Trang chủ » Bí ẩn tuổi thơ – Dẫn nhập

Bí ẩn tuổi thơ – Dẫn nhập

by Hậu Học Văn
291 views

Tôi đọc quyển II segreto deiv irifanzia (Bí ẩn tuổi thơ) ở tuổi 15. Bản nguyên tác bằng tiếng Ý là một quyển sách đã thay đổi cuộc đời tôi. Lời văn thấm sâu vào tâm hồn non trẻ của tôi và thúc giục tôi tiến bước, đem đến cho tôi niềm hi vọng rằng đã có người hiểu được trẻ thơ, hay hơn thế nữa, đã có kẻ hiểu được nhân loại. Tôi còn nhổ đã cảm thấy mình phải đọc lại quyển sách ngay khi vừa đọc xong, bởi mỗi chữ, mỗi đoạn đều mang ý nghĩa sâu sắc mà tôi không thể nắm bắt hết được nếu chỉ đọc qua một lần. Tác giả, bác sĩ Maria Montessori được biết đến là nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý, nhưng điều quan trọng hơn là với tác phẩm này, bà nổi bật trong vai trò của một nhà khoa học nghiên cứu sự phát triển của con người nhằm mục đích đem đến những môi trường bảo vệ và nâng cao con người đang tăng trưởng.

Chín năm sau, tôi gặp Renilde Montessori, cháu nội gái trẻ nhất của bác sĩ Maria Montessori, và bắt đầu hành trình tìm hiểu về Montessori của mình. Renilde là người đã hướng dẫn tôi ngay từ ban đầu, cho tôi cơ hội trực tiếp không những để thấu hiểu phương pháp của Montesssori mà còn để hiểu được người phụ nữ đằng sau phương pháp ấy, bà nội của bà. Renilde là người bạn và là cố vấn tin cậy của tôi, cả về phương diện nghề nghiệp lẫn phương diện cá nhân, khi khai mở thế giới Montessori cho tôi. Tôi tiếp tục sự nghiệp của bà tại Trung tâm Foundation for Montessori Education ở Toronto, Canada, và luôn biết ơn bà đã cho tôi cái thoáng nhìn hiếm hoi vào thế giới Montessori từ một góc độ sâu xa và riêng tư. Renilde qua đời năm 2012, do đó đề tặng lời dẫn nhập này đặc biệt cho bà là điều thích đáng.

Tác phẩm cơ bản này (Bí ẩn tuổi thơ) được xuất bản lần đầu vào năm 1938, nó giúp độc giả biết được những điều bí mật: những bí mật có thể quan sát được bởi người quan sát kiên nhẫn, khách quan, quan tâm và nhân ái. Thật vậy, cuốn Bí ẩn tuổi thơ trình bày các nguyên tắc mấu chốt của triết lí Montessori. Phần đầu của quyển sách đưa ra rất nhiều bằng chứng khoa học và tâm lí cần thiết để đưa trẻ thơ vào vị trí của một nguồn lực được khảo sát và kính trọng. Đối với một sinh linh chỉ được xem là một sự phóng to, Montessori khẩn cầu chúng ta nên tỏ ra “tôn kính bậc thầy của sáng tạo”.

Ngày nay, chúng ta vẫn còn vất vả để tìm hiểu tất cả những sự kiện khoa học xung quanh đứa trẻ sơ sinh. Bé thật đẹp đẽ, thật dễ thương, thật ngây thơ, thật mê hoặc đến nỗi chúng ta chóng quên rằng đằng sau dáng vẻ non nớt bên ngoài của nó là một sức mạnh nội tại tương tự nền móng của những đá tảng nguyên khối hay nền tảng của những nền văn minh lớn.

Có lẽ chính việc là một bác sĩ y khoa đã cho phép Montessori mô tả các thời kì mẫn cảm ở đứa trẻ đang lớn. Ngày nay chúng ta có thể chọn các từ ngữ khác nhau để bàn luận về các bản năng nhất thời đã khiến con người đang phát triển được thúc đẩy hướng đến các sinh hoạt đã ấn định. Khoa học thần kinh hiện đại tập trung vào các cơ hội cho phép trẻ sơ sinh được biến đổi từ một khối điện năng khuếch tán với những phản ứng tổng quát đối với thế giới bên ngoài thành một đứa trẻ sẽ có khả năng hoạch định và thực hiện những hành động đặc thù có ý thức tác động lên thế giới xung quanh.

Bác sĩ Montessori đã suy luận nhiều về cái tri thức này trước khi người ta có thể chứng minh được nó bằng khoa học kĩ thuật, và bà còn tuyên bố rằng đứa trẻ có một tâm thức hoàn toàn khác người lớn – đó là tâm thức hấp thụ. Sự tôn trọng mãnh liệt sự sống của con người, mối quan tâm sâu sắc đến sự hỗ trợ cho phát triển con người và các kĩ năng của một quan sát viên khoa học đã cung cấp cho bà bằng chứng về đời sống nội tâm và quá trình tự hình thành của đứa trẻ.

Bác sĩ Montessori cho chúng ta mục đích để suy tư và động lực để hành động. Bà cho thấy con trẻ của loài người không sinh ra trong thế giới với sự hiểu biết về cách để sống hay để là thành viên của một cái gì đó. Không như các con non của các loài khác luôn tuân thủ các định luật về bản năng và có đời sống được chỉ đạo bởi đường lối gián tiếp của sự chuyên hóa, con trẻ của chúng ta hoàn toàn nguyên sơ khi sinh ra, sẵn sàng sáng tạo ra khả năng mới, và được thiên nhiên khéo léo phú cho những tiềm năng độc đáo. Con trẻ của chúng ta là những bậc thầy xây dựng nên bản thân và tập thể, bởi con trẻ là niềm hi vọng của cái sẽ đến.

Hãy tưởng tượng rằng với mỗi đứa trẻ, chúng ta được chúc phúc bởi vì một thế hệ mới đã sinh ra, một viễn tượng mới trở thành khả dĩ và một lịch sử mới có thể được khám phá. Là người lớn, chúng ta phải tôn kính vì đấng cứu tinh của chúng ta đang đi giữa chúng ta trong hình hài của trẻ sơ sinh. Sự tôn kính không phải do mù lòa như niềm tin của những kẻ chìm đắm trong sự ngu dốt, nhưng phải được thấm nhuần hiểu biết về cách phát triển của con người mới này. Chúng ta phải nhận ra các tiềm năng của trẻ sơ sinh, như thể nó là một kẻ hành hương với hành trang cần thiết để hoàn tất một hành trình đặc biệt.

Là người lớn, chúng ta có trách nhiệm đối với hành trình vĩ đại này, và trách nhiệm đó là có được kiến thức và hiểu biết về trẻ sơ sinh, về trẻ thơ, và hơn nữa là có phương tiện để hỗ trợ, che chở và tạo ra những môi trường có chuẩn bị cần thiết mà từ đó đứa trẻ sẽ tìm được những chất liệu thiết yếu để hoàn tất công việc của nó: đó là công việc sáng tạo ra một con người độc lập bên trong một thế giới của tương quan.

Con người, kẻ chinh phục vĩ đại, nhà ngôn ngữ học tuyệt vời và kẻ sáng chế phi thường, trong thời kì sơ sinh, lại yếu kém hơn mọi loài khác, bị lệ thuộc và đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, từ một khởi đầu chậm chạp như thế, chúng ta thấy con người cuối cùng trở thành kẻ biến đổi thế giới của chính nó và thế giới tự nhiên. Những khởi đầu thanh đạm tương phản với các sự chinh phục tối hậu của nó.

Bác sĩ Montessori chỉ ra rằng “người lớn chúng ta được giàu có bởi chúng ta là những kẻ thừa kế của trẻ thơ; kẻ đã đem lại các nền tảng của đời sống từ cái không có.” Con người đã hoàn tất mà ta hầu như khó nhận ra được, đã sử dụng các sáng tạo trọng yếu nhất ở giai đoạn đầu đời trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời của nó. Và sự sáng tạo quan trọng nhất, cái sẽ không bao giờ có thể hoàn thành trở lại trong đời người, đó là sự sáng tạo để trở thành một con người của không gian, thời gian và văn hóa của nó.

Không một loài nào, không một động vật nào, không một sinh vật nào có thể làm được như vậy. Sự xây dựng độc đáo và xuất sắc này tạo nên mối quan hệ của con người đối với chính nó và với những kẻ xung quanh trong suốt phần còn lại của cuộc đời nó. Sinh linh bé nhỏ, trẻ sơ sinh, có vẻ yếu ớt, thực ra có sức lực để phát triển tất cả các phẩm chất thiết yếu để đồng hành với những kẻ khác. Thiên nhiên, vĩ đại và tinh thông, ban cho trẻ sơ sinh với bề ngoài tuy mong manh, nhưng sâu thẳm bên trong, một quyền năng phát triển bản thân và khả năng biến đổi cả nhân loại.

Nếu trẻ thơ là kẻ sáng tạo, thì chúng ta là người lớn phải cung cấp những phương tiện mà qua đó vị thần linh này có thể hoàn thành sứ mệnh trần gian của mình. Không mù quáng như thành viên của một giáo phái, không thụ động như kẻ kinh ngạc bên đường, không khờ dại như những kẻ thiếu hiểu biết, hay ngu dốt như những kẻ không hiểu rõ, nhưng là những người ủng hộ một quá trình luôn lặp lại với từng con người mới. Bác sĩ Montessori nhắc chúng ta rằng “nay chính người lớn là một thành phần của môi trường của trẻ thơ; người lớn phải tự điều chỉnh theo các nhu cầu của đứa trẻ nếu không muốn mình là một chướng ngại cho trẻ và không muốn thay thế đứa trẻ trong các hoạt động thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển.”

Con trẻ hấp thụ và không phân tích những cái xung quanh chúng, bởi chúng đang trong thời kì của tâm thức hấp thụ. Montessori thúc giục chúng ta nên hiểu rằng đấy là “một Cuộc sáng tạo đang luôn luôn trong quá trình hiện thực hóa, một năng lượng xây đựng luôn luôn mới mẻ, một sự lao động nhập thể của tinh thần không ngừng nghỉ. Do đó cá tỉnh con người tự hình thành chính nó, giống như phôi thai (thể chất), và đứa trẻ trở thành đấng sáng tạo ra con người, là cha mẹ của con người”. Đứa trẻ đang trong quá trình tự kiến tạo.

Thời kì này sẽ luôn được khắc sâu trong tiểu sử của mỗi người. Trong cuộc đời của mình, chúng ta sẽ không bao giờ viết lại được chương sách này, bởi phần lớn, chúng ta hầu như không hề ý thức được cái đã viết trong bản hồ sơ lưu lại vĩnh viễn này. Vậy mà sự hiện hữu của thời kì này lại ảnh hưởng lên mỗi chi tiết, mỗi quyết định và mỗi khía cạnh trong cá tính của chúng ta.

Chính trong thời kì đầu tiên này mà đứa trẻ cần một môi trường rộng lớn hơn ở nhà. Trong khi cuộc sống gia đình cung cấp các yếu tố cần thiết cho sự gắn bó đầu tiên của trẻ với thế giới, bây giờ trẻ cần hoàn thành phần hành trình chỉ có thể hoàn tất bằng cách ở chung với những kẻ không có quan hệ với nó, kẻ không nhất thiết chấp nhận nó một cách vô điều kiện, kẻ sẽ không hoàn toàn chịu sự sai khiến của nó, nhưng hẳn sẽ cho nó những cơ hội trao đổi về mặt xã hội. Nó phải ở một nơi có thể giúp cá thể hòa nhập vào tập thể. Vì vậy nó phải vào một môi trường đã được phát triển một cách đặc biệt và khoa học – đó là Ngôi Nhà của Trẻ (La Casa del Bambini).

Người lớn phải ngày càng ý thức hơn về các môi trường nơi trẻ con của mình sẽ sinh sống, học tập, và quan trọng nhất là nhận thức được rằng những điều xảy ra trong những môi trường đầu tiên này không trở thành một lớp đắp hời hợt bên trên tâm lí của trẻ, nhưng chúng sẽ vẫn tồn tại như một yếu tố sâu sắc bên trong chính bản ngã của đứa trẻ.

Ngôi Nhà của Trẻ không phải là một thiết kế ngẫu nhiên, dựng lên một cách tùy tiện với sự áp đặt chủ quan. Ngược lại, Ngôi Nhà của Trẻ là một không gian được suy tính, cân nhắc kĩ lưỡng. Tôi quả quyết rằng không phải vô lí khi cho rằng Ngôi Nhà của Trẻ, với thiết kế thông minh, là một nơi ẩn náu cho đứa trẻ từ ba đến sáu tuổi. Theo thời gian, không gian và theo từng nền văn hóa, Ngôi Nhà của Trẻ đã tự chứng minh là chốn an toàn nuôi dưỡng cái linh hồn của thể chất, trí khôn và tâm linh của đứa trẻ.

Có phải bác sĩ Montessori đã thiết lập nên khung cảnh này không? Không, hoàn toàn không, chính trẻ em đã và đang lập ra nó, nhưng chính thiên tài của bác sĩ Montessori đã nhận ra cái mà trẻ em đang tìm kiếm và bà đã đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Bác sĩ Montessori, không phải với trí óc của một thuyết lí gia, mà với trí tuệ và tinh thần của một khoa học gia; luôn kiên nhẫn, khách quan, nhũn nhặn và đầy khiêm tốn, đã tìm cách học hỏi từ đối tượng bà đang quan sát và đã có thể khám phá ra những phẩm chất bị ẩn giấu trong con người đang lớn cho đến lúc được bà nhận ra.

Thực vậy, qua hành động độc đáo là cung cấp những môi trường tối ưu cho trẻ em, bác sĩ Montessori đã cho chúng ta thấy rằng đạo đức là đóng góp vào sự hoàn thiện hóa nhân loại. Nếu chúng ta nhận ra cái tiềm năng nằm trong thời thơ ấu, chúng ta có thể bắt đầu quá trình thay đổi cái dòng lịch sử của chính chúng ta và của những kẻ sẽ đến sau chúng ta trong thế giới này. Renilđe Montessori, trong bài “Educateurs sans Frontières” (Giáo dục không biên giới) đã khẳng định “Hãy nhìn đứa trẻ, hãy theo chân đứa trẻ, cùng với trẻ vâng theo các lời hướng đẫn nội tại của trẻ; cung cấp những môi trường nơi trẻ có thể tăng trưởng mạnh mẽ, phát triển và hoàn tất cái tiềm năng phi thường và vô biên của nólời tiên đoán về một tương lai lành mạnh cho giống loài của chúng ta nằm chính bên trong đứa trẻ“.

Điều mà bác sĩ Montessori đã nhìn thấy là một quang cảnh có hệ quả khó quên, thật rõ ràng đến nỗi bà thay đổi cả cuộc đời của mình để tranh đấu cho quyền lợi của tất cả trẻ thơ, tự cống hiến cho nhiệm vụ đánh thức trong tất cả chúng ta khả năng để nhìn thấy. Bà nói, “Trẻ thơ là cha mẹ của con người“. Cái chúng ta cần để hiện hữu như những con người có năng lực, thành công và hiệu quả trên hành tinh này, đang sinh sống và lao động bên trong cái kiến trúc của con người, nơi kết hợp sự đồng dạng với sự đa dạng, là cái đã khởi sự từ lúc mới sinh ra đến năm sáu tuổi. Mỗi đứa trẻ phải sáng tạo ra chính cơ thể, chính trí tuệ và chính tinh thần của nó. Mỗi đứa trẻ đứng ồ khởi đầu của cuộc đời của nó. Montessori nói, “Đứa trẻ không đơn thuần là khởi đầu của một cơ thể con người, hay chỉ là khởi đầu của linh hồn một con người. Đứa trẻ đứng ở cái điểm nơi mà tất cả những gì con người thật sự là và phải là có thể được bộc lộ – thậm chí một cách dễ dàng và đẹp đẽ.” (Hội thảo Montessori Quốc tế, London).

Đứa trẻ sẽ không mãi mãi là kẻ ba tuổi nhưng một ngày kia sẽ là một người lớn ba mươi, bốn mươi và năm mươi tuổi. Tất cả chúng ta đều suy nghĩ, vì đó là bản chất của chúng ta, nhưng chúng ta phải ý thức được rằng suy nghĩ của chúng ta có thể bị lệch lạc, méo mó, đồng bộ hay bị định kiến, vậy mà, phẩm chất đời sống của chúng ta và của con cái chúng ta sẽ dựa trên phẩm chất tư duy của chúng ta một cách trực tiếp và sâu sắc. Chúng ta phải hoàn hảo trong tư tưởng, bởi vì tư tưởng của chúng ta biến thành lời nói, và lời nói thành hành động, và hành động thành thói quen và thói quen thành cá tính; và trong cuộc đời này, tất cả cái ta có là cá tính bởi chính cá tính quyết định vận mệnh của chúng ta.

Vì thế, người làm công tác giáo dục là một con dao hai lưỡi, chúng ta là những kẻ với tất cả sự hoàn hảo và bất toàn của mình, với tất cả tiềm năng mà cũng với tất cả thất bại của chúng ta. Nay chúng ta đã chọn ở với con người mới, con người non trẻ hiện hữu trong tiềm năng của nó. Chuẩn bị môi trường hữu hình hoàn hảo là chưa đủ, mà chúng ta còn phải chuẩn bị môi trường phí vật thể nữa. Môi trường hữu hình cụ thể, các sinh hoạt khác nhau, với rất nhiều món đồ, vật liệu đã được chế tạo ra: những món thủ công, bàn ghế, kệ tủ, cả căn phòng nữa, với cửa sổ và cửa ra vào. Những thứ chúng ta có thể xây đựng, mua, sơn, sửa, lau chùi và đánh bóng. Chúng tạ biết rất nhiều về những gì mà một môi trường được chuẩn bị nên có: bao nhiêu khu vực cụ thể cần phải có giữa các bức tường, loại sách phải để trên kệ, hay cả những từ ngữ nào là cần lưu lại.

Cái phần hữu hình là cái chúng ta thấy, nhưng nó không hẳn là thành phần xác định sự thành công của đứa trẻ trong không gian đó, bởi có một yếu tố mạnh mẽ hơn bên dưới bất cứ điều gì có giá trị về mặt vật chất, và đó chính là môi trường phi vật thể. Cái phi vật thể sẽ trở thành nhân tố hỗ trợ sự phát triển lành mạnh và toàn diện của đứa trẻ.

Là người lớn trong thế giới của đứa trẻ, dù với tư cách nhà giáo hay cha mẹ, cô hay thím, chú hay bác, hay dì, cậu, bạn bè, hàng xóm hay ngay cả những người xa lạ, chúng ta sẽ có một trong những ảnh hưởng lớn nhất lên tính khí của đứa trẻ. Montessori nói, “Chúng ta thấy người lớn đã bỏ thời thơ ấu của họ lại sau lưng nhưng lại tự đặt vấn đề làm sao đề giáo dục đứa trẻ về mặt đạo đức và tôn giáo. Việc đào tạo chuẩn bị người thầy (người lớn) trong trường hợp này, có tầm quan trọng sâu sắc, bởi người ấy cố tinh luyện về mặt lương tâm hay không? và giả dụ nếu người ấy có lương tâm, họ có biết những con đường của kỉ luật nội tâm, qua đó ân lành lan tỏa bằng chính các suối nguồn của nó hay không. Tất cả chúng ta đều tin rằng chúng ta có đạo đức và lương tâm nhạy cảm; tuy nhiên rõ ràng là chúng ta chưa đạt được mức tinh tế như thế, để có được sự nhạy bén đặc biệt này với sự tành mạnh của lương tâm song song với sự nhạy cảm bên ngoài”. (Bài thuyết trình ở Khóa Huấn luyện Montessori Quốc tế Đầu tiên).

Tất cả trẻ em sẽ cho chúng ta những “sự bất ngờ về tính cá nhân”. Trẻ em thật thà, cởi mở và linh động. Chúng thiết tha sôi nổi, tràn đầy từ tâm và đồng cảm sâu sắc hơn bất cứ người lớn nào. Nếu người lớn chúng ta, ít nhất không ngăn cản tinh thần vui tươi, và sự chính trực không khoan nhượng của chúng, chúng ta có thể sẽ học được nhiều điều từ trẻ thơ. Trẻ em làm bạn dễ dàng và nhanh chóng, chúng không phân biệt màu da, tôn giáo, địa vị xã hội, khuyết tật hay yếu kém. Chúng dường như không để ý đến quá trình mà mỗi em đang thực hiện, mà chỉ giúp đỡ khi cần thiết và tán dương sự thành công của người khác, chúng chưa phải là người lớn bị thu nhỏ nhưng là sự hứa hẹn của một đời sống tốt hơn với sự huy hoàng của nó.

Nếu chúng ta theo dõi trẻ em trong một môi trường đặc biệt đã được tạo ra cho riêng chúng, chúng ta sẽ thấy có hi vọng cho nhân loại. Montessori thúc giục chúng ta, “Người lớn, không ý thức về sự lao động bí ẩn nậy, có thể phá tan hình mẫu tiên khởi trong tâm thức của đứa trẻ, như biển cả khi tràn vào bờ cát sẽ mang theo tất cả những lâu đài cát, khiến những kẻ xây lâu đài trên cát phải luôn bắt đầu lại từ đầu”.

Chúng ta biết rằng bất cứ điều gì còn lưu lại như một năng lượng bị sai hướng sẽ mãi mãi giống như một sợi dây điện đang tải điện, bắn ra một cách vô ích, làm khổ kẻ xung quanh, chúng ta biết rằng những thòi kì mẫn cảm bị bỏ đói kích thích sẽ khiến con người luôn thiếu dinh dưỡng, không bao giờ có khả năng tiếp nhận thức ăn tinh thần ở bất cứ bình diện phát triển nào khác; chúng ta cũng biết trẻ em bị tổn thương sẽ tiếp tục quậy phá như đó là cách hành xử của chúng. Chúng ta hiểu rằng những trẻ em thiếu động lực cần thiết để tương tác với môi trường và sợ hãi môi trường sẽ khó phát triển và không thích ứng được về mặt xã hội; William Blake tuyên bố, “Nếu các cánh cửa nhận thức được thanh tẩy, mọi thứ sẽ hiện ra cho con người đúng như cái nó là: vô tận. Bởi con người đã tự khép kín, cho đến khi nó thấy mọi sự qua những khe hở chật hẹp của cái hang của nó” (Giáo dục tâm hồn).

Chúng ta biết con người không phải được tạo ra trong giây lát hay trong một khoảnh khắc, nhưng con người là kết quả của từng trải nghiệm, từng nỗ lực và từng xây dựng, và chúng ta phải ý thức rằng nền tảng vững chắc và sâu sắc nhất cho kẻ trưởng thành xảy ra trong thời gian của tâm thức hấp thụ một cách vô thức. Ảnh hưởng vĩnh viễn của thời kì này lên cá tính con người là không thể phủ nhận.

Montessori nhắc chúng ta rằng, “Một khoa học phải được hình thành để nghiên cứu việc này trong từng giai đoạn của nó: Nghiên cứu sự kiến tạo con người qua đứa trẻ đang xẩy nên ‘con người-sẽ-là’ của tương lai qua trải nghiệm. Bất cứ nơi nào có con người, ở đó trẻ em ra đời. Và nếu chúng ta lôi cuốn được tình yêu và sự quan tâm của những người nam và nữ đối với trẻ thơ; chúng ta phải nhớ rằng không phải đối với đứa trẻ mà chúng ta muốn kêu gọi sự chú ý của họ nhưng đối với những người nam và nữ mà một ngày kia sẽ là những người lớn, những người lớn chỉ mới tiến lên con đường hướng thượng; và đối với những đám người lớn đã và sẽ sản xuất ra (qua nhiều thế kỉ) tất cả những điều kì diệu đã từng được sáng tạo để hình thành ra văn minh” (Giáo dục là một hỗ trợ cho sự sống). Trong quyển Bí ẩn tuổi thơ, Montessori tránh xa các quan điểm giáo dục truyền thống để chỉ ra một hướng đi mới cho thấy rằng giáo dục không chỉ là trao truyền lại kiến thức từ một cá thể này cho một cá thể khác, mà là để tìm cách khai phóng tiềm năng của con người.

Hãy nhìn xung quanh, đây là các con trẻ của chúng ta. Bây giờ là người lớn nhưng đã từng là những em bé của những năm về trước. Người lớn được sinh ra hai lần, một lần do thể chất và một lần do môi trường. Ra khỏi cơ thể của người mẹ và ra khỏi các giới hạn của cái ‘thiên nhiên-trên-thiên nhiên’ (supranature). Trong tác phẩm rất quan trọng này, Montessori đã sử dụng một cách tài tình khả năng tuyệt vời về quan sát và nhận thức, tầm hiểu biết của bà về y học, tâm lí và nhân học để hướng dẫn chúng ta một cách thuyết phục và khéo léo đến sự hiểu biết thu hút mối quan tâm của chúng ta đối với trẻ thơ với thấu thị mới mẻ, cái hiểu biết sẽ cho ta thấy những công dân tận tâm, vẹn toàn, thông minh, tự quyết, tự tin và có khả năng mang đến một xã hội hòa bình.

Sandra Girlato,

Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Foundation for Montessori Education, Toronto.

16 tháng 3, 2013

❁ ❁ ❁

Ảnh: Rene Bernal on Unsplash

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x