Trang chủ » #26 – Mantra & Japa

#26 – Mantra & Japa

by Hậu Học Văn
83 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

MANTRA VÀ JAPA

Mantra (linh ngữ, mật chú, thần chú) là một từ hoặc cụm từ đã được ban cho một đệ tử bởi một Guru, thường là một phần của nghi thức nhập môn. Nếu Guru có sức mạnh tâm linh được tích lũy từ việc giác ngộ hoặc thiền định của anh ta, một số sức mạnh này có thể được truyền tải trong mantra. Nếu đệ tử lặp lại từ ngữ liên tục, sức mạnh của Guru là được kêu gọi theo cách mà nó giúp người đệ tử tiến tới mục tiêu là giác ngộ Chân Ngã. Sri Ramana chấp nhận tính hợp lệ của cách tiếp cận này nhưng ông rất hiếm khi tự mình đưa ra những mantra và ông không bao giờ đã sử dụng chúng như một phần của nghi lễ nhập môn. Mặt khác, ông ấy rất tán dương về việc thực hành namajapa (liên tục tụng niệm danh tính của Thượng Đế) và ông thường ủng hộ nó như một sự trợ giúp hữu ích cho những người đang đi theo con đường quy hàng.

Quy hàng trước Thượng Đế hoặc Chân Ngã có thể được thực hành một cách hiệu quả bằng cách luôn nhận thức được rằng không có cái cá nhân tôi hành động và suy nghĩ, chỉ có một “quyền năng cao hơn” đang chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động của thế giới. Sri Ramana đã khuyến khích japa là một cách hiệu quả để trau dồi thái độ này vì nó thay thế nhận thức về cá nhân và thế giới bằng nhận thức liên tục về quyền năng cao hơn này.

Trong giai đoạn đầu, việc tụng niệm danh tính Thượng Đế chỉ là một bài tập trong sự tập trung và thiền định, nhưng vẫn nhất quán thực hành thì ta sẽ đến một giai đoạn mà việc tụng niệm lặp lại trở nên dễ dàng, tự động và liên tục. Giai đoạn này không thể đạt được bằng chỉ bằng cách tập trung một mình mà bằng cách hoàn toàn quy hàng đối với vị Thượng Đế có tên đang được tụng niệm đó: “Khi sử dụng tên của Thượng Đế, người ta phải kêu gọi ngài với sự khao khát và quy hàng trọn vẹn bản thân mình cho ngài. Chỉ sau khi quy hàng như vậy, danh tính của Đấng mới trở nên hằng hữu với người đó.”

Khi Sri Ramana nói về giai đoạn nâng cao này của japa, trong những ý tưởng của ông dường như có một chiều kích thần bí. Ông đôi khi nói về sự đồng nhất của danh tính Thượng Đế với Chân Ngã và đôi khi ông thậm chí sẽ nói rằng khi Chân Ngã được nhận ra tên của Thượng Đế sẽ lặp lại chính nó một cách dễ dàng và liên tục trong Trái Tim.

Giai đoạn tối hậu này chỉ đạt được sau khi pháp tu japa hòa nhập vào việc thực hành hướng sự chú ý vào tự ngã. Sri Ramana thường đã minh họa sự cần thiết của quá trình chuyển đổi này bằng cách trích dẫn từ các câu từ của Namdev, một vị thánh Maharashtra ở thế kỷ thứ mười bốn: “Bản chất phổ quát bao trùm của Danh Tính ( của Thượng Đế) chỉ có thể được hiểu ra khi người ta nhận ra cái Ta của chính mình. Khi mà ta còn không biết danh tính của chính mình, để hiểu được cái Danh Tính bao trùm toàn khắp là hoàn toàn bất khả thi.”

Đoạn trích này từ một tác phẩm ngắn của Namdev có tựa đề Triết lý của cái Tên Thiêng Liêng (The Philosophy of the Divine Name) và nội dung đầy đủ được đưa ra trong một trong những câu trả lời của Sri Ramana trong chương này. Ông phát hiện ra nó lần đầu tiên vào năm 1937 và trong 13 năm cuối của cuộc đời ông, ông đã giữ một bản sao của nó trên một giá sách nhỏ cạnh giường. Ông thường xuyên đọc nó khi có khách hỏi ông về bản chất của và tác dụng của japa và ông luôn chấp thuận nó mỗi khi nói về nó. Người ta cho rằng ông hoàn toàn tán thành nội dung của cuốn sách.

H: Pháp tu của tôi là japa tụng niệm tên của Thượng Đế khi hít vào và tên Sai Baba khi thở ra. Tôi luôn nhìn thấy hình tướng của Baba khi tôi tu tập như vậy. Thậm chí tôi cũng nhìn thấy Baba ở Bhagavan,. Bây giờ, tôi có nên tiếp tục việc này hay nên thay đổi vì một cái gì đó từ bên trong nói rằng nếu tôi cứ bám víu với danh và tướng thì tôi sẽ không bao giờ vượt qua khỏi danh và tướng? Nhưng tôi không thể hiểu được tôi phải làm gì sau khi đã buông bỏ danh và tướng. Bhagavan có sẵn lòng khai sáng cho tôi về điểm này không?

Đ: Bạn có thể tiếp tục phương pháp hiện tại của bạn. Khi japa trở nên liên tục, tất cả những suy nghĩ khác chấm dứt và người ta ở trong chân tánh của mình, đó là japa hoặc dhyana. Chúng ta hướng tâm trí của mình ra mọi thứ ngoại giới và do đó không nhận thức được bản chất thực của chúng ta, thứ vốn luôn luôn là japa. Bằng nỗ lực có ý thức của japa hoặc dhyana, như chúng ta gọi nó, chúng ta ngăn tâm trí của mình nghĩ về những thứ khác, sau đó những gì còn lại là chân tánh của chúng ta, đó là japa.

Khi mà bạn vẫn còn nghĩ rằng bạn là danh và tướng, bạn sẽ không thể trốn thoát khỏi danh và tướng trong japa. Khi bạn nhận ra bạn không có danh và tướng, thì sau đó danh và tướng sẽ tự động buông xuống. Không cần thiết phải có nỗ lực nào khác. Japa hay dhyana sẽ tự nhiên và như một lẽ hiển nhiên dẫn đến nó. Bây giờ japa được coi là phương tiện, nhưng sau này ta sẽ nhận ra nó chính là đích đến. Danh và Thượng Đế không khác nhau. Nó được thể hiện rõ ràng trong lời dạy của Namdev.

  1. Danh tràn ngập khắp bầu trời và các cõi đất và toàn bộ vũ trụ. Ai có thể nói được đất sâu bao nhiêu và trời cao tới mức nào. Kẻ vô minh trải qua 84 vạn [8,4 triệu] kiếp sống khác nhau, mà không biết bản chất của sự vật. Namdev nói rằng Danh là bất diệt. Hình tướng thì có vô số, nhưng Danh là tất cả những thứ đó.
  2. Danh chính nó là Tướng. Không có sự phân biệt giữa Danh và Tướng. Thượng Đế trở nên biểu lộ và nhận lấy Danh và Tướng. Do đó cái Tên Vedas được thành lập. Hãy nhận biết rằng không có mantra nào khác ngoài Danh. Kẻ nào mà nói khác đi là những kẻ vô minh. Namdev nói Danh chính là Thượng Đế. Chỉ những người sùng kính yêu thương Thượng Đế mới biết được điều này.
  3. Bản chất bao trùm vạn vật của Danh chỉ có thể được hiểu khi một người nhận ra cái Ta của chính mình. Khi một người chưa nhận ra cái danh của chính mình, thì không thể có được cái Danh toàn nhiên phổ hiện. Khi người ta biết chính mình, thì người ta tìm thấy Danh ở khắp mọi nơi. Nếu ta thấy cái Tên này khác với cái Tên khác, thì đó đang tạo ra ảo ảnh. Namdev nói, “Hãy hỏi các vị thánh.”
  4. Không ai có thể nhận ra Danh bằng cách học hành tri thức, thiền định hoặc tu khổ hạnh. Trước tiên quy hàng chính mình dưới chân Guru và học cách biết rằng bản thân ta là Danh đó. Sau tìm ra nguồn gốc của cái “Ta” đó hợp nhất tính cá thể của bạn vào trong tính nhất thể tự tồn tại và không còn tính nhị nguyên. Cái mà siêu việt ra ngoài nhị nguyên và phi nhị nguyên, là cái Danh đã đi vào ba cõi giới. Danh chính là Parabrahman, nơi không có hành động phát sinh từ nhị nguyên.

Ý tưởng tương tự cũng được tìm thấy trong Kinh thánh: “Tại khởi nguồn là Ngôn và Ngôn ở cùng với Đức Chúa Trời và Ngôn chính là Đức Chúa Trời.”

(In the beginning was the Word and the Word was with God and the Word was God.)

H: Vậy, tên thật của Thượng Đế cuối cùng sẽ được hé lộ bởi sự vấn ngã sao?

Đ: Vì chính bản thân bạn là hình thức của japa, nếu bạn biết chân tánh bằng cách tự hỏi bạn là ai, nó sẽ là một điều kỳ diệu biết bao! Ban đầu bạn thực hành japa cần có nỗ lực nhưng sau đó japa sẽ tự động lặp lặp nhẹ nhàng tự nhiên trong Trái Tim.

H: Tôi nên thực hành japa trong bao lâu? Tôi có nên đồng thời tập trung vào hình ảnh của Thượng Đế nữa?

Đ: Japa quan trọng hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Nó phải được thực hành cho đến khi nó trở nên tự nhiên. Ta bắt đầu với một nỗ lực và được tiếp tục cho đến nó tự động vận hành. Khi nó trở nên tự nhiên thì nó được gọi là giác ngộ. Japa có thể được thực hiện ngay cả khi đang tham gia vào công việc khác. Cái mà hiện hữu, chỉ là một thực tại. Nó có thể được biểu thị bằng một hình tướng, một japamantravichara, hoặc bất kỳ loại nỗ lực nào để chạm tới thực tại. Tất cả chúng cuối cùng sẽ tự hòa tan chính nó vào một thực tại duy nhất.

Bhakti, vichara và japa chỉ là những hình thức khác nhau của những nỗ lực của chúng ta để ngăn cản những cái không thực. Cái không thực là một nỗi ám ảnh ở hiện tại nhưng chân tánh của chúng ta là thực tại. Chúng ta đang cố chấp một cách sai lầm vào cái không thực, tức là, chấp trước vào suy nghĩ và hoạt động thế gian. Sự chấm dứt những điều này sẽ hé lộ sự thật. Những nỗ lực của chúng ta là nhằm mục đích ngăn chặn chúng và nó được thực hiện bằng cách chỉ nghĩ đến thực tại. Mặc dù nó là chân tánh của chúng ta, nó vẫn có vẻ như chúng ta đang suy nghĩ về nó trong khi thực hành những pháp tu này. Sự tinh tấn của chúng ta được tính bằng số những chướng ngại cản trở chân tánh của chúng ta đã bị loại bỏ.

H: Nỗ lực của chúng ta chắc chắn thành công sao?

Đ: Giác ngộ chính là bản chất của chúng ta. Nó không phải là đắc được một thứ gì mới. Cái gì mới không thể là thứ vĩnh cửu. Do đó ta không cần nghi ngờ liệu ta có được hay mất đi Chân Ngã.

H: Thực hành japa có còn hữu hiệu không khi ta biết rằng truy vấn Chân Ngã mới là bản chất thực sự?

Đ: Tất cả các phương pháp đều tốt vì sau cùng chúng cũng sẽ dẫn đến sự truy vấn. Japa là chân tánh của chúng ta. Khi chúng ta nhận ra Chân Ngã thì japa tiếp tục vận hành mà không cần nỗ lực. Phương tiện ở một giai đoạn lại trở thành mục tiêu tại giai đoạn sau. Khi japa kéo dài liên tục mà không cần nỗ lực, nó là giác ngộ.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x