Trang chủ » #35 – Thực tại của thế giới

#35 – Thực tại của thế giới

by Hậu Học Văn
111 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

LÝ THUYẾT

Tất cả các cuộc thảo luận liên quan đến siêu hình đều vô lợi trừ khi nó khiến chúng ta tìm kiếm Chân Ngã bên trong và thực tại chân chính. Mọi tranh cãi về sự sáng tạo, bản chất của vũ trụ, sự tiến hóa, mục đích của Thượng Đế, v.v., đều vô ích. Chúng không có lợi cho hạnh phúc thực sự của chúng ta. Mọi người cố gắng tìm hiểu về những thứ nằm ngoài bản thân họ trước khi họ cố gắng tìm ra “Ta là ai?”. Duy chỉ tìm ra “Ta là ai?” mới mang lại hạnh phúc thực sự.

THUYẾT SÁNG THẾ VÀ THỰC TẠI CỦA THẾ GIỚI

Sri Ramana ít hoặc không quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của tâm linh. Mối quan tâm chính của ông là đưa mọi người đến một sự nhận thức về Chân Ngã và, để đạt được mục đích này, ông luôn nhấn mạnh rằng thực hành quan trọng hơn là phỏng đoán. Ông không khuyến khích các câu hỏi có tính chất lý thuyết hoặc bằng cách giữ im lặng khi câu hỏi đã được đặt ra hoặc bằng cách yêu cầu người hỏi tìm nguồn gốc của cái tôi đang đặt câu hỏi. Thỉnh thoảng ông ấy sẽ mủi lòng và trình bày chi tiết về các khía cạnh khác nhau của triết học, nhưng nếu những người hỏi vẫn tiếp tục quá lâu với các truy vấn của họ, hoặc nếu cuộc trò chuyện nghiêng về chủ nghĩa trí tuệ vô cảm, ông sẽ thay đổi chủ đề và hướng sự chú ý của những người hỏi tới những vấn đề thiết thực hơn.

Có nhiều cuộc trò chuyện triết học xoay quanh bản chất và nguồn gốc của thế giới vật chất bởi vì Sri Ramana được biết đến là có những quan điểm hoàn toàn khác biệt với cách hiểu thông thường của người thế gian. Như với hầu hết các chủ đề khác, ông ấy đã điều chỉnh các phát ngôn sao cho phù hợp với mức độ hiểu biết khác nhau của người hỏi, nhưng ngay cả như vậy, hầu như tất cả các ý tưởng của ông ấy đều là bác bỏ triệt để các khái niệm về thực tại vật lý mà hầu hết mọi người đều đề cao.

Sri Ramana đã áp dụng ba quan điểm khác nhau khi ông nói về bản chất của thế giới vật lý. Ông ủng hộ tất cả ba quan điểm này tại nhiều thời điểm khác nhau nhưng rõ ràng là từ nhận xét chung của ông về chủ đề này, ông chỉ coi là hai lý thuyết đầu tiên được đưa ra dưới đây là đúng hoặc hữu ích.

1. Ajata vada (thuyết phi nhân quả): Đây là một học thuyết Ấn Độ giáo cổ xưa tuyên bố rằng vhoàn toàn chưa bao giờ có sự sáng thế xảy ra. Nó hoàn toàn phủ nhận tất cả các quan hệ nhân quả trong thế giới vật chất. Sri Ramana tán thành quan điểm này bằng cách nói rằng nó là kinh nghiệm của jnani rằng không có gì từng phát sinh ra tồn tại hoặc ngừng tồn tại bởi vì duy chỉ Chân Ngã tồn tại như một cái thực tại duy nhất bất biến. Hệ quả của lý thuyết này là thời gian, không gian, nguyên nhân và hệ quả, thành phần thiết yếu của tất cả các thuyết sáng thế, chỉ tồn tại trong tâm trí của các ajnani và trải nghiệm về Chân Ngã hé lộ rằng chúng không tồn tại.

Lý thuyết này không phủ nhận thực tại của thế giới, mà chỉ phủ nhận quá trình sáng tạo đã đưa nó vào tồn tại. Sri Ramana nói từ kinh nghiệm của riêng mình rằng jnani nhận thức được rằng thế giới là thực, nhưng không phải là một tập hợp vật chất và năng lượng tương tác, mà nó như một hình tướng vô tác nhân trong Chân Ngã. Ông đã mở rộng bằng cách nói cái hình tướng này là một với sự hiện hữu của Chân Ngã, do đó nó nhất thiết cũng có một phần của thực tại. Điều đó có nghĩa là, thế giới không có thật đối với jnani chỉ đơn thuần bởi nó xuất hiện, mà là vì bản chất thực sự của hình tướng không thể tách rời khỏi Chân Ngã.

Mặt khác, các ajnani hoàn toàn không biết về cái bản chất nhất thể và nguồn gốc của thế giới và hệ quả là tâm trí của anh ta xây dựng một thế giới ảo tưởng của các đối tượng tương tác riêng biệt bằng cách liên tục hiểu sai, diễn giải sai những gì tâm trí đang nhận thức. Sri Ramana chỉ ra rằng quan điểm về thế giới này không hề có gì chân thực hơn là một giấc mơ vì nó đặt chồng sự sáng tạo của tâm trí lên trên thực tại của Chân Ngã. Ông đã tóm tắt sự khác biệt giữa quan điểm của jnani và ajnani khi nói rằng thế giới là không thực nếu nó được tâm trí nhìn nhận như một tập hợp của những thứ vật thể rời rạc và là thực khi nó được trải nghiệm trực tiếp dưới dạng một hình tướng bên trong Chân Ngã.

2. Drishti-srishti vada: Nếu những người hỏi cảm thấy ý tưởng về ajata hoặc phi nhân quả không thể chấp nhận, ông sẽ dạy họ rằng thế giới ra đời đồng thời với sự xuất hiện của cái ngã niệm và thế giới cũng biến mất nếu cái ngã niệm không tồn tại. Lý thuyết này được gọi là drishti-srishti, sự sáng thế đồng thời, và trên thực tế, nó nói rằng thế giới xuất hiện trước một ajnani là sản phẩm của tâm trí nhận thức nó, và khi thiếu vắng tâm trí đó nó sẽ không còn tồn tại. Lý thuyết đúng với khía cạnh tâm trí thực sự tạo ra một thế giới tưởng tượng cho chính nó, nhưng từ quan điểm của Chân Ngã, một cái tôi tưởng tượng tạo ra một thế giới tưởng tượng hoàn toàn không phải là sự sáng tạo, và vì vậy học thuyết về ajata ở trên không bị lật đổ.

Mặc dù Sri Ramana đôi khi nói rằng drishti-srishti không phải là sự thật cuối cùng về sự sáng thế, nhưng ông vẫn khuyến khích những tín đồ của mình chấp nhận nó như một giả thuyết hữu dụng. Ông ủng hộ cho cách tiếp cận này bằng cách nói rằng nếu người ta có thể luôn coi thế giới như một sự sáng tạo không thực của tâm trí, khi đó nó sẽ mất đi sự hấp dẫn và việc duy trì một nhận thức rõ ràng cái ngã niệm trở nên rõ ràng.

3. Srishti-drishti vada (sáng thế dần dần): Đây là quan điểm bình thường cho rằng thế giới là một thực tại khách quan được điều chỉnh bởi luật nhân quả có thể bắt nguồn từ một hành động sáng tạo. Nó bao gồm hầu như tất cả các ý tưởng phương Tây về chủ đề này từ thuyết “vụ nổ lớn” cho tới các lời tường thuật trong Kinh thánh trong Sáng thế ký. Sri Ramana chỉ đưa ra các lý thuyết về bản chất này khi ông ấy nói chuyện với những người hỏi không sẵn lòng chấp nhận những tác động của thuyết ajata và drishti-srishti. Ngay cả khi đó, ông thường chỉ ra rằng ta không nên được coi trọng quá mức những lý thuyết như vậy mà chúng vốn chỉ được đưa ra để thỏa mãn trí tò mò.

Theo nghĩa đen, drishti-srishti có nghĩa là thế giới chỉ tồn tại khi nó được nhận thức trong khi srishti-drishti có nghĩa là thế giới đã tồn tại trước khi có sự nhận thức của bất kỳ ai về nó. Mặc dù cái thuyết trước nghe có vẻ gian trá, Sri Ramana nhấn mạnh rằng những người tìm kiếm nghiêm túc nên thỏa mãn với nó, một phần vì nó gần đúng với sự thật và một phần bởi vì đó là thái độ có lợi nhất để áp dụng nếu một người quan tâm nghiêm túc đến việc chứng ngộ Chân Ngã.

H: Srishti [sự sáng tạo] đã ra đời như thế nào? Một số nói rằng nó là do nhân quả. Những người khác nói rằng đó là leela, trò chơi của Thượng Đế. Đâu mới là sự thật?

Đ: Rất nhiều cách nói khác nhau được đưa ra trong sách. Nhưng có tồn tại sự sáng tạo không? Chỉ khi có sự sáng tạo thì chúng ta mới phải giải thích nó ra đời như thế nào. Chúng ta có thể không biết về tất cả những lý thuyết này nhưng chúng ta chắc chắn biết rằng chúng ta tồn tại. Tại sao không biết cái ta trước và sau đó xem liệu có còn một sự sáng tạo nào không?

H: Trong vedanta của Sri Sankaracharya, nguyên tắc của việc sáng thế đã được chấp nhận vì chúng hữu dụng với những người mới bắt đầu, nhưng đối với người cấp tiến, nguyên tắc không có sáng thế được đưa ra. Quan điểm của ngài về vấn đề này là gì?

Đ: “Không hề có sự giải thể hay sự sáng tạo, không có ai bị ràng buộc, cũng như bất cứ ai theo đuổi các thực hành tâm linh. Không có ai mong muốn giải thoát cũng không ai giải thoát. Đây là sự thật tuyệt đối. ” Sloka này xuất hiện trong chương thứ hai của karika của Gaudapada. Một người đã được thiết lập trong Chân Ngã nhìn thấy điều này bằng tri thức của anh ta về thực tại.

H: Chẳng phải Chân Ngã là tác nhân của thế giới mà chúng ta đang thấy xung quanh mình sao?

Đ: Bản thân Chân Ngã nó xuất hiện như một thế giới của những tên gọi và hình thức đa dạng. Tuy nhiên, Chân Ngã không đóng vai trò là tác nhân [nimitta karana], tạo ra, duy trì và phá hủy nó. Đừng hỏi “Tại sao Chân Ngã lại có thể nhầm lẫn, không phân biệt được sự thật rằng thế giới chỉ là một hình tướng trên nó?” mà hãy hỏi rằng “Sự nhầm lẫn này đang xảy ra với ai?”, sau đó bạn sẽ thấy rằng bản thân Chân Ngã chưa bao giờ xảy ra sự nhầm lẫn đó.

H: Ngài có vẻ là người theo học thuyết ajata của advaita vedanta.

Đ: Tôi không chỉ dạy giáo lý ajata. Tôi chấp thuận tất cả các trường phái. Một sự thật phải được thể hiện theo những cách khác nhau để phù hợp với năng lực của người nghe. Giáo lý ajata nói “Không có gì tồn tại ngoại trừ một thực tại. Không có sinh hay tử, không có phóng ra hoặc kéo vào, không người tìm kiếm, không trói buộc, không giải thoát. Sự nhất thể tồn tại một mình.” Với những người khó nắm bắt sự thật này và hỏi “Tại sao ta chúng ta có thể phớt lờ thế giới vững chắc mà ta đang thấy khắp xung quanh này?”, thì trải nghiệm về một giấc mơ được chỉ ra cho họ và họ được bảo rằng: “Tất cả những gì bạn thấy phụ thuộc vào người chứng kiến. Không có người chứng kiến, không có thứ gì được nhìn thấy.”

Đây được gọi là vada drishti-srishti, lý luận rằng mà một người đầu tiên được tạo ra bởi chính tâm trí của họ và sau đó người đó nhìn thấy những thứ do tâm trí của chính họ tạo ra. Một số người thậm chí không thể hiểu điều này và họ tiếp tục tranh luận như sau: “Trải nghiệm của giấc mơ quá ngắn, trong khi thế giới luôn tồn tại. Kinh nghiệm trong mơ chỉ giới hạn đối với tôi. Còn thế giới được cảm nhận và nhìn thấy không chỉ bởi tôi, mà còn bởi rất nhiều người khác. Chúng tôi không thể gọi một thế giới như vậy là thứ không tồn tại.” Khi một người tranh luận theo cách này, ta có thể đưa ra một lý thuyết như srishti-drishti, ví dụ “Thượng Đế lần đầu tiên tạo ra một thứ này và một thứ kia, từ một phần tử như này và như kia, và sau đó một cái gì đó khác được tạo ra, v.v.”

Điều này duy nhất thỏa mãn tầng lớp người hỏi này. Mặt khác, nếu tâm trí của họ không được thỏa mãn và họ vẫn còn tự hỏi bản thân, “Làm sao mà địa lý, tất cả bản đồ, tất cả khoa học, các ngôi sao, các hành tinh và các quy tắc chi phối hoặc liên quan đến chúng và tất cả kiến thức hoàn toàn không đúng sự thật? ‘ Vì vậy, tốt nhất là nói, “ Vâng, Thượng Đế đã tạo ra tất cả những thứ này và vì vậy bạn nhìn thấy chúng. ‘

H: Nhưng tất cả những thuyết này không thể là sự thật. Chỉ có một học thuyết có thể đúng.

Đ: Tất cả những lý thuyết này chỉ để phù hợp với năng lực của người học. Cái tuyệt đối chỉ có thể là một. Vedanta nói rằng vũ trụ xuất hiện đồng thời với người chứng kiến và không có quá trình sáng tạo chi tiết. Đây được cho là yugapat-srishti [sự sáng tạo tức thời]. Nó khá giống với sự sáng tạo trong giấc mơ nơi mà người trải nghiệm nảy sinh đồng thời với các đối tượng của trải nghiệm. Khi điều này được nói, một số người không thỏa mãn vì họ đã bắt rễ sâu xa với thứ gọi là tri thức khách quan. Họ tìm cách tìm hiểu làm thế nào có thể có sự sáng tạo đột ngột. Họ cho rằng một tác động phải có một nguyên nhân trước đó.

Tóm lại, họ mong muốn một lời giải thích cho sự tồn tại của thế giới mà họ đang nhìn thấy xung quanh. Sau đó, các kinh sách cố gắng thỏa mãn sự tò mò của họ bởi các lý thuyết về sự sáng tạo. Phương pháp xử lý chủ đề về sự sáng thế đó được gọi là krama-srishti [sự sáng thế dần dần]. Nhưng sự thật là người tìm kiếm tâm linh có thể hài lòng với thuyết yugapat-srishti, sự sáng thế tức thời.

H: Mục đích của sự sáng thế là gì?

Đ: Mục đích của nó là để làm phát sinh câu hỏi này. Hãy điều tra câu trả lời cho câu hỏi này, và cuối cùng an trú trong nguồn tối cao hay đúng hơn là nguyên thủy của tất cả, Chân Ngã. Cuộc truy vấn sẽ tự phân giải thành một nhiệm vụ truy tìm Chân Ngã và nó sẽ chỉ chấm dứt sau khi sàng lọc hết mọi thứ không phải Chân Ngã, Chân Ngã sẽ được nhận ra trong sự thuần khiết và vinh quang của nó.
Có thể có vô số lý thuyết về sự sáng thế. Tất cả chúng đều mở rộng ra bên ngoài. Sẽ không có giới hạn đối với chúng vì thời gian và không gian là vô hạn. Tuy nhiên, chúng chỉ có ở trong tâm trí mà thôi. Nếu bạn nhìn thấy tâm trí, thời gian và không gian được vượt qua và Chân Ngã được chứng ngộ.

Sự sáng thế được giải thích một cách khoa học hoặc logic để thỏa mãn cho riêng cá nhân. Nhưng nó có thể có cái tối hậu kết thúc không? Giải thích như vậy là gọi là krama-srishti [sáng thế dần dần]. Mặt khác, drishtisrishti [sự sáng thế đồng thời] là yugapat-srishti (sự sáng thế tức thời). Không có người chứng kiến thì không có đối tượng nào được nhìn thấy. Hãy tìm người chứng kiến ​​và sự sáng thế cũng được bao gồm trong kẻ ấy. Tại sao lại hướng ngoại và tiếp tục giải thích các hiện tượng bất tận?

H: Kinh Veda chứa đựng những câu chuyện mâu thuẫn về vũ trụ. Vòm trời được cho là sự sáng tạo đầu tiên ở một nơi; năng lượng sống (prana) trong một nơi khác; một thứ khác ở một chỗ khác; nước cũng ở một chỗ khác, và cứ như thế. Làm thế nào để những điều này có thể hòa hợp? Những điều này chẳng phải sẽ làm ta mất niềm tin vào Veda?

Đ: Những người chứng kiến khác nhau đã nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của một sự thật vào những thời điểm khác nhau và mỗi người nhấn mạnh một quan điểm. Tại sao bạn lo lắng về những tuyên bố mâu thuẫn? Mục đích thiết yếu của kinh Veda là dạy chúng ta bản chất của atman bất khả xâm phạm và cho chúng ta thấy rằng chúng ta là cái đó.

H: Tôi hài lòng với phần đó.

Đ: Sau đó, hãy coi tất cả phần còn lại là phụ lục hoặc những trưng bày cho những kẻ thiếu hiểu biết, những người cố tìm cách theo dõi sự sáng tạo của vạn vật.

H: Tôi là một phần của sự sáng tạo và vì vậy vẫn phụ thuộc. Tôi không thể giải câu đố của tạo hóa trừ khi tôi trở nên độc lập. Vậy mà khi tôi hỏi Sri Bhagavan, ngài không nên trả lời câu hỏi cho tôi sao?

Đ: Đúng. Và Bhagavan nói, “Hãy trở nên độc lập và tự mình giải câu đố đó. Đó là việc bạn phải tự làm.” Lại lần nữa nói, bạn đang ở đâu mà bạn hỏi câu đó? Bạn ở trong thế giới hay thế giới ở bên trong bạn? Bạn phải thừa nhận rằng thế giới không được nhận thức trong lúc bạn ngủ và lúc đó bạn cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của mình. Thế giới xuất hiện khi bạn thức dậy. Vậy nó ở đâu? Rõ ràng thế giới là suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ là những sự phóng chiếu của bạn. Đầu tiên cái “tôi” được tạo ra và sau đó là thế giới. Thế giới được tạo ra bởi cái “tôi” khởi sinh từ Chân Ngã. Câu đố về sự sáng tạo của thế giới được giải quyết như vậy nếu bạn giải quyết được việc tạo ra cái “tôi”. Vì vậy, tôi nói, hãy tìm Chân Ngã của bạn.

Một lần nữa, có phải thế giới đến và hỏi bạn rằng: “Tại sao “Tôi” tồn tại? “Tôi” được tạo ra như thế nào? ” không? Chính bạn là người đặt câu hỏi. Người hỏi phải thiết lập mối quan hệ giữa thế giới và chính mình. Anh ta phải thừa nhận rằng thế giới là trí tưởng tượng của riêng anh ta. Ai tưởng tượng ra nó ? Hãy để anh ta một lần nữa tìm thấy cái “tôi” và sau đó là Chân Ngã.

Hơn nữa, tất cả các giải thích khoa học và thần học đều không hòa hợp. Sự đa dạng trong các lý thuyết như vậy rõ ràng cho thấy sự vô ích của việc tìm kiếm sự giải thích cho sáng thế. Những lời giải thích như vậy hoàn toàn là mang tính tinh thần hoặc trí tuệ và không có gì hơn. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đúng theo quan điểm của cá nhân. Không có sự sáng thế nào trong trạng thái giác ngộ. Khi một người nhìn thấy thế giới, người ta không nhìn thấy chính mình. Khi một người nhìn thấy Chân Ngã, thế giới không được nhìn thấy. Vì vậy, hãy nhìn Chân Ngã và nhận ra rằng không có sự sáng thế.

H: Brahman là thực. ‘Thế giới là ảo ảnh” là cụm từ chủ chốt của Sri Sankaracharya. Tuy nhiên, những người khác nói, “Thế giới là thực tại.” Cái nào đúng?

Đ: Cả hai câu đều đúng. Chúng đề cập đến các giai đoạn khác nhau của sự phát triển và được nói từ các quan điểm khác nhau. Những người khao khát tâm linh bắt đầu với định nghĩa rằng cái gì là thực thì luôn tồn tại. Sau đó, anh ấy loại bỏ thế giới như là thứ không có thực bởi vì nó luôn thay đổi. Người tìm kiếm cuối cùng đạt đến Chân Ngã và ở đó tìm thấy sự hợp nhất theo nghĩa cao nhất. Sau đó, cái ban đầu bị loại bỏ như là thứ không thực bây giờ được coi là một phần của cái nhất thể. Khi bị hấp thụ vào trong thực tại, thế giới cũng là thực. Trong sự chứng ngộ Chân Ngã thì chỉ có sự hiện hữu, không gì khác ngoài sự hiện hữu.

H: Sri Bhagavan thường nói rằng maya [ảo ảnh] và thực tại là như nhau. Làm thế nào mà có thể như thế được?

Đ: Sankara đã bị chỉ trích vì quan điểm của mình về maya do người ta đã không hiểu ông. Ông ấy nói rằng:
(1) Brahman là thực,
(2) Vũ trụ là không thực, và
(3) Vũ trụ là Brahman.
Ông không dừng lại ở điểm thứ hai, bởi vì điểm thứ ba giải thích hai điểm còn lại. Nó biểu thị rằng vũ trụ là thực nếu được nhận thức như là Chân Ngã, và không thực nếu được nhận thức ngoài Chân Ngã. Do đó maya và thực tại là một và giống nhau.

H: Vậy thế giới không thực sự là ảo ảnh?

Đ: Ở cấp độ của người đang tìm kiếm tâm linh, bạn phải nói rằng thế giới là một ảo ảnh. Không còn cách nào khác. Khi một người quên rằng anh ta là Brahman, người là thực, vĩnh viễn và ở khắp nơi, và tự huyễn hoặc bản thân khi nghĩ rằng anh ta là một cơ thể trong vũ trụ chứa đầy những cơ thể tạm thời và lao động dưới ảo tưởng đó, bạn phải nhắc nhở anh ta rằng thế giới là không thực và là ảo ảnh. Tại sao? Bởi vì anh ta đã quên mất chính Chân Ngã của mình và tự nhìn mình như là đang ở trong vũ trụ vật chất, là một kẻ ngoại lai. Anh ta sẽ không quay vào nội tâm trừ khi bạn gây ấn tượng với anh ta rằng tất cả những thứ bên ngoài này, vũ trụ vật chất là không thực.

Một khi anh ta nhận ra chính mình, tự anh ta sẽ biết rằng không có gì khác hơn là Chân Ngã của chính mình và anh ta nhìn toàn thể vũ trụ với tư cách là Brahman. Sẽ không có vũ trụ nào nếu không có Chân Ngã. Chừng nào một người không nhìn thấy Bản Thân là nguồn gốc của tất cả, mà chỉ nhìn vào thế giới bên ngoài như là cái thực và vĩnh viễn, bạn phải nói với anh ta rằng tất cả những thứ bên ngoài trong vũ trụ này là một ảo ảnh. Bạn không có cách khác. Lấy một tờ giấy làm ví dụ. Chúng ta thấy chỉ có văn bản trên đó và không ai để ý đến tờ giấy mà văn bản được viết lên. Tờ giấy sẽ vẫn ở đó cho dù có chữ viết trên đó hay không. Đối với những người xem văn bản như là cái thực, bạn phải nói rằng nó là không thực, một ảo ảnh, vì nó nằm trên tờ giấy. Người khôn ngoan xem cả tờ giấy và văn bản như là một. Với Brahman và vũ trụ cũng vậy.

H: Vì vậy, thế giới là thực khi nó được trải nghiệm như là Chân Ngã và không thực khi nó được xem như những tên và hình tướng riêng biệt?

Đ: Cũng như lửa bị khói che khuất, ánh sáng chói lọi của ý thức bị che khuất bởi sự tập hợp của những cái tên và hình tướng, là thế giới. Khi nhờ ân sủng thiêng liêng từ bi, tâm trí trở nên rõ ràng, bản chất của thế giới sẽ được biết đến không phải là ảo ảnh hình tướng mà chính là thực tại. Chỉ những người có tâm trí không có sức mạnh xấu xa của maya, đã từ bỏ tri ​​thức về thế giới và không chấp trước với nó, và do đó đã đạt được tri ​​thức về thực tại tối cao huy hoàng, mới có thể biết chính xác ý nghĩa của tuyên bố “Thế giới là thực.” Nếu quan điểm của một người đã bị thay đổi đến bản chất của tri thức thực, thế giới của năm nguyên tố (đất, nước, lửa, khí, không gian), bắt đầu từ vòm trời [akasa] sẽ là thực, là thực tại tối cao, đó là bản chất của tri ​​thức.
Trạng thái nguyên thủy của thế giới trống rỗng, phức tạp và có nhiều tên gọi và hình thức này, chính là phúc lạc, là một, giống như lòng đỏ trứng của một con công nhiều màu sặc sỡ cũng chỉ có một mà thôi. Biết chân lý này bằng cách an trú trong trạng thái của Chân Ngã.

H: Tôi không thể nói rằng tôi có thể hiểu rõ ràng những điều này. Vậy là thế giới được nhìn thấy, được cảm giác và được nhận thức bởi chúng ta theo những cách giống như một giấc mơ, một ảo ảnh?

Đ: Không có sự lựa chọn thay thế nào khác cho bạn ngoài việc chấp nhận thế giới như thứ không thực nếu bạn đang tìm kiếm chân lý và chỉ chân lý mà thôi.

H: Tại sao vậy?

Đ: Vì lý do đơn giản là tâm trí của bạn sẽ luôn theo đuổi thế giới, trừ khi bạn từ bỏ ý tưởng rằng thế giới là thực. Nếu bạn lấy cái vẻ ngoài là thực, bạn sẽ không bao giờ biết được thực tại của chính nó, khi mà duy chỉ cái thực tồn tại một mình. Điểm này được minh họa bằng phép loại suy của con rắn trong sợi dây. Bạn có thể bị lừa khi tin rằng một sợi dây là một con rắn. Trong khi bạn tưởng tượng rằng sợi dây là một con rắn bạn không thể xem sợi dây như một sợi dây. Con rắn vốn không tồn tại trở nên có thực đối với bạn, trong khi sợi dây là thực tại thì dường như hoàn toàn không tồn tại như vậy.

H: Ta có thể dễ dàng chấp nhận một cách ngập ngừng rằng thế giới không phải cái thực tối hậu, nhưng khó có thể tin chắc rằng nó thực sự hoàn toàn không có thật.

Đ: Ngay cả thế giới giấc mơ của bạn cũng là thực trong khi bạn đang mơ. Cho nên miễn là giấc mơ vẫn còn tồn tại thì mọi thứ bạn nhìn thấy và cảm thấy trong đó là có thật.

H: Vậy thế giới này không hơn gì một giấc mơ sao?

Đ: Có gì sai với cảm giác về thực tại khi bạn đang nằm mơ? Bạn có thể mơ về một điều gì đó khá bất khả thi, chẳng hạn như trò chuyện vui vẻ với một người đã chết. Có thể có một khoảnh khắc nào đó, bạn có thể nghi ngờ trong giấc mơ, tự nói với chính mình, “Chẳng phải người này đã chết rồi sao?”, nhưng tâm trí của bạn bằng cách nào đó nhanh chóng tái hòa hợp lại với huyễn ảnh của giấc mơ và người đó vẫn sống tốt theo mục đích của giấc mơ.

Nói cách khác, giấc mơ được thiết lập để không cho phép bạn nghi ngờ tính thực tế của nó. Nó cũng giống như vậy trong trạng thái thức giấc, vì bạn là không thể nghi ngờ tính thực tế của thế giới mà bạn nhìn thấy khi bạn đang thức. Làm sao tâm trí tự tạo ra thế giới có thể chấp nhận được việc nó không phải là thực? Đó là ý nghĩa của việc so sánh được thực hiện giữa thế giới của trạng thái thức và thế giới của giấc mơ. Cả hai là những sáng tạo của tâm trí và, khi mà tâm trí còn chìm đắm ở một trong hai thế giới đó, nó không thể phủ nhận thực tại của chúng. Nó không thể phủ nhận thực tại của thế giới mơ trong khi nó đang mơ và nó không thể phủ nhận thực tại của thế giới thức trong khi nó đang thức.

Ngược lại, nếu bạn kéo tâm trí của mình hoàn toàn khỏi thế giới và biến nó an trụ bên trong và ở đó, nghĩa là, nếu bạn luôn thức tỉnh trong Chân Ngã, cái là nền tảng của tất cả các trải nghiệm, bạn sẽ nhận ra thế giới mà bây giờ bạn đang nhận thức hiện tại cũng không thực giống như thế giới mà bạn đã trải qua trong giấc mơ của mình.

H: Chúng ta nhìn, cảm giác và cảm nhận thế giới theo nhiều cách. Những cảm giác này là phản ứng đối với các đối tượng được nhìn thấy và cảm thấy. Chúng không phải những sáng tạo tinh thần như trong giấc mơ, thứ khác biệt giữa những người khác nhau. Điều đó không đủ để chứng minh tính thực tế khách quan của thế giới sao?

Đ: Tất cả những sự mâu thuẫn trong thế giới giấc mơ chỉ nảy sinh bây giờ, khi bạn đang thức giấc. Trong khi bạn đang mơ, giấc mơ là một tổng thể tích hợp hoàn hảo. Có nghĩa là, nếu bạn cảm thấy khát trong một giấc mơ, bạn uống thứ nước ảo ảnh và nó dập tắt cơn khát ảo tưởng. Nhưng tất cả những điều này chỉ là thật đối với bạn khi mà bạn không biết rằng bản thân đang nằm mơ giấc mộng hão huyền. Tương tự với thế giới thức giấc. Những cảm giác mà bạn có được bây giờ được điều phối để tạo cho bạn ấn tượng rằng thế giới là thực. Ngược lại, nếu thế giới là một thực tại tự tồn tại (đó là điều bạn hàm ý về sự khách quan của nó), điều gì đã ngăn cản thế giới này không tự xuất hiện vào trong giấc ngủ của bạn? Bạn cũng không thể nói rằng bạn đã không tồn tại trong giấc ngủ của bạn.

H: Nhưng tôi cũng không phủ nhận sự tồn tại của thế giới trong khi tôi đang ngủ. Nó vốn vẫn tồn tại trong suốt thời gian đó. Nếu trong khi ngủ tôi không nhìn thấy nó, những những người khác không ngủ vẫn nhìn thấy nó.

Đ: Để nói rằng bạn đã tồn tại trong khi ngủ, có cần thiết phải kêu gọi nhân chứng, hay bằng chứng cho điều đó không? Vậy tại sao bạn tìm kiếm nhân chứng bây giờ cho sự tồn tại của thế giới? Những người khác có thể nói với bạn về việc đã nhìn thấy thế giới trong khi bạn ngủ chỉ khi bạn đã thức giấc. Nó rất khác khi nhìn nhận tới sự tồn tại của riêng bạn. Khi thức dậy, bạn nói rằng bạn đã có một giấc ngủ ngon, và do đó, đến mức độ đó, bạn vẫn nhận thức được bản thân trong giấc ngủ sâu nhất, trong khi đó bạn không có một chút khái niệm nào về sự tồn tại của thế giới khi ngủ. Ngay cả bây giờ, trong khi bạn đang thức, thế giới có tự nói rằng “Tôi là thực”, hay chỉ là bạn nói vậy?

H: Tất nhiên tôi nói điều đó, nhưng tôi nói điều thay cho thế giới.

Đ: Vậy thì, thế giới mà bạn tin là thực, đang thực sự chế giễu bạn vì đang cố tìm cách chứng minh tính thực tại của nó trong khi bạn lại vô minh không hiểu về thực tại của chính bạn. Bạn muốn duy trì rằng thế giới là có thật bằng cách này hay cách khác. Vậy tiêu chuẩn của thực tại là gì? Cái là thực một mình, tự tồn tại bởi chính nó, hé lộ bản thân nó là vĩnh hằng và bất biến. Thế giới có tự tồn tại bởi chính nó không?
Nó có thể được nhìn thấy mà không có sự trợ giúp của tâm trí không? Trong giấc ngủ không có tâm trí và thế giới. Khi tỉnh giấc có tâm trí và có thế giới. Cái sự phát sinh đồng thời bất di bất dịch của hai thứ đó ở đây có ý nghĩa gì? Bạn đã quen với các nguyên tắc của logic quy nạp vốn được coi là cơ sở của khoa học truy vấn. Tại sao bạn không quyết định câu hỏi này thực tại của thế giới dưới ánh sáng của những nguyên tắc logic đã được chấp thuận đó?

Về bản thân bạn, bạn có thể nói rằng “Tôi tồn tại”. Đó là, sự tồn tại của bạn không chỉ là tồn tại, nó là sự tồn tại mà bạn có ý thức được. Thực sự, sự tồn tại đó là đồng nhất với cái ý thức.

H: Thế giới có thể không có ý thức về chính nó, nhưng nó tồn tại.

Đ: Ý thức bao giờ cũng là Tự ý thức về bản thân. Nếu bạn là ý thức về bất cứ điều gì cũng cơ bản là bạn đang ý thức về bản thân. Sự tồn tại không có ý thức là một mâu thuẫn về mọi mặt. Nó không tồn tại một chút nào. Nó chỉ là sự tồn tại được quy bổ, trong khi đó cái chân chính tồn tại, sat, không phải là một thuộc tính, nó chính là bản chất của bản thân nó. Nó là thực tại. Do đó, thực tại được gọi là sat-chit, tồn tại – ý thức, và không bao giờ chỉ đơn thuần là một thứ có thể bị loại trừ khi thiếu thứ khác. Thế giới không tự tồn tại, cũng không ý thức về
sự tồn tại của nó. Làm thế nào bạn có thể nói một thế giới như vậy là thực? Và bản chất của thế giới là gì? Đó là một sự liên tục thay đổi, một dòng chảy miên man bất tận. Một thế giới phụ thuộc, không tự ý thức, luôn thay đổi không thể là thực.

H: Vậy các tên gọi và hình tướng của thế giới có thực không?

Đ: Bạn sẽ không thấy chúng tách biệt khỏi adhishtana (cái nền). Khi bạn cố gắng tìm hiểu tên gọi và hình tướng, bạn sẽ chỉ thấy thực tại mà thôi. Do đó, hãy hướng đến đạt được tri thức về cái vẫn luôn luôn là thực.

H: Tại sao trạng thái thức giấc lại có vẻ quá chân thực như vậy?

Đ: Chúng ta thấy rất nhiều thứ trên màn hình rạp chiếu phim, nhưng chúng không có thật. Không có gì là thực ở đó ngoại trừ cái màn hình. Theo cách tương tự trong trạng thái thức, không có gì ngoài adhishtana (cái nền). Tri thức về thế giới chính là tri thức về người đang nhận biết thế giới. Cả hai chìm đi trong giấc ngủ.

H: Tại sao chúng ta lại cảm thấy thế giới này vốn đã tồn tại lâu dài và không đổi như vậy?

Đ: Ta thấy như vậy vì những ý tưởng sai lầm. Khi ai đó nói rằng anh ấy đã tắm ở cùng một dòng sông hai lần, anh ấy đã sai, bởi vì khi anh ấy
tắm lần thứ hai dòng sông đã không còn giống như lúc anh tắm lần đầu tiên. Khi nhìn hai lần vào độ sáng của một ngọn lửa một người nói rằng anh ta nhìn thấy cùng một ngọn lửa, nhưng ngọn lửa này luôn thay đổi mọi khoảnh khắc. Trạng thái thức giấc cũng là như thế vậy. Cho rằng nó luôn là một hình thái cố định là một sai lầm trong cảm quan.

H: Sai lầm này ở đâu?

Đ: Pramata [người biết – knower].

H: Người biết đã xuất hiện như thế nào?

Đ: Do lỗi trong sự cảm quan. Trên thực tế, người biết và cảm quan sai lầm xuất hiện đồng thời và khi đắc được tri thức về Chân Ngã, chúng biến mất đồng thời.

H: Người biết và những cảm quan sai lầm của anh ta đến từ đâu?

Đ: Ai đang đặt câu hỏi?

H: Tôi.

Đ: Hãy tìm ra cái “tôi” đó và mọi nghi ngờ của bạn sẽ được giải quyết. Cũng như trong một giấc mơ, một tri thức sai lầm, người biết và cái được biết khởi sinh lên, thì trong khi thức giấc cũng có cùng một quy trình hoạt động. Ở cả hai trạng thái này, khi bạn biết cái “tôi”, bạn sẽ biết tất cả mọi thứ và không có còn gì khác để biết nữa. Trong giấc ngủ sâu, người biết, tri thức và cái được biết đều vắng mặt. Theo cách tương tự, khi mà bạn trải nghiệm được cái Tôi thực sự, ba cái trên cũng sẽ không tồn tại. Trong trạng thái thức giấc, bạn nhìn thấy bất cứ điều gì xảy ra cũng là thứ chỉ xảy ra với người biết, và bởi vì người biết là không thực, không hề có bất cứ điều gì xảy ra trong thực tại.

H: Cái ánh sáng mang lại cho tôi cảm giác về cái “tôi” này và tri thức về thế giới vô minh là chit, cái ý thức?

Đ: Chỉ có chút ánh sáng phản chiếu của cái chit đã tạo ra cái “tôi” mà nó tin rằng nó khác biệt với mọi thứ còn lại. Ánh sáng phản chiếu của chit này cũng cho phép cái “tôi” tạo ra các đối tượng, nhưng đối với nó, phải có một bề mặt trên đó để mà diễn ra sự phản chiếu này.

H: Bề mặt đó là gì?

Đ: Khi nhận ra Chân Ngã, bạn sẽ thấy rằng sự phản chiếu và bề mặt mà nó diễn ra không thực sự tồn tại, nhưng cả hai đều là một và cùng là chit. Để có thế giới thì yêu cầu phải có một vị trí cho sự tồn tại của nó và ánh sáng để làm cho nó có thể được nhận biết. Cả hai đều phát sinh đồng thời. Do đó sự tồn tại vật lý và sự cảm quan phụ thuộc vào ánh sáng của tâm trí thứ được phản chiếu từ Chân Ngã. Cũng giống như những hình ảnh rạp chiếu phim có thể được hiển thị bằng ánh sáng phản chiếu, và chỉ trong bóng tối, vì vậy hình ảnh thế giới cũng chỉ có thể cảm nhận được bởi ánh sáng của Chân Ngã được phản chiếu trong bóng tối của avidya [sự vô minh]. Thế giới không được nhìn thấy trong bóng tối hoàn toàn của sự vô minh, như trong giấc ngủ sâu, cũng không được nhìn thấy trong ánh sáng hoàn toàn của Chân Ngã, như trong chứng ngộ Chân Ngã hay samadhi.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x