Trang chủ » #25 – “Tôi nên thiền như thế nào?”

#25 – “Tôi nên thiền như thế nào?”

by Hậu Học Văn
111 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Nhưng những suy nghĩ luôn nảy sinh ra. Có phải nỗ lực khi thiền của chúng ta là chỉ nhằm loại bỏ những suy nghĩ đó?

Đ: Đúng vậy. Thiền chú vào một suy nghĩ duy nhất, những suy nghĩ khác được tránh xa. Thiền chỉ giống như là phương pháp giữ tâm trí tránh xa khỏi những suy nghĩ.

H: Người ta nói “atma samstham manah krtva” [cố định tâm trí trong Chân Ngã]. Nhưng Chân Ngã lại là cái không thể nghĩ bàn được.

Đ: Tại sao bạn lại muốn thiền? Bởi vì bạn muốn làm như vậy nên người ta nói với bạn hãy cố định tâm trí trong Chân Ngã. Tại sao bạn không thể tự tại như chính chân tánh của mình mà không cần thiền định? “Manah”[ tâm trí] đó là gì? Khi nào tất cả những suy nghĩ bị loại bỏ, nó trở nên “atma samstha” [cố định trong Chân Ngã].

H: Khi một hình tướng được đưa ra để cho tôi thiền quán về nó thì những suy nghĩ khác bị loại bỏ. Nhưng Chân Ngã là vô tướng.

Đ: Thiền quán vào các hình thức hoặc vật thể cụ thể được gọi là dhyana [thiền], trong khi sự truy vấn về Chân Ngã là vichara [truy vấn] hoặc nididhyasana [nhận thức không gián đoạn về bản thể tồn tại].

H: Có nhiều niềm vui trong dhyana hơn là trong những thú vui giác quan. Tuy nhiên, tâm trí chạy theo cái sau và không tìm kiếm cái trước. Tại sao nó lại như vậy?

Đ: Niềm vui hay nỗi đau chỉ là những khía cạnh của tâm trí. Cái bản chất tinh yếu của chúng ta là hạnh phúc. Nhưng chúng ta đã quên cái Chân Ngã và tưởng tượng rằng thân thể hay tâm trí là Tự Ngã. Sự nhận dạng sai lầm này đã làm cho sự đau khổ nảy sinh. Điều gì cần phải được thực hiện? Khuynh hướng tinh thần này rất xa xưa và đã tiếp diễn trong vô lượng tiền kiếp. Do đó nó đã phát triển mạnh mẽ. Nó phải bị loại bỏ đi trước khi bản chất tinh yếu hạnh phúc của chúng ta được khẳng định.

H: Thiền nên được thực hành như thế nào – với mắt mở hay nhắm?

Đ: Nó có thể được thực hiện theo một trong hai cách đó. Vấn đề là tâm trí phải hướng nội và luôn tích cực theo đuổi mục tiêu. Đôi khi nhắm mắt lại, những suy nghĩ tiềm ẩn ùa về với rất nhiều sức sống. Cũng có thể khó khăn để hướng nội tâm với đôi mắt mở ra. Nó đòi hỏi sức mạnh của tâm trí để làm như vậy. Tâm trí bị ô nhiễm khi nó tiếp nhận các đối tượng. Nếu không, nó trở nên tinh khiết. Yếu tố chính trong thiền là giữ cho tâm trí luôn hoạt động theo đuổi mục đích mà không tham gia vào ấn tượng bên ngoài hoặc suy nghĩ về các vấn đề khác.

H: Bhagavan, bất cứ khi nào tôi thiền định, tôi cảm thấy đầu rất nóng. Và, nếu tôi vẫn tiếp tục, toàn bộ cơ thể của tôi bị bỏng. Cách khắc phục là gì?

Đ: Nếu sự tập trung được thực hiện với bộ não, cảm giác nóng và thậm chí đau đầu sẽ xảy ra sau đó. Sự tập trung phải được thực hiện trong trái tim, tạo sự mát mẻ và sảng khoái. Hãy thư giãn và thiền định của bạn sẽ trở nên dễ dàng. Giữ tâm trí của bạn ổn định bằng cách nhẹ nhàng tránh xa mọi suy nghĩ đang cố xâm nhập nhưng không cần căng thẳng. Chẳng bao lâu bạn sẽ thành công.

H: Làm cách nào để tôi không bị ngủ quên trong khi thiền?

Đ: Nếu bạn cố gắng ngăn chặn giấc ngủ, điều đó có nghĩa là bạn đang có suy nghĩ trong thiền định, mà đó là điều cần phải tránh. Nhưng nếu bạn chìm vào giấc ngủ khi thiền định, thiền sẽ vẫn tiếp tục ngay cả trong và sau khi ngủ. Tuy nhiên, người ta lại nghĩ rằng giấc ngủ phải được loại bỏ, vì trạng thái tự nhiên cuối cùng phải có được một cách có ý thức trong trạng thái thức mà không có những tư tưởng xáo trộn. Thực tế thì thức và ngủ chỉ là những hình ảnh trên màn hình của trạng thái nguyên bản, không có suy nghĩ. Hãy để cho chúng đi qua mà không cần chú ý tới chúng.

H: Chúng ta cần phải thiền quán vào cái gì?

Đ: Bất cứ thứ gì bạn thích.

H: Siva, Vishnu và Gayatri được cho là có hiệu quả như nhau. Tôi nên thiền theo ai?

Đ: Bất kỳ ai mà bạn thích nhất. Họ đều có tác dụng như nhau. Nhưng bạn nên chú định vào chỉ một người mà thôi.

H: Tôi nên thiền như nào?

Đ: Tập trung vào người mà bạn thích nhất. Nếu một suy nghĩ duy nhất ưu việt lên trên, tất cả những suy nghĩ khác bị dập tắt và cuối cùng bị diệt trừ. Khi mà sự đa dạng đa thù còn ưu thế, thì có những suy nghĩ xấu. Khi đối tượng của tình yêu thắng thế thì chỉ những suy nghĩ tốt chiếm lĩnh chiến trường tâm trí. Do đó, hãy giữ lấy chỉ một ý nghĩ thôi. Thiền là người thủ lĩnh. Thiền có nghĩa là chiến đấu. Ngay sau khi bạn bắt đầu thiền, những suy nghĩ khác sẽ tập hợp lại với nhau, tập hợp lực lượng và cố gắng đánh chìm cái suy nghĩ duy nhất mà bạn đang cố gắng giữ đó. Ý nghĩ tốt dần dần phải đạt được sức mạnh bằng cách thực hành lặp đi lặp lại. Sau khi nó phát triển mạnh mẽ, những suy nghĩ khác sẽ bị đá bay. Đây là trận chiến hoàng gia luôn xảy ra khi thiền định. Một người muốn thoát khỏi đau khổ của chính mình. Họ cần phải có sự an lạc trong tâm trí, có nghĩa là không có nhiễu loạn do tất cả các loại tư tưởng. Sự yên bình tâm trí chỉ có do thiền mang lại.

H: Sri Bhagavan nói rằng Chân Ngã có thể hoạt động ở bất kỳ các trung tâm hoặc luân xa nào trong khi nơi tọa lạc của nó nằm trong Trái Tim, nếu ta thiền quán tập trung cao độ vào điểm giữa hai lông mày thì nơi đó có trở thành nơi tọa lạc của của Chân Ngã không?

Đ: Bất kỳ sự cân nhắc nào về nơi tọa lạc của Chân Ngã đều là lý thuyết nếu bạn chú tâm vào một nơi trong cơ thể. Bạn coi mình là chủ thể, người nhìn và nơi bạn tập trung sự chú ý của mình trở thành đối tượng được nhìn thấy. Đây chỉ đơn thuần là bhavana [hình ảnh tinh thần]. Ngược lại, khi bạn nhìn thấy chính người quan sát, bạn hợp nhất trong Chân Ngã và bạn trở thành một với nó. Đó là Trái Tim.

H: Việc tập trung vào điểm giữa hai lông mày có được khuyến khích không?

Đ: Kết quả cuối cùng của việc thực hành bất kỳ loại thiền nào là đối tượng mà người tu tập cố định tâm trí của anh ta vào sẽ ngưng tồn tại như là riêng biệt và tách khỏi chủ thể. Họ, chủ thể và đối tượng, trở thành cái tôi duy nhất và đó là Trái Tim.

H: Tại sao Sri Bhagavan không hướng dẫn chúng ta thực hành sự tập trung trên một số trung tâm hoặc luân xa cụ thể?

Đ: Yoga Sastra nói rằng sahasrara [luân xa nằm trong não bộ] hay bộ não là chỗ ở của Chân Ngã. Purusha Sukta tuyên bố rằng Trái Tim là nơi tọa lạc của nó. Để giúp người tu tránh khỏi những điều nghi hoặc, tôi bảo anh ta hãy nắm bắt lấy sợi dây hoặc manh mối của “cái Ta” hoặc “Ta tồn tại/hiện hữu” và lần theo nó đến nguồn của nó. Bởi vì, thứ nhất, không ai có thể có bất cứ nghi hoặc gì về cái Ta này. Thứ hai, bất kể phương tiện được sử dụng là gì, mục tiêu cuối cùng là chứng ngộ nguồn của “Ta hiện hữu/ tồn tại”, thứ là điểm mốc nguyên thủy của sự trải nghiệm của bạn.
Do đó, nếu bạn thực hành vấn ngã, bạn sẽ đạt được Trái Tim đó là Chân Ngã.

H: Tôi tập hatha yoga và tôi cũng thực hành thiền định “Ta là Brahman”. Sau một vài khoảnh khắc của thiền định này, một khoảng trống chiếm ưu thế, bộ não sẽ nóng nảy và nỗi sợ hãi cái chết nảy sinh. Tôi nên làm gì?

Đ: “Ta là Brahman ” chỉ là một ý nghĩ. Ai nói nó? Bản thân Brahman không nói như vậy. Cần phải có cái gì để nói ra nó? Hay cái Ta thực có thể nói vậy sao? Vì cái Ta luôn an trú như là Brahman. Khi mà nói ra điều đó thì nó chỉ là một ý nghĩ. Đó là suy nghĩ của ai? Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ cái tôi không thực, đó là cái ngã niệm.Hãy duy tại mà không cần suy nghĩ. Khi mà còn có ý nghĩ thì sẽ còn có sợ hãi.

H: Khi tôi tiếp tục nghĩ về nó, có sự lãng quên, bộ não trở nên nóng và tôi sợ hãi.

Đ: Đúng, tâm trí tập trung trong não và do đó bạn có cảm giác nóng ở đó. Đó là bởi vì cái ngã niệm. Khi ngã niệm nảy sinh nỗi sợ hãi về cái chết đồng thời phát sinh. Nói về sự lãng quên thì miễn là có suy nghĩ sẽ có sự lãng quên. Đầu tiên là suy nghĩ “Ta là Brahman ”, sau đó là sự lãng quên bất chợt xảy ra. Sự lãng quên và suy nghĩ chỉ dành cho cái ngã niệm mà thôi. Hãy nắm bắt nó và nó sẽ biến mất như một bóng ma. Những gì còn sót lại hơn là cái tôi thực sự và đó là Chân Ngã.

“Ta là Brahman” là một trợ giúp cho sự tập trung vì nó tránh xa những những suy nghĩ khác. Khi một ý nghĩ duy nhất vẫn tồn tại, hãy xem ý nghĩ đó là của ai. Nó sẽ được tìm thấy là từ ‘Ta’. Từ đâu xuất sinh cái ngã niệm? Hãy khám phá nó, ngã niệm sẽ biến mất, và Chân Ngã tối cao sẽ tỏa sáng bởi chính nó. Không cần nỗ lực gì thêm. Khi cái Ta thực sự duy tại, nó sẽ không nói rằng “Ta là Brahman”. Một người đàn ông có bao giờ phải nói lặp lại “Tôi là một người đàn ông”? Trừ khi anh ta bị thách thức, tại sao anh ta phải tuyên bố mình là một người đàn ông? Có ai nhầm mình với một con vật không mà phải nói, ‘Không, tôi không phải là động vật, tôi là một người đàn ông’? Tương tự, Brahman hay “Ta” là thực tại tồn tại duy nhất, không có ai ở đó để thách thức nó và vì vậy không cần phải lặp lại câu “Ta là Brahman ”.

H: Tại sao người ta nên áp dụng thuật tự thôi miên này bằng cách suy nghĩ về một điểm không thể nghĩ bàn? Tại sao không áp dụng các phương pháp khác như nhìn vào ánh sáng, nín thở, nghe nhạc, nghe âm thanh bên trong, sự lặp lại của âm tiết thiêng liêng Om hoặc các câu mật chú (mantra) khác?

Đ: Nhìn chằm chằm ánh sáng làm lờ đờ đi tâm trí và tạo ra sự tê liệt đi tư tưởng trong thời gian này, nhưng nó không đảm bảo một lợi ích vĩnh viễn. Kiểm soát hơi thở tạm thời có lợi cho ý chí nhưng nó cũng không phải là vĩnh viễn. Nó là tương tự với việc lắng nghe âm thanh, trừ khi câu mật chú là linh thiêng và bảo đảm một sự giúp đỡ từ một sức mạnh cao hơn để thanh lọc và nâng cao tư tưởng.

H: Chúng tôi được khuyên rằng nên tập trung vào điểm trên trán giữa hai lông mày. Thế có đúng không?

Đ: Mọi người đều nhận thức được – “Ta tồn tại ”. Họ bỏ nhận thức đó sang một bên rồi đi tìm Thượng Đế. Việc chú tâm vào điểm giữa hai lông mày có ích gì cho một người? Thật là ngu ngốc khi nói rằng Thượng Đế ở giữa hai lông mày. Mục đích của những lời khuyên như vậy là giúp tâm trí tập trung. Đây là một trong những phương pháp cưỡng bức để kiểm tra tâm trí và ngăn chặn sự phân tán của nó. Nó buộc phải chuyển hướng vào một kênh. Nó là một trợ giúp cho tập trung. Nhưng phương tiện nhận thức tốt nhất là câu hỏi “Ta là ai? ” Các rắc rối hiện tại là đối với tâm trí và nó phải được loại bỏ chỉ bởi tâm trí.

H: Không phải lúc nào tôi cũng tập trung vào cùng một trung tâm trong cơ thể. Đôi khi tôi thấy tập trung vào một trung tâm dễ dàng hơn và đôi khi thì ở chỗ khác. Và đôi khi khi tôi tập trung vào một trung tâm suy nghĩ theo cách riêng của nó tự chay đi và cố định chính nó trong một chỗ khác. Tại sao vậy?

Đ: Có thể là do các pháp tu trong quá khứ trước đây của bạn. Nhưng trong mọi trường hợp nó đều không quan trọng việc bạn tập trung vào trung tâm nào vì Trái Tim thực sự là ở mọi trung tâm và ngay cả bên ngoài cơ thể. Trên bất kỳ phần nào của cơ thể bạn có thể tập trung hoặc vào bất kỳ vật thể bên ngoài nào, Trái Tim đều ở đó.

H: Người ta có thể tập trung vào mỗi lần vào một trung tâm khác nhau hay nên luôn tập trung nhất quán vào cùng một trung tâm?

Đ: Như tôi vừa nói, bạn tập trung ở bất cứ nơi nào đều không có hại, bởi vì tập trung chỉ là một phương tiện để từ bỏ những suy nghĩ. Dù bạn tập trung vào trung tâm hay đối tượng nào, cái người tập trung vẫn luôn là như cũ.

H: Một số người nói rằng người ta nên thực hành thiền định về các đối tượng thô mà thôi. Nó có thể là một tai hại nếu một người liên tục tìm cách giết chết tâm trí.

Đ: Tai hại cho ai? Nằm ngoài Chân Ngã có thể có tai hại gì sao? Cái “Ta,Ta” không gián đoạn là đại dương vô tận. Cái bản ngã, cái ngã niệm, chỉ còn lại một bong bóng trên đó và được gọi là jiva hoặc linh hồn cá nhân. Các bong bóng cũng là nước vì khi nó vỡ nó chỉ hòa vào đại dương. Khi nó vẫn còn là bong bóng thì nó vẫn là một phần của đại dương. Do sự vô minh về sự thật đơn giản này, vô số phương pháp theo các các giáo phái, chẳng hạn như yoga, bhakti, karma, mỗi giáo phái lại có nhiều sửa đổi, đang được dạy với kỹ năng tuyệt vời và chi tiết phức tạp chỉ để lôi kéo những người tìm kiếm và làm rối trí họ.Các tôn giáo và giáo phái và giáo điều cũng đều như vậy. Tất cả chúng để làm gì? Chỉ để biết được Chân Ngã. Chúng là những hỗ trợ và thực hành cần thiết để biết Chân Ngã.

Các đối tượng được cảm nhận bằng các giác quan được gọi ngay lập tức là tri thức. Có bất cứ điều gì khác có thể luôn luôn được trải nghiệm một cách trực tiếp mà không cần các giác quan ngoài Chân Ngã? Nhận thức của giác quan chỉ có thể là tri ​​thức gián tiếp, không phải là tri ​​thức trực tiếp. Duy chỉ nhận thức về bản thể của chính mình là tri ​​thức trực tiếp, và đó là trải nghiệm chung của một người và tất cả mọi người. Không cần hỗ trợ nào để biết chính Chân Ngã của mình.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x