Trang chủ » Thuật ngữ

Thuật ngữ

by Trung Kiên Lê
115 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Āchārya đạo sư.

Ādityas mười hai vị thần mặt trời.

Advaita phi nhị nguyên luận; tuyệt đối luận (Trường phái triết học Vedānta chủ trương Thượng Đế, Linh Hồn, và vũ trụ là nhất thể, mà vị luận sư chính là Śankarāchārya (788 – 820)).

Advaitin người theo học thuyết Advaita.

Agni lửa; thần lửa.

Ahamkāra tự thức; ý thức về cái tôi.

Ahimsā bất tổn hại. ākāśa hư không. Nguyên tố thứ nhất trong năm nguyên tố cấu thành vũ trụ; bốn nguyên tố kia là vāyu (khí), agni (lửa), ap (nước) và prithivi (đất). akhada bất khả phân.

Ānanda hỷ lạc.

Animā cực vi; một trong những năng lực siêu nhiên, nhờ đó một yogi có thể tự biến mình nhỏ như một nguyên tử.

Annapurnā một vị thánh mẫu ban cấp lương thực cho loài người.

Apāna nguồn sinh lực trong cơ thể, giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm.

Āpta đấng giác ngộ; đấng tuyên giảng nói những lời chân thực.

Āptavākya chân thực ngữ; lời chân thực của đấng giác ngộ.

Āranyaka một phần của kinh điển Veda, được nghiên cứu trong rừng, suốt giai đoạn thứ ba của cuộc đời tu tập. Giai đoạn này chủ yếu là quán tưởng chư thiên.

Arjuna vị anh hùng trong bộ sử thi Mahābhārata, là bạn và là môn đồ của thần Krishna.

Āsana tư thế (ngồi thiền).

Āśarama giai đoạn ẩn cư; cũng có thể là giai đoạn bất kỳ nào trong bốn giai đoạn của đời sống: 1. giai đoạn sống độc thân thanh khiết (brahmacharya); 2. giai đoạn lập gia đình, làm chủ gia đình (gārhasthya); 3. giai đoạn ẩn cư và chiêm nghiệm (vānaprastha); và 4. giai đoạn sống như tu sĩ khất thực (sannyāna).

Āśvattha cây đa thiêng, thường được dùng làm biểu tượng cho vũ trụ.

Arthava-Veda một trong bốn bộ kinh Veda. (X. Veda)

Ātman Chân Ngã hoặc Linh Hồn, dùng để chỉ Linh Hồn Tối Thượng và linh hồn của mỗi cá nhân. Theo triết học Vedānta nhất nguyên luận thì cả hai chỉ là một.

Avatāra hóa thân của Thượng Đế. avidyā vô minh.

Bhagavad-Gitā Chí Tôn ca; một trong những kinh điển quan trọng của Ấn giáo, bao gồm 18 chương của bộ sử thi Mahābhārata, với nội dung là những lời giáo huấn của thần Śri Krishna.

Bhagavān tôn giả (thường dùng để tôn xưng các bậc thánh triết).

Bhāgavata ( Purāna) một trong những bộ kinh nổi tiếng, chủ yếu là kể lại cuộc đời của thần Śri Krishna.

Bhakta hành giả tu theo pháp môn bhakti-yoga

Bhakti tình yêu dành cho Thượng Đế.

Bhakti- yoga pháp môn yoga của những tín đồ theo nhị nguyên luận, chủ trương đạt giác ngộ bằng tình yêu dành cho Thượng Đế.

Bhakti- yogi hành giả pháp môn bhakti-yoga (trong cuốn này được dịch là hành giả bhakti-yoga)

Bharata một người, theo truyền thuyết, khi lâm chung chỉ nghĩ đến con vật nuôi thân thương của mình là con nai, nên đầu thai làm con nai.

Bhartrihari nhà thơ và triết gia nổi tiếng.

Bhāshya chú giải; chú sớ.

Bhishma vị anh hùng trong bộ sử thi Mahābhārata, nổi tiếng vì tận hiến đời mình cho chân lý.

Bhoga hưởng thụ.

Bodhisattva người cầu chứng Niết Bàn hoặc đạo giác ngộ vô thượng bằng vô số những hành động vị tha[1].

Brahmā đấng Sáng Tạo; vị thần thứ nhất trong Tam vị Nhất Thể của Ấn giáo, hai vị thần kia là Vishnu và Śiva.

Brahmachārin người sống giai đoạn đầu của cuộc sống, tức giai đoạn độc thân thanh khiết. X. āśarama

Brahmachārini brahmachārin nữ.

Brahmacharya tịnh hạnh; giai đoạn đầu tiên trong bốn giai đoạn của cuộc sống độc thân thanh khiết. X. āśarama

Brahmaloka cảnh giới của Brahma, tạm xem như tương ứng với cõi trời cao nhất trong tôn giáo nhị nguyên, những linh hồn may mắn sẽ đến nơi đây sau khi chết, cùng hưởng phước với Thượng Đế Nhân Thể.

Brahman Cảnh giới Tuyệt Đối; Cái Tuyệt Đối; Thực Tại Tối Hậu theo triết học Vedānta.

Brāhmana một bộ phận của kinh điển Veda.

Brahman Sutra Phạm kinh, một cuốn kinh có thẩm quyền về triết học Vedānta, được cho là do Vyāsa trứ tác.

Brahmanvidyā Phạm trí; Tri thức về Brahman.

Brāhmin người thuộc chủng cấp Bà – la – môn, chủng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ.

Brāhmo hội viên phong trào Brāhmo Samāj.

Brāhmo Samāj phong trào tôn giáo tự do, do Rājā Rammohan Roy (1774 – 1833) khởi xướng.

Brihadāranyaka một trong những kinh thư Upanishad chính

Upanishad: yếu. X. Upanishad.

Buddhi trí năng; khả năng quyết định.

Chandāla chủng cấp tiện dân.

Chārvrākas môn đồ của Chārvrāka – một triết gia vô thần, phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế, linh hồn, và về sau chối bỏ luôn thẩm quyền của kinh Veda.

Chhāndogya một trong những kinh thư Upanishad

Upanishad chính yếu. X. Upanishad.

Chit ý thức.

Chitta tâm.

Dakshineswar ngôi làng gần Cacutta, nơi Ramakrishna sống và hội thông với Thượng Đế.

Darśanas sáu hệ thống triết học chính thống của Ấn Độ; đó là (1) Sāmkhya (Số luận) của Kapila, (2) Yoga của Pantajali, (3) Vaiśeshika (Thắng luận) của Kanāda, (4) Nyāya của Gautama, (5) Purva Mimāmsā của Jaimimi và (6) Vedānta hay Uttara Mimāmsā của Vyāsa.

Dayā lòng từ bi; lòng trắc ẩn.

Deśa – kāla – nimitta không gian – thời gian – quan hệ nhân quả. devas (nghĩa đen là những sinh thể sáng ngời) chư thiên trong thần thoại Ấn Độ.

Devi nữ thần.

Devi – Bhāgavata kinh điển Ấn giáo.

Dhammapāda kinh Pháp cú, một trong những cuốn kinh nổi tiếng của Phật giáo.

Dhāranā định tâm; định trí; tập trung tâm trí vào một điểm; một giai đoạn trong quá trình tọa thiền.

Dharma trung chính; nhiệm vụ; cấu trúc bên trong sự vật, giúp sự vật phát triển.

Dhoti áo choàng của người Ấn tại Bengali.

Dhyāna thiền

Durātman linh hồn độc ác; linh hồn tội lỗi

Durgā một danh hiệu của Thánh Mẫu

Dyāvā – prithivi trời và đất; thiên địa.

Ganapati thần đầu voi.

Gārgi nhà tiên tri nữ được nhắc đến trong kinh Veda.

Gāyatri ba lời cầu nguyện trong kinh

Veda được tín đồ thuộc ba chủng cấp trên (bà – la – môn, chiến sĩ và thương nhân) tụng niệm hàng ngày, sau nghi thức tiếp nhận bằng sợi chỉ linh thiêng.

Gitā tên tắt của Bhagavad Gitā.

Gopis những cô gái chăn bò của Vrindāvan, bạn chơi của thần Krishna.

Guna thuật ngữ của triết học Sāmkhya – theo đó thì prakriti (thiên nhiên hoặc vật chất) đối lập với Purusha (linh hồn). Theo triết học Sāmkhya thì cuộc sống gồm ba loại guna (thường được dịch là “phẩm tính”), đó là sattva, raja và tama. Tama tượng trưng cho tính thụ động, raja tượng trưng cho tính năng động, và sattva tượng trưng cho tính quân bình hay trí tuệ.

Guru đạo sư.

Gurudeva cùng nghĩa với guru.

Hanumān con khỉ thần khổng lồ được nhắc đến trong bộ sử thi Rāmāyana

Hari một danh hiệu của Thượng Đế.

Hatha-yogi hành giả theo pháp môn hatha-yoga.

Hiranyagharba (nghĩa đen là Kim chủng tử tức Hạt giống vàng, hoặc Kim thai tức Thai vàng) sự biểu hiện đầu tiên của Sugana Brahman, tức là Brahman với mọi thuộc tính, trong mối quan hệ với vũ trụ.

Hum âm thanh huyền bí được nhắc đến trong giáo lý mantra.

Iḍā dây thần kinh trong cột sống. X. Sushumnā.

Indra vua chư thần.

Indriya các cơ quan cảm giác, bao gồm năm giác quan và tâm trí.

Iśa Upanishad một trong những kinh thư Upanishad chính yếu. X. Upanishad.

Iśāna đấng cai quản vũ trụ. Đây là một trong những danh hiệu của thần Śiva và thần Vishnu.

Ishta một trong những hình trạng của Thượng Đế, được tín đồ chọn làm pháp môn tu tập.

Ishta – nishthā nhất tâm thành kính; hồi hướng tâm ý đến “Lý tưởng tu học”.

Iśvara thần Iśvara (Tự Tại thiên), hình tượng của Thượng Đế Nhân Thể.

Jagannāth đấng Chúa Tể Vũ Trụ, danh hiệu của thần Vishnu.

Jainism một trong những tôn giáo quan trọng ở Ấn Độ (thường được dịch là Kỳ Na giáo).

Janaka một vị vua trong thần thoại Ấn Độ, nổi tiếng với tri thức về Brahman.

Jānaki nàng Sitā, vợ của Rāma.

Jiva (nghĩa đen là sinh linh) linh hồn của cá nhân, về bản chất là một với Linh Hồn Phổ Quát.

Jivanmukta người đạt giải thoát khi còn sống.

Jivanmukti cảnh giới giải thoát khi còn sống.

Jivātman linh hồn thể hiện trong thể xác.

Jnāna Tri Thức về Thực Tại, đạt được nhờ lý luận và phân biệt; cũng dùng để chỉ tiến trình lý luận, để nhờ đó mà đạt được Chân Lý Tối Hậu.

Jnāna- yoga pháp môn yoga Trí Tuệ, dựa trên cơ sở phân biệt mang tính triết học giữa cái thực với cái bất thực, và xả ly cái bất thực.

Jnāna-yogi hành giả pháp môn jnāna-yoga.

Jnāni người theo phương pháp lý luận và phân biệt để đạt đến Chân Lý Tối Hậu, thường được dùng cho những người theo thuyết phi nhị nguyên.

Kaivalya thuật ngữ của rāja-yoga, dùng để chỉ cảnh giới giải thoát triệt để và sự độc lập tự tại của linh hồn với thể xác hay vật chất.

Kāli (nghĩa đen là Vật Đen) một danh hiệu của Thánh Mẫu của Vũ Trụ, dùng để chỉ nguồn năng lượng sơ thủy.

Kalpa kiếp, hay chu kỳ của thế giới.

Kapila triết gia Ấn Độ nổi tiếng, người sáng lập nên trường phái triết học Sāmkhya (Số luận).

Karma thường được dịch là “bổn phận, nhiệm vụ”. Kinh điển Veda dùng từ này chủ yếu để chỉ sự sùng bái theo nghi thức và những hành động mang tính nhân đạo[2].

Karma-yoga giới luật tâm linh, là chủ đề chính được thảo luận trong kinh Bhagavad Gitā, dựa trên những hành động vị tha.

Karma-yogi hành giả pháp môn karma-yoga.

Katha Upanishad một trong những kinh thư Upanishad chính yếu. X. Upanishad.

Krishna một hóa thân của Thượng Đế, được mô tả trong bộ sử thi Mahābhārata và kinh Bhagavad Gitā.

Kshattriya chủng cấp chiến binh, được xem là chủng cấp thứ hai trong hệ thống chủng cấp của xã hội Ấn Độ, đứng sau brahmin.

Kumbhaka kìm hơi thở, một quá trình trong prānāyāma hay phương pháp điều tức, được mô tả trong rāja-yoga và hatha-yoga.

Kundalini (nghĩa đen là “con rắn cuộn mình”) năng lượng tâm linh ngự trị trong tất cả sinh linh. Khi được đánh thức qua việc thực hành những giới luật tâm linh, nó sẽ đi lên theo cột sống, xuyên qua những trung tâm thần kinh khác nhau, và cuối cùng sẽ đi đến não, lúc đó hành giả sẽ đạt đến trạng thái định hay samādhi, và hoàn toàn hợp nhất với Thượng Đế. X. Sushumnā.

Kunti mẹ của năm anh em Pāndava.

Kurukshetra một địa danh gần New Dheli, nơi diễn ra trận đại chiến được mô tả trong kinh Bhagavad Gitā.

Mahābhārata bộ sử thi Ấn Độ.

Mahānirvāna Tantra một trong các Tantra chính. Tantra là những hệ thống triết học tôn giáo, trong đó Thánh Mẫu, hay Năng lượng, được xem là Thực Tại Tối Hậu.

Mahāpurusha đại linh hồn.

Mahāsamādhi đại định, cảnh giới của ý thức tối cao về Thượng Đế; từ này cũng dùng để chỉ sự viên tịch của những đấng giác ngộ.

Mahat tâm trí vũ trụ.

Mahātma linh hồn vĩ đại.

Mahātman linh hồn vĩ đại; vĩ nhân.

Manas khả năng hoài nghi và ý lực; đôi khi được dịch là “tâm trí”[3].

Mantra chân ngôn; mật chú.

Manu nhân vật lừng danh thời cổ đại, người đặt ra bộ luật Manu cho đất nước Ấn Độ.

Māyā huyễn; hư ảo. Thuật ngữ triết học Ấn Độ dùng để chỉ vô minh che mờ thực tại. Đây là ảo tượng bao trùm khắp cả vũ trụ, khiến Nhất Thể biến thành Đa Thù, Tuyệt Đối biến thành tương đối.

Māyāvadin người tin theo thuyết māyā.

Meru tên một ngọn núi trong thần thoại Ấn Độ, chứa đầy châu báu. Là nơi ở của Brahmā, đấng Sáng Tạo, và là nơi gặp gỡ của chư thần, các bán thần, những rishis cùng những nhân vật siêu nhiên khác, nên Meru được xem là cái trục để các tinh tú vận hành quanh đó[4].

Mimāmsakas tín đồ học phái triết học Purva Mimāmsa; hệ thống triết học của học phái này dựa trên phần nghi lễ của kinh Veda, và Jaimini là người trình bày chính.

Mokska giải thoát, mục đích tối hậu của cuộc sống.

Mrityu cái chết.

Mukti giải thoát khỏi những ràng buộc trần gian, đây là mục đích tối hậu của công phu tu tập tâm linh.

Mundaka Upanishad một trong những kinh thư Upanishad chính yếu. X. Upanishad.

Nachiketas nhà tiên tri được nhắc đến trong Katha Upanishad.

Nāda âm OM huyền mật, biểu tượng của Brahman.

[3] Kinh điển Phật giáo thường phiên âm là “Mạt na”. [4] Kinh điển Phật giáo thường dịch là “núi Tu Di”.

Nāḍi dây thần kinh.

Naiyāikas môn đồ của Naiyāika (Chính lý học phái) – một tông phái do Gautama sáng lập.

Nāma danh; tên gọi.

Nāma – rupa danh sắc; tên gọi và hình tướng.

Nāranda nhà hiền triết trong thần thoại Ấn Độ.

Nārāyana một danh hiệu khác của thần Vishnu, có nghĩa là Thượng Đế.

“Neti, Neti” (nghĩa đen là “không phải cái này, không phải phải cái này”) đây là tiến trình phân biệt bằng cách phủ định của những người theo triết học nhất nguyên Vedānta.

Nirvāna Niết Bàn; dùng để chỉ sự hợp nhất tối hậu với Brahman – tức Thực Tại Toàn Dung [ All – pervading Reality] – thông qua sự hoại diệt tự ngã của cá nhân.

Nirvikalpa-samādhi vô phân biệt định. Đây là trạng thái định tối cao, trong đó hành giả hoàn toàn hợp nhất với Brahman.

Nishthā nhất tâm dâng hiến; chí tâm hồi hướng.

Nivritti buông xả hay từ bỏ.

Niyama ước thúc tâm trí, giai đoạn thứ hai khi thực hành yoga.

Nyāya môn luận lý học Ấn Độ, một trong sáu hệ thống triết học chính thống ở Ấn Độ, do Gautama sáng lập.

Ojas sinh khí; nguyên khí.

Om âm tối linh trong kinh Veda, cũng viết là Aum. Đây vừa là biểu tượng của Thượng Đế Nhân Thể vừa là biểu tượng của cái Tuyệt Đối.

Om Tat Sat (nghĩa đen Om – Cái Đó – Thực Tại) ba hình trạng của Brahman.

Pandavas năm người con trai của Pandu: vua Yudhisthira, Arjuna, Bhima, Nakula, và Sahadeva. Họ là những vị anh hùng chính trong bộ sử thi Mahābhārata.

Parā thù thắng; cao siêu.

Parā-bhakti tình yêu tối thượng dành cho Thượng Đế, với đặc điểm là hoàn toàn quên mất bản thân.

Paramahamsa cao tăng trong số các sannyāsin (tu sĩ xuất thế).

Pingalā dây thần kinh trong cột sống. X. Sushumnā.

Pitris tổ tiên.

Prajāpati đấng Sáng Tạo; Hóa Công.

Pratika bản thể sơ thủy, chất liệu nền dùng để tạo nên vũ trụ, gồm sattva, raja và tama. X. sattva, raja, tama.

Prāna nguyên khí hay sinh khí duy trì thể xác; năng lượng hay lực sơ thủy, mà các lực hữu hình chỉ là sự biểu hiện của nó. Theo các kinh sách yoga thì prāna được mô tả gồm năm dạng chuyển biến, tùy theo năm chức năng khác nhau, đó là: 1. prāna (điều khiển hơi thở), 2. aprāna (chuyển xuống dưới, nhưng không đồng hóa với nước uống và thức ăn), 3. vyāna (chu lưu khắp cơ thể), 4. udāna (nhờ nó mà thức ăn trong dạ dày được tống ra khỏi miệng, và linh hồn được hướng dẫn ra khỏi thể xác sau khi chết), và 5. samāma (dẫn chất dinh dưỡng luân lưu khắp cơ thể). Prāna còn là một danh hiệu của Saguna Brahman, tức là một Brahman được gán thêm thuộc tính.

Prānāyāma điều tức; kiểm soát hơi thở; một trong những phương pháp tập yoga.

Pratika vật thế.

Pratimā ngẫu tượng; tượng thờ.

Pratyāhāra kiềm chế các cơ quan.

Pravritti tham vọng.

Pujā nghi thức thờ cúng.

Purānas sách kể chuyện thần thoại Ấn Độ.

Purusha (nghĩa đen là người hay nhân vật) thuật ngữ của triết học Sāmkhya dùng để chỉ nguyên lý ý thức của các nhân. Trong triết học Vedānta, Purusha được dùng để chỉ Chân Ngã.

Raja nguyên lý thụ động trong tự nhiên. X. guna.

Rāja-yoga pháp môn yoga được cho là của Patanjali, đề cập đến những phương pháp tập trung tư tưởng, định tâm và định, cùng những vấn đề tương tự.

Rāma vị anh hùng trong bộ sử thi Rāmāyana, được tín đồ Ấn giáo xem là hóa thân của Thượng Đế.

Ramakrishna bậc thánh triết ở Bengali, sư phụ của Vivekananda, được xem là hóa thân củaThượng Đế (1836 – 1886).

Rāmānuja tức Rāmānujāchārya (1017 – 1137), bậc thánh triết miền nam Ấn, luận sư lỗi lạc của trường phái triết học Vedānta phi nhị nguyên hạn chế.

Rāmāyana bộ sử thi nổi tiếng trong văn học Ấn Độ.

Rig-Veda một trong bốn bộ kinh Veda. X. Veda.

Rishi bậc thánh triết, danh từ dùng dể chỉ chung những nhà ẩn tu hoặc những vị đã chứng ngộ được chân lý khải thị trong kinh Veda.

Rupa sắc; hình tướng.

Śākya Muni Thích Ca Mâu Ni, một danh hiệu của Đức Phật Thích Ca.

Samādhi định; trạng thái hợp nhất cùng Thượng Đế.

Samashti cái phổ quát; tổng tướng.

Sāma-Veda một trong bốn bộ kinh Veda. X. Veda.

Samhitā một phần của kinh Veda, gồm những bài tụng ca tôn giáo.

Sāmkhya Số luận – do Kapila sáng lập – một trong sáu học phái chính thống của Ấn Độ, cho rằng vũ trụ tiến hóa từ sự hòa hợp prakriti (tự nhiên) với Purusha (Tinh thần).

Sāmkhyas môn đồ học phái Sāmkhya.

Samsāra sinh tử luân hồi, chỉ cõi thế tương đối.

Samskāra hành; ấn tượng hoặc xu hướng tinh thần được tạo ra do hành động.

Samyama tam chi tịnh hợp; trạng thái mà trong đó cả ba trạng thái dhāranā, dhyāna và samādhi (định tâm, tham thiền và định) cùng hợp nhất.

Sannyāsa đời sống tu sĩ, giai đoạn thứ tư trong đời sống. X. āśarama.

Sannyāsini người sống đời tu sĩ.

Śānta-bhakti tình yêu thanh thản; đây là bhakti hay tình yêu dành cho Thượng Đế, với nét đặc trưng là hướng về Ngài với tâm thanh tĩnh, để phân biệt với tình yêu dành cho tôi tớ, bạn bè, cha mẹ hoặc người thân yêu.

Śantih yên tĩnh; bình an.

Śastra kinh điển; thánh điển; thánh thư; tiêu chuẩn đạo lý.

Sat thực thể; thực tại.

Satchidānanda (nghĩa đen là Cái Tuyệt Đối của Tồn Tại – Tri Thức – Lạc Phúc), danh hiệu của Brahman hay Thực Tại Tối Hậu.

Sattva nguyên lý quân bình hoặc sự công chính trong tự nhiên. X. guna.

Sāttvikas những người có phẩm tính sattva phát triển mạnh mẽ; người đoan chính.

Śava thể xác.

Siddhis thần thông; quyền năng siêu nhiên của một yogi.

Śishya môn đồ.

Sitā vợ của Rāma.

Siva Thần Hủy Diệt; thần thứ ba trong Tam vị Nhất Thể của Ấn giáo, hai vị thần kia là Vishnu và Brahmā.

Smiritis thánh điển của Ấn giáo, phụ lục cho kinh Veda bao gồm những phép tắc ứng thế hằng ngày; chúng bao gồm các bộ sử thi, Purānas và Manusamhitā tức Bộ luậtt Manu.

Soma rượu lễ, được dùng trong những nghi thức cúng tế theo kinh Veda.

Sphota tư tưởng lóe sáng trong tâm trí, khi âm thanh được phát ra.

Śramana tu sĩ Phật giáo; sa – môn.

Śri ngài; tôn giả (tiếp đầu ngữ đặt trước tên gọi để tôn xưng chư thần hoặc những nhân vật xuất chúng).

Śruti (nghĩa đen là nghe) kinh Veda khẩu truyền từ thầy sang trò.

Śudra chủng cấp thứ tư của hệ thống chủng cấp trong xã hội Ấn Độ.

Śuka( deva) người kể chuyện về Thượng Đế, và là con trai của Vyāsa, được xem là một trong tu sĩ lý tưởng ở Ấn Độ.

Sushumnā Sushumnā, Iḍā và Pingalā là ba nāḍi – hay dây thần kinh – tối yếu trong hệ thần kinh. Trong cả ba thì Sushumnā quan trọng nhất, vì nó là điểm hài hòa của hai dây thần kinh kia, và nằm ở giữa. Iḍā nằm bên trái và Pingalā nằm bên phải. Sushumnā – nhờ nó mà năng lượng tâm linh được đánh thức – được mô tả như là Brahmavartman (Phạm lộ) hay con đường đi đến Brahman. Nó nằm bên trong cột sống, và kéo dài từ cuối cột sống cho đến não. X. Kundalini.

Sutra kinh; cách ngôn.

Svarga cõi trời.

Śvetaketu một nhà hiền triết được nhắc đến trong Chhāndoyya Upanishad.

Śvetāśvatara một trong những kinh thư Upanishad

Upanishad quan trọng. X. Upanishad.

Swami đại sư; pháp hiệu của những tu sĩ theo học thuyết Vedānta.

Tama nguyên lý thụ động trong tự nhiên. X. guna.

Tanmātra nguyên tố tế vi của vật chất.

Tantra hệ thống triết học trong tôn giáo chủ trương sùng bái Thánh Mẫu như là Thực Tại Tối Hậu; từ này cũng dùng để chỉ các kinh sách của triết học này.

Tat Cái Đó.

Tat tvam asi (nghĩa đen “Ngươi là Cái Đó”) một công thức linh thiêng trong các kinh Veda, dùng để chỉ sự viên dung nhất thể giữa bản ngã cá nhân với Chân Ngã Tối Cao.

Tulsidās nhà thơ Vaishnava nổi tiếng, và là tác giả của một dị bản của bộ sử thi Rāmāyana mang tên ông.

Upanishad các kinh thư nổi tiếng của Ấn Độ, chứa triết lý kinh Veda. Tổng cộng có đến 108 cuốn, trong đó có 11 cuốn chính được gọi là Upanishad.

Vairāgya xả ly; từ bỏ.

Vaiśeshika Thắng luận, một trong sáu học phái chính của Ấn Độ, do Kanāda sáng lập.

Vāmadeva nhà hiền triết Ấn Độ cổ đại.

Vānaprasthin người bước vào giai đoạn sống ẩn dật và tọa thiền. X. āśarama.

Varuna thần Đại dương, Long vương trong thần thoại Ấn Độ.

Vedānta (nghĩa đen là “phần tinh yếu, hay phần kết của các kinh Veda”) hệ thống triết học dựa chủ yếu vào giáo lý của các kinh thư Upanishad, Bhagavad-Gitā và Brahma Sutra.

Veda thánh điển của Ấn giáo, bao gồm Rig-Veda, Sāma-Veda, Yajur-Veda và Atharva-Veda.

Vidyā tri thức dẫn đến giải thoát, nghĩa là đưa đến sự thực chứng Thực Tại Tối Hậu.

Vishnu Thần Bảo Vệ, vị thần thứ hai trong Tam Vị Nhất Thể của Ấn giáo, hai vị thần kia là Brahmā và Śiva, cũng được dùng để chỉ vị thần tối cao.

Viveka phân biệt được chân giả.

Vyādha thợ săn.

Vyāsa người san định các kinh Veda, cha của Śukadeva; ông được cho là tác giả bộ sử thi Mahābhārata và Brahma Sutra. Vyāsa Sutra X. Brahma Sutra.

Yājnavalkya bậc thánh triết được cho là đã biết được Brahman, theo Brihadārnyaka Upanishad.

Yajur-Veda một trong bốn kinh Veda. X. Veda.

Yama tử thần.

Yama giới cấm, giai đoạn tu tập đầu tiên của pháp môn rāja-yoga.

Yoga 1. sự hợp nhất giữa linh hồn cá nhân và Linh Hồn Tối Cao; 2. pháp môn tu tập để đạt đến sự hợp nhất đó; 3. hệ thống triết học được cho là của Patanjali, một trong sáu tông phái chính của Ấn Độ, đề cập đến sự thực chứng Chân Lý bằng cách kiểm soát tâm trí. yogi hành giả yoga.

Yudhisthira con trai trưởng của dòng họ Pāndu, vị anh hùng trong bộ sử thi Mahābhārata.

[1] Khái niệm Bồ Tát trong tư tưởng Phật giáo.

[2] Khái niệm “nghiệp” trong tư tưởng Phật giáo.

[3] Kinh điển Phật giáo thường phiên âm là “Mạt na”.

[4] Kinh điển Phật giáo thường dịch là “núi Tu Di”.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x