Trang chủ » #11 – Vấn ngã – Ngã niệm – Thiền định

#11 – Vấn ngã – Ngã niệm – Thiền định

by Hậu Học Văn
96 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Đồng ý rằng ngã niệm về cơ bản bao gồm tất cả mọi cái hình thành nên cái tôi, tại sao chỉ có cái niệm đó lại được chọn làm phương tiện truy vấn?

Đ: Bởi vì nó là một điểm mốc của sự trải nghiệm của bạn mà không thể tối giản hơn được nữa và bởi vì tìm kiếm nguồn của nó là con đường thực tiễn duy nhất mà bạn có thể chấp nhận để tìm ra Chân Ngã. Người ta nói rằng bản ngã có cơ thể nhân quả [trạng thái của cái `tôi’ trong khi ngủ], nhưng làm thế nào bạn có thể truy vấn trong trạng thái đó? Khi bản ngã rơi vào hình thức đó, bạn chìm đắm trong bóng tối của giấc ngủ.

H: Có phải do bản ngã ở thể vi tế và thể nhân quả của nó quá vô hình trong trạng thái thức giấc nên không thể giải quyết được thông qua sự truy vấn về nguồn của ngã niệm?

Đ: Không. Sự truy vấn về nguồn gốc của ngã niệm chạm vào chính sự tồn tại của bản ngã. Do đó, các hình thái tinh vi khác của bản ngã không phải là vấn đề cần quan tâm.

H: Mục đích duy nhất là nhận ra bản thể thuần khiết, vô điều kiện của Chân Ngã, vốn nó không phụ thuộc vào bản ngã, việc truy vấn ngã niệm có liên quan đến bản ngã thì có ích gì với mục đích ban đầu?

Đ: Theo quan điểm chức năng thì bản ngã có một và duy chỉ một đặc điểm. Bản ngã hoạt động như một nút thắt giữa Chân Ngã, cái ý thức thuần khiết, và cơ thể vật lý, thứ thô và trơ. Bản ngã do đó được gọi là chit-jada-Granthi [nút thắt giữa ý thức và cơ thể thô]. Trong sự truy vấn của bạn về nguồn của ngã niệm, bạn nắm vào đầu dây bên ý thức tinh túy của bản ngã. Chính vì lý do này, vấn ngã sẽ dẫn đến nhận thức về ý thức thuần khiết của Chân Ngã. Bạn phải phân biệt giữa Chân Ngã, bản thể nó là thuần khiết và cái ngã niệm. Cái ngã niệm, chỉ đơn thuần là một ý nghĩ, nhìn thấy chủ thể và đối tượng, ngủ, thức dậy, ăn và suy nghĩ, chết và tái sinh. Nhưng cái Tôi thuần khiết là sự hiện hữu thuần khiết, tồn tại vĩnh cửu, thoát khỏi sự vô minh và ảo tưởng. Nếu bạn trú tại trong cái Tôi một mình, không suy nghĩ, cái ngã niệm và ảo tưởng sẽ biến mất vĩnh viễn. Trong một rạp chiếu phim bạn chỉ có thể thấy hình ảnh trong điều kiện ánh sáng rất yếu hoặc trong bóng tối. Nhưng khi tất cả các đèn được bật lên, hình ảnh cũng biến mất. Vì vậy, cũng trong ánh sáng của đấng tối cao, mọi đối tượng biến mất.

H: Đó là trạng thái siêu việt.

Đ: Không phải. Siêu việt cái gì và bởi ai? Duy chỉ bạn tồn tại.

H: Người ta nói rằng Chân Ngã vượt ra ngoài tâm trí và nhưng sự giác ngộ là với tâm trí. Tâm trí không thể nghĩ bàn được nó. Nó không thể được nghĩ đến bởi tâm trí nhưng cũng chỉ tâm trí mới có thể nhận ra được nó. Những nghịch lý này sao có thể được hóa giải?

Đ: Cái Ngã được chứng ngộ bằng tâm trí chết, tức là tâm trí không suy nghĩ và hướng nội. Sau đó, tâm trí nhìn thấy nguồn của chính nó và trở thành cái đó [Chân Ngã]. Nó không phải như chủ thể nhận thức một đối tượng. Khi phòng tối, cần có đèn để chiếu sáng và mắt để nhận thức các đối tượng. Nhưng khi mặt trời mọc thì không cần đèn để nhìn các đồ vật. Để nhìn thấy mặt trời thì ta không cần đèn, chỉ cần bạn hướng mắt về phía mặt trời đang tự tỏa sáng là đủ.

Tương tự với tâm trí. Để nhìn thấy các đối tượng, ánh sáng phản chiếu của tâm trí là cần thiết. Để nhìn thấy Trái Tim, chỉ cần tâm trí hướng vào nó là đủ. Sau đó, tâm trí mất đi chính bản thân nó và Trái Tim tỏa sáng. Bản chất của tâm trí chỉ là nhận thức hay ý thức. Khi mà bản ngã thống trị nó, nó hoạt động như lý luận, suy nghĩ hoặc cảm giác.

Tâm trí vũ trụ thì không bị giới hạn bởi bản ngã, không có gì tách rời khỏi chính nó và do đó chỉ có nhận thức. Đây là những gì Kinh thánh ám chỉ khi nói là ‘Ta là như ta tồn tại’ (I am that I am). Biết rằng tất cả các sức mạnh vốn đều bắt đầu bằng sức mạnh của sự ham thích [và bao gồm cả sức mạnh của hành động và sức mạnh của sự hiểu biết], khi tâm trí bị hủy hoại trong ý thức tối cao về Chân Ngã của chính mình,chúng sẽ hoàn toàn biến mất, thấy rằng chúng chỉ là một trí tưởng tượng huyễn hoặc xuất hiện dưới hình thái của ý thức một người.

Tâm trí không tinh thuần sẽ hoạt động như suy nghĩ và lãng quên, một mình nó sẽ luân hồi, là trong vòng tròn của sinh và tử. Cái tôi thực sự mà ở đó các hoạt động như suy nghĩ và quên lãng bị diệt vong, một mình nó chính là sự giải thoát thuần túy. Nó không có pramada [sự quên lãng về Chân Ngã] thứ vốn là nguyên nhân của sinh và tử.

H: Làm thể nào để phá hủy bản ngã?

Đ: Hãy nắm giữ bản ngã trước và sau đó hỏi làm thế nào để nó bị tiêu diệt. Ai đang đặt câu hỏi? Nó chính là bản ngã. Câu hỏi này chắc chắn sẽ làm trân trọng bản ngã hơn chứ không phải giết nó. Nếu bạn truy tìm bản ngã, bạn sẽ thấy rằng nó không tồn tại. Đó là cách để tiêu diệt nó.

H: Làm thế nào để có thể được giác ngộ?

Đ: Có một Chân Ngã tuyệt đối mà từ nó một tia lửa bắt lên một ngọn lửa. Tia lửa được gọi là bản ngã. Trong trường hợp của một người vô minh, nó đồng hóa với một đối tượng đồng thời khi nó khởi sinh nên. Nó không thể duy trì độc lập khỏi sự liên kết như vậy với các đối tượng. Sự liên kết này là ajnana hay vô minh và những nỗ lực của chúng ta là hủy diệt nó. Nếu khuynh hướng khách quan hóa của nó bị giết chết, nó trở nên tinh thuần, và sẽ hợp nhất vào nguồn. Sự nhận dạng sai lầm với cơ thể là dehatma buddhi [ý niệm ‘Tôi là cơ thể ‘]. Khi ý niệm đó rời bỏ thì mới có những kết quả tốt theo sau.

Cái Tôi tinh khiết được trải nghiệm trong khoảng thời gian trống giữa hai trạng thái hoặc hai suy nghĩ. Bản ngã giống như con sâu bướm chỉ bỏ điểm bám của nó sau khi đã bám víu vào một điểm khác. Bản chất thực sự của nó có thể được nhìn ra khi nó không kết nối với đồ vật hoặc suy nghĩ. Bản ngã như bóng ma không có hình dạng này xuất hiện bằng cách chấp lấy một hình tướng; chấp vào thì nó duy trì; được nuôi dưỡng bởi các hình tướng thì nó sẽ ngày càng chấp vào hơn nữa; bỏ đi một hình tướng rồi nó lại nắm bắt lấy một hình tướng khác, nhưng khi ta truy tìm nó thì nó không cánh mà biến mất.
Chỉ khi ở ngôi thứ nhất đó, bản ngã, ở dạng ‘Tôi là cơ thể’, tồn tại, thì người ngôi thứ hai và thứ ba [bạn, anh ấy, họ, v.v.] mới tồn tại. Khi ta xem xét kỹ lưỡng sự thật của ngôi đầu tiên, người ngôi thứ nhất sẽ bị tiêu diệt, người ngôi thứ hai và thứ ba sẽ không còn tồn tại và chân tánh của ta sẽ tỏa sáng, nó là trạng thái thực của Chân Ngã. Ý niệm ‘Tôi là cơ thể bằng máu thịt này’ là sợi dây xâu chuỗi vô số ý niệm khác bao gồm cả ngã niệm. Vậy nên khi ta quay vào bên trong mình và hỏi ‘Cái tôi này ở đâu?’ tất cả các ý nghĩ bao gồm cả ngã niệm sẽ chấm dứt và tri thức về Chân Ngã tự nhiên sẽ tỏa sáng.

H: Khi tôi đọc các tác phẩm của Sri Bhagavan, tôi thấy rằng sự truy vấn được cho là phương pháp duy nhất để giác ngộ Chân Ngã.

Đ: Phải. Đó là vấn ngã.

H: Nó được thưc hiện như thế nào?

Đ: Người hỏi phải thừa nhận sự tồn tại của Chân Ngã của mình. ‘Ta tồn tại’ chính là sự giác ngộ. Theo đuổi manh mối cho đến khi giác ngộ là vấn ngã.Vấn ngã và giác ngộ là như nhau.

H: Thật khó để mà hiểu. Tôi cần phải thiền chú vào cái gì?

Đ: Thiền đòi hỏi một đối tượng để thiền, trong khi đó vấn ngã chỉ có chủ thể mà không có đối tượng. Thiền định khác với vấn ngã theo cách này.

H: Chẳng phải thiền là một trong những quy trình hiệu quả để giác ngộ sao?

Đ: Thiền là sự tập trung vào một đối tượng. Nó nhằm mục đích tránh xa những suy nghĩ đa dạng và cố định tâm trí vào một suy nghĩ, cái suy nghĩ đó cũng phải biến mất trước khi giác ngộ. Nhưng giác ngộ không phải là một thứ gì mới để đạt được. Nó đã ở đó, nhưng bị che khuất bởi một màn hình suy nghĩ. Tất cả những nỗ lực của chúng ta đều hướng đến là nâng màn hình này lên và sau đó nhận thức được hiển lộ. Nếu tôi khuyên những người tìm kiếm tâm linh thiền định, nhiều người có thể sẽ hài lòng với lời khuyên đó. Nhưng trong số họ có ai có thể quay lại và hỏi, ‘Tôi là ai để có thể thiền về một đối tượng?’ Một người như vậy phải được khuyên rằng nên đi tìm kiếm Chân Ngã. Đó là cái tối hậu. Đó là vấn ngã.

H: Nếu không có thiền định, chỉ có vấn ngã thì có đủ để giác ngộ không?

Đ: Vấn ngã là quá trình và cũng là mục tiêu. ‘Tôi tồn tại’ là mục tiêu và thực tại sau cùng. Nỗ lực nắm bắt nó là vấn ngã. Khi nào nó trở nên tự phát và tự nhiên, nó là giác ngộ. Vấn ngã là cái hiệu quả nhất, nếu trừ bỏ vấn ngã sang một bên, không có phương pháp nào khác tương đương, có nghĩa là không có bất cứ điều gì tương đương có thể làm cho tâm trí dịu đi. Nếu bởi phương tiện khác, tâm trí vẫn có thể bị làm cho lắng xuống nhưng sẽ nó tăng trở lại. Vấn ngã là phương tiện không thể sai lầm, phương tiện trực tiếp duy nhất, để nhận ra cái vô điều kiện, bản thể tuyệt đối mà bạn thực sự là.

H: Tại sao chỉ có vấn ngã được coi là phương tiện trực tiếp để biết jnana?

Đ: Bởi vì ngoại trừ vấn ngã, mọi loại thiền mặc định rằng việc lưu giữ tâm trí là công cụ để thực hiện thiền, và không có tâm trí thì không thể thực hành được. Bản ngã có thể có những hình thức khác nhau và tinh vi hơn ở các giai đoạn thực hành khác nhau của một người, nhưng bản thân nó không bao giờ bị phá hủy. Trong kinh sách, khi Janaka thốt lên ‘Bây giờ ta đã phát hiện ra tên trộm đã phá hoại cuộc đời ta bấy lâu nay. Anh ta sẽ bị xử lý dứt điểm ‘, nhà vua đang thực sự đang đề cập đến bản ngã hoặc tâm trí.

H: Vậy tại sao ta cũng có thể thấu hiểu tên trộm bằng cách pháp thiền định khác?

Đ: Nỗ lực tiêu diệt bản ngã hoặc tâm trí thông qua những phương pháp khác với vấn ngã giống như tên trộm giả vờ là một cảnh sát để bắt kẻ trộm, tức là chính anh ta. Duy chỉ vấn ngã một mình có thể tiết lộ sự thật rằng cả bản ngã và tâm trí đều không thực sự tồn tại, và cho phép một người nhận ra bản thể thuần khiết, không phân biệt của Chân Ngã hoặc cái Tuyệt Đối. Sau khi nhận ra Chân Ngã, không có gì còn lại được biết đến, bởi vì nó là hạnh phúc hoàn hảo, nó là tất cả.

H: Tại sao vấn ngã lại trực tiếp hơn các phương pháp khác?

Đ: Chú ý đến Chân Ngã của chính mình, cái luôn tỏa sáng như cái ‘Tôi’, một thực tại không bị phân chia và thuần túy, là chiếc bè duy nhất mà cá nhân, những người bị ảo tưởng bởi nghĩ rằng ‘tôi là cơ thể’, có thể vượt qua đại dương của những tái sinh bất tận. Thực tại chỉ đơn giản là mất đi bản ngã. Phá hủy bản ngã bằng cách tìm thân phận của nó. Bởi vì bản ngã không phải là thực thể, nó sẽ tự động biến mất và thực tại sẽ tự nó tỏa sáng. Đây là phương pháp trực tiếp, trong khi tất cả các phương pháp khác chỉ được thực hiện bằng cách giữ lại bản ngã. Trong những con đường đó nảy sinh rất nhiều nghi ngờ và câu hỏi muôn thuở ‘Tôi là ai?’ sau cùng cũng vẫn sẽ phải giải quyết. Nhưng trong phương pháp này, câu hỏi cuối cùng là câu hỏi duy nhất và nó được nêu ra ngay từ đầu. Không cần phương pháp nào khác để tham gia vào nhiệm vụ này.

Không có bí ẩn nào lớn hơn điều này – đó là thực tại mà chúng ta tìm kiếm để đạt được thực tế. Chúng ta nghĩ rằng có điều gì đó đang che giấu thực tại của chúng ta và rằng nó phải bị phá hủy để thực tại đạt được. Điều đó thực nực cười. Một ngày nào đó bình minh đến với chính bạn và bạn sẽ tự cười với chính nỗ lực của mình trong quá khứ. Ngày bạn cười cũng chính là tại đây và ngay bây giờ.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x