Trang chủ » #12 – Thực hành vấn ngã

#12 – Thực hành vấn ngã

by Hậu Học Văn
109 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

VẤN NGÃ – THỰC HÀNH

Những người mới bắt đầu thực tập Vấn Ngã được Sri Ramana khuyên nên đặt sự chú tâm vào cảm giác bên trong của cái tôi và giữ cảm giác đó càng lâu càng tốt. Họ sẽ được biết rằng nếu sự chú ý của họ bị phân tán bởi những suy nghĩ khác, họ nên quay trở lại nhận thức về cái ngã niệm này ngay khi nào họ nhận ra rằng tư tưởng đang bị lạc đi nơi khác. Ông đã đưa ra rất nhiều chỉ dẫn trợ giúp người khác trong quá trình này – một người có thể hỏi ‘Ta là ai?’, ‘Cái ta này đến từ đâu?’ – nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giữ liên tục ý thức về cái tôi, cái mà đang giả định là nó chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của thân thể và tâm trí.

Trong những giai đoạn đầu luyện tập, sự chú tâm đến cảm giác của cái tôi là một hoạt động tinh thần dưới hình thái của một suy nghĩ hoặc nhận thức. Khi tu tập tinh tấn hơn, suy nghĩ về cái tôi nhường chỗ cho một trải nghiệm chủ quan về cảm giác về cái tôi và khi cảm giác này không còn kết nối và đồng hóa với những suy nghĩ và đối tượng, nó hoàn toàn biến mất. Cái vẫn còn lưu lại là một trải nghiệm về sự tồn tại trong đó cảm giác cá nhân đã tạm thời ngừng hoạt động. Kinh nghiệm này lúc đầu có thể không liên tục nhưng với việc thực hành lặp đi lặp lại, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn và dễ tiếp cận và duy trì hơn. Khi vấn ngã đạt đến trình độ này, sẽ xuất hiện một nhận thức tự nhiên về sự hiện hữu mà tính cá nhân không thể tồn tại được nữa, bởi vì cái tôi, người cố gắng, nỗ lực đã tạm thời ngừng tồn tại.

Nó không phải là giác ngộ Chân Ngã bởi vì cái ngã niệm sẽ dần tái hoạt động lại nhưng đó đã là trình độ cao nhất trong việc tu tập thực hành. Trải nghiệm về trạng thái hiện hữu này nếu lặp đi lặp lại sẽ làm suy yếu và phá hủy các khuynh hướng tinh thần, những thứ khiến ngã niệm khởi sinh, và khi sự bám víu của chúng đã đủ suy yếu, sức mạnh của Chân Ngã phá hủy những khuynh hướng còn sót lại vì vậy ngã niệm sẽ không bao giờ trỗi dậy nữa. Đó là trạng thái cuối cùng và không thể bị đảo ngược của giác ngộ Chân Ngã.

Thực hành tự chú ý hoặc nhận thức về ngã niệm là một kỹ thuật nhẹ nhàng mà vượt qua các phương pháp thông thường để đè nén và kiểm soát tâm trí. Nó không phải là một bài tập về sự tập trung, cũng không phải nó nhắm vào việc đàn áp suy nghĩ; nó chỉ gợi ra nhận thức về cái nguồn mà từ đó tâm trí phát sinh. Phương pháp và mục tiêu của sự tự vấn là thường trú trong cội nguồn của tâm trí và nhận thức được chân tướng của chúng ta bằng cách kéo sự chú ý và quan tâm khỏi những đối tượng không phải là ta. Trong giai đoạn đầu, nỗ lực chuyển sự chú tâm vào suy nghĩ sang chú tâm vào cái người mà đang suy nghĩ là thiết yếu, nhưng một khi
nhận thức về cảm giác cái tôi đã được thiết lập vững chắc, những nỗ lực khác hơn sẽ phản tác dụng. Từ đó trở đi nó không phải là một quá trình của việc nỗ lực để làm một điều gì đó, mà nó giống như là quá trình để hiện hữu, để tồn tại nhẹ nhàng không tốn sức.

Một người trở thành thứ mà họ vốn đã là như vậy không cần nỗ lực gì vì bản thể ta luôn hiện hữu và luôn luôn được trải nghiệm. Mặt khác, giả vờ trở thành những gì mình không phải (tức là cơ thể và trí óc) đòi hỏi phải liên tục phải có nỗ lực tinh thần, mặc dù nỗ lực đó gần như luôn luôn ở mức độ tiềm thức. Do đó, trong các giai đoạn cao hơn của vấn ngã, nỗ lực sẽ không có trải nghiệm về hiện hữu trong khi ngừng nỗ lực tinh thần thì mới hé lộ nó. Sau cùng, Chân Ngã không được khám phá ra do làm bất cứ điều gì, mà chỉ do hiện hữu. Như chính Sri Ramana đã từng nhận xét:

“Đừng thiền định. Hãy chỉ hiện hữu!

Đừng nghĩ rằng mình hiện hữu. Hãy chỉ hiện hữu!

Đừng nghĩ về sự tồn tại. Bạn tồn tại!”

Vấn ngã không nên được coi là một thực hành thiền định diễn ra vào những giờ nhất định và ở những nơi chốn nhất định; nó nên liên tục trong suốt những lúc người ta thức, bất kể là đang làm gì. Sri Ramana không thấy mâu thuẫn giữa làm việc và vấn ngã và ông khẳng định rằng chỉ cần thực hành một chút là có thể làm được trong mọi trường hợp. Đôi khi ông nói rằng các thực hành đều đặn theo các chu kỳ là tốt cho người mới bắt đầu, nhưng ông không bao giờ ủng hộ việc ngồi thiền trong thời gian dài và ông luôn bác bỏ khi bất kỳ tín đồ nào của ông bày tỏ mong muốn từ bỏ các hoạt động trần tục của họ để thực hiện cuộc sống thiền định.

H: Ngài nói rằng người ta có thể nhận ra Chân Ngã bằng cách tìm kiếm nó. Nhân vật của cuộc tìm kiếm này là gì?

Đ: Bạn là tâm trí hoặc nghĩ rằng bạn là tâm trí. Tâm trí là không có gì ngoài những suy nghĩ. Bây giờ đằng sau mỗi suy nghĩ cụ thể có một suy nghĩ chung, đó là cái tôi, đó là chính bạn. Hãy gọi cái tôi này là suy nghĩ đầu tiên. Bám sát vào cái ngã niệm này và đặt câu hỏi để tìm ra nó là gì. Khi câu hỏi này bám chặt lấy bạn, bạn không thể nghĩ về những suy nghĩ khác.

H: Khi tôi thực hành điều này và bám vào bản thân mình, nghĩa là ngã niệm, có những suy nghĩ khác đến và đi, nhưng tôi tự nói với mình: ‘Tôi là ai?’ và không hề có câu trả lời nào tới. Luôn ở trong trạng thái đó là tu tập. Có phải vậy không?

Đ: Đây là một sai lầm mà mọi người thường mắc phải. Chuyện xảy ra khi bạn thực hiện một cuộc truy tìm nghiêm túc về Chân Ngã đó là cái ngã niệm biến mất và một cái gì đó khác từ sâu thẳm sẽ chiếm lấy bạn và nó không phải là cái tôi ban đầu khi bắt đầu nhiệm vụ này.

H: Cái đó là gì?

Đ: Đó là cái Ngã thực sự, ý nghĩa của cái Tôi. Nó không phải là bản ngã. Nó là Đấng Hiện Hữu tối cao.

H: Ngài đã thường nói rằng người ta phải loại bỏ những suy nghĩ khác khi bắt đầu nhiệm vụ này nhưng những suy nghĩ là miên man bất tận. Nếu một suy nghĩ bị loại bỏ, suy nghĩ khác lại đến và dường như không có hồi kết.

Đ: Tôi không nói rằng bạn phải liên tục loại bỏ các suy nghĩ. Hãy nắm giữ vào chính bản thân bạn, là cái ngã niệm đó. Khi bạn duy chỉ quan tâm đến tư tưởng đó, những suy nghĩ khác sẽ tự động bị loại bỏ và chúng sẽ biến mất.

H: Vậy không cần thiết phải loại bỏ những suy nghĩ sao?

Đ: Không. Nó có thể cần thiết trong một thời gian hoặc trong một số trường hợp. Bạn tưởng tượng rằng sẽ không có hồi kết nếu người ta cứ khước từ mọi suy nghĩ khi nó trỗi dậy. Điều đó là không đúng, sẽ có một kết thúc. Nếu bạn cẩn giác và nỗ lực nghiêm túc từ chối mọi suy nghĩ khi nó trỗi dậy, bạn sẽ sớm thấy rằng bạn đang ngày càng đi sâu hơn vào nội tâm của chính bạn. Ở cấp độ đó, sẽ không cần thiết phải nỗ lực để loại bỏ những suy nghĩ nữa.

H: Vậy nó có thể được thực hành mà không cần nỗ lực, không cần căng thẳng sao?

Đ: Không chỉ có vậy, khi lên đến một trình độ nhất định, bạn thậm chí còn không thể nỗ lực hoặc tốn công sức.

H: Tôi muốn giác ngộ xa hơn. Vậy tôi nên thử ngừng nỗ lực à?

Đ: Hiện tại thì bạn không thể không nỗ lực. Nhưng khi bạn tiến vào sâu bên trong hơn, việc cố gắng nỗ lực là chuyện không thể được nữa.

Nếu tâm trí trở nên hướng nội thông qua việc tìm hiểu về nguồn gốc của ngã niệm, các loại khuynh hướng tinh thần sẽ bị toàn diệt. Ánh sáng của Chân Ngã rơi xuống các khuynh hướng và tạo ra các hiện tượng phản chiếu nên mà chúng ta gọi là tâm trí. Vì vậy, khi các khuynh hướng tinh thần sẽ bị toàn diệt, tâm trí cũng biến mất, bị hấp thụ vào ánh sáng của thực tại duy nhất, đó là Trái Tim. Đây là tổng thể và nội dung của tất cả những gì một người khao khát tâm linh cần biết. Điều bắt buộc phải có ở anh ta là một sự nghiêm túc và nhất tâm vào truy vấn ngã niệm.

H: Người mới tu tập nên thực hành như nào?

Đ: Tâm trí sẽ chỉ lắng xuống khi được tự hỏi ‘Ta là ai?’. Ý nghĩ ‘Ta là ai?’ là phá hủy toàn bộ các ý nghĩ khác, và tự nó cũng bị phá hủy sau cùng giống như que củi cời lửa trong lễ hỏa táng. Nếu ý nghĩ khác nảy sinh trong quá trình vấn ngã, ta nên tự hỏi rằng ‘Ý nghĩ này đang nảy sinh đến với ai?’ Việc có bao nhiêu suy nghĩ nảy sinh đâu có quan trọng gì? Chính tại thời điểm một suy nghĩ nảy sinh, tự hỏi rằng ‘Ý nghĩ này đang nảy sinh đến với ai?’, câu trả lời sẽ là ‘Đến với ta’. Lại tiếp tục hỏi ‘Vậy Ta là ai?’ Tâm trí sẽ quay lại nguồn của nó [Chân Ngã] và những tư tưởng trỗi dậy cũng sẽ giảm dần. Bằng cách liên tục thực hành như vậy, sức mạnh của tâm trí để lưu trú trong nguồn của nó sẽ tăng lên.

Mặc dù sự chấp chước với các đối tượng của giác quan đã lặp lại qua nhiều thời kỳ, khởi lên nhiều vô số như sóng của đại dương, tất cả chúng sẽ diệt vong khi thiền định về bản thể của một người càng ngày càng sâu sắc hơn. Không có chỗ dành cho ý nghĩ nghi ngờ, ‘Liệu có thể tiêu diệt tất cả những khuynh hướng này và để trú chỉ trong Chân Ngã một mình?’, người ta nên kiên trì bám vào việc chú tâm vào bản thân mình. Khi mà vẫn còn chấp chước đối với các đối tượng của giác quan trong tâm trí, câu hỏi ‘Ta là ai?’ là cần thiết. Khi suy nghĩ trỗi dậy, người ta nên tiêu diệt tất cả chúng thông qua truy vấn sau đó và ở tại nơi nguồn của nó. Không quan tâm đến ‘những-cái-khác-là-gì’ chính là vô chấp chước hoặc vô dục cầu. Không rời khỏi Chân Ngã là tri thức (jnana). Thực tế thì cả hai cái (vô dục cầu và tri thức) đều giống nhau và là một.

Giống như người thợ lặn buộc một tảng đá vào eo để chìm sâu xuống đáy biển nhặt ngọc trai, vậy nếu chúng ta cũng lặn sâu vào bản thân mình với vô chấp chước có thể tìm thấy viên ngọc quý của Chân Ngã. Nếu một người liên tục không gián đoạn nhớ về bản chất thực của mình đến khi đạt tới Chân Ngã, chỉ cần làm như vậy thôi cũng là đủ. Truy vấn xem ‘Ai là người đang ở trong sự trói buộc?’ Luôn luôn giữ tâm trí cố định trong Chân Ngã một mình là vấn ngã, trong khi thiền định là quán tưởng rằng bản thân là cái tuyệt đối Brahman, chính là tồn tại – ý thức – hạnh phúc.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x