Trang chủ » Lời tựa của tác giả

Lời tựa của tác giả

by Trung Kiên Lê
94 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Từ buổi bình minh của lịch sử, nhiều hiện tượng kỳ diệu đã được ghi chép lại như là những biến cố xảy ra giữa loài người. Trong thời buổi hiện đại, không thiếu những nhân chứng làm chứng cho sự xác thực của những sự kiện như thế, ngay tại những xã hội sống trong ánh sáng rực rỡ của nền khoa học hiện đại.

Số lượng khổng lồ những bằng chứng như thế thật không đáng tin cậy, bởi vì chúng xuất phát từ những người ngu dốt, mê tín hoặc bịp bợm. Trong nhiều trường hợp, những cái gọi là phép lạ đều là bắt chước.

Nhưng chúng bắt chước điều gì? Vất bỏ tất cả những thứ không được nghiên cứu thích đáng, đó không phải là dấu hiệu của một đầu óc vô tư và khoa học. Nhiều nhà khoa học hời hợt, do không thể giải thích được nhiều hiện tượng tinh thần kỳ diệu, đã cố bỏ qua sự tồn tại của chúng.

Những nhà khoa học này, do đó, còn đáng khiển trách hơn những người cho rằng lời cầu nguyện của họ sẽ được những đấng sống trên trời mây đáp ứng, hoặc còn đáng khiển trách hơn những người tin rằng lời cầu khẩn những đấng siêu nhiên như thế có thể làm thay đổi được sự vận hành của vũ trụ này.

Những người sau còn có thể được biện minh là do ngu dốt, hoặc chí ít là do hệ thống giáo dục sai lầm từ hồi còn nhỏ, đã dạy họ dựa dẫm vào những đấng siêu nhiên như thế để cầu xin cứu giúp, và sự lệ thuộc đó đã biến thành một phần trong bản chất suy đồi của họ.

Còn những người trước thì không thể nào biện minh như vậy được.

Đã hàng ngàn năm qua, những hiện tượng như thế đã được tìm tòi, nghiên cứu và khái quát hóa, toàn bộ nền tảng của những khả năng con người trong lĩnh vực tôn giáo đã được phân tích, và kết quả thực tiễn là khoa học về rāja-yoga.

Rāja-yoga, theo cách không thể tha thứ của một số nhà khoa học hiện đại, không phủ nhận sự tồn tại của những sự kiện quá khó giải thích; mặt khác, bằng những lời lẽ chắc chắn, nó nhẹ nhàng bảo với những người mê tín rằng các phép lạ, sự đáp ứng cho lời cầu nguyện, và những năng lực của đức tin dù là sự kiện có thật, song chúng không phải đến từ vị thần này thánh nọ trên trời mây theo cách giải thích mê tín của họ.

Rāja-yoga tuyên bố với nhân loại rằng mỗi người chỉ là một ống dẫn cho đại dương bao la vô tận của tri thức và quyền năng nằm ẩn đằng sau nhân loại.

Nó dạy rằng khát vọng và nhu cầu là ở nơi con người, mà năng lực đáp ứng cũng ở nơi con người; bất cứ lúc nào và nơi đâu, khi một khát vọng, một nhu cầu, một lời cầu nguyện được thỏa mãn thì năng lực đáp ứng xuất phát từ chính cái kho vô tận đó, chứ không phải từ một đấng siêu nhiên nào cả.

Quan niệm về những đấng siêu nhiên có thể kích thích được năng lực hành động nơi con người đến một mức độ nào đó, nhưng nó cũng đưa đến sự suy đồi về mặt tâm linh. Nó mang đến sự lệ thuộc, nó mang đến sự sợ hãi, nó mang đến óc mê tín.

Nó suy đồi thành một đức tin đáng kinh tởm trong bản chất yếu đuối của con người. Không có gì là siêu nhiên cả, các hành giả yogi nói, mà trong tự nhiên có những biểu hiện thô phù và những biểu hiện tế vi. Cái tế vi là nhân, còn cái thô phù là quả.

Cái thô phù có thể được nhận thức dễ dàng bằng giác quan, còn cái tế vi thì không. Thực hành pháp môn rāja-yoga sẽ dẫn đến việc thành tựu năng lực nhận thức cái tế vi. Mọi hệ thống triết học Ấn Độ chính thống đều có chung một mục tiêu trong quan điểm, đó là giải thoát linh hồn thông qua sự toàn mãn.

Phương pháp là yoga. Danh từ yoga bao hàm một cơ sở rộng lớn. Cả hai trường phái triết học Sāmkhya và Vedānta đều nhắm đến yoga dưới hình thức này hay hình thức khác. Chủ đề của cuốn sách này là hình thức yoga như là Rāja-yoga[1].

Những câu cách ngôn của Patanjali là thẩm quyền tối cao và là sách giáo khoa về rāja-yoga. Những triết gia khác, mặc dù đôi khi có khác với Patanjali về một vài khía cạnh triết học nào đó, nhưng đều nhất trí, giống như một quy luật, với phương pháp thực hành của ông.

Phần đầu của cuốn sách này gồm những bài thuyết giảng cho những lớp học do một nhà văn đương đại tổ chức. Phần hai là bản dịch khá thoáng tác phẩm Những câu cách ngôn của Patanjali, với phần chú giải đi kèm. Tôi đã cố hết sức tránh những những thuật ngữ chuyên môn, để cho cuộc đối thoại được dễ dàng và thoải mái.

Trong phần đầu, có một số hướng dẫn đơn giản và cụ thể dành cho những hành giả muốn thực hành; nhưng cần phải có nhiệt tâm và đặc biệt cần cảnh giác rằng pháp môn rāja-yoga, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, chỉ có thể được học hỏi một cách an toàn dưới sự hướng dẫn trực tiếp của một vị đạo sư.

Nếu các cuộc đối thoại này thành công trong việc đánh thức được niềm khát khao muốn tìm hiểu sâu hơn về đề tài này thì người thầy sẽ không còn cần thiết nữa. Hệ thống Patanjali dựa trên hệ thống triết học của Sāmkhya, có rất ít điểm khác biệt. Chỉ có hai điểm khác biệt quan trọng nhất:

Thứ nhất, Patanjali chấp nhận một Thượng Đế Nhân Thể dưới hình thức một vị đạo sư, trong khi vị Thượng Đế duy nhất được trường phái Sāmkhya chấp nhận lại là một đấng hầu như hoàn hảo, tạm thời phụ trách một chu kỳ.

Thứ hai, các hành giả yogi quan niệm tâm trí cũng bàng bạc khắp nơi như Linh Hồn hay Purusha, còn trường phái Sāmkhya thì không. VIVEKANANDA

[1] Trong suốt tác phẩm này, người biên tập sử dụng nhất quán danh từ Rāja-yoga (với ký tự R hoa) để chỉ hệ thống triết học Yoga nổi tiếng này, và rāja-yoga (với ký tự r thường) để chỉ phương pháp rèn luyện tâm linh thường được biết như là pháp môn yoga. Danh từ Yoga, do đó, cũng được sử dụng với ký tự Y hoa để chỉ triết học Yoga và ký tự y thường để chỉ phương pháp rèn luyện. [Ghi chú trong nguyên tác]

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x