Đức mà đạt được tự nhiên. Cho nên bảo: “Thời thượng cổ, vua vô vi mà trị thiên hạ, chỉ thuận theo đức tự nhiên của trời mà thôi”. (Thiên địa 1).

32. 不樂壽,不哀夭,不榮通,不醜窮,不拘一世之利以為己私分,不以王天下為已處顯。顯則明。萬物一府,死生同狀。

Bất lạc thọ, bất ai yểu, bất vinh thông, bất xú cùng, bất câu nhất thế chi lợi dĩ vi kỉ tư phân, bất dĩ vương thiên hạ vi dĩ xử hiển, hiển tắc minh. Vạn vật nhất phủ, tử sanh đồng trạng.

Thọ không mừng mà chết yểu cũng không buồn, hiển đạt không cho là vinh, nghèo hèn không cho là nhục, dù làm chủ được của cải trên đời cũng không cho là của riêng mình, dù làm vua khắp thiên hạ cũng không cho là vinh hiển. Hiển thì sáng[913]. Vạn vật chỉ là một, sống với chết như nhau. (Thiên địa 2).

33. 有機械者必有機事,有機事者必有機心。機心存於胸中,則純白不備,純白不備,則神生不定;神生不定者,道之所不載也。

Hữu cơ giới giả tất hữu cơ sự, hữu cơ sự giả tất hữu cơ tâm, cơ tâm tồn ư hung trung, tắc thuần bạch bất bị, thuần bạch bất bị, tắc thần sinh bất định, thần sinh bất định giả, đạo chi sở bất tải dã.

Hễ dùng cơ giới thì tất có cơ tâm (lòng máy móc), có cơ tâm thì không còn thiên tính trong trắng nữa mà tâm thần không yên ổn, tâm thần không yên ổn thì Đạo sẽ lánh xa, không che chở mình nữa. (Thiên địa 11).

34. 孝子不諛其親,忠臣不諂其君,臣、子之盛也。

Hiếu Tử bất du kì thân, trung thần bất siểm kì quân, thần, tử chi thịnh dã.

Người con có hiếu không a dua với cha mẹ, người bề tôi trung không nịnh bợ vua. Làm con và bề tôi như vậy là được. (Thiên địa 14).

35. 無為也,則用天下而有餘;有為也,則為天下用而不足。

Vô vi dã, tắc dụng thiên hạ nhi hữu dư; hữu vi dã, tắc vi thiên hạ dụng nhi bất túc.

Theo qui tắc vô vi thì trị được thiên hạ mà còn dư sức, nên hữu vi thì bị thiên hạ sai khiến mà vẫn không đủ sức. (Thiên đạo 3).

36. 老子曰:“…名,公器也,不可多取。仁義,先生之蘧廬也,止可以一宿而不可久處,覯而多責。…以富為是者,不能讓祿;以顯為是者,不能讓名;親權者,不能與人柄。”

Lão Tử viết: “… danh, công khí dã, bất khả đa thủ. Nhân nghĩa, tiên sinh chi cừ lư dã, chỉ khả dĩ nhất túc nhi bất khả cửu xử, cấu nhi đa trách… dĩ phú vi thị giả, bất năng nhượng lộc; dĩ hiển vi thị giả, bất năng nhượng danh; thân quyền giả, bất năng dữ nhân bính”.

Lão Tử nói: “…Danh vọng là do người khác cho mình[914], không nên nhận nhiều quá. Nhân và nghĩa là quán trọ của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu, ở lâu thì bị nhiều điều trách móc[915]… Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc; ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh; ai nhắm quyền thế thì không nhượng quyền bính cho người được”. (Thiên vận 5).

37. 夫鵠不日浴而白,烏不日黔而黑。

Phù hộc bất nhật dục nhi bạch, ô bất nhật kiềm nhi hắc.

Con thiên nga mỗi ngày mỗi tắm đâu mà lúc nào cũng trắng; con quạ mỗi ngày mỗi bôi đen đâu mà lúc nào cũng đen. (Thiên vận 6).

38. 故曰,夫恬淡寂寞,虛無無為,此天地之平,而道德之質也。

Cố viết, phù điềm đạm tịch mịch, hư vô vô vi, thử thiên địa chi bình, nhi đạo đức chi chất dã.

Cho nên[916] bảo: “Điềm đạm, tịch mịch, hư vô, vô vi, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức”. (Khắc ý 2).

39. 悲樂者,德之邪;喜怒者,道之過;好惡者,心之失。

Bi lạc giả, đức chi da; hỉ nộ giả, đạo chi quá; hiếu ố giả, tâm chi thất.

Vui và buồn làm hại cho đức; mừng và giận làm hại cho đạo; yêu và ghét làm mất cái đức. (Khắc ý 2).

40. 眾人重利,廉士重名,賢人尚志,聖人貴精。

Chúng nhân trọng lợi, liêm sĩ trọng danh, hiền nhân thượng chí, thánh nhân quí tinh.

Hạng thường nhân trọng của cải, kẻ sĩ liêm khiết trọng danh, bậc hiền sĩ trọng chí tiết, thánh nhân trọng tinh thần (Khắc ý 2).

41. 喪己於物,失性於俗者,謂之倒置之民。

Táng kỉ ư vật, thất tính ư tục giả, vị chi đảo trí chi dân.

Táng thân vì chức tước, của cải, để cho thế tục làm mất bản tính của mình thì là hạng người lộn ngược đi bằng đầu”[917]. (Thiện tính 5).

42. 孔子曰:“…當堯舜之時而天下無窮人,非知得也;當桀紂之時而天下無通人,非知失也;時勢適然。”

Khổng Tử viết: “… Đương Nghiêu Thuấn chi thời nhi thiên hạ vô cùng nhân, phi tri đắc dã. Đương Kiệt Trụ chi thời nhi thiên hạ vô thông nhân, phi trí thất dã, thời thế quát nhiên”.

Khổng Tử nói: “…Thời Nghiêu Thuấn không ai khốn khổ, đâu phải vì ai cũng khôn cả. Thời Kiệt Trụ không ai sung sướng, không phải vì ai cũng ngu cả. Thời thế khiến vậy”. (Thu thuỷ 3).

髑髏曰:“死,無君於上,無臣於下;亦無四時之事,从然以天地為春秋,雖南面王樂,不能過也。”

Độc lâu viết: “Tử, vô quân ư thượng, vô thần ư hạ; diệc vô tứ thời chi sự, tòng nhiên dĩ thiên địa vi xuân thu, tuy nam diện vương lạc, bất năng quá dã”.

Cái sọ bèn nói: Chết rồi thì không có vua ở trên, bề tôi ở dưới nữa, không có công việc trong bốn mùa nữa, thung dung cùng thọ với trời đất[918], dù làm vua cũng không vui bằng. (Chí lạc 4).

44. 忘其肝膽,遺其耳目,芒然彷徨乎塵垢之外,逍遥乎無事之業,是謂為而不恃,長而不宰。

Vong kì can đảm, di kì nhĩ mục, mang nhiên bàng hoàng hồ trần cấu chi ngoại, tiêu diêu hồ vô sự chi nghiệp, thị vị vi nhi bất thị, trường nhi bất tể.

Quên mình có gan, có mật, không để ý tới tai và mắt, vượt ra ngoài cõi trần tục, không biết gì cả, tiêu dao ở cảnh giới vô vi. Như vậy là hành động mà không trông ở kết quả, cải hoá vạn vật mà không bó buộc chúng. (Đạt sinh 13).

45. 扁子曰:“…今汝飾知以驚愚,修身以明污,昭昭乎若揭日月而行民。”

Biển Tử viết: “… kim nhữ sức tri dĩ kinh ngu, tu thân dĩ minh ô, chiêu chiêu hồ nhược yết nhật nguyệt nhi hành dân”.

Biển Tử bảo: “…Nay chú khoe tri thức của chú để loè kẻ ngu, sửa mình để làm nổi bật những lỗi của người khác, ra vẻ rực rỡ như người cầm mặt trời mặt trăng mà dạo ngoài đường”. (Đạt sinh 13).

46. 昔吾聞之大成之人曰:“自伐者無功,功成者墮,名成者虧。”

Tích ngô văn chi đại thành chi nhân viết: “Tự phạt giả vô công, công thành giả đọa, danh thành giả khuy”.

Tôi nghe bậc đại đức bảo: “Người tự khoe thì không thành công[919], công thành [mà không thoái] thì thất bại, danh thành rồi thì bị mờ [bị chê bai]”. (Sơn mộc 4).

47. 君子之交淡若水,小人之交甘若醴。君子淡以親,小人甘以絕。

Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ. Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt.

Người quân tử giao du với nhau, tình như nước lã; kẻ tiểu nhân giao du với nhau nồng như rượu. Tình người quân tử nhạt mà càng thân, tình kẻ tiểu nhân nồng mà sẽ tới sự tuyệt giao. (Sơn mộc – bài 5).

48. 士有道德不能行,憊也;衣弊履穿,貧也,非憊也,此所謂非遭時也。

Sĩ hữu đạo đức bất năng hành, bại dã; y tệ lí xuyên, bần dã, phi bại dã, thử sở vị phi tao thời dã.

Kẻ sĩ không thi hành đạo đức thì mới khốn khổ. Áo vá, giày thủng thì là nghèo chứ không phải khốn khổ. Như vậy là vì không gặp thời. (Sơn mộc 6).

49. 陽子曰:“弟子記之,行賢而去自賢之行,安往而不愛哉!”

Dương Tử viết: “Đệ tử kí chi, hành hiền nhi khứ tự hiền chi hành, an vãng nhi bất ái tai”.

Dương Chu bảo các đệ tử: “Các con nên nhớ điều đó. Hành động như hiền nhân, mà đừng có thái độ tự cho mình là bậc hiền nhân, thì đi tới đâu mà chẳng được người ta quí”[920]. (Sơn mộc 9).

50. 夫哀莫大於心死,而人死亦次之。

Phù ai mạc đại ư tâm tử, nhi nhân tử diệc thứ chi.

Bi thảm nhất là tinh thần ta chết, thứ nhì mới tới thể xác chết. (Điền Tử Phương 3).

臭腐復化為神奇,神奇復化為臭腐。故曰:“通天下一氣耳。”

Xú hủ phục hóa vi thần kì, thần kì phục hóa vi xú hủ, cố viết: “Thông thiên hạ nhất khí nhĩ”.

Cái xú hủ lại biến hoá ra thành thần kì, mà cái thần kì lại biến hoá thành xú hủ[921]. Cho nên bảo rằng: “Khắp thiên hạ chỉ có một cái khí lưu thông mà thôi”. (Trí Bắc du 1).

52. 黄帝曰:“…道不可致,德不可至。仁可为也,义可亏也,礼相伪也。”

Hoàng Đế viết: “… Đạo bất khả trí, đức bất khả chí. Nhân khả vi dã, nghĩa khả khuy dã, lễ tương ngụy dã”.

Hoàng Đế nói: “… Đạo không thể nhận được, Đức không thể đạt được, mà lòng nhân có thể thi hành được, nghĩa có thể tồn tại được, lễ có thể hoá ra giả dối được”. [vì những cái đó thuộc về hữu vi]. (Trí Bắc du 1).

53. 天地有大美而不言,四時有明法而不議,萬物有成理而不說。聖人者,原天地之美而達萬物之理。

Thiên địa hữu đại mĩ nhi bất ngôn, tứ thì hữu minh pháp nhi bất nghị, vạn vật hữu thành lí nhi bất thuyết. Thánh nhân giả, nguyên thiên địa chi mĩ nhi đạt vạn vật chi lí.

Trời đất tuyệt đẹp mà không nói, bốn mùa tuần hoàn theo một luật rõ ràng mà không nghị luận, vạn vật sinh thành theo một trật tự mà không biện thuyết. Thánh nhân trở về bản nguyên cái đẹp của trời đất, thấu được đạo lí của vạn vật. (Trí Bắc du 2).

54. 人生天地之間,若白駒過隙,忽然而已。

Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu quá khích, hốt nhiên nhi dĩ.

Con người ở trong khoảng trời đất cũng như con ngựa trắng, vụt qua cái khe hở, một nháy mắt rồi biến mất. (Trí bắc du 5).

55. 不知乎?人謂我朱愚。知乎?反愁我軀。不仁,則害人;仁,則反愁我身。不義,則傷彼;義,則反愁我己。

Bất tri hồ? Nhân vị ngã chu ngu. Tri hồ? Phản sầu ngã khu. Bất nhân, tắc hại nhân; nhân, tắc phản sầu ngã thân. Bất nghĩa, tắc thương bỉ; nghĩa, tắc phản sầu ngã kỉ.

Tôi không biết thì người ta chê tôi ngu, mà biết thì chỉ thêm sầu khổ vào thân. Tôi bất nhân thì làm hại người, mà có lòng nhân thì chỉ thêm sầu khổ vào thân. Tôi bất nghĩa thì làm thương tổn cho người, mà làm điều nghĩa thì chỉ thêm sầu khổ cho mình. (Canh Tang Sở 2).

學者,學其所不能學也;行者,行其所不能行也;辯者,辯其所不能辯也。知止乎其所不能知,至矣;若有不即是者,天鈞敗之。

Học giả, học kì sở bất năng học dã; hành giả, hành kì sở bất năng hành dã; biện giả, biện kì sở bất năng biện dã. Tri chỉ hồ kì sở bất năng tri, chí hĩ; nhược hữu bất tức thị giả, thiên quân bại chi.

Người ham học thường nhắm vào cái mình không học được; người ham làm là nhắm vào cái mình không làm được; người ham biện luận thường nhắm vào cái điều không thể biện luận được. Một người biết ngưng lại ở chỗ không ai có thể biết được là đạt được cái cực điểm của tri thức. Nếu không nhận sự hạn chế tự nhiên ấy thì bản tính thiên nhiên tất hao tổn. (Canh Tang Sở 3).

57. 狗不以善吠為良,人不以善言為賢。

Cẩu bất dĩ thiện phệ vi lương, nhân bất dĩ thiện ngôn vi hiền.

Chó không phải cứ sủa giỏi mà là chó tốt; người không phải cứ nói hay mà là người hiền. (Từ Vô Quỉ 10).

58. 荃者所以在魚,得魚而忘荃;蹄者所以在兔,得兔而忘蹄;言者所以在意,得意而忘言。

Thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên; đề giả sở dĩ tại thỏ, đắc thỏ nhi vong đề; ngôn giả sở dĩ tại ý, đắc ý nhi vong ngôn.

Dùng đó[922] là để bắt cá, được cá rồi thì nên quên đó đi. Dùng lưới để bắt thỏ, được thỏ rồi thì nên quên lưới đi. Dùng lời là để diễn ý, hiểu được ý rồi thì nên quên lời đi. (Ngoại vật 13).

日出而作,日入而息,逍遥於天地之間,而心意自得。

Nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức, tiêu dao ư thiên địa chi gian, nhi tâm ý tự đắc.

Mặt trời mọc thì dậy làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ, tiêu dao trong khoảng trời đất mà lòng thư thái sung sướng. (Nhượng vương 1).

60. 知足者不以利自纍也,審自得者失之而不懼,行修於內者無位而不怍。

Tri túc giả bất dĩ lợi tự luỵ dã, thẩm tự đắc giả thất chi nhi bất cụ, hành tu ư nội giả vô vị nhi bất tạc.

Người biết tri túc thì không vì lợi lộc mà luỵ thân; người nào chỉ tìm sự vui vẻ của tâm hồn thì mất mát gì cũng không lo buồn; người nào biết tu dưỡng nội tâm thì không xấu hổ vì không có chức vị. (Nhượng vương 10).

61. 大寒既至,霜雪既降,吾是以知松柏之茂也。

Đại hàn kí chí, sương tuyết kí hàng, ngô thị dĩ tri tùng bách chi mậu dã.

Tới mùa đông, sương tuyết đổ xuống mới biết cây tùng cây bách là xanh tốt. (Nhượng vương 12).

62. 好面譽人者,亦好背而毀之。

Hiếu diện dự nhân giả, diệc hiếu bối nhi hủy chi.

(Người nào) thích khen trước mặt người khác thì sau lưng sẽ nói xấu người ta. (Đạo Chích 1).

同類相从,同聲相應,固天理也。

Đồng loại tương tòng, đồng thanh tương ứng, cố thiên lí dã. (Ngư phủ).

Luật tự nhiên trong vũ trụ là đồng thanh tương ứng, đồng loại tương tòng (nghĩa là cùng một loại thì theo nhau). (Ngư phủ – bài 1).

64. 巧者勞而知者憂,無能者無所求。飽食而遨游,泛若不繫之舟,虛而遨游者也。

Xảo giả lao nhi trí giả ưu, vô năng giả vô sở cầu. Bão thực nhi ngao du, phiếm nhược bất hệ chi chu, hư nhi ngao du giả dã.

Kẻ khéo léo thì lao khổ, kẻ thông minh thì đa ưu. Người vô tài thì [an phận] không cầu gì cả, ăn no rồi ngao du, như một chiếc thuyền không bị cột, phiêu lưu trên mặt nước. Họ hư tâm mà ngao du[923]. (Liệt Ngự Khấu 1).

65. 凡人心險於山川,難於知天。

Phàm nhân tâm hiểm ư sơn xuyên, nan ư tri thiên.

Lòng người ta hiểm hơn sông núi, khó biết hơn trời nữa. (Liệt Ngự Khấu 9).

66. 吾以天地為棺槨,以日月為連璧,星辰為珠璣,萬物為送賷。吾葬具豈不備邪?吾以天地为棺椁,以日月为连璧,星辰为珠玑,万物为送賷。吾葬具岂不备邪?

Ngô dĩ thiên địa vi quan quách, dĩ nhật nguyệt vi liên bích, tinh thần vi châu ki, vạn vật vi tống? Ngô táng cụ khởi bất bị da?

Ta đã có trời đất làm quan quách, mặt trời mặt trăng làm ngọc bích, các tinh tú làm ngọc châu, vạn vật sẽ đưa ma ta, như vậy đồ táng ta chẳng đủ rồi sao? Còn phải thêm gì nữa? (Liệt Ngự Khấu 13).

67. 一尺之捶,日取其半,萬世不竭。

Nhất xích chi chúy, nhật thủ kì bán, vạn thế bất kiệt.

Cái gậy dài một thước, mỗi ngày chặt một nửa, vạn đời cũng không hết[924].

68. 天能覆之而不能載之,地能載之而不能覆之,大道能包之而不能辯之。知萬物皆有所可,有所不可,故曰選則不遍,教則不至,道則無遺者矣。

Thiên năng phúc chi nhi bất năng tái chi, địa năng tái chi nhi bất năng phúc chi, đại đạo năng bao chi nhi bất năng biện chi. Tri vạn vật giai hữu sở khả, hữu sở bất khả, cố viết tuyển tắc bất biến, giáo tắc bất chí, đạo tắc vô di giả hĩ.

Trời che được mà không chở được, đất chở được mà không che được. Đại Đạo bao dung được vạn vật mà không phân biệt (vật này hơn, vật kia kém). Họ biết rằng vạn vật đều có chỗ dùng được, ở chỗ không dùng được, cho nên bảo: “Lựa chọn thì không dùng được hết (vì có cái phải bỏ đi), dạy dỗ thì tất có chỗ không tới, chỉ thuận theo Đạo là không bỏ sót cái gì hết”. (Thiên hạ 6).

[902] Chủ yếu là bản tải tại http://eblog.cersp.com/UploadFiles/2008/4-2/42217083.doc và bản đăng trên trang http://lizi.blogbus.com/logs/10224066.html. (Goldfish).

[903] Vì họ ảnh hưởng tới mọi người mà không ai thấy, không ai ngờ là nhờ họ.

[904] Nguyên văn là “thi”, người đại diện người chết trong tang lễ để con cái khi tế thấy như cha mẹ còn ngồi đó; do đó mà sau trỏ cái thây.

[905] Nguyên văn chỉ có tam, tứ (ba, bốn), chứ không nói rõ ba, bốn cái gì. Các bản dịch thường thêm “trái lật: chataigne” hoặc “thăng” một đơn vị đo lường cho dễ hiểu.

[906] Bài này mỗi người hiểu mỗi khác. D.N.L. cho củi trỏ hình thể, ngọn lửa trỏ tinh thần, hình thể mất mà tinh thần không. L.K.h. hiểu là: lửa [do gió] mà lan rộng ra thì không sao dập được. Tôi cho rằng lửa ở đây trỏ sự sống.

[907] Thành ngữ “Lấy lửa cứu lửa” (Dĩ hoả cứu hoả 以火救火), Lấy nước cứu nước (Dĩ thuỷ cứu thuỷ 以水救水) có xuất xứ từ câu trên. (Goldfish).

[908] Nguyên văn: phi sở dĩ tận hành dã – Có sách dịch là không làm tiêu chuẩn cho phép xử thế được.

[909] Có sách dịch: đợi được, hoặc trông cậy được.

[910] Nguyên văn: nhân bất vong kì sở vong, nhi vong kì sở bất vong, thử vị thành vong. Có người giảng là: Người nào quên thân thể mình là không quên gì cả, chỉ người nào không quên thân thể mà quên cái đức, thì mới thực là quên. Có sách giảng là: người nào không quên thân thể mình mà quên cái đức của mình mới thực là quên mình. L.K.h. dịch là: người nào làm cho người khác quên sự hoàn toàn của mình, người đó đạt được sự toàn phúc.

[911] Chính nghĩa là thằng tướng cướp tên Chích, ta quen gọi như vậy rồi.

[912] Cả bài này rất tối nghĩa, các bản dịch khác nhau rất xa. Tôi châm chước hai bản của H.C.H. và L.K.h., nhưng vẫn còn ngờ lắm.

[913] Nguyên văn: hiển tắc minh. Nghĩa từng chữ: có danh vọng thì sáng. L.K.h. dịch là: ai tự cho mình có danh vọng thì tất phô trương ra. Giảng như vậy gượng quá. Các sách khác giảng cũng không xuôi. Chẳng hạn H.C.H. giảng là: hiển thì sáng suốt, không phân biệt mình và vạn vật. Tiền Mục ngờ rằng ba chữ đó chỉ là lời chú thích của người đời sau.

[914] Nguyên văn: Danh, công khí dã: danh là khí cụ mọi người dùng. Chúng tôi dịch như vậy cho rõ; có cho thì mới có nhận.

[915] Đại ý đoạn này là không nên cố ý làm điều nhân, nghĩa để cầu danh.

[916] Tôi dịch sát chữ cố trong nguyên văn. Nhưng tôi nghĩ rằng chữ cố thời đó dùng để đánh dấu đầu đoạn nhiều hơn là để trỏ cái quả của một cái nhân như từ ngữ cho nên của ta.

[917] Chứ không phải bằng chân. Ý nói lầm lộn ngọn với gốc, cái đáng trọng với cái đáng khinh.

[918] Nguyên văn: dĩ thiên địa vi xuân thu (lấy trời đất làm mùa xuân mùa thu).

[919] Nguyên văn: vô công. L.K.h. dịch là: thì làm mất công của mình.

[920] Nguyên văn: An vãng như bất ái tai? Không hiểu B.G theo bản nào mà dịch là: Cứ vui vẻ theo đường đó, đừng miễn cưỡng. Bài này có trong Nam Hoa kinh, thiên Sơn mộc.

[921] Như thức ăn biến hoá thành phân, phân lại dùng để bón cây mà biến hoá thành những hoa quả tốt.

[922] Nguyên văn là thuyên. Có thuyết bảo là một thứ cỏ thơm làm say cá mà dễ bắt. [Đồng âm với chữ thuyên 荃 (bộ thảo) này là chữ thuyên 筌 (bộ trúc) có nghĩa là cái nôm. Có người cho rằng thành ngữ “Được cá quên nôm” (đắc ngư vong thuyên 得魚忘筌) có xuất xứ từ mấy chữ “Được cá rồi thì quên cái đó” ở trên.

[923] Mấy hàng cuối này không có trong cuốn Liệt ử và không liên lạc gì với truyện, tách ra phải hơn.

[924] Vì cứ chặt một nửa thì còn một nửa, hôm sau còn một nửa của một nửa còn lại hôm trước, cứ như vậy hoài vạn đời sau cũng còn lại một nửa của cái nửa còn lại hôm trước. – Hy Lạp thời cổ, thế kỉ thứ năm trước T.L. Zénon cũng có một nguỵ biện như vậy: Achille chạy rất nhanh, con rùa chạy rất chậm; con rùa chạy trước một quảng rồi thì vạn đời sau Archille cũng không đuổi kịp con rùa.

❁ ❁ ❁

Nam Hoa Kinh – Trang Tử

Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

Nguồn ebook: DTV eBook.
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy để ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x