Trang chủ » Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

by Trung Kiên Lê
98 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Karma là một từ có ngữ căn trong tiếng Phạn là kri, có nghĩa là “hành động, tạo tác, làm”. Mọi hành động đều là karma. Về thuật ngữ thì từ này cũng có nghĩa là ảnh hưởng của hành động.

Trong mối tương quan với siêu hình học thì đôi khi nó có nghĩa là quả, mà những hành động của chúng ta trong quá khứ là nhân. Nhưng trong karma-yoga thì chúng ta chỉ quan tâm đến từ karma theo nghĩa hành động. Mục tiêu của con người là tri thức.

Đó là lý tưởng duy nhất mà nền triết học phương Đông đặt trước mặt chúng ta. Mục tiêu của con người không phải là lạc thú, mà là tri thức. Lạc thú và hạnh phúc đều đến lúc phải chấm dứt.

Thật là lầm lẫn khi lấy lạc thú làm mục tiêu. Căn nguyên của mọi khổ đau mà chúng ta gánh chịu trên đời là do con người cứ ngu xuẩn cho rằng lạc thú là lý tưởng cần phải phấn đấu để đạt tới.

Sau một thời gian, con người nhận ra rằng họ không phải đang tiến đến với hạnh phúc mà đến với tri thức, và cả lạc thú cùng khổ đau đều là những vị thầy vĩ đại, họ học hỏi được từ điều ác cũng nhiều như từ điều thiện.

Khi cả lạc thú cùng khổ đau đều đi qua trước linh hồn họ thì họ vẽ lên đó những bức tranh khác nhau, và kết quả của những ấn tượng kết hợp đó là cái được gọi là “tính cách” của con người.

Nếu thử xét tính cách của một người bất kỳ nào đó, các bạn sẽ thấy nó thực sự chỉ là sự kết tập của những xu hướng, là tổng số của những xu hướng trong tâm trí con người, các bạn sẽ nhận ra rằng khốn khổ và hạnh phúc là những nhân tố tương đương trong việc định hình nên tính cách đó.

Thiện ác cũng đóng góp vai trò như nhau trong việc hun đúc nên tính cách, và trong một vài khía cạnh nào đó thì khốn khổ lại là vị thầy vĩ đại hơn hạnh phúc.

Khi nghiên cứu những tính cách vĩ đại mà thế giới này đã tạo ra, tôi dám nói rằng trong đa số các trường hợp thì khốn khổ đã dạy cho họ nhiều hơn là hạnh phúc, sự nghèo khó dạy cho họ nhiều hơn là cảnh giàu sang, những cú đấm làm bùng lên ngọn lửa nội tâm dạy cho họ nhiều hơn là những lời khen ngợi.

Hơn nữa, tri thức là cái có sẵn nơi con người. Không một tri thức nào đến từ bên ngoài, mà tất cả đều nằm ở bên trong. Khi nói rằng một người “biết” thì, theo ngôn ngữ chặt chẽ của tâm lý học, nên hiểu là anh ta “khám phá”, hoặc “vén mở”.

Cái mà con người “học hỏi được” thực ra chỉ là cái mà anh ta “khám phá”, bằng cách gỡ bỏ bức màn đang che phủ linh hồn mình, vốn là kho tàng tri thức vô tận.

Chúng ta nói rằng Newton khám phá ra định luật hấp dẫn. Định luật đó ngồi ở một góc nào đó mà chờ ông ta chăng? Nó đã ở trong tâm trí ông ta rồi, đến thời điểm thích hợp thì ông ta phát hiện ra nó.

Toàn bộ tri thức mà thế gian này từng đón nhận đều xuất phát từ tâm trí; thư viện vô tận của vũ trụ nằm trong tâm trí các bạn. Thế giới ngoại tại chỉ là sự gợi ý, là cơ hội để các bạn nghiên cứu tâm trí mình; nhưng đối tượng nghiên cứu của các bạn luôn là tâm trí của chính các bạn.

Trái táo rơi gợi ý cho Newton, và ông ta nghiên cứu tâm trí của chính mình. Ông ta sắp xếp lại những mắt xích tư tưởng trước đó trong tâm trí và khám phá ra mắt xích mới trong chúng, mắt xích mới đó chúng ta gọi là định luật hấp dẫn.

Định luật đó không nằm bên trong quả táo, cũng không nằm ở trong bất kỳ vật nào nơi trung tâm trái đất. Mọi tri thức, do đó, dù mang tính trần tục hay tâm linh, cũng đều nằm sẵn trong tâm trí nhân loại.

Trong nhiều trường hợp, nó không được khám phá mà vẫn bị che phủ, và khi lớp màn che phủ được vén mở từ từ thì ta nói là chúng ta “đang học hỏi”, và tri thức phát triển theo sự phát triển của quá trình vén mở này.

Người nào vén mở được bức màn này được gọi là người có tri thức, còn người loại bỏ hoàn toàn được bức màn này là bậc toàn trí. Đã từng có những bậc toàn trí, và tôi tin rằng sẽ còn có những vị khác nữa, sẽ còn có vô số các bậc toàn trí trong những chu kỳ sắp tới.

Tri thức hiện hữu trong tâm trí giống như lửa hiện hữu trong hòn đá đánh lửa, sự ma sát là sự gợi ý để ngọn lửa bùng cháy lên.

Tất cả những cảm xúc và hành động của chúng ta cũng thế. Giọt lệ và nụ cười, niềm vui và đau đớn, tiếng khóc và tiếng cười, tai họa và ân phúc, ngợi ca và nguyền rủa – nếu tĩnh tâm tìm hiểu tâm tư mình, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi thứ trong những điều này đều xuất phát từ bên trong chúng ta, sau khi chịu nhiều cú đấm.

Kết quả là cái mà chúng ta đang có giờ đây. Tất cả những cú đấm đó được gọi là karma – hành động, tạo tác. Mỗi cú đấm mà tinh thần và thể xác giáng vào linh hồn, có thể nói như vậy, kích thích cho ngọn lửa bừng cháy lên, và nhờ đó mà năng lực cùng tri thức được khám phá, mỗi cú đấm đó là karma, dùng theo nghĩa rộng nhất.

Như thế, chúng ta luôn luôn tạo ra karma tại mọi lúc. Tôi đang nói với các bạn: đó là karma. Các bạn đang lắng nghe tôi: đó là karma. Ta thở: đó là karma. Ta đi: đó là karma. Mọi tạo tác của ta trong tinh thần và thể xác đều là karma. Và nó để lại dấu ấn trên ta.

Có những hoạt động cụ thể có thể xem là sự kết tập, là tổng số của nhiều hoạt động nhỏ hơn. Nếu ta đứng gần bờ biển và lắng nghe tiếng sóng đập vào ghềnh đá, ta ngỡ rằng đó là tiếng động rất lớn, dù ta biết rằng mỗi đợt sóng thực ra đều được cấu tạo bởi hàng triệu triệu những con sóng nhỏ.

Mỗi con sóng nhỏ trong đợt sóng đó tạo nên một tiếng động mà ta không nghe được, chỉ khi chúng kết tập thành một khối lớn thì ta mới nghe ra.

Tương tự như vậy, mỗi nhịp đập của trái tim đều là hoạt động. Có những loại hoạt động mà ta cảm nhận được và chúng trở nên hữu hình với chúng ta, đồng thời chúng lại là sự kết tập của nhiều hoạt động nhỏ. Nếu thực sự muốn phán xét một người thì các bạn hãy nhìn vào những thành tích to lớn của người đó.

Mọi thằng ngốc đều có thể trở thành anh hùng lúc này hay lúc khác. Hãy nhìn một người thực hiện những hành động bình thường nhất của mình; đó mới thực sự là những điều nói cho các bạn biết tính cách chân thực của một vĩ nhân.

Những thời cơ to lớn thậm chí có thể nâng những kẻ đê tiện nhất thành anh hùng vĩ đại, nhưng vĩ nhân thực sự là người mà tính cách luôn vĩ đại, luôn không đổi dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Karma – trong ảnh hưởng của nó trên tính cách – là sức mạnh khủng khiếp nhất mà con người phải đương đầu.

Có thể nói rằng con người là tâm điểm hút mọi sức mạnh trong vũ trụ về phía nó; và tại tâm điểm đó, nó nung chảy tất cả rồi chuyển ngược lại thành một dòng chảy khổng lồ.

Bậc chân nhân là tâm điểm như thế – đó là bậc toàn năng, toàn trí. Vị đó thu hút toàn bộ vũ trụ về phía mình; thiện lẫn ác, khốn khổ cùng hạnh phúc, tất cả đều chạy về phía ngài và bám chặt quanh ngài.

Từ tất cả những thứ đó, ngài nhào nặn nên dòng xu hướng mãnh liệt gọi là tính cách, và ném nó ra ngoài.

Ngài có quyền năng vẽ nên bất cứ vật gì như thế nào thì ngài cũng có quyền năng vất bỏ nó đi như thế ấy, Mọi hoạt động mà chúng ta nhìn thấy trong thế giới, mọi trào lưu trong xã hội loài người, mọi công trình chúng ta có được quanh ta đều chỉ là sự phô bày của tư tưởng, là sự biểu hiện của ý chí con người.

Máy móc hay khí cụ, thành phố, tàu thuyền, chiến hạm, tất cả những thứ đó đều chỉ là sự hiển lộ của ý chí con người, và ý chí đó được gây nên bởi tính cách, và tính cách thì được định hình bởi karma. Karma như thế nào thì ý chí biểu hiện như thế ấy.

Những con người có ý chí kiên cường mà thế giới đã tạo ra đều là những người hoạt động vĩ đại, những linh hồn khổng lồ, có ý chí mãnh liệt đủ để khuấy đảo thế giới – ý chí mà họ có được nhờ hoạt động kiên trì từ kiếp này sang kiếp khác.

Những ý chí siêu phàm như ý chí của Đức Phật hay Chúa Jesus không thể đạt được trong một kiếp người, bởi vì chúng ta biết được cha của các Ngài là ai.

Ta chưa từng thấy những người cha đó nói được một lời nào có ích cho nhân loại. Hàng triệu triệu người thợ mộc như ông Joseph đã qua đời, hàng triệu người thợ mộc khác vẫn còn đang sống. Hàng triệu triệu ông vua xoàng xĩnh như vua cha Đức Phật đã từng sống trên thế gian này.

Nếu đó chỉ là trường hợp di truyền thì các bạn nghĩ sao về một ông vua tầm thường – thậm chí đám hầu cận có thể không tuân lệnh – lại sinh ra được một người con mà cả nửa thế giới phải sùng bái?

Các bạn giải thích ra sao về vực thẳm cách biệt giữa một người thợ mộc và người con trai mà hàng triệu triệu con người phải tôn thờ như Thượng Đế? Không thể giải quyết vấn đề theo thuyết di truyền.

Ý chí siêu phàm hiển lộ nơi Đức Phật và Chúa Jesus, ý chí đó phát xuất từ đâu? Năng lượng của ý chí đó được tích lũy từ đâu? Nó phải được tích lũy từ kiếp này sang kiếp khác, không ngừng lớn dần lên, cho đến khi nó bùng nổ trong xã hội thành Đức Phật và Chúa Jesus, và nó còn tiếp tục được truyền bá đến tận ngày nay.

Tất cả đều được giải thích bằng thuyết karma. Không một ai có thể có được bất cứ thứ gì trừ phi anh ta thu hoạch được nó, đó là quy luật muôn đời. Có thể đôi lúc chúng ta nghĩ rằng không phải thế, nhưng sau một thời gian dài chúng ta sẽ tin chắc vào điều đó.

Một người có thể tranh đấu trọn cuộc đời để làm giàu, anh ta có thể lừa đảo hàng ngàn người, nhưng đến cuối cùng anh ta sẽ phát hiện ra rằng mình không xứng đáng để giàu, và cuộc đời anh ta biến thành nỗi bực dọc và phiền hà.

Chúng ta có thể tích lũy nhiều đồ vật để hưởng thụ về vật chất, nhưng chỉ có những gì ta thu hoạch được mới thực sự là của ta.

Một kẻ ngốc có thể mua tất cả sách vở trên thế giới, và chúng sẽ nằm hết trong thư viện của anh ta, nhưng chỉ người có trình độ xứng đáng mới có thể đọc chúng; và sự xứng đáng này do karma tạo ra. Karma của chúng ta quyết định ta xứng đáng với cái gì và đồng hóa được cái gì.

Chúng ta chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đang là, và nếu chúng ta muốn mình là một cái gì đó bất kỳ thì chúng ta phải có năng lực biến nó thành chính bản thân mình.

Nếu chúng ta của ngày hôm nay là kết quả của những gì chúng ta đã tạo ra trong quá khứ thì chắc chắn những gì chúng ta muốn có được trong tương lai có thể được tạo ra bởi những gì chúng ta đang làm ngày hôm nay; do đó, chúng ta phải biết cách hoạt động.

Các bạn sẽ bảo: “Biết cách làm việc thì có ích gì chứ? Ai nấy cũng đều làm theo cách này hay cách khác trong thế gian này mà.” Nhưng có một sự việc như thế làm tiêu hao năng lực của chúng ta.

Theo lời kinh Bhagavad Gitā thì pháp môn karma-yoga là cách làm việc bằng trí thông minh và như một khoa học, Nếu biết cách làm việc, ta có thể thu hoạch được những thành quả to lớn nhất.

Các bạn phải nhớ rằng mục tiêu của tất cả công việc chỉ là làm phát lộ năng lực của tâm trí – vốn đã có sẵn trong linh hồn – để đánh thức linh hồn. Năng lực đó tiềm ẩn trong mỗi người, tri thức cũng thế. Những công việc khác nhau giống như những cú đấm làm cho chúng lộ ra, khiến cho những người khổng lồ thức tỉnh.

Con người làm việc vì những động cơ khác nhau. Không thể có công việc không hề mang động cơ nào. Kẻ muốn danh tiếng thì làm việc để được danh tiếng, người hám tiền thì làm việc để kiếm tiền, kẻ ham quyền lực thì làm việc để giành quyền lực.

Những người khác cần thiên đàng thì làm việc để lên thiên đàng. Còn có những người lại muốn làm việc để làm rạng rỡ cho mẹ cha, như ở Trung Quốc – nơi mà khi chết đi thì người ta mới được một tên thụy; ngẫm cho cùng thì đó là phương cách tốt đẹp hơn đối với chúng ta.

Ở xứ sở đó, khi làm được một điều gì vô cùng cao quý thì người ta lại quy danh dự đó cho người cha đã khuất hoặc cho người ông. Một số người cũng làm việc theo cách đó. Một số tín đồ Hồi giáo làm việc suốt cả đời chỉ để xây được cho mình một ngôi mộ lớn khi qua đời.

Tôi còn biết có một số giáo phái, khi một đứa bé vừa chào đời thì người ta đã chuẩn bị sẵn cho nó một ngôi mộ, đối với họ đó là công việc quan trọng nhất cần phải làm, ngôi mộ càng lớn thì người đó càng được xem là có phúc.

Một số người khác lại làm việc để ăn năn chuộc lỗi; họ gây nên đủ chuyện xấu xa độc ác, rồi sau đó xây dựng đền thờ, chùa chiền, bỏ tiền ra mua chuộc thầy tu về tụng kinh để kiếm cho mình một tấm giấy thông hành lên cõi thiên đàng.

Họ cứ ngỡ rằng những việc thiện như thế sẽ giúp họ gột sạch tội lỗi, và họ sẽ phơi phới ra đi mà không hề bị trừng phạt, dù đã gây nên bao điều tàn ác. Đó là một số động cơ làm việc khác nhau. Bây giờ, chúng ta hãy xét đến vấn đề làm việc chỉ vì công việc.

Có những người thực sự là muối của trần gian, họ làm việc chỉ vì chính bản thân công việc, chứ không màng đến tên tuổi, danh tiếng, thậm chí chẳng màng đến việc lên thiên đàng. Họ làm việc chỉ vì công việc đó đem lại điều tốt đẹp.

Có những người làm từ thiện với người nghèo và giúp đỡ nhân loại vì những động cơ còn cao cả hơn nữa, bởi vì họ tin vào công việc từ thiện và yêu thích điều thiện.

Làm việc để mong lấy tiếng thường hiếm khi đem lại kết quả ngay, đó là quy luật; chúng chỉ đến với chúng ta khi chúng ta về già hoặc sắp qua đời. Nếu một người làm việc không vì bất kỳ một động cơ vị kỷ nào thì anh ta không thu hoạch được chút gì chăng? Không, anh ta thu hoạch được lợi ích cao nhất.

Lòng vị tha có nghĩa là trả giá nhiều hơn, chỉ có điều con người không đủ kiên nhẫn để thực hành nó. Xét từ quan điểm sức khỏe thì càng trả giá nhiều hơn nữa.

Tình yêu, chân lý và lòng vị tha không chỉ là những biểu tượng đạo đức để nói suông, mà chúng hình thành nên lý tưởng tối cao của chúng ta, bởi vì năng lực hiển lộ như thế đã tiềm ẩn trong chúng.

Trước hết, người nào có thể làm việc năm ngày, thậm chí trong năm phút mà không vì bất kỳ một động cơ vị kỷ nào, không hề nghĩ đến tương lai, thiên đàng, trừng phạt hay bất cứ điều gì đại loại như thế thì đó là người có khả năng trở thành một vĩ nhân đầy quyền năng về đạo đức.

Khó lòng làm điều đó, nhưng trong thâm tâm, chúng ta biết được giá trị của nó và điều tốt đẹp mà nó mang lại. Sự kiềm chế mãnh liệt này là sự hiển lộ năng lực vĩ đại nhất, tinh thần khắc kỷ là sự biểu hiện năng lực dũng mãnh hơn bất kỳ hành động vị kỷ nào.

Cỗ xe tứ mã có thể tự do lao vun vút xuống đồi, hoặc người xà ích phải ghìm bốn con ngựa lại. Cách biểu hiện năng lực nào vĩ đại hơn, để bốn con ngựa chạy tự do hay ghìm chúng lại? Một viên đạn đại bác bay xuyên qua không khí trong một cự ly xa rồi rơi xuống.

Viên đạn khác bị cắt ngang đường bay vì chạm vào một bức tường, và cú va chạm làm phát sinh một nhiệt lượng thật lớn. Mọi năng lượng tỏa ra do động cơ vị kỷ đều bị lãng phí, nó không tạo được năng lượng ngược lại cho các bạn; nhưng nếu lòng vị kỷ bị kiềm chế lại, nó sẽ khiến cho năng lượng phát triển.

Hành động tự chủ này sẽ có xu hướng tạo ra một ý chí hùng mạnh, một tính cách đã tạo nên một đức Chúa Jesus hay một Đức Phật Thích Ca. Những kẻ ngu dại sẽ không hiểu được điều huyền mật này; tuy nhiên họ lại muốn thống trị nhân loại.

Ngay cả một kẻ ngu dại cũng có thể cai trị cả thế gian nếu anh ta làm việc và chờ đợi. Hãy để anh ta chờ đợi trong vài năm, và kiềm chế ý tưởng ngu ngốc muốn cai trị; và khi ý tưởng đó hoàn toàn tan biến thì anh ta sẽ là người có quyền lực trong thế giới.

Phần lớn chúng ta đều không thể nhìn xa được một vài năm, chẳng khác nào những con vật không thể nhìn xa được vài bước chân.

Chỉ lẩn quẩn trong cái vòng tròn nhỏ hẹp – đó là cái thế giới của chúng ta. Chúng ta không đủ kiên nhẫn để nhìn ra xa hơn, do đó, chúng ta trở nên vô luân và độc ác. Đó là sự bạc nhược, bất lực của chúng ta. Thậm chí những hình thức công việc thấp kém nhất cũng không được xem khinh.

Có những người tâm trí thấp kém, không thấy có điều gì tốt đẹp hơn ngoài lợi ích bản thân, cứ để cho họ làm việc vì động cơ vị kỷ, vì tên tuổi, danh tiếng; còn mọi người thì cứ nên nỗ lực hướng đến những động cơ cao xa hơn và thấu hiểu được chúng.

“Chúng ta có quyền làm việc, nhưng lại không có quyền đối với thành quả của chúng”. Cứ để mặc thành quả. Vì sao lại phải quan tâm đến thành quả? Nếu các bạn muốn giúp đỡ một người nào thì đừng có quan tâm chi đến thái độ của anh ta đối với mình.

Nếu các bạn muốn làm một công việc vĩ đại hoặc tốt đẹp thì đừng có bận tâm đến kết quả làm chi. Một vấn đề khó khăn nảy sinh trong lý tưởng làm việc này.

Hoạt động với cường độ cao là điều cần thiết, chúng ta cần phải luôn luôn làm việc. Chúng ta không thể sống một phút mà không làm việc. Vậy thì vấn đề nghỉ ngơi sẽ ra sao?

Đây là một mặt của cuộc sống: đấu tranh và làm việc, mà chúng ta cứ bị cuốn quay cuồng quanh nó như cơn lốc. Còn đây là một mặt khác – sống tĩnh lặng, xa lánh và từ bỏ; mọi vật đều bình yên quanh đây, có rất ít tiếng ồn và sự phô bày, chỉ có thiên nhiên với muông thú cùng cỏ hoa, rừng núi.

Chẳng có mặt nào là bức tranh toàn mỹ cả. Người đã quen với cảnh cô đơn, nếu cho tiếp xúc với cơn lốc náo nhiệt của cuộc sống thế gian, sẽ bị nó nghiền nát; giống như con cá sống dưới đáy biển sâu, ngay khi vừa được mang lên trên mặt nước, sẽ vỡ tan từng mảnh, do bị mất đi khối lượng nước trên người, vốn giúp nó giữ được nguyên cơ thể.

Còn người đã quen với cuộc sống xô bồ náo nhiệt làm sao có thể thấy thoải mái nơi tĩnh lặng? Anh ta thấy đau khổ và có thể mất trí.

Người lý tưởng là người giữa cảnh tượng hoang liêu u tịch nhất vẫn phát hiện ra sự hoạt động mãnh liệt nhất, và giữa cảnh tượng hoạt động mãnh liệt nhất vẫn tìm thấy sự hoang liêu u tịch nhất của sa mạc. Người đó học được bí quyết kiềm chế, anh ta đã làm chủ được bản thân mình.

Dù có đi qua những phố xá huyên náo ngựa xe trong thành phố lớn, tâm trí anh ta vẫn tĩnh lặng như đang ở trong hang động, nơi không một âm thanh đến được với anh ta; và lúc nào anh ta cũng làm việc rất căng thẳng.

Đó là lý tưởng của karma-yoga, và nếu các bạn đã đạt đến lý tưởng đó thì các bạn thực sự học được bí quyết làm việc. Nhưng chúng ta phải bắt đầu từ điểm bắt đầu, phải đón nhận công việc khi chúng đến với chúng ta, và từng ngày cứ tự mình từ từ loại bỏ bớt lòng vị kỷ.

Chúng ta phải làm việc và tìm ra động cơ thúc đẩy chúng ta; và trong những năm đầu, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng động cơ làm việc của chúng ta luôn luôn là lòng vị kỷ, hầu như không có ngoại lệ.

Nhưng dần dần lòng vị kỷ sẽ tan biến theo cường độ làm việc kiên trì, cho đến cuối cùng, mới đến lúc chúng ta thực sự có thể làm việc vì lòng vị tha.

Tất cả chúng ta có thể hy vọng rằng đến một ngày nào đó, khi chúng ta đấu tranh băng qua suốt những nẻo đường đời, sẽ đến lúc chúng ta trở nên hoàn toàn vị tha; khi đạt đến thời điểm đó, mọi năng lực của chúng ta sẽ được hội tụ và tri thức của chúng ta sẽ hiển lộ.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x