Trang chủ » #30 – Yoga

#30 – Yoga

by Hậu Học Văn
82 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

YOGA

Người tập yoga hướng tới sự kết hợp với Chân Ngã (yoga trong tiếng Phạn nghĩa là hợp nhất) bằng cách thực hiện các bài tập thể chất và tinh thần đặc biệt. Hầu hết các bài tập này có thể được bắt nguồn từ các quyển kinh Yoga Sutra của Patanjali được viết khoảng 2000 năm trước. Hệ thống của Patanjali được gọi là raja yoga, chứa tám cấp độ đặc biệt và thực hành khác nhau.

  1. Yama Ứng xử trong cuộc sống với người khác – tránh không trung thực, trộm cắp, gây thương tích cho người khác, nhục dục và tham lam.
  2. Niyama Ứng xử đối với bản thân – sạch sẽ, yên tĩnh, khổ hạnh, học tập và tận tâm.
  3. Asana Các bài tập kéo căng, gập người, giữ thăng bằng và ngồi. Đó chính là các bài tập ngày nay được gọi chung là hatha yoga.
  4. Pranayama Bài tập hít thở nhằm mục đích kiểm soát tâm trí.
  5. Pratyahara Kéo sự chú ý tách khỏi thân thể và các giác quan.
  6. Dharana Sự tập trung của tâm trí.
  7. Dhyana Thiền định.
  8. Samadhi Sự chiêm nghiệm không bị gián đoạn về thực tại. (nhập định)

Hầu hết những thực hành này có thể được tìm thấy trong các hệ thống tâm linh khác. Các trường hợp ngoại lệ duy nhất là hatha yoga và pranayama và đó là những gì mang lại cho raja yoga nét đặc trưng của riêng nó. Khi khách viếng thăm hỏi Sri Ramana về những thực hành này, ông thường chỉ trích hatha yoga do sự ám ảnh của nó đối với cơ thể. Một tiền đề cơ bản trong giáo lý của ông là các vấn đề tâm linh chỉ có thể được giải quyết bằng cách kiểm soát tâm trí và vì điều này, ông ấy không bao giờ khuyến khích việc thực hành chủ yếu mang tới hạnh phúc của cơ thể. Ông có quan điểm cao hơn về pranayama (kiểm soát hơi thở), nói rằng nó là một trợ giúp hữu ích cho những người không thể kiểm soát tâm trí của họ, nhưng về tổng thể, ông có xu hướng coi nó như một bài thực hành của những người mới bắt đầu.

Quan điểm của ông về các khía cạnh khác của raja– yoga (chẳng hạn như đạo đức, thiền định và samadhi) đã được xử lý trong các chương khác. Ngoài raja yoga, có một hệ thống phổ biến khác được gọi là kundalini yoga. Các học viên của hệ thống này tập trung vào các trung tâm tâm linh (luân xa) trong cơ thể để tạo ra một sức mạnh mà họ gọi là kundalini. Mục đích của thực hành này là để buộc kundalini lên một đường tuyến tâm linh (sushumna) chạy từ gốc của cột sống đến bộ não. Yogi kundalini tin rằng khi sức mạnh này đạt đến sahasrara (luân xa cao nhất nằm trong não), thì kết quả sẽ là chứng ngộ Chân Ngã.

Sri Ramana chưa bao giờ khuyên các tín đồ của mình tập yoga kundalini vì ông ấy coi nó vừa có tiềm ẩn nguy hiểm vừa không cần thiết. Ông chấp nhận sự tồn tại của sức mạnh kundalini và các luân xa nhưng ông nói rằng ngay cả khi kundalini đạt đến sahasrara thì nó cũng sẽ không dẫn đến chứng ngộ. Ông cho biết, để đạt tới sự chứng ngộ tối hậu, kundalini phải vượt ra ngoài sahasrara, xuống một nadi (thần kinh ngoại cảm), ông gọi nó là amritanadi (còn gọi là paranadi hoặc jivanadi) và vào trung tâm Trái Tim ở phía bên phải của ngực. Ông ấy duy trì rằng vấn ngã sẽ tự động chuyển kundalini đến trung tâm Trái Tim , ông đã dạy rằng các bài tập yoga riêng biệt là không cần thiết.

Chân Ngã đạt được bằng cách tìm kiếm nguồn gốc của bản ngã và bởi lặn vào trong Trái Tim. Đây là phương pháp trực tiếp của chứng ngộ Chân Ngã. Một người áp dụng phương pháp này không cần phải lo lắng về nadi, sahasrara], sushumna, paranadi, kundalini, pranayama hoặc sáu trung tâm khác [cbakras].

Ngoài những thực hành được nêu ở trên, Ấn Độ giáo còn có dòng yoga khác được gọi là karma yoga, yoga của hành động. Các học viên của hệ thống này hướng tới mục đích phát triển tinh thần bằng cách phục vụ quên mình và hỗ trợ người khác. Mặc dù nó được nói đến rất nhiều ở Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca), Sri Ramana thường không khuyến khích những tín đồ của mình đi theo con đường này vì nó giả định sự tồn tại của một cái “tôi” đang thực hiện những hành động tốt và có những người khác đang cần giúp đỡ. Ông chỉ khuyến khích nó nếu ông đặc biệt cảm thấy những tín đồ không có khả năng đi theo các con đường của jnanabhakti hoặc yoga raja.

Nếu một người khao khát tâm linh không được phù hợp về mặt tính khí trong hai phương pháp đầu tiên [jnana và bhakti] và tùy từng hoàn cảnh độ tuổi chưa hợp với phương pháp thứ ba [yoga raja], anh ta phải thử con đường của yoga karma. Khi đó sự cao quý của anh ta sẽ trở nên rõ ràng hơn và anh ta có được sự sung sướng phi cá nhân. Sau đó anh ta sẽ trở nên hợp thích hợp để áp dụng ba con đường đã nói trên.

Sri Ramana nhấn mạnh rằng để thành công, người theo yoga karma phải không có khái niệm rằng bản thân anh ta đang giúp đỡ người khác và anh ta phải cũng phải lãnh đạm và không bám víu vào kết quả của các hành động. Mặc dù ông thường chỉ công nhận yoga karma một cách hờ hững nhưng khi mà người tập thỏa mãn được cả hai điều kiện trên thì tất cả các hành động sẽ được thực hiện mà không còn ý tưởng rằng “Tôi là người làm”.

H: Yoga có nghĩa là sự hợp nhất. Tôi tự hỏi hợp nhất của cái gì với cái gì?

Đ: Chính xác. Yoga ngụ ý có sự phân chia trước và có nghĩa là sự kết hợp sau này của thứ này với thứ khác. Nhưng ai hợp nhất với ai? Bạn là người tìm kiếm, tìm kiếm sự hợp nhất với một cái gì đó. Nếu bạn giả định điều này thì có nghĩa là cái đó phải thứ gì đó tách xa bạn. Nhưng Chân Ngã của bạn là thứ mật thiết với bạn và bạn luôn ý thức về điều đó. Tìm kiếm nó và trở thành nó. Sau đó, nó sẽ mở rộng như là vô hạn và sẽ không còn có câu hỏi về sự hợp nhất nữa. Sự tách biệt ( viyoga ) có thể là của ai?

H: Tôi không biết. Thực sự có sự tách biệt không?

Đ: Hãy tìm xem sự tách biệt là dành cho ai. Đó là yoga. Yoga là điểm chung của tất cả các con đường. Yoga thực sự không có gì khác ngoài việc ngừng nghĩ rằng bạn đang khác biệt với Chân Ngã hay thực tại. Tất cả trường phái yoga- karma, jnana, bhakti và raja – chỉ là những con đường khác nhau để phù hợp với những bản chất khác nhau với các phương thức tiến triển khác nhau. Tất cả đều nhằm mục đích giải thoát con người khỏi quan niệm ấp ủ từ lâu rằng họ là thứ gì đó khác biệt với Chân Ngã. Không có câu hỏi về hợp nhất theo nghĩa là đi tới và kết hợp với một thứ gì đó tách biệt khác với chúng ta, bởi vì bạn chưa bao giờ và không bao giờ có thể tách biệt khỏi Chân Ngã.

H: Sự khác biệt giữa yoga và truy vấn là gì?

Đ: Yoga bắt buộc kìm nén suy nghĩ trong khi tôi đề xuất atmanveshana [đặt câu hỏi về chính mình]. Cái sau là phương pháp khả thi hơn. Tâm trí bị dồn nén trong sự thất thần, hoặc trong tác dụng của việc nhịn ăn. Nhưng ngay sau khi cái tác nhân tan biến thì tâm trí lại hồi sinh, tức là các tư tưởng bắt đầu tuôn trào như trước. Chỉ có hai cách kiểm soát tâm trí. Tìm kiếm nguồn của nó, hoặc quy hàng nó để bị đánh gục bởi quyền lực tối cao. Quy hàng là thừa nhận sự tồn tại của một quyền lực chế ngự cao hơn. Nếu tâm trí từ chối nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn của nó, hãy để nó ra đi và chờ đợi nó trở lại; sau đó nó sẽ quay vào bên trong. Không ai thành công nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại.

H: Có cần thiết phải kiểm soát hơi thở của mình không?

Đ: Kiểm soát hơi thở chỉ là một biện pháp hỗ trợ cho việc chìm sâu vào trong bản thân. Người ta cũng có thể chìm xuống bằng cách kiểm soát tâm trí. Khi tâm trí được kiểm soát, hơi thở sẽ được kiểm soát một cách tự động. Một người không cần cố gắng kiểm soát hơi thở, kiểm soát tâm trí là đủ. Kiểm soát hơi thở chỉ được đề xuất cho những người không thể kiểm soát tâm trí của họ một cách trực tiếp.

H: Khi nào thì nên thực hành pranayama và tại sao nó lại hiệu quả?

Đ: Trong trường hợp không có sự truy vấn và tận tâm, liều thuốc an thần tự nhiên là pranayama [điều hòa hơi thở] có thể được thử. Đây được gọi là con đường của yoga. Nếu tính mạng lâm nguy hiểm, toàn bộ sự chú tâm của con người sẽ chỉ ở vào một điểm, đó là cứu lấy mạng sống. Nếu hơi thở được nén giữ thì tâm trí không có khả năng nhảy lung tung vào các đối tượng bên ngoài nữa. Do đó, tâm trí được nghỉ ngơi khi mà ta vẫn còn giữ hơi thở. Tất cả sự chú ý đang được chuyển sang hơi thở hoặc sự điều hòa của nó, các sự hứng thú khác bị mất đi. Nguồn gốc của hơi thở cũng giống như nguồn gốc của tâm trí. Do đó khi một bên bị chìm xuống thì bên còn lại cũng chìm theo dễ dàng.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x