Trang chủ » Thứ tư, 16 tháng 3 năm 1983

Thứ tư, 16 tháng 3 năm 1983

by Hậu Học Văn
112 views

(Tiếp theo buổi nói chuyện ngày 15)

Con người giết lẫn nhau theo mọi cách suy nghĩ, họ giết nhau vì những nguyên nhân tôn giáo, vì muốn bảo vệ dân tộc, vì đòi hòa bình bằng những cuộc chiến có sắp đặt. Chúng ta sát hại nhua không ngừng, đó là số phận của ta.

Này anh bạn, anh có bị súc độc trước sự giết chóc này trước toàn thể nỗi thống khổ mà nhân loại phải chịu đựng. Từ thủa xa xưa, trước những dòng nước mắt, nỗi khắc khoải, sự tàn bạo và sự khiếp sợ mà tất cả những thứ đó đem đến không. Vậy mà đã hết đâu. Thế giới này bệnh hoạn quá. Không phải những nhà chính trị phe tả hoặc phe hữu đem lại bình an cho ta đâu. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm và phải làm thế nào để chấm dứt sự tàn sát hầu được sống thanh thản trên trái đất thật đẹp của chúng ta. Chúng ta đang đương đầu với một đại bi kịch mà không biết đối phó cách nào, nên không muốn nghĩ đến chuyện giải quyết, ta bèn phó mặc cho những chuyên gia, nhưng những người này lại cực kỳ nguy hiểm hệt như một vực thẳm sâu hút hay như một con rắn cực độc. Ngoài ra, chết là gì? Anh nghĩ sao về cái chết.

Thì chết có nghĩa là tất cả những gì con đã và đang là bỗng nhiên chấm rứt vì một cơn bệnh, một tai nạn hay vì tuổi già chồng chất.

Đương nhiên là con đã đọc nhiều tập san và đã nói chuyện với những người phương Đông, cũng như người Ấn là những người tin vào sự tái sinh. Theo con thì có lẽ chết là chấm rứt một sức sống. Cái chết của một cái cây, một con cá hay một con nhện, với vợ và các con của con. Chết là một sự gãy đổ đột nhiên, một sự ngừng lại ác liệt của cái gì đang sống đem theo những kỷ niệm, những ý nghĩ, những nỗi đau, những khắc khoải, những niềm vui và những khoái lạc giống như chúng ta cùng xem mặt trời lặn vậy. Tất cả những thứ đó đã chấm rứt và kỷ niệm mà ta giữ gìn không những chỉ đem lại nước mắt mà còn đưa đến nhận thức về cái thừa thãi và nỗi cô đơn của ta. Và ý nghĩ về việc phải xa lìa vợ con mình, xa lìa tất cả những gì mình đã làm ra, xa lìa những thứ mình đã yêu thương khiến mình đau đớn nhớ lại với cả một niềm day rứt. Tất cả những thứ này và nhiều hơn nữa đột nhiên ngưng hiện hữu. Đó, con nghĩ chết là như thế đó. Đó là sự chấm rứt.

Trên cây đàn piano trong biệt thự con ở có tấm ảnh vợ và các con của con. Chúng con thường cùng nhau chơi đàn, tấm ảnh này gợi lại biết bao nhiêu là kỷ niệm, nhưng thực thể của họ đã biến mất. Kỷ niệm có thể đau đớn hoặc dễ chịu, nhưng khoái lạc mà nó đem đến thật quá mong manh, vì đau khổ luôn ngự trị. Với con thì chết là thế đó.

Ta có một con mèo xứ Ba Tư, một con vật thật đẹp. Một buổi sáng ta thấy nó nằm chết dưới cánh của lớn. Nó đã ăn phải cái gì và nằm đó không còn sức sống, mất hẳn cảm giác. Nó không còn biểu lộ sự thích thú của mình qua tiếng gừ gừ đáng yêu nữa. Đó, chết là thế đó. Sự chấm dứt của một cuộc sống dài đăng đẳng hay một đứa bé mới chào đời. Có lần ta trồng được một bụi cây bé nhỏ và cây hứa hẹn sẽ lớn lên thành một đại thọ thật đẹp, nhưng một người say đi ngang đã vô tình dẫm nát nó, cây không bao giờ lớn lên được nữa. Đó cũng là hình thức của một cái chết, sự chấm dứt của một ngày cho dù nó xấu hay đẹp hay phong phú đi nữa thì cũng được ví như một cái chết. Bắt đầu rồi lại chấm dứt.

Này anh bạn, sống là gì? Từ khi ta được sinh ra cho đến lúc chết thì sống là như thế nào. Cần phải hiểu rõ lối sống của chúng ta. Tại sao từ bao nhiêu thế kỷ nay chúng ta lại sống như thế, tất cả đều tùy thuộc nơi anh, phải không? Cho dù anh phải chiến đấu không ngừng. Sống là đang chất đau khổ vui mừng, khoái chí, khắc khoải, cô đơn, tuyệt vọng và làm việc làm cho người hoặc cho chính mình, là chỉ biết có chính mình, nhưng có lúc rộng lượng thì lại đố kị, cau có, cố nuốt giận hoặc cứ để mặc cơn sân tuôn tràn,… Cuộc sống của ta toàn là nước mắt, tiếng cười, nỗi khổ và tôn thờ những gì người ta sáng chế ra. Cuộc sống đượm mầu dối trá, ảo tưởng và hận thù, mệt mỏi, chán trường và lúng túng. Không phải chỉ có mình anh sống như thế mà ai cũng sống như vậy và ai cũng hy vọng cái ngày thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này, thoát khỏi mọi hệ thống tín ngưỡng, phiền não và lo âu. Từ xưa đến nay, đời sống của con người chỉ gồm có làm việc, đấu tranh và đau khổ, hoang mang bối rối và vui vẻ cười đùa.

Chúng ta nói chết là chấm rứt tất cả những thứ nói trên. Cái chết chấm dứt những ràng buộc, vừa sơ sài, vừa chặt chẽ nhất, tất cả các xiềng xích trói buộc đều ngưng lại cùng lúc với cái chết. Dù đó là cái chết của một thầy tu hay của một người mẹ trong gia đình.

Có rất nhiều vấn đề, trước nhất là vấn đề bất tử, có thật có bất tử không. Cái thường còn không biết thế nào là chết đó, cái bất tử cứ còn mãi bất kể thời gian và hoàn toàn không biết đến sự chấm dứt.

Cái tôi có bất tử không, hay cái tôi phải biết đến sự chấm dứt? Cái tôi và tướng của cái tôi đều do thời gian tạo nên rồi được gán tên là tư tưởng, nhưng tư tưởng không bao giờ thường còn. Người ta có thể bịa ra một biểu tượng của bất tử như một hình ảnh một vị thần rồi giữ gìn nó hầu có được một nơi nương tựa. Nhưng như vậy không phải là bất tử.

Vấn đề thứ hai khá phức tạp. Ta có thể sống với cái chết không. Không phải sống một cách bệnh hoạn, cũng không phải tự hủy mình. Tại sao ta lại phân chia sống và chết. Cái chết là một phần của hiện hữu. Sống và chết không rời nhau mà theo nhau như hình với bóng. Tại sao lại nghĩ chết là hết những mong muốn, giận hờn, buồn phiền, cô đơn khoái lạc. Tại sao tách rời sống với chết. Chúng ta chấp nhận cái chết của một cụ già vì cho đó là chuyện bình thường, nhưng có người trẻ chết vì tai nạn hay tật bệnh thì ta lại lên án cái chết. Ta bảo rằng như thế là bất công, là không đúng. Ta cần nhận định sự kiện này, không phê phán mà phải tìm tòi và quán sát thật trung thực những tương quan của nó.

Vấn đề thời gian cũng đáng được nêu ra. Ta cần thời gian để sống, để học, để tích lũy, để hành động, để làm cái gì đó rồi cũng đến lúc ta hết cả thì giờ. Thời gian làm sự sống đi dần đến cái chết, khi có sự chia rẽ giữa đây với kia, giữa cái đang là với cái nên là, thì có vấn đề thời gian. Ta nghĩ rằng nên duy trì sự chia cắt giữa cái gọi là chết với cái được gọi là sống vì đó là một yếu tố quyết định.

Sợ hãi xuất hiện khi có sự chia ly giữa sống với chết. Ta bèn tìm cách vượt qua nỗi khủng khoảng ấy bằng sự an ủi, sự thỏa mãn hay một cảm nghĩ thường còn. Đương nhiên, đây là lãnh vực tâm lý chứ không phải lạ thực tại vật lý hay kỹ nghệ nào cả. Cái tôi được thời gian tạo nên và được tư tưởng nâng đỡ. Giá mà ta có thể hiểu được đúng theo tâm lý thế nào là thời gian và sự chia ly. Vì sao có sự chia rẽ giữa những con người, giữa mọi chủng tộc, giữa các nền văn hóa trái ngược nhau. Sự chia rẽ này là sản phẩm của tư tưởng và của thời gian hệt như sự chia rẽ giữa sống và chết. Đang sống mà nghĩ đến cái chết thì ta sẽ thay đổi lối quan niệm về Hiện Hữu. Khi thoát khỏi mọi rằng buộc một cách tự nhiên, không chần chừ thì đó là một cách chết ngay khi đang còn sống.

Tình yêu không có thời gian tính, tình yêu không phải của riêng anh hay tôi. Ta có thê yêu một người, nhưng khi ta gò bó tình cảm với người ấy thì đó không còn là tinh yêu nữa. Tình yêu thực sự không có phân chia thời gian, tư duy và những phực tạp của đời sống, cũng không có những bất hạnh, bối rối, mập mờ, ghanh ghét và khắc khoải của con người. Ta phải chú ý đến thời gian và tư duy, điều này không có nghĩa là ta chỉ được sống trong hiện tại vì như thế sẽ phi lý. Thời gian đã qua đi, đã thay đổi và sẽ tiếp tục trong tương lai. Tư duy bám vào sự tiếp nối này. Tuy duy còn bám chặt vào cái gì nó đã tạo ra.

Còn một vấn đề nữa, nếu tất cả mọi người tiêu biểu cho nhân loại, không những bạn tiêu biểu cho nhân loại mà bạn chính là nhân loại, vì bạn là cuộc đời và cuộc đời là bạn thì cái gì sẽ xảy ra khi bạn chết đi. Khi bạn hoặc ai đó chết đi bạn sẽ hòa nhập vào dòng hành động và phản ứng của con người, vào dòng ý thức và cách ứng xử, bạn sẽ là thành phần của dòng sống ấy và từ đó tâm trí bạn hiện hữu lâu đến nỗi bạn lệ thuộc vào mong muốn, sợ hãi, khoái lạc, vui buồn. Cơ thể bạn có thể ngưng hoạt động, nhưng bạn vẫn còn đang ở trong dòng sông vì khi đang sống bạn chính là dòng sông.

Dòng sông biến chuyển chậm lại ở giai đoạn này, nhanh hơn ở giai đoạn khác, sâu hơn khi hai bờ siết lại gần nhau, luồn lách trong khe nhỏ để sau đó tuôn ra thoải mái với một khối nước vĩ đại. Khi bạn còn ở trong dòng đời, bạn không biết thế nào là tự do, bạn bị hạn cuộc trong thời gian, rắc rối và bất hạnh do tích lũy những kỉ niệm quyến luyến. Một phương trời mới chỉ mở ra khi dòng đời ấy chấm dứt, không phải bạn từ giã nó để trở thành cái gì khác mà vì nó không còn tồn tại. Phương trời ấy không thể nào diễn tả bằng ngôn từ, cuối cùng chẳng có lý do nào cả. Đó là tất cả ý nghĩa của sống chết, những gố rễ của bầu trời nằm trong sự sống chết.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x