Trang chủ » #1- Thực tại – Tĩnh lặng

#1- Thực tại – Tĩnh lặng

by Hậu Học Văn
218 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Thực tại là gì?

Đ: Thực tại phải là thứ luôn luôn chân thực. Nó không phải thứ gắn với các hình tướng và tên tuổi. Thứ ẩn bên dưới làm nền tảng cho những cái đó chính là thực tại. Nó làm cơ sở cho những giới hạn, nhưng bản thân nó là vô hạn. Nó không bị ràng buộc. Nó làm nền tảng cho những thứ không thực, nhưng chính nó là thực. Thực tại là thứ hiện hữu. Nó là như chính nó. Nó siêu việt qua ngôn từ. Nó nằm ngoài các biểu đạt như ‘ có tồn tại, không tồn tại ”, v.v.

Thực tại là ý thức thuần tánh (pure consciousness), thứ mà sẽ vẫn còn duy trì lại sau khi vô minh bị tiêu diệt cùng với tri thức về các đối tượng, là Chân Ngã đứng một mình. Trong Brahma-swarupa [hình thức thực của Brahman], vốn là nhận thức Chân Ngã bất tận, không hề có chút vô minh. Thực tại tỏa sáng hoàn chỉnh, không có khổ đau và không có thân thể, không chỉ khi thế giới được biết đến mà còn khi thế giới không được biết, chính là hình thức thực của bạn [nija-swarupa].

Sự rạng rỡ của ý thức-hạnh phúc, dưới dạng một tánh nhận thức (awareness) tỏa sáng như nhau khắp cả bên trong và bên ngoài, là tối cao và thực tại phúc lạc nguyên thủy. Hình thức của nó là sự tĩnh lặng và nó được các jnanis (bậc giác ngộ) tuyên bố là trạng thái tối hậu và không thể bị cản trở của tri thức chân chính [jnana]. Hãy biết rằng jnana đứng một mình là không vướng mắc chấp chước; duy chỉ jnana là sự thuần khiết; jnana là sự thành tựu của Thượng đế; jnana không quên đi rằng về Chân Ngã một mình là bất tử; jnana một mình là tất cả.

H: Cái Nhận Thức đó là gì và làm thế nào người ta có thể có được và ươm mầm nó?

Đ: Bạn chính là tánh nhận thức. Nhận thức là một tên gọi khác dành cho bạn. Vì bạn là nhận thức nên không cần phải đạt được hoặc ươm mầm nó. Tất cả những gì mà bạn phải làm là từ bỏ nhận thức về những thứ khác, những thứ mà không phải là Chân Ngã. Nếu một người từ bỏ nhận thức về chúng thì nhận thức thuần tánh độc lập sẽ duy tại, và đó là Chân Ngã.

H: Nếu Chân Ngã có nhận thức về chính nó, tại sao tôi không thể nhận thức về nó ngay bây giờ?

Tánh nhị nguyên không hề tồn tại. Tri thức hiện tại của bạn là do bản ngã và chỉ mang tính chất tương đối. Tri thức tương đối yêu cầu một chủ đề và một đối tượng, trong khi nhận thức về Chân Ngã là tuyệt đối và không hề cần đối tượng.
Sự hồi tưởng cũng có tính chất tương đối, đòi hỏi một đối tượng phải đã được ghi nhớ và một chủ thể cần nhớ lại. Khi không có đối ngẫu nhị nguyên, còn có ai để nhớ về ai?
Chân Ngã luôn luôn hiện hữu. Mỗi người đều muốn biết Chân Ngã. Một người cần sự giúp đỡ nào khác để mà tự biết chính mình sao? Mọi người luôn muốn xem Chân Ngã như một cái gì đó mới. Nhưng nó là vĩnh hằng và vẫn như vậy ngay từ đầu. Người ta mong muốn được thấy nó như một ánh sáng rực rỡ, v.v.. Làm thế nào nó có thể được như vậy? Nó không phải là ánh sáng, cũng không phải bóng tối. Nó chỉ là như nó là. Nó không thể được định nghĩa.
Định nghĩa tốt nhất là ‘Ta chính là như ta tồn tại’ (I am that I am). Kinh sách nói rằng Chân Ngã có kích thước của ngón tay cái của một người, đầu của sợi tóc, một tia lửa điện, rộng lớn, nhỏ hơn cả cái nhỏ nhất, v.v. Chúng không có cơ sở thực tế. Nó chỉ là hiện hữu, nhưng khác với thực và cái không thực; nó là tri ​​thức, nhưng khác với cái tri ​​thức và cái ngu dốt. Làm thế nào nó có thể được định nghĩa? Nó chỉ đơn giản là hiện hữu.

H: Khi một người chứng ngộ Chân Ngã, anh ta sẽ nhìn thấy gì?

Đ: Không có nhìn thấy. Tánh nhìn chỉ là hiện hữu. Trạng thái chứng ngộ Chân Ngã, như chúng ta gọi, không phải là đạt được điều gì đó mới mẻ hoặc đạt tới mục tiêu nào đó xa vời, nhưng chỉ đơn giản là thứ mà bạn luôn là như vậy và đã vẫn luôn là như vậy. Tất cả những gì cần thiết là nhận ra những thứ không đúng sự thực. Tất cả chúng ta đều xem những thứ giả tạm là thứ có thực. Chúng ta chỉ cần từ bỏ điều này. Sau đó, chúng ta sẽ nhận ra bản thể mình là Chân Ngã. Nói cách khác, hãy là chính mình. Sẽ đến lúc bạn sẽ cười vào chính mình vì đã cố gắng khám phá Cái Chân Ngã vốn dĩ rất hiển nhiên này. Vì vậy, những gì chúng ta có thể nói với câu hỏi này? Giai đoạn đó siêu việt người nhìn và cái được nhìn. Không có người chứng nhân ở đó để thấy bất cứ điều gì. Cái người đang nhìn thấy tất cả những điều này hiện giờ sẽ không còn tồn tại và Chân Ngã duy tại đó.

H: Làm thế nào để biết điều này bằng kinh nghiệm trực tiếp?

Đ: Nếu chúng ta nói về việc biết Chân Ngã, thì phải có hai ngã, một cái ngã là cái biết, cái khác là cái ngã được biết đến, và quá trình nhận biết. Trạng thái mà chúng ta gọi là giác ngộ chỉ đơn giản là chính bản thân mình, không biết bất cứ điều gì hoặc trở thành bất cứ điều gì. Nếu một người giác ngộ, sẽ là duy ngã tồn tại, duy ngã độc tôn. Người ta không thể mô tả trạng thái đó. Người ta chỉ có thể là cái đó. Tất nhiên, chúng ta đang nói về giác ngộ Chân Ngã một cách rất lỏng lẻo, cần có một thuật ngữ tốt hơn. Làm thế nào để hiện thực hóa thứ mà vẫn luôn luôn là thực?

H: Đôi khi ngài nói rằng Chân Ngã là tĩnh lặng. Tại sao lại thế?

Đ: Với người sống trong Chân Ngã là vẻ đẹp của sự trống vắng những suy nghĩ, họ đã không còn gì phải suy nghĩ đến nữa. Đó duy nhất mới xứng là trải nghiệm về tĩnh lặng đích thực, bởi vì trong trạng thái tối hậu đó, không có gì đắc được ngoài chính bản thân mình.

H: Tĩnh lặng (mouna) là gì?

Đ: Trạng thái vượt qua ngôn từ và suy nghĩ đó là mouna. Cái hiện hữu, đó là mouna. Làm thế nào mouna có thể được giải thích bằng lời? Các nhà hiền triết nói rằng trạng thái mà ý nghĩ ‘Tôi’ [bản ngã] không hề khởi lên một chút nào, một mình là Chân Ngã [swarupa] chính là sự tĩnh lặng [mouna]. Một mình Chân Ngã tĩnh lặng đó là Thượng đế; một mình Chân Ngã là jiva [linh hồn cá nhân]. Một mình Chân Ngã là thế gian cổ lão này.
Tất cả những tri thức khác chỉ là những kiến thức vụn vặt và tầm thường; các trải nghiệm về sự tĩnh lặng một mình là tri thức thực sự và hoàn hảo. Hãy biết rằng những sự khác biệt khách quan không có thật mà chỉ là mà chúng chỉ được chồng chéo lên Chân Ngã, thứ thực sự là tri thức chân chính.

H: Khi mà các thân thể và nhiều bản ngã hoạt động chúng ở khắp mọi nơi, ta thực sự được quan sát vô số người, làm thế nào có thể nói rằng Chân Ngã là duy nhất?

Đ: Nếu quan niệm ‘Tôi là thân thể này’ được chấp nhận, thì sẽ có vô số cái ngã. Tại trạng thái mà quan niệm trên biến mất thì đó là Chân Ngã vì đã không còn đối tượng nào khác. Đó là lý do mà Chân Ngã được xem là duy nhất.

Vì bản thân cơ thể không tồn tại trong cái nhìn tự nhiên của Chân Ngã, nó chỉ có trong cái nhìn hướng ngoại của tâm trí vốn là bị mê hoặc bởi sức mạnh của ảo ảnh. Nói Chân Ngã là thứ sở hữu và điều khiến cơ thể là sai. Thế giới không tồn tại nếu không có thân thể, thân thể không bao giờ tồn tại nếu không có tâm trí, tâm trí không bao tồn tại nếu không có ý thức, ý thức chưa bao giờ tồn tại mà không có thực tại.

Đối với người khôn ngoan, người đã biết về Chân Ngã bằng cách định hướng bên trong mình,không còn biết gì khác ngoài Chân Ngã. Tại sao? Bởi vì cái bản ngã xác định dưới hình thức của một cơ thể là ‘tôi’ đã đã diệt vong, anh ta [người khôn ngoan] là ý thức tồn tại vô hình tướng. Jnani [người đã nhận ra Chân Ngã] biết mình là Chân Ngã và rằng không có gì, không phải cơ thể của anh ta hay bất cứ thứ gì khác, tồn tại ngoài Chân Ngã. Đối với một như vậy, đâu có sự khác biệt giữa việc có một cơ thể hay không có một cơ thể?

Nói là giác ngộ là sai. Đâu có gì để ngộ ra? Cái thực vẫn luôn là như mọi khi. Chúng ta không tạo ra bất kỳ điều gì mới hoặc đạt được một cái gì đó mà chúng ta không có trước đây. Trong sách có một minh họa như này, chúng ta đào một cái giếng và tạo ra một cái hố rất lớn. Không gian trong hố hoặc giếng đã không được tạo ra bởi chúng ta. Chỉ là chúng ta vừa xóa lớp đất lấp đầy không gian ở đó. Không gian vốn ở đó lúc đó và bây giờ cũng vẫn ở đó. Tương tự như vậy, chúng ta phải đơn giản loại bỏ tất cả các quan niệm đã tồn tại lâu dài bên trong chúng ta. Khi tất cả chúng đã được loại bỏ, Chân Ngã sẽ tỏa sáng một mình.


H: Nhưng làm thế nào để làm được điều này và đạt được giải thoát?


Đ: Giải thoát là chính bản chất của chúng ta. Chúng ta là vậy. Sự thực là chúng ta ước muốn giải thoát cho thấy rằng tự do khỏi mọi ràng buộc là chân tánh của chúng ta. Nó không phải thứ là mới mẻ cần đạt được. Tất cả những gì cần thiết là loại bỏ mọi quan niệm sai lầm rằng chúng ta bị ràng buộc. Khi chúng ta đạt được điều đó, sẽ không còn ham muốn hoặc suy nghĩ của bất kỳ loại nào. Khi mà người ta vẫn còn mong muốn sự giải thoát, thì bạn có thể nói rằng người đó vẫn còn đang bị trói buộc.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x