Trang chủ » Định nghĩa Bhakti

Định nghĩa Bhakti

by Trung Kiên Lê
137 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Bhakti-yoga là cuộc tìm cầu Thượng Đế thực sự và chân chính, một cuộc tìm cầu bắt đầu, tiếp tục và kết thúc trong tình yêu. Một phút giây cuồng điên trong tình yêu nhiệt cuồng dành cho Thượng Đế cũng đem lại cho chúng ta sự giải thoát vĩnh viễn.

“Bhakti là tình yêu mãnh liệt dành cho Thượng Đế”, Narāda đã nói như thế trong bản chú giải về “Cách ngôn bhakti”.

“Khi một người đạt đến cảnh giới bhakti thì anh ta yêu thương muôn loài, mến thương vạn hữu, không ghét bỏ một đối tượng nào, và tâm luôn được hoan hỷ thỏa mãn”.

“Tình yêu này không được quy kết thành bất kỳ lợi ích nào của thế gian”; bởi vì khi nào tâm còn mang dục vọng thế gian thì tình yêu đó sẽ không xuất hiện”.

“Bhakti-yoga vĩ đại hơn karma-yoga, vĩ đại hơn jnāna-yoga; bởi vì mục tiêu của các yoga đó là nhắm đến một đối tượng, trong khi bhakti-yoga là sự tựu thành của chính nó, là phương tiện của chính nó, là cứu cánh của chính nó”.

Từ xưa đến nay, bhakti là đề tài thường xuyên cho các vị hiền triết ở đất nước chúng tôi. Không kể đến những nhà chú giải bhakti như Shāndilya hay Nārada, các nhà chú giải lỗi lạc về Vyāsa – Sutras – những người công khai ủng hộ tri thức (jnāna) – cũng viết nhiều điều mang tính rất gợi mở về tình yêu thương.

Ngay cả khi các nhà chú giải này lo giải thích nhiều điểm trong kinh văn, nếu không giải thích được tất cả, để chúng tải được một loại tri thức khô khan, thì các cuốn kinh này – đặc biệt là trong những chương bàn về sự sùng bái – lại không dễ để xử lý theo cách này.

Thật ra không có quá nhiều khác biệt giữa jnāna (tri thức) và bhakti (yêu thương) như đôi khi mọi người tưởng thế. Khi tiếp tục nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy rằng cuối cùng chúng cũng đồng quy tại cùng một điểm.

Đối với rāja-yoga cũng thế, khi ta theo đuổi nó như là phương tiện đạt đến giải thoát chứ không phải là công cụ để lừa phỉnh những người vô tâm hời hợt (nhưng thật không may là nó thường bị những tay bịp bợm, buôn thần bán thánh lợi dụng theo cách này) thì nó cũng đưa ta đến cùng một đích.

Lợi thế lớn nhất của bhakti nằm ở chỗ nó là pháp môn tự nhiên nhất, dễ thực hành nhất để đạt đến cứu cánh tâm linh hoằng đại mà chúng ta nhắm đến. Còn điểm bất lợi rất lớn của nó là trong những hình thức thấp kém nhất, nó thường suy đồi thành một loại cuồng tín đáng kinh tởm.

Những tín đồ cuồng tín trong Ấn giáo, Hồi giáo hay Cơ Đốc giáo từ trước đến nay đều được tuyển chọn một cách độc đoán từ đám người sùng bái bhakti ở trình độ thấp kém. Nếu không có sự quyến luyến vào một đối tượng thương yêu duy nhất (nishthā) thì tình yêu chân thực không nẩy nở, nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến người ta phủ nhận hết thảy mọi thứ khác.

Trong mọi tôn giáo và mọi quốc gia, những tâm trí yếu đuối hoặc chưa phát triển, chỉ một cách duy nhất để yêu thương lý tưởng của họ: đó là căm ghét mọi lý tưởng khác.

Điều này giải thích vì sao cũng một người hết lòng yêu thương lý tưởng Thượng Đế của mình, tận tâm cống hiến cho lý tưởng tôn giáo của mình, lại biến thành một kẻ cuồng tín la gào khi nhìn thấy, hoặc nghe nói bất cứ điều gì về một lý tưởng khác.

Loại tình yêu này có phần nào giống với bản năng của một con chó giữ của cho chủ khỏi bị trộm cướp; chỉ khác là bản năng của con chó bén nhạy hơn lý tính con người, bởi vì con chó không bao giờ nhầm lẫn người chủ với kẻ thù, cho dù người chủ có mặc bất kỳ bộ quần áo nào đến trước mặt nó.

Còn điều này nữa, kẻ cuồng tín mất hết mọi năng lực phán đoán.

Trong trường hợp của anh ta, những nhận xét cá nhân có sức hấp dẫn làm anh ta say mê đến mức tất cả những lời của một người nào đó nói ra, dù đúng hay sai thì đối với anh ta đều không thành vấn đề; điều duy nhất mà anh ta đặc biệt thận trọng muốn biết, đó là người nào nói[1].

Cũng một con người, rất tốt bụng, nhân hậu, chân thành và thân ái với những người cùng quan điểm như mình, nhưng sẽ không ngần ngại làm những việc đê tiện nhất, khi đối xử với những người nằm ngoài phạm vi tình huynh đệ của tôn giáo anh ta.

Nhưng sự nguy hiểm này chỉ nằm trong giai đoạn gauni của bhakti, hay giai đoạn chuẩn bị. Khi bhakti đã chín muồi và đã bước vào hình thức gọi là parā, hay giai đoạn tối thượng thì không còn lo sợ những biểu hiện cuồng tín đáng ghê tởm này nữa.

Khi đó linh hồn, do bị chế ngự bởi một hình thức bhakti cao hơn, quá cận kề với Thượng Đế của Yêu Thương nên không còn biến thành công cụ để cho lòng căm thù phát tán nữa.

Tất cả chúng ta không phải ai ai cũng tạo được sự hài hòa trong việc xây dựng nên những tính cách của mình trong đời sống; thế nhưng ta biết rằng tính cách nào dung hợp hài hòa được cả ba yếu tố này – tri thức, tình yêu và jnāna-yoga – thì đó là kiểu mẫu cao quý nhất.

Có ba thứ cần thiết để cho con chim bay được: đôi cánh và cái đuôi dùng làm bánh lái. Tri thức (jnāna) là một cái cánh, tình yêu (bhakti) là cái cánh kia, và pháp môn jnāna-yoga là cái đuôi giữ thăng bằng.

Do đó, người nào không thể theo đuổi đồng thời cả ba hình thức này một cách hài hòa thì nên chọn riêng một bhakti làm pháp môn tu tập, vì ta cần luôn nhớ rằng hình thức và lễ nghi, dù tuyệt đối cần thiết để linh hồn tiến bộ, lại không có một giá trị nào khác ngoài việc đưa ta đến trạng thái cảm nhận được tình yêu mãnh liệt nhất dành cho Thượng Đế.

Có một chút khác biệt trong quan niệm của các đạo sư về tri thức hay yêu thương, dù cả hai đều chấp nhận năng lực của bhakti. Các tín đồ jnāna xem bhakti là phương tiện giải thoát, còn các tín đồ bhakti thì xem bhakti vừa là phương tiện vừa là cứu cánh.

Theo ý tôi thì đây là phân biệt chứ không khác biệt. Đúng ra thì bhakti, khi được sử dụng như một phương tiện, có nghĩa thực sự là hình thức sùng bái thấp; khi hình thức sùng bái thấp này được tu dưỡng thêm nữa thì nó không còn tách biệt với hình thức bhakti cao hơn.

Mỗi giáo phái đều có vẻ như nhấn mạnh đến pháp môn sùng bái đặc thù của mình mà quên mất rằng khi yêu thương trọn vẹn thì chân trí sẽ tự nhiên xuất hiện mà không cần phải tìm kiếm, và khi đạt đến cứu cánh thì tình yêu thương trọn vẹn không thể tách biệt với chân trí.

Hãy ghi nhớ điều này, rồi chúng ta hãy thử tìm hiểu những nhà chú giải lỗi lạc về kinh điển Vedānta đã nói gì về đề tài này.

Trong bản chú giải kinh điển Vedānta, Śankara nói: “Cho nên mọi người nói: ‘Người đó tận tụy thờ vua; hay ‘Người đó tận tụy thờ vị đạo sư ‘; họ nói như thế về người theo hầu một vị đạo sư, hoặc làm điều tương tự, xem việc theo hầu là cùng đích.

Tương tự như vậy, họ nói: ‘Người vợ hiền dịu nghĩ đến người chồng đáng yêu của mình ở nơi đất khách quên người’; ở đây cũng có ý muốn nói đến nỗi nhớ nhung da diết, hoài hoài”.

Đó là ý nghĩa của sự tận tụy theo Śankara. “Lại nữa, trầm tưởng là sự nhất tâm quán tưởng [về đối tượng được quán tưởng], lưu chuyển không đứt đoạn như dầu rót từ bình này sang bình khác.

Khi kiểu quán tưởng này đạt đến mục đích [trong mối tương quan với Thượng Đế] thì mọi ràng buộc đều đứt đoạn. Bởi vậy, kinh điển nói về sự nhất tâm quán tưởng, xem như là phương tiện để đạt đến giải thoát.

Quán tưởng cũng có hình thức tương tự như nhìn thấy, vì nó cũng có ý nghĩa tương tự như trong đoạn kinh văn sau: ‘Khi nhìn thấy Ngài ở xa hoặc ở gần thì mọi trói buộc trong lòng đều đứt đoạn, mọi hoài nghi đều tiêu tan, và mọi hiệu quả của công việc đều biến mất’.

Ngài ở gần thì có thể thấy được, còn Ngài ở xa thì chỉ có thể quán tưởng. Tuy nhiên, kinh lại nói rằng chúng ta phải nhìn thấy được khi Ngài ở xa cũng như khi ở gần, do đó, nó chỉ ra rằng loại quán tưởng ở trên cũng có giá trị như nhìn thấy.

Quán tưởng, khi được thăng hoa cao độ, sẽ có hình thức như nhìn thấy… Sùng bái là sự nhất tâm quán tưởng, như ta thấy trình bày trong những đoạn kinh văn quan trọng.

Tri kiến, vốn là sự lễ bái lặp đi lặp lại, cũng được mô tả như là nhất tâm quán tưởng…

Do đó, ký ức – khi đã đạt đến đỉnh cao của điều thiện cũng như trực thức [direct perception] – được nói đến trong Śruti như là pháp môn giải thoát.

‘Không thể đạt đến Ātman này bằng các bộ môn khoa học, cũng không thể đạt đến bằng trí năng hay bằng cách nghiên cứu các kinh Veda. Chỉ có người nào khao khát Ātman thì người đó đạt đến Ātman, Ātman tự thân hiển lộ ra cho người đó’.

Ở đây, sau khi nói rằng chỉ nghe, suy tư hay quán tưởng suông đều không phải là những pháp môn đạt đến Ātman, Śruti nói tiếp: ‘Người nào khao khát Ātman thì người đó đạt đến Ātman. Cái cực kỳ yêu thương được khát khao mơ tưởng; người nào cực kỳ yêu thương Ātman thì người đó trở thành đối tượng được yêu thương nhất của Ātman. Cho nên người được yêu thương này có thể đạt đến Ātman, đấng Chúa Tể sẽ đích thân giúp đỡ’.

Bởi vì đấng Chúa Tể đã nói: ‘Kẻ nào nhất tâm luyến tưởng đến Ta và sùng bái Ta bằng tình yêu thương thì ta sẽ chỉ đường cho nguyện vọng họ, để họ đến được với Ta’.

Bởi vậy, kinh điển nói rằng kẻ nào thiết tha với việc nhất tâm quán tưởng – một hình thức tương tự với trực thức, bởi vì nhất tâm quán tưởng gắn bó thiết thân với đối tượng của nhận thức bằng hồi tưởng [memory – perception] – thì kẻ đó khát khao Ātman Tối Thượng, chứng đắc được Ātman Tối Thượng. Nhất tâm quán tưởng được biểu thị bằng từ bhakti”.

Tôn giả Rāmānuja, trong bản chú giải câu cách ngôn đầu tiên của các kinh Vedānta, đã nói như thế đấy.

Còn Bojha, trong bản chú giải kinh của Patanjali, “Sùng bái đấng Chí Tôn”, đã nói: “Pranidhāna (sùng bái)[2] là một dạng của bhakti, trong đó không cần tìm cầu kết quả, chẳng hạn như những lạc thú giác quan, v.v… mà mọi công việc đều được hồi hướng đến đấng Chúa Tể, vị Đạo Sư của mọi đạo sư.

Tôn giả Vyāsa, khi chú giải cũng cuốn kinh này, đã định nghĩa pranidhāna là “một hình thức của bhakti, qua đó ân sủng của đấng Chí Tôn đến với hành giả yogi, và ban phúc lành cho người đó bằng cách chấp nhận những khát vọng của ông ta.

Còn theo Śāndilya thì “bhakti là tình yêu mãnh liệt dành cho Thượng Đế. Tuy nhiên, định nghĩa hay nhất là của Prahlāda, vua của các tín đồ bhakti: “Cầu xin tình yêu mãnh liệt và bất tử – mà đám người vô minh dành cho những đối tượng phù du – không trượt mất khỏi tim tôi, khi tôi quán tưởng về Ngài!” Tình yêu này dành cho ai? Cho đấng Chúa Tể Tối Cao Iśvara[3].

Tình yêu dành cho bất kỳ đối tượng nào, dù có vĩ đại đến đâu, cũng không thể là bhakti; như Rāmānuja đã nói trong tác phẩm Śhri Bhāshya của mình, khi trích dẫn một achāryā – có nghĩa là vị đại tông sư: “Từ Brahmā cho đến cục đất, tất cả sự vật trong thế gian này đều chịu cảnh nô lệ cho vòng sinh tử luân hồi, do nghiệp (karma) gây nên; bởi vậy không có ích gì khi dùng chúng để làm đối tượng quán tưởng, vì tất cả sự vật đó đều nằm trong vô minh và biến đổi vô thường”.

Khi chú giải từ anurakti do Śāndilya sử dụng, nhà chú giải Svapneśvara nói rằng nó có nghĩa là anu (sau) và rakti (luyến tưởng, quyến luyến); có nghĩa đây là sự quyến luyến xuất hiện sau khi ta hiểu được bản chất và sự vinh quang của Thượng Đế; nếu không thì sự quyến luyến mù quáng với bất kỳ một đối tượng nào, chẳng hạn như vợ con, cũng đều không phải là bhakti.

Do đó, chúng ta thấy rõ rằng bhakti là một loạt những nỗ lực tinh thần muốn thực chứng tôn giáo bằng sự sùng bái thông thường, và kết thúc nơi tình yêu tối thượng dành cho thần Iśvara.

[1] Đây là điểm phân biệt giữa mê muội và trí tuệ. Kẻ trí chưa hẳn lúc nào cũng nói đúng, kẻ bất tiếu chưa hẳn lúc nào cũng nói sai.

[2] Kinh điển Phật giáo thường dịch là “bổn nguyện”.

[3] Tự tại thiên.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x