Trang chủ » #10 – Vấn ngã & Quy hàng

#10 – Vấn ngã & Quy hàng

by Hậu Học Văn
133 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

TRUY VẤN VÀ QUY HÀNG

‘Tôi tồn tại’ là trải nghiệm hiển nhiên vĩnh viễn duy nhất của mọi người. Không có gì khác hiển nhiên như ‘Tôi’. Những gì mọi người thường gọi là hiển nhiên, nghĩa là, những trải nghiệm mà họ có được thông qua các giác quan, thực tế khác xa với cái hiển nhiên đúng nghĩa. Chỉ riêng cái Tôi là đúng như vậy. Vì vậy, tự truy vấn bản thân và là cái ‘Tôi tồn tại’ là điều duy nhất cần phải làm. ‘Tôi là (tôi tồn tại)’ là thực. ‘Tôi là cái này’ hay ‘Tôi là cái kia’ không phải thực. Tôi là chân lý, đó một tên khác của Tôi.
Phụng sự không gì khác hơn là tự biết chính mình. Khi xem xét kỹ lưỡng, phụng sự tối cao và jnana về bản chất là một và tương tự. Nếu nói rằng một trong hai điều này là một phương tiện cho cái kia là do không biết bản chất của một trong hai. Biết rằng con đường của jnana và con đường của phụng sự có quan hệ với nhau. Hãy đi theo cả hai con đường không thể tách rời này mà không phân chia cái này với cái kia.

LÝ THUYẾT VẤN-NGÃ

Nhớ rằng trong chương trước Sri Ramana đã khẳng định rằng Nhận thức Chân Ngã được mang lại chỉ đơn thuần bằng cách từ bỏ ý tưởng rằng có một cá nhân đang hoạt động thông qua cơ thể và tâm trí. Một số người phụng sự tiên tiến của ông ấy đã có thể làm điều này một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhưng những người khác thấy rằng hầu như không thể từ bỏ những thói quen đã ăn sâu vào cuộc đời mà không thực hiện một số hình thức tu tập tâm linh. Sri Ramana thông cảm với tình trạng khó khăn của họ và bất cứ khi nào ông ấy được yêu cầu kê đơn một phương pháp thực hành tâm linh tạo điều kiện thuận lợi cho Nhận thức Chân Ngã, ông ấy sẽ giới thiệu một kỹ thuật mà ông ấy gọi là Vấn-Ngã (Self-inquiry).
Pháp tu này là nền tảng của triết lý thực tế của ông và ba chương tiếp theo sẽ được dành để trình bày chi tiết về tất cả các khía cạnh của nó. Trước khi bắt tay vào mô tả kỹ thuật, ta cần giải thích quan điểm của Sri Ramana về bản chất của tâm trí vì mục đích của vấn ngã là khám phá ra bằng kinh nghiệm trực tiếp rằng tâm trí không tồn tại. Theo Sri Ramana, mọi hành vi có ý thức của tâm trí và cơ thể đều liên quan đến một cái tôi đang thực hiện hành vi đó. Nhân tố chung trong ‘Tôi suy nghĩ’, ‘Tôi nhớ’, ‘Tôi hành động’ là một cái tôi được mặc định rằng nó chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động này. Sri Ramana gọi điều này là ngã niệm (I-thought) (aham-vritti). Aham-vritti có nghĩa đen là ‘biến thể tinh thần của Tôi’. Chân Ngã hay cái Tôi đích thực không bao giờ suy tưởng rằng nó đang suy nghĩ hay làm điều gì đó; cái tôi đang tưởng tượng ra những điều này là sự hư cấu của tâm lý, được gọi là biến thể tinh thần của cái Tôi. Sự chuyển ngữ này hơi cồng kềnh nên ở đây sẽ thường được dịch là ngã niệm.

Sri Ramana giữ quan điểm rằng khái niệm về cá nhân chỉ là cái ngã niệm này biểu lộ chính nó ra theo rất nhiều phương cách. Thay vì đánh giá các hoạt động khác nhau của tâm trí (như bản ngã, trí tuệ và ký ức) như các chức năng biệt lập, ông ấy muốn coi chúng như là các hình thái khác nhau của ngã niệm. Bởi ông đồng nhất cá nhân với tâm trí, tâm trí với ngã niệm, vì thế sự mất đi cảm giác cá nhân tương đồng với sự mất đi của cả tâm trí và ngã niệm. Điều này được xác nhận bởi những tuyên bố thường xuyên của ông ấy rằng kết quả sau khi giác ngộ Chân Ngã là không còn người suy nghĩ, không có người thực hiện hành động và không có nhận thức về sự tồn tại của cá nhân.

Ông giữ vững quan điểm rằng Chân Ngã là thực tại duy nhất hiện hữu, ông coi ngã niệm là một giả định sai lầm không có cơ sở để tự tồn tại. Ông giải thích sự xuất hiện của nó bằng cách nói rằng nó chỉ có thể tồn tại bằng cách đồng hóa với một đối tượng. Khi những suy nghĩ nảy sinh, ngã niệm giành lấy quyền sở hữu chúng – ‘Tôi suy nghĩ’, ‘Tôi tin’, ‘Tôi muốn’, ‘Tôi hành động’ – nhưng không hề có cái ngã niệm tách biệt nào có thể tồn tại độc lập không phụ vào đối tượng mà nó đang đồng hóa. Nó chỉ dường như tồn tại như một thực thể liên tục thực sự vì dòng đồng hóa không ngừng diễn ra liên tục. Hầu hết tất cả các điểm đồng hóa nhận dạng này có thể được truy ngược lại từ ban đầu về giả định rằng cái ‘tôi’ chỉ giới hạn trong cơ thể, có thể là một thực thể tồn tại bên trong hoặc đồng dạng với hình thức vật chất của nó. Quan niệm ‘tôi là cơ thể’ là nguồn gốc chính của tất cả các nhận dạng sai lầm tiếp theo và việc giải thể quan niệm đó là mục đích chính của việc vấn ngã.

Sri Ramana cho rằng xu hướng nhận dạng tự giới hạn này có thể được kiểm tra bằng cách cố gắng tách chủ thể ‘tôi’ từ các đối tượng của suy nghĩ mà nó đang tự đồng hóa với. Bởi vì ngã niệm về cá nhân không thể tự tồn tại mà không có đối tượng cho nên nếu sự chú tâm tập trung mạnh mẽ vào cảm giác chủ quan của ‘Tôi’, ‘Tôi tồn tại’, thì các quan niệm ‘Tôi là cái này’ hay ‘Tôi là cái kia’ không khởi sinh, vì thế cái tôi cá nhân không thể liên kết với các đối tượng. Nếu nhận thức này về cái Tôi được duy trì thì cái tôi cá nhân (cái ngã niệm) sẽ biến mất và được thay thế bởi Chân Ngã bằng trải nghiệm trực tiếp. Sự chú tâm liên tục này vào nhận thức bên trong về cái tôi được gọi là vấn ngã (vichara) và ông ấy đã liên tục đề xuất nó như là cách hiệu quả nhất và trực tiếp nhất để khám phá tính hư cấu ngã niệm.

Trong thuật ngữ của Sri Ramana, ngã niệm xuất phát từ Chân Ngã hoặc từ Trái Tim và sẽ lặn xuống trong Chân Ngã một khi khuynh hướng tự đồng hóa với vật thể của nó ngừng lại. Vì điều này,ông ấy thường điều chỉnh lời khuyên của mình để phù hợp với hình ảnh này của một cái tôi đang trỗi dậy và đang chìm xuống. Ông thường nói, hãy truy cái ngã niệm đến nguồn của nó hoặc tìm ra cái tôi khởi lên từ đâu, hàm ý của những câu đó luôn là giống nhau. Bất kể ngôn ngữ nào được sử dụng, ông cũng khuyên những người sùng đạo của mình duy trì nhận thức về cái ngã niệm cho đến khi nó tan biến trong nguồn mà từ đó nó đến. Đôi khi ông cũng đề cập rằng chỉ cần suy nghĩ về cái tôi lặp lại liên tục thì cũng đưa đến đúng đích nhưng nên nhớ rằng đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị của pháp tu. Việc suy nhắc lặp đi lặp cái tôi vẫn liên quan đến một chủ thể (ngã niệm) đang có nhận thức về một đối tượng (suy nghĩ Tôi, Tôi), và khi đó là nhị nguyên vẫn còn đang tồn tại, vì thế ngã niệm sẽ vẫn phát triển. Nó chỉ biến mất khi sau cùng khi nhận thức về tất cả các đối tượng, cả vật chất và tinh thần, không còn nữa. Điều này xảy ra không bởi nhận thức được cái Tôi, mà đó là Là cái Tôi. Giai đoạn của trải nghiệm về chủ này thay vì nhận thức về một đối tượng là giai đoạn cao nhất của quá trình vẫn ngã và nó sẽ được giải thích chi tiết hơn trong chương sau.

Sự khác biệt quan trọng này là yếu tố chính giúp phân biệt vấn ngã với gần như tất cả các pháp tu tâm linh khác và nó giải thích tại sao Sri Ramana luôn cho rằng hầu hết các pháp tu khác không hiệu quả. Ông thường chỉ ra rằng thiền định truyền thống và thực hành yoga đòi hỏi sự tồn tại của một chủ thể thiền định về một đối tượng và người ta thường sẽ thêm vào một mối quan hệ để duy trì ngã niệm thay vì loại bỏ nó. Theo cách nhìn của ông thì những thực hành như vậy có thể giúp tâm trí tĩnh lặng một cách hiệu quả, và chúng có thể thậm chí tạo ra những trải nghiệm hạnh phúc, nhưng chúng sẽ không bao giờ đạt đến đỉnh điểm của giác ngộ Chân Ngã bởi vì ngã niệm vẫn không bị cô lập và loại bỏ. Các cuộc hội thoại trong chương này chủ yếu đề cập đến quan điểm của Sri Ramana về nền tảng lý thuyết của việc vấn ngã.

H: Bản chất của tâm trí là gì?

Đ: Tâm trí không là gì khác hơn là ngã niệm. Tâm trí và bản ngã là một và giống nhau. Các lĩnh vực tinh thần khác như trí tuệ và trí nhớ chỉ là vậy. Tâm trí, trí tuệ, kho chứa các khuynh hướng tinh thần, và bản ngã; tất cả những điều này chỉ là một tâm trí duy nhất chính nó. Điều này giống như những cái tên khác nhau được đặt cho một người tùy theo những chức năng khác nhau của anh ta. Linh hồn cá nhân [jiva] không là gì khác ngoài linh hồn hay bản ngã này.

H: Làm thế nào chúng ta khám phá ra bản chất của tâm trí, cái nguyên nhân tối hậu của nó, cái bản thể nào đã biểu lộ ra tâm trí?

Đ: Khi sắp xếp các ý niệm theo thứ tự giá trị, ngã niệm là niệm quan trọng nhất trong tất cả. Suy nghĩ hoặc quan niệm về cá nhân cũng là gốc rễ hoặc thân của tất cả những suy nghĩ khác, vì mỗi ý tưởng hoặc suy nghĩ chỉ nảy sinh như suy nghĩ của một ai đó và biết rằng nó không tồn tại độc lập khỏi bản ngã. Bản ngã từ đó thực thi hoạt động đã được suy nghĩ. Người thứ hai và người thứ ba [anh ấy, bạn, người đó, v.v.] không thể xuất hiện nếu như người đầu tiên [tôi] không ở đây. Do đó, chúng chỉ phát sinh sau khi người đầu tiên xuất hiện, vì vậy cả ba người dường như nổi lên và chìm xuống cùng nhau. Vậy hãy truy ngược lại nguồn gốc tối hậu của cái tôi hay cá nhân. Sự sinh ra của cái ngã niệm này là sự sinh ra của một người, cái chết của nó là cái chết của người đó. Khi ngã niệm khởi sinh, sự đồng hóa sai lầm với cơ thể cũng bắt đầu. Hãy loại bỏ ngã niệm. Ngã niệm là nguồn gốc của mọi buồn đau. Ngã niệm ngừng tồn tại thì không còn khổ đau.

H: Vâng, nhưng khi tôi nghĩ đến điều ngã niệm, những suy nghĩ khác nảy sinh và quấy nhiễu tôi.

Đ: Thử tìm hiểu xem những suy nghĩ đó là của ai. Chúng sẽ biến mất đi. Chúng có gốc rễ từ ngã niệm. Hãy giữ vào ngã niệm và chúng sẽ biến mất.

H: Làm thế nào sự truy vấn do bản ngã khởi xướng lại có thể bộc lộ sự không thực của chính nó?

Đ: Toàn bộ sự tồn tại hiện tượng của bản ngã sẽ được chuyển hóa khi bạn lặn sâu vào trong cái nguồn nơi mà ngã niệm khởi sinh.

H: Nhưng không phải rằng ngã niệm chỉ là một trong ba dạng mà bản ngã tự hiển lộ chính nó sao? Yoga Vasishtha và các văn bản cổ khác mô tả bản ngã có ba hình thể chồng lên nhau.

Đ: Nó là như vậy. Bản ngã được mô tả là có ba cơ thể, thể thô, thể vi tế và thể nhân quả, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích trình bày phân tích. Nếu phương pháp truy vấn phải phụ thuộc vào hình thức của bản ngã, thì là bất kỳ sự truy vấn nào cũng sẽ đều trở thành hoàn toàn không thể, bởi vì các hình thức mà bản ngã có thể có là vô số. Do đó, với mục đích vấn ngã, bạn phải tiến hành trên cơ sở rằng bản ngã chỉ có một hình thức, cụ thể là ngã niệm.

H: Nhưng điều đó có thể không đủ để nhận ra jnana.

Đ: Truy vấn bằng cách lần theo dấu vết của ngã niệm giống như con chó theo dấu chủ nhân của mình bằng mùi hương của anh ta. Người chủ có thể ở một số nơi xa xôi không xác định, nhưng điều đó không cản đường con chó truy tìm anh ta. Mùi hương của chủ nhân là một manh mối không thể nhầm lẫn với con vật, và không còn có gì khác, chẳng hạn như chiếc váy anh ấy mặc, hoặc hình hài và vóc dáng của anh ấy, vv. Với chỉ mùi hương đó, con chó không bị phân tâm bởi cái khác trong khi cuộc tìm kiếm chủ nhân, và cuối cùng nó đã thành công trong việc tìm ta anh ta.

H: Vẫn còn đó câu hỏi tại sao việc truy tìm nguồn gốc của ngã niệm, khác với pháp tu về tâm trí khác, được coi là phương tiện trực tiếp để nhận thức Chân Ngã?

Đ: Mặc dù khái niệm về cái Tôi hay Tôi tồn tại được biết là nguồn của ngã niệm, vấn ngã không phải là một sự sửa đổi tâm trí như các pháp tu khác. Các pháp tu khác không có mối tương quan thiết yếu với nhau, ngã niệm là bình đẳng và liên quan cơ bản đến mọi pháp tu dành cho tâm trí khác. Không có ngã niệm thì không thể có pháp tu tâm trí khác, nhưng ngã niệm lại có thể tồn tại một mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ pháp tu nào khác của tâm trí. Do đó, ngã niệm về cơ bản là khác với các pháp tu khác.

Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn gốc của ngã niệm không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm cơ sở của một trong những dạng của bản ngã mà chính nguồn gốc mà từ đó nảy sinh ra câu nói ‘tôi tồn tại’. Nói cách khác, tìm kiếm và nhận ra nguồn gốc của bản ngã trong hình thức của ngã niệm là ngụ ý sự siêu việt qua bản ngã trong mọi dạng có thể có của nó.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x