Trang chủ » Chương 10: “Thiện” là điều đẹp nhất của đời người

Chương 10: “Thiện” là điều đẹp nhất của đời người

by Trung Kiên Lê
29 views

Con người trước tiên phải có một sự theo đuổi thiên mĩ, phải có sự giao cảm với tạo vật và sự ca tụng đối với cuộc sống. Có một tâm hồn thánh thiện chính là có một sự tôn kính chí cao với tạo vật.

Nguồn gốc của cái thiện phải có một căn nguyên tốt, nó nằm ở sự hình thành, sự sáng tạo và tạo dựng cải đẹp. Phẩm cách của sự lương thiện cùng với cái đẹp có một mối quan hệ không thể phân tách được.

1. Ghi nhớ tất cả những chuyện tốt mà trẻ làm

Trên con đường bồi dưỡng hành thiện cho tôi, cha thực sự đã bỏ ra rất nhiều công sức. Từ khi còn rất nhỏ, cha đã kể cho tôi nghe các câu chuyện từ cổ chí kim liên quan tới hành thiện. Chỉ cần tôi làm chuyện tốt, cha sẽ lập tức biểu dương: “Tốt, làm rất tốt!”. Có lúc còn biểu dương trước mặt mẹ tôi và những người bạn thân thiết: “Hôm nay Carl đã làm được một việc rất khá”. Đương nhiên, sự biểu dương luôn dừng lại ở mức vừa phải để tránh làm tôi nảy sinh tâm lí tự cao tự đại. Cha cũng không kể rộng rãi chuyện này mà chỉ cho một số ít người hiểu tôi biết được chuyên đó.

Khi đã lớn lên một chút, cha đã hướng dẫn tôi đọc thuộc các sách đạo đức kinh. Cha cho rằng các tác phẩm thơ văn của nước Đức có đủ cả sự nhân ái, tình hữu hảo, thân thiết, có đủ lượng, có dũng khí, có tinh thần hi sinh; đây đều là những tài sản quỹ báu trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và sự hành thiện cho trẻ. Cha luôn để tôi tiếp xúc nhiều với những điều tốt đẹp, khi tôi vừa được 3 tuổi đã có thể dọc thuộc những tác phẩm thơ này.

Để khuyến khích trẻ làm tốt ở nhiều phương diện, cha đã làm “Sổ hành thiện”, ghi lại những việc tốt mà tôi đã làm ở trong đó, lưu thành một kỉ niệm dài lâu. Với sự khuyến khích như thế, từ thời ấu thơ của mình, tôi đã lập chí phải làm việc tốt trong cuộc đời này. Trong suốt cuộc đời thơ ấu của mình, tôi luôn cảm thầy vui vẻ vì những chuyện tốt đã làm được trong “Số hành thiện” đó, hơn nữa tôi cũng thường xuyên lật mở lại để xem. Mỗi lúc như vậy, trên khuôn mặt tôi luôn nở nụ cười hạnh phúc.

Giống như việc bồi dưỡng các thói quen tốt ở các phương diện khác, trên phương diễn bởi dưỡng việc hành thiện của tôi, cha cũng chưa bao giờ ép tôi phải làm những chuyện đó, mà luôn bỏ công sức ra giúp tôi hiểu được làm những chuyện ấy giống như một niềm vui vậy, cha giúp tôi tận hưởng niềm vui khi làm một chuyện tốt hay cách không chế bản thân mình. Đương nhiên để trẻ hiểu và ghi nhớ được sự hứng thú của những niềm vui này quả thực rất khó, nhưng không phải là không có khả năng. Tôi tin rằng, chỉ có sự giáo dục kiên nhẫn thì trẻ mới có thể học được, đồng thời tận hưởng được niềm vui của việc hành thiện và không chế bản thân mình.

Cha đã bỏ rất nhiều công sức trong việc hành thiện của tôi, giúp tôi trở thành một người cao thượng. Do vậy, cha thường nhắc tôi trần thuật lại những câu chuyện về người làm chuyện xấu sẽ gặp báo ứng, đồng thời những kẻ làm chuyện xấu sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm khắc. Ông dùng những điển hình về phản diện để khuyên răn sự hành thiện của tôi.

Nhiều bậc cha mẹ trong quá trình trưởng thành của trẻ đều gặp phải những câu hỏi bế tắc dụng như: “Vì sao con mình lại nói dối, vì sao con tôi lại bướng bỉnh như vậy, vì sao con còn nhỏ tuổi thế này mà lại đối xử với động vật tàn nhẫn như thế?”. Rất nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi đối diện với những vấn đề này, chỉ đành ngậm đắng nuốt cay mà than rằng: “Trời ạ, sớm biết có ngày hôm nay thì…”. Câu hỏi khiến người khác đau đầu này làm cho họ phải nghi hoặc và lúng túng, họ thường khó tin tưởng rằng mình có thể giáo dục tốt những tiểu quỷ nhỏ này, càng không biết phải đối xử thế nào với những tật xấu khó sửa trong con người trẻ. Còn có một số cha mẹ trách móc mà nói rằng, tôi dường như đã dốc cạn lực mà giáo dục rồi nhưng thực sự không biết thay đổi thế nào tật xấu khó sửa đổi đó.

Tôi cho rằng, chỉ cần có phương pháp thích hợp thì trẻ sẽ hoàn thiện.

Hành vi của mỗi con người đều chịu sự ràng buộc của những quy tắc xã hội. Những quy tắc xã hội không phải là quan niệm huyền diệu, cũng không phải là một loại thuyết giáo trống rỗng. Đó là tư tưởng, tình cảm và hành vi hình thành của mỗi người. Đối với trẻ mà nói, sự rằng buộc đầu tiên đến từ những người thân bên cạnh mình, chỉ cần người bên cạnh mình là người lương thiện, công chính và cô trách nhiệm thì họ sẽ truyền đi những giá trị tốt đẹp đó, trẻ cũng có thể vì thế mà được giáo dục tốt. Làm cha mẹ không nên chỉ dạy trẻ cách hưởng thụ cuộc sống vật chất như thế nào, điều quan trọng hơn đó là quan tâm tới sự trưởng thành, hãy để trẻ có sự thống nhất trong sự trưởng thành cả nội dung và hình thức.

Hi vọng nuôi dưỡng những đứa trẻ lương thiện, có trách nhiệm luôn là nguyện vọng và yêu cầu căn bản nhất của tất cả các bậc cha mẹ. Tiêu chuẩn thiện, mĩ và công chính có một tác dụng vô cùng quan trọng đối với tương lai của trẻ. Chỉ cần chúng ta buông lỏng một chút về phương diện này, tập tính không tốt sẽ nhanh chóng len chân vào. Một đứa trẻ không làm những điều tốt thì sẽ trở thành kẻ phạm tội, hủy hoại đạo lí, lạnh nhạt, không có sự đồng cảm. Rất nhiều cha mẹ khi đối diện với vấn đề này đã đẫm ngực mà tự vẫn rằng: Vì sao con mình lại như vậy?

Tôi cho rằng, chỉ đơn thuần dựa vào sự thưởng phạt thì sẽ không có cách nào giúp trẻ học được cách phân biệt thị phi. đúng sai. Rất nhiều cha mẹ dùng phương pháp này: Trẻ làm tốt, thành công việc gì thì sẽ khen thưởng; nếu làm không tốt thì sẽ trừng phạt thẳng tay. Phương thức đơn giản này là biểu hiện của những bậc cha mẹ không bằng lòng bỏ thời gian và tiêu hao sức lực tinh thần để giáo dục trẻ, đó là một dạng lẩn trốn trách nhiệm Nếu một khi phát hiện ra khả năng này trẻ sẽ nhanh chóng nắm được thái độ của cha mẹ, và sẽ dùng những biện pháp để đối phó, như vậy trong suy nghĩ của trẻ chỉ có sự thưởng phạt hay mối quan hệ trao đổi. Làm cha mẹ, nếu không thực sự giáo dục và phân tích tỉ mỉ, không xem xét đến thế giới nội tâm của trẻ thì từ đây có thể dẫn tới những lời nói dối và sự hoảng loạn, cho dù thể nào cũng không thể đạt đến khả năng phân biệt rõ thị phi, khi phần thưởng đó được thay đổi thì trẻ sẽ không có bắt kì lí do này để tiếp tục tuân thủ quy tắc đã đặt ra trước đó.

Tôi cho rằng thưởng phạt chỉ mang lại tác dụng trong thời gian ngắn, sẽ là không đầy đủ đối với lí do giáo dục thực sự cho trẻ, chúng không thể phân biệt rõ những sai lầm đã mắc phải, quan niệm thị phi trong trẻ chỉ là: Làm như vậy sẽ có thưởng, làm thế kia sẽ bị phạt. Do vậy khi giáo dục trẻ, cha mẹ phải thông qua những phương pháp có hiệu quả giúp chúng hiểu được thế nào là thiện, thế nào là ác, giúp chúng cảm nhận được niềm vui khi hành thiện, chứ không phải là sự thưởng phạt đơn giản.

Tôi cho rằng, một người lí tưởng là một người phát triển toàn diện cả phẩm đức và sức khỏe. Chỉ coi trọng sức khỏe thì chỉ có cơ bắp phát triển đầu óc giản đơn, nếu chỉ trọng trí lực thì có thể trở thành người bệnh tật, yếu đuổi, hoặc sẽ trở thành sâu một của xã hội.

Giáo dục trẻ không chỉ phát triển trí lực, đồng thời cần phải bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Tôi cho rằng, giống như việc phát triển trí lực cho trẻ cần thiết từ khi chúng mới ra đời, thì những phẩm chất ưu tú của trẻ cũng nên được hun đúc từ trong nôi, nếu không thì sẽ chẳng cô hi vọng nào hết. Đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ thi tiến hành càng sớm sẽ đạt được hiệu quả càng rõ rệt hơn.

Tâm hồn của trẻ là một mảnh đất diệu kì, gieo trồng các hạt giống của tư tưởng trên đô thị sẽ thu được những hành vi, gieo hạt giống của hành vi thì sẽ nhận được sự thu hoạch của các thói quen; gieo hạt giống của thói quen thì kết quả thu được sẽ là những phẩm chất đạo đức; gieo hạt giống của những phẩm chất đạo đức thì kết quả thu được sẽ là vận mệnh. Trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, cha mẹ có sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng, bởi vì cha mẹ là những người gần gũi nhất, cũng là những người có thời gian tiếp xúc lâu nhất, mỗi cử chỉ lời nói của cha mẹ đều là tấm gương để trẻ học theo.

Từ trước tới giờ cha tôi luôn cho rằng, bởi vì xã hội không có cơ quan chuyên môn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho trẻ, vì vậy nhiệm vụ này thuộc về những ông bố, bà mẹ. Những ông bố bà mẹ không chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho trẻ, chưa làm hết trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình. Người mẹ thích hư vinh thì cô con gái cũng sẽ tương tự. Người cha thích uống rượu thì người con trai cũng sẽ thích uống rượu. Người cha không giữ nổi miệng mình thì người con trai cũng sẽ như vậy. Nếu cha mẹ yêu cầu nghiêm khắc với chính mình thì người con sẽ lấy đó làm tấm gương. Luôn cố gắng nỗ lực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ chính là cách tạo dựng một tiền đồ tốt đẹp đối với tương lai của chúng. Những người cha người mẹ như vậy xứng đáng nhận được sự tôn trọng.

Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bất kì thứ gì tôi học được từ cha cũng đều nhận được tử việc làm gương của cha tôi. Đế bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt cho tôi, cha biết rằng hành vi của mình phải thật tự trong lấy đó làm tấm gương để tôi noi theo.

Trong quá trình giáo dục, cha đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng thói quen cần kiệm cho tôi ngay từ khi còn nhỏ. Ông cho rằng cần kiệm là phẩm chất đạo đức của con người, là khởi nguồn của hạnh phúc, còn lười nhác sẽ là khởi nguồn của mọi sự xấu xa. Nếu một đứa trẻ không dùng hết sức lực vào việc tốt thì sẽ trở thành một kẻ phá hoại sức lực, như vậy sẽ không hạnh phúc.

Cha đã từng nói cho tôi nghe nhiều lần câu nói của Plato: “Bất kì người xấu nào cũng không phải xuất phát từ ý nghĩ của bản thân là muốn trở thành người xấu”. Do vậy để giáo dục, ông đã yêu cầu nghiêm khắc với bản thân mình, tất cả hành vi đều lấy hành thiên làm tôn chỉ. Con người sở dĩ trở thành kẻ xấu, phần lớn đều là hậu quả của sự giáo dục không tốt của cha mẹ gây nên.

Tôi kiến nghị với tất cả các bậc cha mẹ trên thế gian này. rằng hãy tập luyện cho trẻ thói quen cần kiệm ngay từ khi còn rất nhỏ, tiêu trừ những ác quỷ vô cơ. Cha mẹ dạy cho trẻ biết yêu lao động, suy nghĩ sâu sắc, quan tâm ủng hộ người khác ngay từ nhỏ thì những đứa trẻ đó sẽ trở thành những con người hạnh phúc.

Cha luôn dạy tôi phải trở thành một người dũng cảm, bởi vì dũng cảm là một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng của con người. Có một số cha mẹ khi nhìn thấy trẻ chịu một chút thiệt thòi đã an ủi, trái lại sẽ càng làm trẻ ngập sâu trong nỗi buồn, đây là một phương pháp sai lầm. Phương pháp đúng ở đây đó là không nói quá nhiều đến chuyện đó. Có người lại chuyên sống vào sự thương hại của người khác, những người sống một cuộc sống như vậy sẽ càng đáng thương hơn. Cha thường nối với tôi, hãy làm một người vừa dũng cảm vừa có tấm lòng thương yêu người khác, tất cả những hành động mình làm rồi cũng sẽ nhận được sự báo đáp tương ứng. Tôi cho rằng để trẻ hiểu được đạo lí này là vô cùng quan trọng, cũng nên giáo dục trẻ theo nguyên tắc này.

Cha nói với tôi: “Học tập đem đến hạnh phúc cho tương lai, hành thiện sẽ đem đến cho chúng ta món quà của Thượng đế”.

2. Lý do dùng tiền để khuyến khích trẻ

Trong quá trình giáo dục tôi, việc sử dụng tiền bạc để khuyến khích và khen thưởng thường xuyên được cha viết một cách rất khiêm tốn trong “Sổ hành thiện”.

Nếu học tập tốt, cha luôn cho tôi một cái Gobie làm phần thưởng, nhưng nếu học rất tốt, mà lại có những hành động sai lầm thì nhất định sẽ không nhận được Gobie

Thường xảy ra trường hợp này, khi phạm lỗi, tôi sẽ chủ động nói “Cha à, vì hôm nay con đã phạm lỗi nên không cần tiền nữa ạ”. Sau này cha đã nói cho tôi nghe cách nghĩ của ông khi tôi nói như vậy: “Cha vì quá xúc động mà đã định cho con gấp đôi phần thưởng. Nhưng vì nghĩ cho con, cha không thể không kiềm chế những giọt nước mắt xúc động của mình, không chế cảm xúc của mình mà nói: “Thật không? Cha không biết. Vậy thì ngày mai hãy cố gắng làm tốt”. Thực ra lúc đó trong lòng cha rất khó chịu, vì muốn thể hiện tình yêu của cha đối với con, lúc đó cha thường không tự chủ được mà đã hôn con một cách âu yếm”.

Khi còn nhỏ, vẫn chưa hiểu cách dùng tiền, cha đã dùng các phương pháp khác nhau. Nếu làm chuyện tốt, ngày thứ hai sau khi thức dậy, tôi sẽ nhìn thấy ngay món điểm tâm ngon lành cạnh gối. Ông nói với tôi: “Đây là vì hôm qua con đã làm chuyện tốt, tiên nữ phát phần thưởng cho con này”. Giả dụ tôi làm chuyện xấu thì ngày thứ hai sau khi thức dậy sẽ không trông thấy những thứ đó. Lúc đó, cha sẽ nói với tôi: “Bởi vì con đã không làm chuyện tốt nên tiên nữ không đến”.

Nếu tôi cởi quần áo mà không thu dọn gọn gàng, cho đến ngày thứ hai vẫn nguyên như vậy, quần áo vẫn vứt bừa ra thì cha sẽ nhất định không lấy quần áo mới cho tôi thay.

Những việc làm này là muốn giúp tôi ngay từ nhỏ đã hiểu được ý nghĩa của những việc làm tốt.

Rất nhiều người đã từng hỏi tôi, cha tôi vì muốn khuyến khích tôi học tập, vì sao lại dùng tiền làm phần thưởng? Đó là vì cha muốn tôi hiểu được hàm ý “Học tập có thể mang lại hạnh phúc nơi trần thế” mà đã sử dụng một phương pháp tương đối thực tế này. Làm như vậy để tôi có thể trải nghiệm được sự khô nhọc thế nào khi nhận được một chút báo đáp.

Để trẻ hiểu rõ được điểm này là cực kì quan trọng.

Tôi phản đối cách cho trẻ quá nhiều tiền, nếu để trẻ hiểu rằng sẽ dễ dàng có được thứ mà mình muốn đặc biệt là tiền, sẽ khiến trẻ sinh ra thói quen ỷ lại vào người khác. Nếu một đứa trẻ dễ dàng đạt được các phần thưởng về tiền bạc trước mặt cha mẹ thì hậu quả đó sẽ là cực kì đáng sợ. Một mặt trẻ sẽ không biết trận trọng mà tiêu tiền một cách tùy tiện, không biết dùng tiền vào những chỗ nên dùng, thậm chí dùng sai mục đích số tiền này; mặt khác do dễ dàng có được tiền từ cha mẹ nên trẻ sẽ nảy sinh tâm lí kiếm tiền là việc dễ dàng, dẫn đến sau này lớn lên không còn sức chiến đấu sinh tồn cho chính bản thân mình, thậm chí sẽ trở nên yếu đuối và sa ngã.

Tôi có một người hàng xóm rất giàu có, do quá yêu chiều, thưởng cho con rất nhiều tiền. Ông ta cho rằng đó là một việc nên làm bởi vì ông cho rằng mình là một người giàu có, cũng nên để con mình trải qua một cuộc sống giàu sang, cậu bé này tên là Brett, tiền tiêu vặt của cậu thường gấp 10 lần của những đứa trẻ khác.

Được người cha cho nhiều tiền, lại không có được những sự chỉ dẫn đúng đắn, cậu luôn tỏ ra vô cùng hào phóng về mặt tiễn nong, luôn có cảm giác cao hơn trước mặt bạn bè của mình. Cậu không dùng những khoản tiền này để mua những thứ cần thiết cho mình, cũng không dùng nó để giúp đỡ những người cần đến sự giúp đỡ.

Do “Giàu có” nên Brett sớm trở thành đối tượng bị theo đuổi của những đứa trẻ xấu. Chúng nịnh nọt, phỉnh ninh, thường nói những câu khiến cậu có cảm giác được lên mây, vì thế mà cậu cũng thường xuyên chìm đắm trong cảm giác này. Thế là cậu thường lấy tiền mà cha mình kiểm được để mời những đứa trẻ đó ăn uống, có lúc còn cho chúng tiền. Nếu những đứa trẻ này sau khi nhận được tiền mà làm việc tốt thì cũng không nói làm gì, nhưng tôi nghĩ bọn chúng sẽ không làm như vậy.

Sự hào phỏng của Brett nhận được sự “Tôn trọng” của những đứa trẻ này thì nhanh chóng trở thành kẻ dẫn đầu của chúng. Chúng nghe theo sự chỉ huy, nhất nhất làm theo những lời cậu sai bảo. Trong hoàn cảnh đó, Brett luôn cho rằng cậu có một sức mạnh đặc biệt nên mới được bọn trẻ yêu quý, mà không biết được rằng sự thực lại chẳng phải như vậy.

Trong quá trình giao tiếp với những dứa trẻ đó, Brett dẫn phát hiện ra sức mạnh đồng tiền, vì vậy khi bọn trẻ không nghe lời hoặc xảy ra mâu thuẫn thì cậu sẽ dùng tiền để sai đánh đứa trẻ đó. Thời gian dài trôi đi, cậu trở thành một người ngang ngược, không có phép tắc, tâm địa tàn độc. Một lần, có người nông dân không cẩn thận đã đụng phải cậu trên đường đi, cậu liền ra lệnh cho “Thuộc hạ” của mình tiến hành phục thù với người nông dân đó. Những đứa trẻ này bao vây người nông dân đó trên đường, dùng đá đập vào đầu đến mức sứt đầu mẻ chán, đồng thời còn uy hiếp người nông dân đó không được nói chuyện này cho mọi người biết.

Brett không biết, hàng ngày giao du với lũ trẻ này thật sự không đem đến sự tốt lành gì cho cậu, mà chúng chỉ muốn có được những thứ tốt lành từ cậu. Bọn chúng dụ dỗ cậu tham gia bài bạc, đồng thời cho cậu thắng những ván đầu tiên để lừa lọc, dùng các thủ đoạn để lừa tiền của cậu. Nhưng cậu về căn bản không ý thức được những vấn đề này, mà còn cảm thấy vui vẻ vì những “Trò vui mới” được lũ trẻ đó bày ra. Cậu cũng không hay biết đối với hành vi trộm tiền này, bởi vì cha cậu không ngừng cung cấp tiền cho cậu.

Nhưng chẳng cần nói cũng biết, Brett làm sao có được thành tích tốt đối với tuổi thơ như vậy. Những thứ vui vẻ của cậu đều dựa trên những thứ đồ ăn ngon, đánh nhau và bài bạc. Học tập đối với cậu chỉ là sự dối gạt cha cậu! Cậu chưa từng biết được sự thích thú của việc học tập, cũng chẳng học được kiến thức mà tận hưởng được niềm vui trong đó. Cậu cho rằng kiến thức chẳng có tác dụng gì, vì vậy mỗi lần đọc sách cậu đều cảm thấy đau đầu, chỉ cảm thấy vui vẻ trong sự tung hô của những đứa trẻ này.

Không cần nói đến việc Brett sẽ có một tương lai như thế nào, sự buông thả sẽ nhanh chóng khiến cậu phải nếm trải mùi vị đau khổ. Dẫn dẫn, những hành vi ác độc đó cũng đến tại cha cậu, người nông dân bị đánh đã tố cáo với cha cậu. Cha của Brett nổi trận lôi đình, lôi cậu ra đánh một trận, đồng thời dừng lại các khoản tiền tiêu vặt của cậu.

Trong chốc lát, Brett bằng trở thành một người “Nghèo túng”.

Trong một lần chơi bạc, cậu bị thua sạch số tiền của mình. Khi cậu vay tiền những đứa trẻ khác thì đứa nào cũng trở mặt. Bọn chúng đã nói với cậu “Bây giờ mày không có tiền nữa thì đừng chơi nữa”. “Bọn tao đều đã biết rằng cha mày bây giờ không còn cho tiền mày nữa, mày dùng cái gì để trả cho chúng tao?”

Brett lúc đó vô cùng tức giận, cậu không thể ngờ rằng những đứa trẻ bình thường vốn có quan hệ “Hữu hạo” nay lại như vậy. Chúng bắt đầu cãi nhau, thậm chí quay ra động thủ và đánh nhau. Những đứa trẻ này bao vây, đánh cho một cậu một trận no đòn. Một đứa trẻ trong đó còn dùng gạch đập vào trấn cậu, đây chính là cậu bé đã đánh người nông dân.

Từ chuyện này chúng ta không khó có thể nhìn thấy rằng, sự trưởng thành của trẻ có một mối quan hệ lớn tới cha mẹ. Brett vốn dĩ có thể trở thành một đứa trẻ chính trực, yêu học tập, cậu có một môi trường gia đình tốt, có điều kiện học tập tốt nhưng lại không có một phương hướng phát triển tốt trong môi trường ưu việt đó, hơn nữa còn phải trả một cái giá rất đắt cho những hành vi tội lỗi của mình. Tôi cho rằng nguồn gốc tội lỗi hoàn toàn là do người cha ngu ngốc đó

Hồi nhỏ, cha đã kể cho tôi một câu chuyện, sau khi nghe xong, tôi đã tức giận vô cùng, nói rằng đứa trẻ và người cha như thế đều do quỷ tạo ra, đồng thời biểu thị với cha rằng nhất định phải tận dụng thật tốt số tiền của mình, hãy dùng nó làm những việc nên làm.

Tôi cảm thấy tự hào và may mắn khi có một người cha như thế.

3. Hành động thích hợp, vừa phải

Khi được khoảng 5 tuổi, tôi đã có một số tiền kha khá so với những đứa trẻ khác. Ngay từ lúc đó, cha đã hướng dẫn tôi sử dụng nó sao cho hiệu quả.

Cha tôi cho rằng, trẻ phải được giáo dục nghiêm khắc ngay từ khi còn nhỏ, cũng nên dạy trẻ cách tiêu tiền như thế nào, đây là một tố chất, là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hạnh phúc trong suốt cuộc đời của một con người.

Cha tôi gọi cách này là giáo dục tài chính cho trẻ, nó là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành trong cách giáo dục của cha đối với tôi, cũng là một nội dung quan trọng trong giáo dục tố chất.

Cha tôi cho rằng, giáo dục tài chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần có trong sự nghiệp và cuộc sống tương lai của trẻ, việc nuôi dưỡng năng lực này phải được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, làm càng sớm càng tốt, hiệu quả sẽ càng tuyệt hơn, nếu không sẽ vô cùng bị động.

Trẻ là người dễ dàng phạm lỗi nhưng lại không phải là người nên khoan dung. Những đứa trẻ, chưa có ý thức về tiền bạc, bọn trẻ sẽ không biết cách quản lí tốt tiền bạc của mình, nhưng lại có khát khao và ước vọng được sử dụng tiền bạc. Điều này dẫn đến trẻ dễ dàng mắc phải lỗi sai trong phương diện tiền bạc, lỗi sai này ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành, quan hệ trực tiếp đến tiến độ phát triển của trẻ.

Do vậy, về phương diện này, cha cũng giáo dục tôi giống như với các phương diện khác, ông bắt đầu giáo dục ngay từ khi tôi còn rất nhỏ.

Thông qua sự quan sát và nghiên cứu với một số trẻ, cha phát hiện chúng đều có những lỗi sai tương tự như: Tiêu tiền của cha mẹ; hưởng thụ bây giờ, sau này bỏ tiền ra, chỉ coi tiền là một công cụ mua một thứ đồ nào đó, không có thói quen tích lũy tiền, cứ tiêu tiền trước để đáp ứng nhu cầu mua sắm trước mắt của mình; khi mua đồ tiêu sạch sành sanh tiền của mình, chỉ khi tiêu tiễn mới có cảm giác thỏa mãn, nhẹ dạ tin tưởng những lời hứa hẹn của người khác, không có kế hoạch…

Đây là một vài lỗi sai mà trẻ thường mắc phải trong khi tiêu tiền. Giúp trẻ khắc phục những sai lầm này, xây dựng quan niệm tiền bạc đúng đắn, nuôi dưỡng những năng lực cần có trong tương lai của trẻ, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của mỗi gia đình.

Có những bậc cha mẹ luôn cung cấp tiến một cách đầy đủ cho những đứa trẻ vị thành niên, luôn đáp ứng nhu cầu tiêu tiền vô điều kiện, thả lỏng nhu cầu vật chất của trẻ, điều này chỉ tạo thêm những thói quen xấu của trẻ. Sau khi chúng lớn lên, dựa vào thu nhập có hạn của bản thân mình, một khi cần đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới hoàn cảnh kinh tế của mình thì sẽ trở tay không kịp, thậm chí thiếu đi năng lực và vô cùng lúng túng.

Cha cho tiền với mục đích chủ yếu là để tôi học được cách sử dụng tiền có kế hoạch ngay từ khi còn bé, đồng thời giúp tôi hiểu được mối quan hệ nội tại giữa sự lao động và sự báo đáp, để những nếp gấp đó hằn sâu trong tim tôi. Cha tôi không cho tiền tôi một cách vô kế hoạch, mà luôn như tôi đã nói, ông sẽ cho tôi một chút khi tôi làm một việc tốt

Từ trong kho tư liệu đó, tôi nhận ra rằng, khi trẻ được khoảng 3 tuổi đã bắt đầu manh nha ý thức cái tôi độc lập, đã bắt đầu nảy sinh ý thức cái tôi “Tự mình làm”, “Mình biết làm”. “Mình có thể làm được” và thể hiện khát vọng của mình. Do vậy khi trẻ được khoảng 3 tuổi nên tiến hành giáo dục nhất loạt với chúng. Cách thức giáo dục này tương đồng với loại giáo dục khác, đối với trẻ mà nói đều rất tự nhiên và thích hợp. Nó tất nhiên sẽ giống với phương pháp giáo dục khác, cung cấp những nhận thức không thể thiếu được trong sự trưởng thành của trẻ.

Tôi cho rằng, giáo dục trẻ trong vấn đề sử dụng tiền bạc thì có thể coi nó như một loại công cụ hay cách thức. Mục đích của việc chúng ta giáo dục đó là không chỉ để trẻ học được cách kiếm tiền mà còn giúp trẻ trở thành một người có tài cần, khỏe mạnh, chân chính. Về quan điểm này, việc nuôi dưỡng phẩm chất cơ bản cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng.

Trước tiên hãy để trẻ học được cách thành thật, bởi vì điều này quan hệ đến việc sau này trẻ sẽ dùng thái độ gì để giải quyết những chuyện trong cuộc sống có liên quan tới tiền bạc và những đánh giá của xã hội và công chúng đối với trẻ. Nếu về mặt này tồn tại vấn đề thì sẽ mang tới những sự rắc rối không nên có trong tương lai của trẻ thậm chí dẫn tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng

Cha tôi đã dùng một số cách thức sau trong vấn đề giáo dục tôi:

Cha thường kể cho tôi nghe những câu chuyện trong những tập sách chuyện khác hoặc những sự thực có tác dụng nói rõ phẩm chất chân thực, khái niệm chân thực và hậu quả của sự không chân thực đã in dấu rất sâu trong đầu óc tôi.

Ông thưởng xem xét kĩ lưỡng tiêu chuẩn thành thực của bản thân mình. Ông cho rằng những hành động của ông sẽ để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu, hơn nữa ông tuyệt đối không nói những lời thô tục, khiếm nhà trước mặt tôi.

Khi tôi còn nhỏ, thông qua sự nuôi dưỡng hàng ngày của mình đã giúp tôi cá tính hóa đối với phẩm chất chân thực của mình. Đặc biệt khi đã đến độ tuổi đi học, ông đã bắt đầu khuyến khích tôi dùng tiêu chuẩn đạo đức trong con tim mình để phán đoán sự vật. Ông dẫn dắt tôi, lựa chọn khi phải đối diện với sự chân chính, khó khăn trong cuộc sống, cần phải làm thực sự chữ tín, tích cực cầu tiến.

Ông thường nói với tôi rằng phải luôn tự tôn khi đối diện với tên bạc,

Tôi cho rằng, trong cuộc sống hiện thực này, tiền bạc chính là thứ dễ dàng nhất làm con người ta đánh mất tự tôn và làm ra những điều ngược lại với tâm nguyện của chính mình. Còn một người nếu vẫn giữ được lòng tự tôn trước mặt tiền bạc, không phá vỡ quy tắc của mình thì người đó sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người, ngay cả đến tiền bạc cũng tôn trọng anh ta, giúp anh ta đạt được càng nhiều thành công và nhiều điều khác trong sự nghiệp của mình.

Điều đáng chú ý nhất trên phương diện hành vi của cha đó là ông luôn tạo dựng một tấm gương về tiền bạc trước mặt con trẻ.. Trẻ nhỏ sẽ học tập thông qua những hành động hàng ngày và qua tấm gương này mà tạo dựng lòng tự tôn căn bản trong mình.

Trong vẫn để giáo dục tài chính cho tôi, cha giúp tôi học được cách tiết kiệm, không lãng phí, không phá hoại, làm tổn hại đến những thứ có giá trị. Trong mỗi gia đình nếu gia quy là thứ vô cùng quan trọng, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ nhận thức sự quý giá của mỗi đồ dùng, từ đó có thái độ yêu quý và bảo vệ chúng.

Cha thường xuyên giúp tôi làm một số việc trong phạm vi sức lực mà mình có thể làm được, từ đó giúp tôi đạt được thứ mà mình mong muốn, ông thường xuyên thảo luận với tôi về nguồn tài nguyên trên trái đất, ông nói cho tôi nghe kim loại, gỗ và giấy từ đâu mà có, giúp tôi hiểu được những thứ này đều là hữu hạn. Nếu mình lạm dụng hoặc sơ ý phá hoại nó thì ông sẽ để tự tôi đi sửa chữa chúng.

Cha còn nói với tôi, tuy chúng ta rất yêu quý vật chất nhưng không nên vì thế mà tham lam vật chất, vì vậy vật chất tuy có thể đem đến sự hỗ trợ cho cuộc sống nhưng nó không thể tạo nên một cuộc sống ý nghĩa chân chính.

Cha tôi là một người mộc mạc, ông luôn coi trọng tác phong giản dị đó để dạy cho tôi. Trẻ sẽ người quyết định tương lai của một quốc gia, nếu quân chủ của một quốc gia luôn tham lam, thích hưởng thụ, xa xỉ, hủ bại, vậy thì tương lai của quốc gia đó chẳng cần phải nói nhiều nữa.

Cảm giác đầy đủ là căn bản tồn tại của sự mộc mạc. Thái độ “Cảm thấy đủ tức đã là đủ rồi” sẽ có một tác dụng nền móng vững chắc trong việc xây dựng phẩm chất giản dị, cha tôi thường dùng câu này để giáo dục tôi không được tham lam.

Cha tôi thường nói với bọn trẻ cách giản dị như thế nào có thể mang đến cho con người sự tự do, chứ không phải là sự bỏ buộc, để giá trị của con người luôn cao hơn giá trị của vật chất.

Tác phong giản dị tuy rất khó nuôi dưỡng nhưng hãy để trẻ luôn ghi nhớ câu nói “Tình yêu, trung thành, giản dị luôn ở trong tất cả trường hợp”, vậy thì thói quen tốt của trẻ sẽ dần được hình thành.

4. Gieo hạt giống “Thiện” trong tâm trẻ

Cha tôi cho rằng phẩm chất đạo đức, trí tuệ, lễ nghĩa và học vấn là những điều quý báu mà cha mẹ nên dành cho con cái. Nguyện vọng của cha tôi cũng là nuôi dưỡng tôi trở thành một nhân vật có đủ cả bốn điều trên, thiếu đi một cái nào thì cũng không thể tạo nên một cuộc sống toàn diện, con người càng dễ dàng có được trí tuệ, lễ nghĩa và học vẫn nhưng chỉ cần thiếu đi phẩm đức, muốn làm lại một lần nữa sẽ là chuyện rất khó. Vì vậy, trong bốn điều đó hãy lấy việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là điều quan trọng, không thể thiếu được.

Cha tôi cho rằng, học vấn và tài hoa phong phú không thể so sánh với phẩm chất đạo đức cao thượng. Cha tôi rất coi trọng vấn đề đó trong cách giáo dục tôi, do vậy việc giáo dục đạo đức đã được tiến hành ngay từ khi tôi còn là một đứa trẻ cái gì cũng chưa hiểu. Khi tôi được 8 tháng tuổi, cha tôi đã ghi chép như sau trong cuốn sổ nhật kí của mình: “Hôm nay phát hiện ra một việc, đáng để mình phải suy ngẫm. Carl bây giờ đã bắt đầu hình thành tính cách rồi. Con hiểu rất nhiều chuyện, sức khỏe cũng rất tốt, khi mẹ cho con ăn cơm, con cũng ăn rất nhanh. Nhưng khi người làm cho con ăn thì con lại không chịu ăn, còn khua chân múa tay đánh người ta, do vậy mẹ đã trách móc người làm không chăm lo tận tinh cho con. Thực sự khi tôi nhìn thấy người làm thổi từng miếng cơm cho con ăn, về căn bản chẳng phải lỗi của họ. Tôi nhận ra rằng, một đứa trẻ có thể dựa vào bản năng của mình để cảm nhận tất cả, chúng thật không như chúng ta nghĩ chỉ biết có ăn và ngủ, tuy trẻ chưa biết gì là tốt, xấu nhưng trong sự thiên bẩm của trẻ đã tồn tại hai loại nhân tố này. Do vậy chúng ta cần dạy trẻ sớm để trẻ có thể phát huy được sở trường của mình và hạ xuống mức thấp nhất những điều không tốt của bản thân”.

Cha tôi đã bỏ ra nhiều tâm huyết trong việc bởi dưỡng phẩm chất đạo đức cho tôi. Ông cho rằng nếu một người không có khái niệm thiện, không có lòng tốt, vậy thì người đó không thể có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác, bởi vì lương thiện là gốc rễ của đạo đức. Khi tôi vừa mới hiểu chuyện, buổi tối mỗi khi trước khi đi ngủ, cha luôn kể cho tôi một câu chuyện khuyên con người nên hành thiện. Khi tôi đã lớn hơn một chút, cha tôi đã dạy tôi đọc thơ ca của nước Đức, tôi đã đọc được rất nhiều các tác phẩm thơ. Khi tôi mới được 3 – 4 tuổi, chủ yếu là các tác phẩm thơ bao gồm nội dung ca tụng tình yêu cha mẹ, sự thân thiết, tình hữu nghị, sự khoan dung, tinh thần dũng cảm và rất nhiều câu, thi ca, giáo nghĩa, mười lời răn trong “Kinh thánh”.

Tôi rất tán thành cách giáo dục này của cha, tôi cũng dùng cách giáo dục đó khi giáo dục con của mình. Nhưng vợ của tôi khác với nhiều người, cô cho rằng những đạo lí thâm thúy này về căn bản thì trẻ không thể hiểu được, dạy trẻ cũng chẳng có tác dụng gì chỉ cần kể chuyện đồng thoại cho trẻ nghe, giúp trẻ học thuộc thi ca là được rồi. Tuy vấp phải sự phản đối từ vợ mình nhưng tôi vẫn kiên trì cho rằng những điều này có tác dụng tốt trong việc nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ.

Lấy bản thân tôi làm ví dụ, đối với một đứa trẻ lúc đó mà nói, về căn bản tôi hoàn toàn không thể lí giải được hết những thứ mà cha tôi đã kể, nhưng từ những điều đó tôi biết được rằng Thượng đế là tồn tại độc lập và chí cao vô thượng, chỉ yêu quý chúng ta, chỉ mang tôi cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất, chúng ta cũng phải yêu quý Thượng đế, tôn kính Thượng đế. Ngay từ nhỏ, trong tâm hồn tôi đã có được những nhận thức ban đầu về Thượng đế, phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó của tôi đã dẫn được hình thành như thế. Trong trí nhớ của tôi, Thượng để tạo ra tất cả, kiểm soát tất cả, người nhìn thấy tất cả, nghe thấy tất cả. Do vậy, từ nhỏ tới lớn tôi đều có thói quen cầu chúc đến Thượng để mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nói cho người nghe tắt cả những việc tốt và việc xấu mà bản thân mình đã làm.

Khi tôi được ba tuổi rưỡi, cha tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất kĩ từng chi tiết của câu chuyện đó, câu chuyện đó là chương 12 của quyển “Mã thượng phúc âm”: “Chúa Giê-su đang ngồi trong kho bạc, nhìn mọi người bỏ tiền trong kho bạc bằng cách nào, một vài người có tiền bỏ nhiều tiền ở bên trong. Có một người quả phụ nghèo đói, trước tiên cô lấy ra hai đồng tiền nhỏ, sau đó lấy ra một đồng lớn hơn. Lúc đó Giê-su gọi môn đồ của họ đến và nói với họ: “Tiền mà người khác bỏ vào đều là do tiền của mình còn dư nhiều, còn người quả phụ đó đã bỏ hết số tiền của mình vào bên trong. Do vậy, ta nói với bọn họ, tiền của người quả phụ này mới thực sự là nhiều nhất”.

Có một lần, để chúc mừng ngày sinh nhật của tôi, cha đã đặc biệt đưa tôi lên phố mua cho tôi bánh rán mà tôi thích ăn nhất. Tôi vô cùng vui mừng, cầm mãi trong tay và không nỡ ăn. Lúc đó, có một phụ nữ người Digan đưa đứa con khoảng 2 – 3 tuổi của cô xin ăn trước mặt cha tôi xin ăn: “Khốn khổ cho thân của chúng tôi! Con tôi đói đến mức không chịu được nữa rồi, chúng tôi đã không ăn ba ngày nay rồi”. Cậu bé đó mặt mũi tái nhợt, người rất yếu đuối, nhìn thấy cái bánh rán tôi cầm trên tay thì hai mắt sáng lên, răng nghiến chặt. Tôi nhìn thấy cậu bé đó quả thực rất đáng thương, rất muốn cho cậu miếng bánh mà tôi đang cầm, nhưng tôi có được nó cũng chẳng dễ dàng gì, huống hồ tôi cũng chưa ăn một miếng nào! Nhìn thấy dáng vẻ do dự đó, biết được tấm lòng của tôi, ông bèn nói với tôi: “Con còn ghi nhớ câu chuyện quả phụ bỏ tiền không? Nếu người quả phụ đó gặp tình cảnh này, con nghĩ xem cô ấy sẽ làm thế nào?”. Lời của ông đã nhắc nhờ tôi, tôi lập tức lấy bánh cho cậu bé đó. Tôi luôn ghi nhớ cảm giác xúc động của họ lúc đó mà lại không dám tin vào tình cảnh đó. Cha tán dương tôi và nói: “Carl, cho dù sự giúp đỡ này không lớn, nhưng chiếc bánh rán của con cũng có ý nghĩa lớn như món tiền của người quả phụ đó”. Cho dù tôi không ăn được chiếc bánh rán đó nhưng tôi phát hiện ra trong quá trình giúp đỡ người khác, cho người khác sự quan tâm của mình có thể thấy được sự vui sướng còn hơn cả khi mình ăn chiếc bánh đó, đó chính là niềm vui khi làm việc tốt.

Từ đó về sau, mỗi khi cha nhìn thấy những người khó khăn ở môi trường xung quanh, tôi đều bỏ một chút trong số tiền tiết kiệm đưa cho cha để ông mua đồ giúp bọn họ. Khi làm như vậy, tôi cảm thấy rất vui vẻ.

Cha nói, muốn có được hạnh phúc của ngày hôm nay thì phải dựa vào học tập, đạt được phần thưởng của thượng để thị phải dựa vào việc hành thiện. Do vậy, trong suốt cuộc đời mình tôi luôn làm chuyện tốt, như vậy mới có thể nhận được sự tán dương của Thương đế.

5. Đừng làm kẻ tiểu nhân

Chúng ta sinh tồn trong xã hội, quy phạm xã hội khống chế hành vi của mỗi người. Sự hiểu biết, nhận thức đối với quy phạm xã hội này sẽ có sự khác biệt trong những xã hội khác nhau, trong những thời đại khác nhau, nhưng sự tôn trọng và nhận thức đối với những giá trị cơ bản của xã hội thì trở thành điểm chung đều có trong mỗi thời đại, đó là một trong những điều cần có cơ bản trong sự cấu thành lên phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi người: Thành thực, có trách nhiệm, trung hậu. Trọng điểm trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho tôi chính là nuôi dưỡng sự thành thực, giữ chữ tín. Trong cuộc sống của một con người, thành thực, tín nghĩa là những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, tục ngữ nói: “Còn quý hơn châu ngọc đó chính là thật thà, cho người lòng tin còn quý hơn cho người châu báu, ngọc ngà”.

Cha tôi thường nói: “Một người sống trên đời này căn bản phải biết thật thà, giữ chữ tín”. Bởi vì trong xã hội ngày nay đang tồn tại một điều căn bản, đó là những người thích nói dối, không thành thực thì không thể có được sự tín nhiệm của xã hội, chỉ có những người thành thực, biết giữ chữ tín mới có thể tồn tại và phát triển trên thế giới này. Nói dối là việc cha tôi không thể tha thứ được, chỉ cần nhắc đến nói dối, ông đã vô cùng căm ghét. Ông không bao giờ nhân nhượng cho hành vi dối trá của tôi, ông cho rằng nguồn cội của những phẩm chất đạo đức xấu đều bắt đầu từ lời nói dối. Phẩm cách của Thượng để là giữ chữ tín.

Có một lần, khi cha trở về nhà, tôi lại đang cần phải đến tham gia đêm hội phục sinh ở nhà Mock, cha nói với tôi một cách vui vẻ: “Carl, trên trần vừa có một thầy pháp thuật đến, thuật biểu diễn, nhưng con đã nói dối. Để trừng phạt con, bây giờ con nhất định phải đến nhà Mock xin lỗi, cha cũng sẽ không dẫn con đi xem biểu diễn nữa”. “Con không đi đâu cả”. Tôi khóc lóc và nói lớn lên. “Không được, đã nhận lời người khác rồi thì nhất định con phải đi!”. Cha nói với tôi một cách dứt khoát.

Tiếp theo, cha đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Nước mắt cá sấu”.

Có một con cá sấu tên là Habuya, một ngày nó muốn thay đổi một chút môi trường sống của mình, nó bò lên mặt nước, đến một sa mạc. Vì thời tiết rất nóng, nó bị mặt trời chiếu rọi đến mức không thể nhúc nhích thêm được nữa, nhưng nó lại chẳng còn chút sức lực nào để bò về mặt nước nữa. Lúc đó có một người thanh niên đi lại trên đường, nó bèn lớn tiếng gọi: “Tôi sẽ cho anh rất nhiều tiền, anh bế tôi thả về hồ nước với! Tôi nghĩ anh nhất định sẽ có sức mạnh rất lớn, bắp chân của anh xem ra rất rắn chắc và vững chãi. Người có tấm lòng tốt như anh nhất định sẽ không từ chối cứu vớt tôi, phải không nào?”. Người thanh niên nghĩ: “Nếu cho mình rất nhiều tiền thì mình có thể dùng nó để mua gạo”.

Thế là người thanh niên đó đồng ý yêu cầu của con cá sấu. Anh đem con cá sấu thả xuống hồ, anh nói: “Nhanh, đưa cho tôi tiền nào”. Habuya lúc đó đang dở bộ khóc lóc, nó nói: “Bây giờ tôi ăn thịt anh chẳng khó gì nhưng tôi không phải là người lấy oán báo đức, tôi rất cảm ơn anh đã đem tôi về với hồ nước, vì vậy bây giờ tôi chỉ ăn một cái chân của anh thôi”. “Cái gì? Tôi đã cứu anh, anh không những không đưa tiền cho tôi, mà lại còn đòi ăn thịt tôi?”. Người thanh niên lớn tiếng hét lên. “Ta vốn dĩ có thể ăn thịt cả người anh, nhưng bây giờ ta chỉ ăn có một cái chân, đó đã là ân nghĩa ta dành cho anh rồi! Anh còn không biết tình nghĩa gì”. Con cá sấu vừa khóc lóc vừa cắt ngang lời nói của người thanh niên đó.

Người thanh niên bây giờ mới biết mình bị lừa đành lớn tiếng trách mắng con cá sấu, con cá sấu cũng mắng lại người thanh niên đó. Cuộc tranh cãi của họ đã đánh thức cò trắng đang ngủ, nó hỏi vì sao họ lại cãi nhau, người thanh niên nói rõ câu chuyện đó cho cò trắng nghe. Cò trắng không tin vào tai mình và nói: “Anh có thể đem cá sấu về hồ nước à? Trừ khi anh làm cho tôi xem, nếu không tôi không tin nổi!” . Cá sấu nghĩ: “Người thanh niên này bây giờ chẳng còn sức lực mà cõng mình, cò trắng nhất định sẽ không tin lời anh ta nói”. Thế là nó đã bằng lòng. Người thanh niên không còn cách nào khác, đánh đem cá sấu trở lại sa mạc. Lúc đó, có trắng nói: “Bây giờ chỉ còn xem người thanh niên này có bằng lòng cứu anh không, anh hỏi cậu thanh niên này đi!”. Người thanh niên đó nói: “Đồ lừa đảo, ta sẽ không mắc lừa ngươi nữa đâu”. Sau đó anh quay bước và rồi đi cùng với cò trắng, để lại một mình cá sấu ở sa mạc, cá sấu lúc đó hối hận thì đã muôn rồi.

Sau khi kể xong câu chuyện, cha nói với tôi: “Con cá sấu đó đã nói dối để gạt người, không thành thật, không giữ chữ tín. Con có muốn trở thành một người bị mọi người ghét bỏ như nó không?”. “Không, cha à, con xin lỗi cha! Con đã không nói thật với cha. Con sẽ đi xin lỗi Mock ngay lập tức, con sẽ không giống như con cá sấu kia đâu”.

Câu chuyện này gọi lên trong tôi nhiều suy nghĩ. Về sau để con trai tôi cũng trở thành một người thành thật và biết giữ chữ tín, tôi cũng thường xuyên kể câu chuyện này cho con trai tôi nghe.

6. Mẹ là một nhà ngoại giao

Trong quá trình trưởng thành của mình, tôi nhận được nhiều sự quan tâm ấm áp từ mẹ của tôi. Những công sức mà mẹ tôi bỏ ra cũng không hề thua kém những gì mà cha đã làm trong quá trình giáo dục tôi. Có thể nói rằng, sở dĩ tôi có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có được một tính cách khoáng đạt, rộng mở, cô được sự đồng cảm với mọi người như ngày nay thì không thể tách rời khỏi sự quan tâm từng chút một mà mẹ đã dành cho tôi.

Mẹ tôi là một nhà ngoại giao. Mẹ dạy tôi cách nói chuyện với người khác, đối xử với người khác ra sao, thậm chí có được cái gì đó phải dựa vào phương diện nào. Tất cả những điều này đều do một tay dạy dỗ của mẹ tôi.

Bất luận là người lớn hay trẻ con, khi có những mệnh lệnh bắt họ phải làm cái này, cấm họ không được làm cái kia đều sẽ làm họ nảy sinh tâm lí phản kháng. Về phương diện này, mẹ tôi đã dùng một phương pháp rất tuyệt diệu, mẹ không nói phải làm cái gì mà luôn khiến tôi phải làm điều đó một cách tự nhiên; không nói không cho phép làm cái này mà để tôi tự giác không làm. Mẹ đã từng nói với cha, ra lệnh cho trẻ học tập, bắt trẻ học tập thì thật vô hiệu, yêu cầu trẻ học tập thì không bằng hưởng dẫn đúng dẫn để trẻ tự giác học tập. Tuy việc học tập của tôi do cha tôi phụ trách, nhưng mẹ cũng bỏ ra không ít những điều lưu ý đối với tôi.

Từ những gì học được trong quá trình giáo dục tôi, tôi nhận ra một điều, người mẹ nên cố gắng đảm bảo quyền uy trong tim của đứa trẻ. Có một số bà mẹ mặc những bộ trang phục kì quái, gây sự tò mò, đi lại trên đường trở thành sự chế giễu của người khác; còn có một số người không quan tâm gì đến sự chỉnh tề của quần áo, cũng trở thành trò cười trong mắt người khác. Khi trẻ nhìn thấy người mẹ của mình bị những đứa trẻ khác cười chê thì trong lòng chúng sẽ có một cảm giác vô cùng khó chịu.

Không chỉ có thế, nó còn đem đến những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của trẻ. Do vậy, những người làm mẹ nhất định phải lưu ý tới điểm này, không được quá thô kệch và cũng không nên quá lòe loẹt. Nếu không người mẹ sẽ mang lại hình ảnh xấu trước mặt con trẻ. Thứ quyền uy này suy giảm thì việc giáo dục trẻ cũng bắt đầu thất bại từ đây. Rất nhiều người làm mẹ đã không chú ý tới điểm này, cho rằng hành vi của mình chẳng quan hệ gì tới trẻ. Thực tế không phải như vậy, rất nhiều trẻ đã mất đi cơ hội giáo dục tốt trong sự vô tâm đó của người mẹ. thậm chí dẫn tới những trường hợp phức tạp hơn.

Mẹ đã từng kể cho tôi nghe một câu chuyện, câu chuyện này nói rõ nếu một người mẹ không có quyền uy gì đối với trẻ thì sẽ đem đến hậu quả gì cho tương lai của đứa trẻ đó.

Có một người mẹ đưa cô con gái của mình đến học ở trường nữ sinh. Cô nhịn ăn nhịn mặc để cho cô con gái của mình có đủ tiền tiêu. Cho dù như thế, cô con gái nhỏ này cũng không thích người mẹ một chút nào. Có một lần cô con gái nhỏ đó đã nói với mẹ tôi: “Bộ váy hoa mà mẹ cháu mặc đến trường khiến cháu cảm thấy vô cùng khó chịu. Từ khi cháu được 4 tuổi, bởi vì mẹ cháu làm như vậy khiến cháu cảm thấy vô cùng khó chịu”.

Làm mẹ thì không nên làm như vậy. Cô ấy tuy đối xử rất tốt với con mình nhưng lại đánh mất đi sự tôn trọng mà đứa trẻ đó dành cho cô. Có lẽ sẽ có người trách móc đứa trẻ đó thật vô tình nhưng tôi lại đồng ý với cô gái nhỏ đó. Cho dù người mẹ đó đã bỏ ra nhiều tâm huyết cho cô con gái nhỏ, đưa cô con gái nhỏ đến học ở một ngôi trường nổi tiếng, nhưng tôi cho rằng người mẹ đó đã không làm hết trách nhiệm của một người mẹ.

Người mẹ chính là bản thể mẫu của đứa con. Người mẹ với cổ áo không ngay ngắn thì đứa trẻ cũng như vậy, đó là những điều không cần phải nói. Thói quen luộm thuộm sẽ bám theo trẻ cả đời, điều này đối với một người mà nói thì quả thực chẳng có lợi chút nào. Trong cuộc sống có rất nhiều người mất đi cơ hội tốt chỉ vì thói quen không chỉnh tế của mình. Do vậy việc mặc trang phục thế nào của một người không phải là một chuyện nhỏ.

Mẹ tôi rất coi trọng điểm này, mẹ không mặc những đồ không phù hợp với mình, hơn nữa giúp tôi ăn mặc ngay ngắn, chỉnh tề.

Mẹ đã từng nói với tôi: “Quần áo không chỉnh tề, tinh thần nhất định cũng sẽ bị phân tán. Do vậy quản áo chỉnh tề ngay ngắn có thể giúp tinh thần phấn chấn trở lại”. Quần áo mà mẹ cho tôi mặc tuy không xa xỉ nhưng luôn sạch sẽ, chỉnh tề.

Tôi cho rằng, trang phục ngay ngắn, chỉnh tề giúp con người này sinh lòng tự tôn. Không chỉ là người, ngay đến ngựa cũng vậy. Cho ngựa một bộ cương tốt, nó nhất định sẽ thể hiện ra khí thế thật hùng dũng; cho ngựa một bộ cương rách nát, nó sẽ cúi đầu không có khí thế. Ngay đến ngựa cũng thế, huống hồ là con người?

Đồng thời với việc chú ý tới trang phục, mẹ tôi còn chú ý tới việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho tôi. Mẹ dạy tôi cách rửa mặt, đánh răng, rửa tay, chải đầu. Bởi vì sự sạch sẽ trên cơ thể của trẻ có thể giúp trẻ nảy sinh lòng tự tôn. Mẹ của tôi nắm vững chừng mực này, đồng thời không để tôi nhiễm thói quen cầu kì trang điểm hay thích hình thức. Sở dĩ trẻ có những thói quen xấu này. phần lớn đều là do sự ảnh hưởng từ người mẹ, do vậy cần nâng cao ý thức với vấn đề này.

Con người tuy sống nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Có một vài người mẹ không có chút hứng thú nào đối với việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, loại người này thường chìm đắm trong “Những cuộc cạnh tranh sắc đẹp”. Đây là điểm nên tránh đối với cuộc sống của trẻ.

Mẹ ngoài việc quan tâm tới việc giáo dục và việc ăn mặc của tôi thì còn quan tâm tới những trò chơi của tôi. Rất nhiều người mẹ không quan tâm tới những trò mà con chơi, điều này rất không tốt. Mệt vì làm việc nhà, khi trẻ làm một việc cần đến sự quan tâm của họ, thì họ cũng chẳng thèm ngoảnh đầu lại. Trẻ cảm thấy vô vị, tâm tư nặng trĩu. Đây là những điều hoàn toàn không nên có của một người làm mẹ.

Để giúp tôi có được phẩm chất đạo đức tốt, mẹ còn tạo ra cho tôi một bảng phẩm đức, một tuần một tờ, nội dung là: Nghe lời, lễ tiết, khoan dung, thân thiết, nhẫn nại, thành thật, sạch sẽ, cần kiệm, tự khống chế, hiếu học, làm việc thiện. Nếu những hành vi mà tôi làm phù hợp với bảng đạo đức đó thị sẽ được dẫn một ngôi sao vàng vào cột của ngày hôm đó, trái lại thì sẽ dẫn một ngôi sao đen. Cứ tới thứ bảy thì đếm một lượt, nếu số sao vàng nhiều thì trong tuần sau sẽ đạt được số sách, hoa quả tươi và điểm tâm tương ứng với số sao đó, còn nếu số sao đen nhiều thì không thể có những phần thưởng đó.

Với bảng đạo đức này, sau khi thống kê vào thứ bảy cũng không cho phép tôi được phép vứt đi, làm như vậy để giúp tôi hạ quyết tâm, đến tuần sau xóa bỏ đi sao đen. Như vậy sẽ có tác dụng tốt đối với việc bồi dưỡng thái độ tích cực cho tôi, bởi vì nếu sao đen được giữ lâu sẽ khiến tôi cảm thấy xấu hổ.

Có một ngày, tôi một mình trở về nhà, tôi đem chú chó ở ngoài sân vườn khóa ở ngoài phòng. Không lâu sau, trời đổ mưa nhưng tôi không đem chú chó vào trong phòng. Chú chó ở ngoài sủa inh ỏi, nước mưa lạnh làm thân chú run rẩy.

Lúc đó, mẹ tôi từ ngoài về nhà, nhìn thấy tình cảnh đó bèn nhanh chóng dắt chú chó vào trong nhà, mẹ lập tức hỏi tôi:

“Carl, vì sao con lại để chú chó dầm mưa ở ngoài như vậy?”. “Con… Con quên đem nó vào nhà”.

“Nhưng con không nghe thấy nó đang sủa hay sao?”. Mẹ nghe thấy tôi nói như vậy bèn tức giận lên, bởi vì mẹ biết tôi đang nói dối.

“Con nghĩ nó ở ngoài chẳng có vấn đề gì cả!”. Tôi cố tình bào chữa.

“Không có vấn đề gì? Vậy thì để con ở ngoài dầm mưa một chút, con bằng lòng không?

“Không bằng lòng”.

“Carl, bản thân con còn không bằng lòng, vì sao lại để chủ chó này dầm mưa? Con nhìn xem, thời tiết lạnh thế này, chó cũng sẽ sinh bệnh. Để nó dằm trong nước lạnh như vậy, thật là quá tàn nhẫn rồi đó! Nếu có người để con đi dầm mưa ở ngoài rồi dẫn tới sinh bệnh, làm mẹ sẽ đau lòng thể nào!”.

Nghe xong những lời nói đó của mẹ, tôi đã cúi đầu. Tôi đã thừa nhận sai lầm của mình và hứa lần sau sẽ không làm như vậy nữa, nhất định sẽ biết cách bảo vệ động vật

Mẹ tôi đã bắt đầu với từng chuyện nhỏ trong cuộc sống, từng chút từng chút một nuôi dưỡng điều thiện trong tôi, đồng thời còn dạy tôi đạo lí làm người.

7. Không nên chỉ trích quá lời với trẻ

Bất luận trong vấn đề gì dù là giáo dục trong việc học tập kiến thức hay giáo dục việc hành thiện của tôi, cha tôi chưa từng chỉ trích tôi mà luôn kiên trì giảng giải đạo lí cho tôi. Cha tôi cho rằng đó là phương pháp có hiệu quả nhất.

Thực ra, trẻ làm chuyện xấu thì phần lớn thuộc về người lớn chứ không phải trẻ nhỏ. Trẻ làm chuyện xấu là do cha mẹ không dồn hết tâm trí hướng trẻ theo phương hướng tốt, đó là kết quả của sự buông lỏng, không quản trẻ. Muốn dẫn dắt tinh thần của trẻ vào việc tốt thì nhất định phải để trẻ này sinh hứng thú ngay từ ban đầu với công việc, lao động, đồng thời nuôi dưỡng năng lực và sở thích ở nhiều phương diện cho trẻ. Chỉ có như vậy, mới có thể dẫn bồi dưỡng thế giới nội tâm lành mạnh ở trẻ.

Rất nhiều cha mẹ cho rằng dùng phương pháp đánh trẻ thì có thể giáo dục, đó là một quan điểm cực kì sai lầm…..Có một câu thế này: Không dùng đòn roi đánh trẻ, như vậy sẽ tổn hại đến trẻ. Tôi cho rằng đây là quan điểm không đúng đắn, nó không chỉ dẫn tới cách hiểu sai lầm của những bậc cha mẹ trẻ. tuổi mà còn gây tổn hại đến trẻ. Có một số bậc cha mẹ thường xuyên đánh mắng trẻ, cho rằng như vậy sẽ chẳng tổn hại gì tới trẻ, nhưng trên thực tế điều này chỉ dẫn tới sự ngoan cố, lạnh nhạt, tàn khốc của trẻ.

Có một lần, tôi nhìn thấy một đứa trẻ đang ngược đãi một con chó. Trẻ dùng một cái roi và vụt không thương tiếc vào chú chó. Tôi nhanh chóng chạy lại khuyên răn.

Tôi hỏi trẻ: “Bé con, vì sao cháu lại đánh chú chó như vậy? Không nghĩ rằng nó rất đáng thương hay sao?”

Trẻ đáp: “Bởi vì cha thường xuyên đánh cháu, cháu cũng đâu được người khác cảm thấy đáng thương gì đâu, vì sao chú chó này lại cảm thấy đáng thương chứ”.

Chúng ta sẽ bắt gặp những gia đình xung quanh chúng ta thường xảy ra chuyện như con cái bị cha mẹ đánh, trên mặt trẻ thường để lại nhiều dấu tay. Những điều này thật khiến người khác đau lòng và chua xót Thượng đế kêu gọi chúng ta hãy yêu thương người khác. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên trong sự giáo dục thô bạo này làm sao có thể biết cách yêu người khác đây?

Tôi đã từng nói nhiều lần, lòng tự tôn là một trong những điều căn bản trong phẩm chất đạo đức của một con người. Nếu mất đi lòng tự tôn, phẩm cách của con người sẽ sụp đổ. Con người sở dĩ trở thành hành khất, cường đạo, say xỉn, bài bạc đều là kết quả của việc mất đi lòng tự tin. Cha mẹ thường xuyên đánh mắng trẻ, chỉ làm tổn thương tới lòng tự tôn của trẻ, từ đây sẽ thấy nó chẳng có bất kì tác dụng tốt nào. Cha mẹ thường xuyên nói quá nhiều về những lỗi lầm đã qua ở trẻ chỉ làm tổn thương đến lòng tự tôn của trẻ, đây đều là những cách làm sai lầm.

Cha tôi từ trước tới giờ luôn chủ trương không bao giờ làm tổn hại đến cơ thể của trẻ, ông cũng chưa từng thi hành sự trừng phạt thể xác đối với tôi. Rất nhiều bậc cha mẹ cứ tức giận là đánh trẻ. Sau khi bình tĩnh, họ lại bắt đầu hôn hít, chữa lành những chỗ bị thương hoặc mua cho trẻ kẹo để ăn.

Phương pháp giáo dục này không thể tạo ra được những nhân tài xuất chúng, chỉ có thể tạo ra những người ngu ngốc và yếu hèn. Sự giáo dục trẻ cũng bao gồm sự giáo dục cha mẹ. Làm cha mẹ thì trước khi giáo dục trẻ hãy học cách quản giáo chính mình thật tốt trước đã.

Trẻ con đều tham ăn, tuy đó là bản tính của trẻ những không được tùy tiện đánh mắng trẻ, mà cần chú ý tới phương pháp giáo dục. Chỉ khi giáo dục trẻ một cách đúng đắn thì trẻ mới trở thành một người không ích kỉ.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha đã khuyến khích tôi đem những đồ dùng học tập cũ tặng cho những bạn khó khăn, làm vậy để nuôi dưỡng tinh thần hành thiện của tô đồng thời ông cũng khuyên khích tôi giúp đỡ người nghèo làm việc sinh sống. Do vậy, tôi đã trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ và người giúp việc trong nhà.

Có một trẻ thích nói dối, nhưng cũng phải vì thế mà động một tí là đánh trẻ, mà hãy suy xét vấn đề một cách đầy đủ vì sao trẻ lại nói dối. Vì trẻ thiếu kinh nghiệm, lại giàu trí tưởng tượng có những lúc nói dối, hơn nữa cũng biết đó là chuyện xấu. Cha mẹ không nên chỉ trích trẻ quá mức mà nên chú trọng vào việc giúp trẻ uốn nắn thói quen không tốt đó. Bởi vì từ những lời nói dối vô hại đó sẽ thành những lời nói dối lừa gạt người khác khoảng cách giữa chúng là rất gần. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn những phương pháp có hiệu quả, chứ không dùng cách thức đánh mắng trẻ để giải quyết vấn đề.

Cha tôi cho rằng, rất nhiều lỗi ở trẻ có thể sửa được thông qua sự trợ giúp về đọc hiểu và lao động. Những kiến thức và đạo lí trong sách có thể giúp trẻ có được những sự chỉ dẫn đúng đắn, còn lao động sẽ đem đến cho trẻ cảm giác mọi thứ có được đều không dễ dàng gì. Trẻ chỉ cần có thói quen học tập và lao động thì sẽ được phương hướng phát triển tốt, từ đó trở thành người có giáo dục,

Có một kẻ phản diện đã nói một cách kiêu ngạo trước tòa án rằng: “Từ khi tôi sinh ra, không biết sách là cái gì, cũng chưa từng lao động bất kì ngày nào”. Do vậy, phạm tội nhất định là kết quả của việc vô tri, lười nhác, không lao động.

Cha tôi có một người bạn, bởi vì con ông ấy bướng bỉnh, thường xuyên dẫm đạp lên hoa trong vườn, khiến ông rất phiền não, chẳng còn cách nào khác. Cha tôi nói với người bạn đó: “Tốt nhất ông hãy mua cho cậu bé cái cuốc và cái xẻng để nó tự trồng hoa”.

Người bạn đó lập tức làm theo và đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Điều này là vì sao vậy? Đô đương nhiên là do cậu bé này đã bị lạc lối trong sự hướng dẫn tinh thần sai lầm, từ đó mà phải trồng hoa.

Về sau, cậu bé này không chỉ trồng hoa, hơn nữa còn rất quý trọng chúng. Mọi người cũng không còn coi cậu là một đứa trẻ ngỗ nghịch nữa, mà thường xuyên thấy cậu chăm sóc những loại cây và hoa đó trong vườn. Hơn nữa cậu còn vô cùng thích thú với vườn hoa đó, chưa từng làm hại chúng. Có thể thấy rằng, phương pháp giáo dục có hiệu quả có thể nảy sinh sức hấp dẫn lớn.

Thường bị chỉ trích, đánh mắng, trẻ sẽ trở nên quen dần với việc đó, cha mẹ cũng vì thế mà mất đi quyền uy, làm phát sinh khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Kết quả là đã hoàn toàn t đi tính giáo dục đối với trẻ.

Cha tôi cho rằng, không nên quá yêu chiều hay chỉ trích nhiều đối với trẻ. Chỉ cần lựa chọn những phương pháp hợp lí, có hiệu quả để hướng dẫn trẻ mới có thể nuôi dưỡng được sự hành thiện và năng lực làm người sau này của trẻ.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x