Trang chủ » Chương 5: Phát triển toàn diện không thiên lệch

Chương 5: Phát triển toàn diện không thiên lệch

by Trung Kiên Lê
36 views

Đối với việc giáo dục trẻ, trước tiên hãy suy xét đến việc phát triển cả tính thiên bẩm, nuôi dưỡng những kiến giải và tinh thần sáng tạo độc đáo của trẻ. Chỉ có như vậy mới có thể giúp trẻ trở thành người có đặc điểm nổi bật, có được những quan điểm và tư tưởng mới khi lớn lên, tạo ra những công hiến tương ứng với thế giới.

1. Lòng trắc ẩn là thứ đẹp nhất của đời người

Mỗi con người sống trong xã hội này không thể đơn độc, không dựa vào ai, mà luôn có những mối quan hệ với những sắc thái khác nhau cùng với sự biến đổi muôn hình vạn trạng của môi trường và con người. Trên phương diện học tập cũng vậy, con người không thể đơn thuần phát triển chi một phương diện nào đó mà phải phát triển hài hòa, toàn diện. Ví dụ: Khi học tập những tri thức trong sách, có người chỉ chú trọng về một mặt nào đó, còn những mặt khác thì lại chẳng biết chút nào, điều này rất có hại, nhất định phải phát triển đồng thời, cùng phát triển; hoặc có người chỉ hướng đến những kiến thức trong sách vở hoặc chỉ phát triển nổi bật ở phương diện thể chất mà không chú trọng phát triển đến các phương diện khác, cuối cùng chỉ có thể trở thành “Kẻ khập khiểng” về một phương diện nào đó. Do vậy cần phải phát triển tổng hợp, cân bằng cả đức, trí, thể, mĩ.

Cha và mẹ cùng đồng tâm hiệp lực, cùng bỏ công nuôi dưỡng năng lực của tôi về các phương diện như thường thức, sức tưởng tượng và sở thích cá nhân. Cha tôi không thích người không có sở thích cá nhân và kiến thức căn bản. Ông còn nỗ lực bồi dưỡng tình cảm và tâm lí, giúp tôi có được phẩm đức cao thượng và sự phân định rõ ràng giữa tốt và xấu.

Cha tôi có ý dạy tôi học cách làm sao để yêu người khác, giúp tôi hiểu được thể nào là lòng trắc ẩn, cái gì là đẹp nhất trong cuộc sống con người. Ông nói với tôi: “Những đứa trẻ có lòng trắc ẩn sẽ không ngang tàn bá đạo, có thể làm nhiều việc đem lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ giúp người, chia sẻ nỗi khổ cũng với người khác. Những đứa trẻ này càng nhận được nhiều hơn tình yêu từ người khác và xã hội, bất kể là ở trường học hay trong công tác sau này đều sẽ có nhiều cơ hội hơn, sau khi lớn lên sẽ thiết lập nhiều mối quan hệ sâu sắc cùng với bạn bè hay gia đình”. Ông nói với tôi phải hiểu được tình yêu là món quà vĩ đại mà thượng đế ban tặng cho chúng ta, những người biết tiếp nhận, động lòng trắc ẩn với mọi người sẽ nhận được nhiều sự báo đáp vô hạn.

Cha cũng từng nói với tôi: “Mỗi người chúng ta nên quan tâm tới người khác. Mỗi người chúng ta đều đã từng nhận sự giúp đỡ của người khác, chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng để biến sự giúp đỡ của người khác đối với chúng ta thành sự quan tâm tới người khác”.

Nhiều năm về trước ông còn kể cho tôi nghe một câu chuyện đã xảy ra trong những năm đầu đời của tôi.

Đó là một buổi hoàng hôn khiến người khác phải đắm say, giống như thường lệ, cha nằm chặt bàn tay nhỏ bé cùng đi bộ và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi như nước hồ của tôi.

Một người lang thang lướt qua chúng tôi. Không ngờ người lang thang đó đã làm tôi chú ý. Tôi ngẩng đầu nhìn cha và hỏi: “Ông ta vì sao lại phải lang thang? Ông ấy cần gì?”. Cha không trả lời tôi ngay lập tức, bởi vì đối với câu hỏi mà tôi đưa ra, ông luôn cho tôi một khoảng thời gian để suy nghĩ về câu hỏi của mình. Lần này, tôi không truy xét câu hỏi giống như thường lê, mà chạy lên trên đi theo bước chân của người lang thang đó, hỏi ông ta: “Ông a, vì sao ông lại lang thang, ông cần gì vậy?” “Tôi cần một cái bánh bao…” Người lang thang cười và đáp, ông ta chưa từng nghĩ rằng một đứa trẻ 5 tuổi có thể giúp được gì cho ông ta. “Ông à, xin ông hãy đợi một chút”. Người lang thang hỏi cha tôi: “Thưa ông, đây là con trai ông à. “Đúng, đó là con trai tôi”. “Đố là một đứa trẻ đáng yêu, thật là hạnh phúc.

Đi trên đường, hai người cùng nói chuyện với nhau, ông tà nói cho cha tôi nghe về tình hình quê nhà của ông, nói về cuộc sống lang thang của mình và những sự trách móc của ông ta với cuộc đời.

Không lâu sau, tôi chạy theo kịp, trong tay còn cầm một cái bánh bao 2 đồng. Tôi nhìn cha, ông mỉm cười gật đầu đồng ý. “Đây là món quà tôi và con trai tôi muốn tặng ông”. Tôi đặt bánh bao vào trong tay người lang thang đó, nói: “Mời ông ăn”. Sau khi chuyện xảy ra, cha hỏi tôi: “Lúc đó sao con lại có ý nghĩ muốn tặng bánh bao cho người lang thang đó?” “Con nghĩ cả cha và mẹ sẽ tán thành cách làm của con, bởi vì cha đã từng nói với con, con người chỉ khi hành thiện mới có thể tiếp cận với thượng đế”.

Rất nhiều đứa trẻ trong quá trình lớn lên của mình nảy sinh lòng trắc ẩn một cách rất tự nhiên. Đó là một loại đức tính. Cùng với trưởng thành về năng lực tri thức của mình, dần dần có thể phân biệt ra những biểu hiện không giống nhau trong những nỗi khổ tinh thần của người khác, đồng thời có thể dùng hành động của mình để biểu thị sự quan tâm tới họ.

Có một số trẻ không quan tâm tới người khác, hành vi ác nghiệt hay tàn độc vô tình, nguyên nhân phần lớn đều do sự bắt hạnh trong gia đình hay sự thiếu thốn trong thời kì giáo dục sớm gây ra. Nếu hi vọng trẻ càng biết quan tâm và thể hiện tình yêu đối với người khác thì sự giáo dục sớm đúng đắn của gia đình cùng với những hành vi và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của cha mẹ đóng vai trò then chốt.

Khi giáo dục, cha không chỉ yêu cầu tôi ghi nhớ một loạt những quy phạm đạo đức, bởi vì chỉ học thuộc một cách đơn giản sẽ không đem đến tác động gì đối với hành vi của tôi mà thông qua những ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày giúp tôi ảm nhận được một tình yêu với tình cảm lương thiện, đúng đắn.

Cha tôi nói làm một người cao thượng là điều hạnh phúc nhất. Người cao thượng có thể hiểu được tâm tưởng của người khác, có thể cảm nhận được tình cảm của người khác, có thể giúp người khác san sẻ bớt nỗi lo, giải tỏa ưu phiền.

Bởi vì cha tiến hành giáo dục đối một cách rất sâu sắc, nên ngay từ nhỏ tôi đã hiểu được làm một người cao thượng so với việc chỉ là một người đơn thuần có học vấn uyên thâm sẽ càng nhận được sự tôn trọng của người khác.

Nếu bạn mong muốn đứa trẻ của bạn sau này lớn lên có đủ tình yêu, sự quan tâm và trách nhiệm, vậy thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, điều quan trọng đó là tiếp thêm cho trẻ sự hi vọng. Khi còn nhỏ, cha đã dùng những hành vi rất đẹp hướng dẫn tôi, đồng thời hi vọng tôi cũng có thể làm được như vậy. Ông luôn tin tưởng rằng, hi vọng của ông nhất định sẽ không vấp phải sự từ chối, hơn thế nữa ông chưa từng đánh giá thấp hi vọng của tôi. Cha tôi là một người rất tự tin và kiên cường, ông không bao giờ buông xuôi chỉ bởi vì mong muốn nào đó của mình bị vùi dập hay gặp trắc trở mà luôn kiên trì tới cùng. Bởi vì ông rất tin tưởng tôi, luôn hi vọng sau này lớn lên tôi sẽ trở thành một người có tài, do vậy về phương diện này ông tin tưởng rằng tôi sẽ làm tốt.

Bất luận tuổi tôi bao nhiêu, cha luôn đặt tôi vào vị trí giống với ông, chưa từng phớt lờ chỉ vì tôi là một đứa trẻ, cũng không vì tôi nhỏ mà nuông chiều, làm hư tôi. Trong gia đình, chúng tôi bình đẳng với nhau.

Khi tôi được 3 tuổi, ông yêu cầu tôi tự hoàn thành những việc của mình. Trên thực tế tôi cũng làm rất tốt. Lúc đó tôi có thể giúp mẹ làm một số việc nhà, như: Hút bụi trên bàn, giúp mẹ bày biện dụng cụ ăn. Cùng với sự tăng dần của độ tuổi, những việc tôi có thể làm được cũng nhiều lên, bởi vì giúp đỡ mọi người làm việc nhà cũng là một phương diện giúp đỡ người khác, đó là một chuyện rất tốt.

Cha nói với tôi, giúp đỡ người khác là biểu hiện của tình yêu, là khởi nguồn của một trái tim lương thiện. Lương thiện là công cụ có sức mạnh nhất mà con người nắm trong tay, nó có một sức mạnh vô cùng.

“Phàm là những người đã tiếp xúc với Carl đều hết lời khen ngợi, nó giống như một thiên sứ thuần khiết, một đứa trẻ có tình yêu, hài hòa, dễ mền, chưa từng cãi nhau với người khác. Ứng xử với tự nhiên rất chân tình, bất kể là động vật hay một bông hoa đều không nỡ ngắt”.

“Tôi vì những phẩm chất cao thượng đó của con trai mà

cảm thấy tự hào vô cùng, có thể thấy được ánh sáng nội tâm của nó, vì thế tôi cảm thấy rất hân hoan”.

Đây chính là hai đoạn được ghi chép trong nhật kí của cha tôi, từ đó có thể thấy được sự thành công trong cách giáo dục của cha đối với tôi, hơn nữa cha tôi còn cảm thấy vui mừng bất tân đối với thành công này.

2. Làm những việc mình có thể tự làm được

“Cần cù bù thông minh”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ngay từ nhỏ tôi đã được tập luyện thói quen cần cù, đây là điều cha tôi cực kì coi trọng đối với tôi. Cha luôn cho rằng, khởi nguồn của hạnh phúc chính là cần còn khởi nguồn của mọi tội lỗi chính là sự lười nhác. Tinh lực của một đứa trẻ nếu dùng sai chỗ thì chỉ là sức lực mang tính phá hoại, nhưng chỉ cần nuôi dưỡng thói quen cần lao cho trẻ thì sẽ không thành người xấu.

Trong nhật kí của mình, ông đã ghi chép rất tỉ mỉ những phương pháp đã dùng để rèn luyện thói quen cần cù cho tôi.

“Carl đã 2 tuổi rồi, hôm nay tôi gọi bà và Curtis cùng đến là muốn nói, về sau những việc mà Carl có thể tự làm thì hãy để nó tự làm. Curtis vừa nghe đã hỏi: “Nó nhỏ thế này thì làm được gì? Nó sẽ bị thương, anh sai rồi!”. Để người khác hiểu được tôi luôn là một chuyện rất khó, tôi chỉ đành giải thích thế này với họ, nếu chuyện gì cũng không để nó làm, không cho nó cơ hội được tiếp xúc thì Carl sẽ chẳng bằng lòng chuyện gì hết và cái gì cũng không biết làm. Như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng. Ví dụ như không có trách nhiệm với hành vi của mình, thích dựa vào người khác. Nói một hồi lâu, không biết họ nghe có hiểu hay không, nhưng biểu hiện của Carl trong ngày hôm nay đã thuyết phục họ”.

“Buổi chiều hôm nay, Carl cầm đồ điểm tâm trong tay từ nhà bếp chập chững bước đi, dường như luôn tràn ngập hứng thú với mọi thứ, hết nhìn cái này rồi lại động vào cái kia, đỗ điểm tâm rơi trên sàn đất, bé vẫn tự mình đi lên phía trước. Thế là tôi nắm được cơ hội này, lấy tay vứt rác vào thùng, với ý là hưởng dẫn con thu rác lại rồi vứt vào trong thùng rác. Con nhìn tôi, dường như không hiểu lắm ý. Tôi bèn nói: “Carl, thu gom đồ trên sàn đất lại, vứt vào trong thùng rác”. Bé con dường như vẫn chưa nhúc nhích. Mẹ bé nói thêm vào: “Bỏ đi, con vẫn còn nhỏ, không nên bắt con làm”. Lúc đó, Curtis nhanh chóng chạy lại, chuẩn bị nhặt thì tôi nói với Curtis rằng: “Không được nhặt, để Carl tự nhặt lấy”. Carl nhìn tôi, dáng vẻ dường như muốn xem xem tôi sẽ làm gì nếu bé không nghe lời tôi. Bé bước lên phía trước định đi thì tôi đã bước lên và bảo: “Carl, tự mình làm những việc mình có thể làm được mới thực sự là một đứa trẻ ngoan, món đồ đó tự con làm rơi thì phải tự mình nhặt lên, đúng không nào?”. Với ánh mắt kiên quyết, Carl đành khuất phục, bé cúi người xuống nhặt món điểm tâm rơi trên sàn và bỏ vào sọt rác”.

Cứ như vậy, khi 3 tuổi, tôi đã có thể giúp mẹ làm một số việc nhà đơn giản như lau sàn, bày biện đồ ăn…

Đương nhiên mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận lợi, bởi vì mỗi người đều có tính lười nhác nhất định của mình. Sau khi đã biết được nhiều việc thì trẻ có thể mất đi hứng thú với việc làm những việc nhà, bởi vì chúng sẽ cảm thấy nó thật nhàm chán và vô vị, coi nó như một việc phải làm. Lúc đó nếu cha mẹ dùng phương pháp ra lệnh thì nhất định sẽ không đạt được hiệu quả, tình cảnh của tôi chính là thế này. Sự nhiệt tình làm việc nhà của tôi vào lúc được 2 – 3 tuổi; đến 6 – 7 tuổi dường như đã chẳng còn hứng thú gì nữa, có những việc cha sắp xếp cho tôi, tôi còn lười nhác đụng tay. Lúc đó, cha kiên trì giảng giải cho tôi tính quan trọng của làm việc nhà.

Cha thường dùng phương pháp kể chuyện giúp tôi hiểu được ý nghĩa của việc này. Còn nhớ có một ngày khi cha chuẩn ra ngoài, nhìn thấy phòng của tôi đang rất lộn xộn, cha gọi tôi đến thu dọn lại, miệng thì đồng ý nhưng tôi không muốn đụng tay chút nào. Mãi cho đến khi cha trở về, tôi vẫn nằm trên giường xem sách. Cha tôi bèn hỏi: “Carl, cha bảo con thụ dọn phòng giặt khăn và tất của con, đúng vậy không, nếu đã biết thì phải làm ngay lập tức”. “Phải đợi sao? Buổi sáng con đã đồng ý rồi, bây giờ trời đã tối rồi, con vẫn chưa làm được gì”. Cha tôi vẫn chưa buông xuôi. Tôi nói một cách kì kèo: “Ai chà, bây giờ con đang đọc sách, không có thời gian, để Curtis giúp con đi”.

Nghe nói để Curtis giúp tôi làm, cha rất tức giận nhưng ông không nổi nóng mà chỉ nói với tôi rất bình tĩnh rằng: “Carl, con không muốn làm việc, cha kể chuyện cho con nghe được không nào?”. Nghe đến kể chuyện, tôi nhanh chóng trèo từ trên giường xuống: “Được ạ, được !”. “Trước đây một người cha có 2 người con trai, ông rất yêu họ, việc gì cũng không muốn con trai mình phải đụng tay vào, sợ con mình sẽ cảm thấy mệt”. “Chính là thế này, người cha đó thật tốt, còn cha luôn bắt con phải làm việc, cha của các bạn đó thật tốt”. Nghe đến đó, tôi liền nói xen vào vài câu. “Đừng cắt ngang, hãy nghe hết câu chuyện đã. Trong 2 người, người anh vô cùng sung sướng với sự sắp xếp của cha, một ngày từ sáng tới tối chẳng làm việc gì, cả ngày ở trên giường đi ngủ, mập ra trông thấy.

Còn người em lại rất có hiểu, cậu hiểu được nỗi lòng của cha, mỗi ngày đều giúp cha làm việc. Không lâu sau, người em học được cách nấu cơm, giặt quần áo, làm đồng, buộc bò lại, còn có thể làm một số vật dụng. Sau này cha của họ qua đời, 2 anh em cũng đã trưởng thành, họ chia nhà. Người em mỗi ngày ra ngoài làm việc, kiếm được rất nhiều tiền, lấy vợ, sống hạnh phúc, nhưng người anh vẫn chỉ ngủ cả ngày. Có hôm người em phát hiện ra người anh vẫn chỉ ở trong căn phòng trước đấy, căn phòng hỏng không được tu sửa gì, khắp nơi bốc lên một mùi hôi khó ngửi. Khi người em đẩy cửa bước vào căn phòng của người anh, con nói người em có nhìn thấy gì không?”. “Con biết rồi, nhất định là người anh đã chết trên giường rồi”. Tôi trả lời như vậy. “Đúng rồi! Nhưng vì sao mà con biết vậy?”. “Bởi vì người anh không làm việc nên chết đói ạ”. “Vậy thì con muốn học giống người anh hay người em?”. “Con sẽ học theo người em, con là một con ong chăm chỉ thì sẽ không bị chết đói”. Tôi đắp, và bắt đầu dọn dẹp phòng của mình. Cha tôi nhìn, cười nói: “Nằm nhiều cũng tốt, hà tất gì phải làm việc đây?”. “Cha à, con không phải là kẻ ngốc, những gì cha muốn nói, con đã hiểu cả rồi, con cũng hiểu được rằng cần cù là phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất của một con người”.

3. Duy trì sự tỉnh táo với minh quang phía trước

Luôn tồn tại một cách nghĩ sai lầm trong lòng mọi người khi cho rằng làm một thần đồng là một chuyện rất vinh quang, làm thần đồng giống như mặt trăng lớn được nhấc bổng ra khỏi đám sao nhỏ, trải qua cuộc sống của mình một cách dễ dàng. Nhưng tôi biết được rằng, thực ra cuộc sống của thần đồng lại không hề dễ dàng như vậy, cuộc sống của họ thường xuyên phải đối mặt với sai lầm và sự hiểu lầm, điều này vẫn chưa là gì, điều đáng sợ hơn đó là họ luôn bị bao quanh bởi những lời tán dương và sự tung hô. Mọi người luôn hết lời ca tụng, tán dương thần đồng bất chấp đứa trẻ đó có thể tiếp nhận được không, đó thực sự là một cách thức nhanh nhất bẻ gãy tương lai phía trước của thần đồng đó. Bởi vì sau khi nghe xong những lời tán dương không ngớt đó, trẻ sẽ dễ dàng trở nên kiêu ngạo, ngông cuồng, trong lòng tràn ngập thứ cảm giác tự mãn với những thành tích trước mắt của mình, từ đó mất đi động lực để tiếp tục phần đầu và cố gắng. Rốt cuộc thi chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ, về căn bản vẫn chưa thể ứng xử một cách phù hợp với những lời tán dương đó. Lòng kiêu ngạo đã hủy hoại đi không ít những đứa trẻ, tôi đã gặp một trong số những người như vậy.

Bill là một người con của bạn cha tôi, cậu sinh ra đã là một người thông minh, phi phàm, đặc biệt những biểu hiện xuất chúng của cậu trên lĩnh vực âm nhạc khiến người khác phải vô cùng khâm phục. Khi cậu 2 tuổi, bất kể là khúc nhạc gì, chỉ cần nghe một lần là có thể học được ngay. Khi 5 tuổi, cậu có thể chơi vi-ô-lông và đánh piano rất tốt, còn tự mình viết ca khúc nữa. Lên 7 tuổi, cậu tổ chức một đại hội âm nhạc. Mọi người đều nói cậu là Mozart thứ hai, ai cũng đều nói rằng cậu sẽ có một con đường huy hoàng với tiền đồ rộng mở thênh thang, cậu chính là một thần đồng âm nhạc, là một thiên tài. Trong hoàn cảnh như vậy, Bill không còn duy trì được sự tỉnh táo trong đầu óc nữa, cũng giống như người khác luôn khen ngợi quá lời về con cái của họ. Họ đều nói rằng, trình độ của thầy giáo bây giờ cũng chẳng bằng Bill nữa, sau này Bill nhất định sẽ trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại như Baha. Cuộc sống của gia đình cậu bắt đầu lấy cậu làm trung tâm, coi cậu thành một thứ bảo bối quý hiếm, những lời khen ngợi quá mức như vậy dẫn đến những ảnh hưởng rất xấu đối với cậu.

Thế là, cậu bắt đầu lấy cái đế “Thiên tài” để thể hiện. Cậu không những đối xử không lịch sự với người khác, hơn nữa còn ăn nói rất ngông cuồng: “200 năm mới sinh ra Beethoven, còn 500 nữa mới sinh ra Bill”. Nhìn thấy tình cảnh đó, thầy giáo của Bill rất đau lòng bởi vì ông biết rằng Bill cần học tập và nỗ lực nhiều hơn nữa trong lĩnh vực âm nhạc, khoảng cách giữa cậu và những bậc thầy về âm nhạc thực sự vẫn còn quá lớn. Ông nhiều lần khuyên bảo Bill không nên kiêu ngạo như thế, nhưng Bill lại nổi giận. Có một ngày cậu nói với thầy giáo vô cùng khiếm nhã: “Thầy thật nhiều lời, rất nhiều người mời con tham gia đại hội âm nhạc, điều này cho thấy biểu hiện của con rất tốt! Hơn thế nữa con sớm đã lĩnh hội được hết những nội hàm trong thứ âm nhạc mà thầy nói rồi”. Thầy giáo vẫn kiên nhẫn nói: “Nhưng thực sự ta đã phát hiện ra những vấn đề tồn tại của con! Nếu không sửa đổi những tật xấu này trong thời gian học tập, sau này con sẽ không có được thành tựu lớn nào nữa đâu”. Cho dù Bill nói vô lễ đến mấy, thầy giáo vẫn không bỏ thiên tài này. Để giúp Bill càng hiểu rõ hơn về những thứ trong phương diện biểu hiện âm nhạc này, thầy giáo bắt đầu làm mẫu nhưng trong quá trình này, thầy giáo đã mắc phải một lỗi nhỏ, lúc đó như nắm được cái này Bill đã dẫn chế nhạo thầy giáo: “Thầy à, với trình độ như vậy mà thầy muốn dạy con sao? Bản thân thầy còn chẳng ra sao!”. Thầy giáo tức giận đến mức từ chối tiếp tục làm việc, cho dù ông cũng thừa nhận rằng thực sự không có nhiều thiên tài như Bill.

Về sau có một lần, tôi nghe thấy vị thầy giáo này nói chuyện với cha tôi. Thầy giáo nói: “Vào thời khắc mà ông từ chối công việc, ông tin rằng Bill không thể trở thành một nhà âm nhạc vĩ đại được, cách nhìn của mọi người và ông ấy trước đây đối với Bill đều sai. Sự thật sau này đã chứng minh lời của vị thầy giáo đó đã đúng. Sau khi thầy giáo đi, Bill nói với cha cậu rằng cậu không cần thầy giáo, bởi vì trên thế giới này chẳng có một người nào xứng đáng làm thầy một thiên tài trăm năm khó gặp như cậu. Kết cục của Bill có thể nhìn ra được. Không lâu trước đây, có người nói với tôi bởi vì dùng lượng quá độ, Bill đã trở thành một tên bợm rượu. Anh ta đã mất đi đôi tai lanh lợi và sự linh hoạt của những ngón tay, bây giờ anh ta không thể đánh được cho dù là một thanh âm đơn giản nhất, đương nhiên đừng nói đến bản nhạc. Tuy nhiên, anh ta vẫn không biết suy xét lại bản thân mình mà chỉ biết oán trách người khác, nói người khác không quan tâm đến mình, còn nói một thiên tài trời định đang bị thế gian hủy hoại.

Tôi thực sự biết rất nhiều thiên tài, từ khi họ còn chưa thành danh, rất nhiều người đều không thể hiểu được bọn họ. Nhưng từ trước tới giờ Bill chưa từng viết ra được, một tác phẩm bình thường cũng không có, do vậy anh ta làm sao mà giống với những người vĩ đại đây? Sự kiêu ngạo đã sớm làm tiêu tan sạch sành sanh cái mà trời đã ban cho anh ta rồi.

Cuối cùng Bill đã trở thành mặt trái của giáo dục rất đáng thương. Từ con người anh ta, tôi hiểu được rằng điều nguy hiểm nhất đối với một thiên tài chính là sự khen ngợi quá mức của thế gian. Bởi vì họ đã quá quen với những lời tán dương của những người xung quanh, họ tự nhiên sẽ trở nên kiêu ngạo. Chuyện đáng sợ nhất trên thế giới đó chính là sự kiêu ngạo bất kể bạn là thiên tài hay thần đồng.

Cha tôi là một người rất sáng suốt, tôi rất cảm ơn ông. Sở dĩ tôi có được thành tựu như ngày nay, hoàn toàn do ông đã biết được tính nguy hiểm của trường hợp này. Để tôi không phải chịu nhưng ảnh hưởng đó, ông luôn giữ một tâm thái ổn định, từ nhỏ ông đã dạy tôi phải biết khiêm tốn. Ông luôn nhắc nhở tôi nhiều lần, chẳng chuyện gì là thượng để không biết, chẳng chuyện gì là người không thể làm được, con người chỉ như những hạt vô cùng nhỏ bé trước mặt thượng đế, những gì mình biết chỉ như muối bỏ bể. Bất kể con người này thông minh, hiểu chuyện, có kiến thức phong phú thì cũng chỉ giống như một giọt nước trong biển nước mênh mông, không nên quá kiêu ngạo. Thực ra những lời khen ngợi của mọi người trên đời luôn quá mức, trong khi lại có rất nhiều người đáng thương khi quá tin vào những lời khen này, điều này có phải thực sự nực cười không? Do vậy cha không bao giờ quá tán dương tôi, khi tôi có được thành tựu, cha chỉ nói rằng: “Thật không tồi”. Khi tôi làm chuyện tốt, những lời khen ngợi của cha tôi sẽ nhiều hơn một chút, nhưng nhiều nhất cũng chỉ là: “Làm rất đúng, thượng để sẽ biết những việc con làm”, chỉ có như vậy mà thôi.

Nếu muốn có được nụ hôn thắm thiết của cha thì quả thực rất khó. Trừ phi tôi đã làm một chuyện thật trọng đại thì mới có được một nụ hôn đó.

Cha không dễ dàng biểu dương cho dù nhiều người luôn khen ngợi tôi quá mức thì cha tôi luôn cố gắng tránh điều đó. Còn nhớ khi nhỏ, lúc đó nhà tôi có khách đến thăm, cha cho tôi ra ngoài chơi, không cho phép tôi nghe bất kì lời tán dương nào. Có người rất phản đối với cách làm đó và nói rằng cha là một “Lão ngoan cố”, bởi vì những người không nghe lời khuyên này khen ngợi tôi quá mức mà đã trở thành “Người khách từ chối đến thăm”. Đối với những tranh luận của mọi người, cha tôi trước nay chưa từng để ý bởi vì ông biết rằng, phải sửa đổi thói tự mãn của con trẻ là một chuyện rất khó khăn. Cho dù người cha có nỗ lực lớn đến mức nào nhưng sự kiêu ngạo đó vẫn như loài cỏ dại không ngừng mọc lên, đặc biệt khi tôi 6 – 7 tuổi.

Lúc đó tôi vừa đạt được thành công, nhưng tâm trí vẫn chưa đạt đến độ chín chắn, đối diện với những lời khen ngợi như dòng nước chảy của mọi người, tôi có một chút kiêu ngạo và sự bay bổng. Mọi người đều nói tôi là một “Thiên tài”, một “Thần đồng trăm năm khó gặp” từ trước tới giờ chưa từng có. Cha tôi kịp thời phát hiện trong tâm trí tôi nảy sinh trạng thái kiêu ngạo, với chất giọng trầm mặc nói với tôi: “Carl, con biết nguyên nhân vì sao mọi người tán dương con không?”. “Bởi vì so với những đứa trẻ khác con hiểu biết nhiều hơn họ”. “Vậy thì thế nào? Trên thế giới có rất nhiều người, vì học vẫn ít ỏi của mình nên rất sùng bái những người có học vẫn cao hơn. Nhưng sự khen ngợi của người khác là sự vô thường lặp lại nhiều lần nhất, nó đến nhanh và đi cũng nhanh như vậy. Thế gian tán dương những người có học vấn. Thượng để tán thưởng những người làm việc tốt, muốn có được sự tán dương của thượng để thì cần không ngừng làm chuyện tốt và làm nó trong thời gian dài, do vậy sự tán thưởng của thượng đế mới là quý giá nhất. Người thông minh vừa phải biết lắng nghe lời tốt, cũng phải biết lắng nghe những lời không tốt của người khác, người chỉ biết để lọt tại những lời khen ngợi thì chỉ là kẻ ngốc”.

Từ đó về sau để tôi biết được hậu quả nghiêm trọng của thổi tự mãn kiêu ngạo, cha thường kể cho tôi nghe câu chuyện của Bill. Cha cũng thường cho tôi đến gặp những học giả có trí tuệ để tôi có thể tiếp nhận sự ảnh hưởng từ đức tính khiêm tốn của những học giả đó, bởi dưỡng đức tính khiêm tốn cho tôi.

Để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất chính là mục sư Gelebici. Mỗi lần gặp tôi, ông đều nói: “Cậu bé, ghi nhớ kĩ: Khiêm tốn là đức tính đẹp nhất của thượng để”.

Cha cũng thường kể cho tôi nghe những câu nói kinh điển của những người nổi tiếng trên thế giới như Socrates, Copernicus Dante, Goethe, Beethoven, Shakespeare, Michelangelo, so sánh với học vấn và thành tựu của họ, tôi biết rằng mình chỉ như hạt bụi nhỏ mà thôi. Do vậy, trong tâm tôi không hề tự mãn và kiêu ngạo mà luôn để đức tính khiêm tốn tràn ngập trong tâm hồn mình.

4. Là một nhân tài khỏe mạnh, toàn diện, bình thường

Có những lúc lời nói của con người quả thực đáng sợ, khi bạn thất bại, trong một chừng mực nhất định nào đó nó lại biến. thành những lời chế giễu trong bữa cơm của mọi người, khi bạn thành công thì lại trở thành đề tài bán tán trong bàn trà của người khác, hoặc chế giễu phi bằng hoặc dùng những lời lẽ cay độc. Khi việc học của tôi có được thành công, mọi người đã bắt đầu bàn luận về cha tôi, mọi người đoán già đoán non về động cơ mà cha nuôi dưỡng tôi. Có người cho rằng mục đích cha giáo dục tôi đó là uốn tôi trở thành một học giả phi thường, có người nói cha muốn giáo dục tôi trở thành một thần đồng nức tiếng. thậm chí có người còn cho rằng cha giáo dục tôi là mong muốn tôi có thể đáp ứng lòng hư vinh của con người.

Sau khi nghe xong những lời bàn tán nhạt nhẽo đó, cha cảm thấy rất buồn. Bọn họ đã hiểu sai cha tôi, hiểu sai mục đích giáo dục của ông.

Mục đích trước sau của cha tôi vẫn chỉ là muốn nuôi dưỡng tối thành một nhân tài phát triển toàn diện, do vậy mới khơi gợi từng chút trí tuệ nhỏ bé của bản thân mình, trong hoàn cảnh không bị ảnh hưởng bởi công việc, ông dốc sức nuôi dưỡng tôi thành một thanh niên khỏe mạnh, hoạt bát, hạnh phúc.

Ông muốn tôi trở thành một người phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Mỗi lần ông nhìn thấy tôi chỉ đắm chìm trong tiếng Hy Lạp, La tinh và số học thì lập tức nghĩ cách sửa đổi hướng thiên lệch .

Có người cho rằng từ trước tới giờ, ông chỉ muốn phát triển bộ não của tôi. Đó là một sai lầm. Ông không muốn tôi biến thành một người thông mình mà lại chẳng để ý gì đến tình lý. Đối với ông mà nói có thể trở thành thần đồng hay không thì không phải chuyện quan trọng mà, điều quan trọng đó là sự toàn diện, hoàn mĩ, ít nhất cũng để tôi tiếp cận với hoàn mĩ, đó mới là điều mà ông hi vọng.

Sau khi con trai tôi sinh ra, tôi đã cảm nhận được điều này một cách sâu sắc. Hành vi của cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình có một tác dụng quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Gia đình chính là cái nôi trưởng thành của trẻ. Mỗi hành động cử chỉ, ngôn từ, tác phong đều vô hình ảnh hưởng tới trẻ.

Cha tôi chỉ là một mục sư vùng nông thôn, hơn nữa còn tự cho mình là một tín đồ trung thành của thượng đế. Ông đặc biệt chú ý trong phương diện bồi dưỡng tính tình cho tôi. Ông không muốn tôi trở thành một đứa trẻ như thế này: Bản thân là con của một mục sư, đọc thuộc lòng sách thánh , nhưng cả ngày lại nổi chuyên cợt nhả, không thành thật, cư xử không đứng đắn. Con người như vậy dù có được tài hoa phi phàm cũng chẳng thể coi là thiên tài. Do vậy, ngay từ nhỏ, tôi đã lấy sự tinh thông trong sách thánh hiến thành kiến thức, đặc biệt là những điều chỉ dạy trong Cơ đốc giáo, tôi có thể ghi chép toàn bộ ra, đồng thời có thể hành động theo sự chỉ dẫn đó.

Bất luận là bạn của gia đình tôi hay hàng xóm tuyệt đối không bao giờ trông thấy sự nuông chiều vô cô của cha đối với tôi. Khi tôi phạm lỗi, cha nhất định sẽ sửa đổi nó. Dưới tiền để là tôn trọng sự độc lập nhân cách của tôi, ông luôn có một sự quản thúc cần có đối với tôi, để tôi hiểu được rằng hành vi của mình không phải không có biên giới, không thể muốn làm gì thì làm.

Bất luận là đối với người nào, cha tôi đều dạy phải đối xử thật lịch sự, đối với cha mẹ cũng không ngoại lệ. Để tôi biết được rằng trở thành một đứa trẻ hiểu chuyện và có lễ phép mới nhận được sự khen ngợi của mọi người.

Cha nói, từ khi tôi còn rất nhỏ, ông đã bắt đầu nuôi dưỡng năng lực sống độc lập cho tôi bởi vì thứ tình yêu yếu mềm và sự nuông chiều chính là trở ngại lớn nhất trong việc hình thành nhân cách độc lập của một đứa trẻ. Như vậy ông để tôi học được cách tôn trọng người khác và cách tự khống chế bản thân, nên biết cách chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.

Cha để tôi học rất nhiều thứ, nhưng quyết không biến tôi thành con mọt sách, học tập cứng nhắc hay khó gần người khác. Nếu tôi chỉ trở thành một người với một bộ kinh luận, tri thức phong phú thì sẽ không thể thích ứng với xã hội giống như người khác, không thể cống hiến hay giúp đỡ con người. Nếu như vậy thì cha tôi sẽ cảm thấy rất buồn và có mặc cảm tội lỗi.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã rất chú ý tới việc chăm sóc, nhưng quyết không nuông chiều tôi. Cha rất ít khi bế tôi vào trong lòng mà thường để tôi chạy một cách tự do. Ông cho rằng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên chứ không phải là thần bảo hộ của trẻ. Khi tôi không cẩn thận ngã xuống đất, nhiều lúc ông không nâng tôi dậy mà để tôi tự đứng. Cha muốn để tôi hiểu rõ rằng: Không thể mãi dựa vào cha mẹ, phải dựa vào chính bản thân mình.

Tôi cho rằng, việc nuôi dưỡng năng lực sống độc lập đối với trẻ thực sự là một dạng yêu thương, thứ tình cảm nuông chiều quá mức chỉ khiến trẻ chịu thiệt trong cuộc sống sau này, hậu quả đáng sợ này chỉ có thể là một loại tội lỗi

Thiếu đi lòng kiên nhẫn, không thể khống chế bản thân mình là không có sự nuôi dưỡng, là thứ khiến người khác nhìn không ra. Đặc biệt là đối với trẻ, nếu không học cách kiên nhẫn thì tương lai sẽ không thể thành tài cần gì. Trong gia đình tôi nếu con tôi chịu tổn thương, cho dù có khóc lóc to cỡ nào thì cũng không nhận được sự an ủi hay đồng tình của tôi. Vợ tôi thường nói tôi, không biết xót thương, nhưng thời gian dần trôi, con trai tôi đã hiểu được điều đó, con trai sống trong một môi trường mà dường như chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình, bất kể là đau khổ gì cũng không cầu cứu sự giúp đỡ của người khác, phải tự mình nhẫn nại. Ngày qua ngày, con trai bắt đầu hình thành tính cách cương quyết. Đó chính là sự thừa hưởng trong cách giáo dục của cha đối với tôi.

Đối với cha tôi, cương quyết chính là một nét tính cách rất đẹp, nó luôn song hành cùng với thượng .

Sau khi tôi thành danh, mọi người thường gọi tôi là “Thần đồng”. Kết quả sẽ có người nói rằng cha tôi tạo ra thần đồng để lấy được tiếng thơm với thượng đế, đây là một cách nói rất phiền diện, là một sự phỉ báng. Từ trước tới giờ cha tôi chưa từng nghĩ tới cái gọi là nuôi tôi trở thành thiên tài đó.

Cha tôi cho rằng thần đồng chẳng qua chỉ là thứ hoa có trong phòng kính, còn con người mà ông muốn nuôi dưỡng phải là một thiên tài khỏe mạnh, toàn diện, bình thường chứ không phải là thứ thiên tài chỉ vượt qua giới hạn thường về một phương diện nào đó, thứ thần đồng ngắn hạn. Trong nhật kí của ông đã ghi chép như vậy: “Nếu tôi có ý đồ nuôi dưỡng con trai thành thứ thần đồng gì, vậy thì tôi có trở thành một người tổn thương người khác, mạo phạm thần linh không?!”

5. Có một tính cách tốt

Tính cách quyết định cuộc sống, đây thực sự là một chân lí từ cổ không thể thay đổi được. Những nhân vật lừng danh sở dĩ có được sự nghiệp vẻ vang như vậy đó cũng chính là bởi vì tính cách vĩ đại của họ. Tính cách chính là ngọn đường chỉ lối trong cuộc sống, đồng thời cũng là năng lực vốn có của con người. Nếu một người có tính cách rộng mở, dễ chịu, người đó dễ được người khác đón nhận, phạm vi giao tiếp trong xã hội cũng rộng, có khả năng đi vào nhiều con đường trong cuộc sống nhân sinh. Nếu tính cách thu mình thì các hoạt động xã hội cũng sẽ ở trong một phạm vi hẹp, làm bất kì việc gì cũng không muốn sự phối hợp trực tiếp của người khác, kết quả thường là bỏ dở giữa chừng.

Trong việc giáo dục đối với con cái ngoài việc học tập những tri thức thì việc bồi dưỡng một tính cách quan trọng luôn được đặt ở vị trí quan trọng. Tôi chuẩn bị cho con trai nhiều năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, bắt đầu từ chính trong những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, tiến hành bồi dưỡng tính cách của con trong một thời gian dài.

Tính cách sẽ dần được hình thành trong quá trình sống của trẻ thích ứng với những điều kiện môi trường xung quanh. Trẻ từ khi sinh ra, căn bản không tồn tại tính cách rộng mở, phóng khóang hay tính cách hướng nội, không rộng mở. Tính cách là một dạng thái độ biểu hiện ra trong cuộc sống và năng lực hành vi sinh tồn của trẻ.

Có những trẻ tỉnh cách rộng mở, khoáng đạt trong khi đó lại có trẻ khép kín. Tôi cho rằng những tính cách không giống nhau này không phải do trời sinh mà do cách thể hiện riêng của mỗi trẻ. Khi sức sống, hiện thực cuộc sống không được tôi luyện thì luôn cảm thấy bản thân và hiện thực cuộc sống có sự cách li, không thể thích ứng tốt được, kết quả thể hiện ở việc trẻ mất đi sự vui vẻ, khảng khái, mạnh mẽ vốn có, trái lại xuất hiện một nét tính cách không tốt không nhất quán với tính cách thiên bẩm.

Tính cách sẽ được thay đổi, hơn nữa sẽ không ngừng được thay đổi. Nếu môi trường cuộc sống thay đổi, tính cách con người cũng sẽ thay đổi theo. Sự thay đổi tính cách này được tạo thành do phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống.

Rất nhiều cha mẹ chỉ trích con cái mình hình thành thói quen xấu, đồng thời hi vọng có thể sửa đổi được nó. Nhưng nếu không nhắc nhở, hướng dẫn nhiều lần thì thói quen xấu đó sẽ không dễ gì mà thay đổi được.

Tuy tính cách có thể thay đổi, nhưng tôi tin rằng căn bản của tính cách được quyết định trong cuộc sống những năm đầu đời. Thói quen cuộc sống trong vài năm đầu, thái độ của cha mẹ, không khí gia đình… đều dần dẫn tới sự thay đổi trong nét tính cách của trẻ. Do vậy, mỗi thói quen trong giai đoạn hình thành ban đầu đều đặc biệt quan trọng.

Trong quá trình trưởng thành, cha luôn quan sát tôi một cách tỉ mỉ, ông biết được thế giới nội tâm của tôi ngay cả trong những trường hợp nó không gây ảnh hưởng tới lòng tự tôn, mục đích chính là ông muốn cho tôi sự giúp đỡ kịp thời khi tôi gặp những phiền não trong lòng. Nếu có chuyện gì đó không thuận lợi, ông luôn tìm mọi cách để tôi nói ra toàn bộ sự khó chịu đó, cố gắng hết sức để những sự phiền lòng đó không ẩn náu trong tim tôi. Ông luôn hi vọng tôi có thể trở thành một người vui vẻ và rộng lòng.

Nếu như tôi không nhớ sai, khi vào dịp lễ Noel 5 năm trước tôi trở về nhà thăm cha mẹ, ông đã kể chuyện xảy đến khi tôi 3 tuổi:

“Hôm đó, cha từ ngoài trở về nhìn thấy con một mình trong vườn, từ sự biểu hiện có thể thấy con có điều gì đó phiền muộn. Bởi vì tính cách của con từ trước tới giờ luôn rộng mở, hành động ngày hôm đó làm cha cảm thấy kì lạ. Thế là cha bên bước qua phía con, cúi thấp xuống phía trước mặt con và hỏi đã xảy ra chuyên gì.

Con cúi đầu nhìn cha, hạ thấp giọng và thở dài một hơi, rồi lại cái đầu xuống “Carl, con làm sao thế? Có chuyện gì khiến con không vui thế”.

Con vẫn chẳng nói lời nào.

“Con trai, cha yêu quý con nhất, con có chuyện gì mà lại không kể được với cha. Mỗi khi con gặp khó khăn không phải là đều do cha giúp con hay sao?”. Cha trông thấy dáng vẻ con ngày hôm đó dường như đang có chuyện xấu gì đó giấu trong lòng, hoặc là có chuyện gì đó cực lớn với con.

“Carl à, sự hi vọng lớn nhất của cha đối với con chính là mong con trở thành một người vui vẻ. Thực ra, vấn đề gì cũng có cách giải quyết của nó, chỉ cần con có một trái tim vui vẻ”. Cha tiếp tục nói, cố gắng dùng ngôn từ để dẫn dắt con.

“Cha à, con cảm thấy con chẳng phải là một người đàn ông chân chính”. Rốt cuộc con cũng đã nói chuyện.

“Vì sao vậy?”

“Bởi vì con gặp Wiltshire, nó chỉ là đứa con trai của một người nông dân trong thôn. Nó cười nhạo con không đủ sức mạnh, nó còn cởi áo ra cho con thấy cơ bắp của nó, nói rằng như vậy mới thực sự được coi là một người đàn ông chân chính, còn con thì không phải”.

“Thực ra cơ thể con từ trước tới giờ đều rất tốt, rất khỏe mạnh, nhưng không thể coi là một người đàn ông tráng kiện được. Đây vốn đi không phải là vấn đề, nhưng con lại bị tổn thương vào lúc đó”. Sau khi làm rõ nguyên nhân khiến tôi làm tôi không vui, cha đã bắt đầu kể đến đạo lí của một người dàn ông chân chính.

“Carl, con phải biết rằng, một người đàn ông chân chính thì không chỉ có một thân hình tráng kiện, có nghị lực kiên cưỡng, mà còn phải dám đương đầu với những khó khăn và trắc trở trong cuộc sống, có dũng khí và quyết tâm hơn người.

Con nghĩ kĩ một chút nhé, bây giờ con vẫn là một đứa trẻ mà đã nắm vững nhiều kiến thức thế này, lại hiểu được rất nhiều đạo lí. Sau khi con lớn thì những đạo lí và tri thức này sẽ chuyển thành trí tuệ. Hơn nữa, trong con mắt của cha, con thực sự quả thực là một đứa trẻ dũng cảm. Cho dù thể trạng của con trong đám bạn không thể coi là tráng kiện, nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Wiltshire là con trai của một người nông dân, hàng ngày giúp gia đình làm nhiều việc nhà, hơn nữa cậu bé đó cũng lớn hơn con, chuyện cậu bé đỏ mạnh khỏe hơn con cũng là điều rất bình thường. Cha nghĩ, đợi sau này khi lớn lên, nhất định con sẽ tráng kiện hơn cậu bé đó.

Cậu bé đó nói thế với con là một hành vi rất không lịch sự, hà có gì mà con phải để ý đến những lời đó? Còn nữa, làm một người đàn ông quan trọng nhất đó chính là phải có một cái đầu độc lập, như vậy mới không bị tác động bởi những lời bình phẩm của người khác.

Lúc đó con nghe cha nói như vậy đã vui vẻ trở lại. Nỗi phiền não ban đầu do nghe lời bình phẩm của người khác mà nảy sinh lòng tự ti đối với một phương diện của bản thân mình, sau khi con thông hiểu được đạo lí trong đó thì niềm tự tin đã dẫn quay trở lại”.

Tôi không biết những bậc cha mẹ khác sẽ xử lí như thế nào khi gặp phải hoàn cảnh này nhưng cha tôi cho rằng, trong lúc này mà không nói rõ đạo lí, không đã thông những vướng mắc trong tư tưởng trẻ thì có thể dẫn đến những vấn đề mãi đè nặng lên tâm trí trẻ. Trẻ có thể vì những phiền não này mà chịu ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hoặc có lẽ là một đứa trẻ vốn dĩ rộng mở, vui vẻ vì chuyện này mà trở nên phiền não, trầm mặc.

Đối với việc giáo dục, cha đã dùng biện pháp giáo dục ở trên để giúp tôi luôn ngập tràn trong vui vẻ và sự phóng đạt.

Sau khi con trai tôi ra đời, cha đã viết cho tôi một bức thư và nhắc nhở rằng: Trẻ có được tính cách tốt hay không sẽ quyết định trên một chừng mực lớn trẻ đó có thể trở thành nhân tài toàn diện hay không, nó cũng quyết định xem trong tương lai trẻ có được thành tựu hay không”.

6. Nhất định phải phát triển toàn diện

Để có được sự cho phép từ chức của nhà vua, cha đã mang tôi đền Kassel, bộ trưởng ở đó rất vui với học vấn của tôi, họ càng có ý bảo tôi ở lại đó học tập. Họ cố gắng tiến cử tôi với quốc vương, cuối cùng dưới sự cho phép của quốc vương tôi cũng đã vào được trường đại học Goettingen danh tiếng.

Bốn năm học tập và sinh sống trong ngôi trưởng danh tiếng này, tôi đã học được rất nhiều khóa trình, bao gồm lịch sử, vật lí học, số học, hóa học, thực vật, giải tích học, khoa học tự nhiên, chính trị, văn chương. Trong mỗi một môn học tôi đều có được những kiến thức rất sâu và lượng kiến thức phong phú, hơn thế trong mỗi môn học tôi đều có được thành tích đáng kể. Tôi đã có được những kiến thức rất sâu rộng trong môi trường học tập và sinh sống này.

Lúc đó tôi đã là chủ đề bình luận của mọi người, có thể bởi vì tôi đã có được thành tích phi thường trong khi độ tuổi còn quá nhỏ.

“Carl Witt nếu không phải là thiên tài thì nhất định đã bị cha của cậu ép học cật lực, nếu không sao cậu ấy có được thành tích như thế này?”. “Cậu bé thật đáng thương, trở thành một công cụ học tập, không có một chút vui vẻ nào trong cuộc sống này. “Vì muốn đạt được mục đích nổi danh của bản thân mình, bất chấp đứa trẻ sống hay chết, loại người này thật sự không xứng đáng làm cha”. Đó là những lời trách móc cha tôi.

Thực ra, bất kể mọi người nói ra sao, việc học của tôi không chịu sự ép buộc của ai cả, quá trình cũng không khó khăn lắm, có điều không giống với nhiều người vẫn tưởng đó là, tôi luôn cảm thấy học tập là một chuyện vô cùng vui vẻ. Cha không những chưa bao giờ ép học mà luôn khuyên bảo tôi không nên mất đi niềm vui cuộc sống vì chuyện học hành. Thực ra, những lo lắng của mọi người dành cho tôi là quá nhiều. Thực sự là vốn dĩ chẳng có chuyện gì, chỉ là những nỗi lo không đâu. Cuộc sống đại học của tôi rất nhẹ nhàng, bởi vì tại nơi đó tôi không những có thể chuyên tâm học hành, còn có thể cùng bạn bè tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau, tôi cảm thấy nó thực sự vô cùng vui vẻ. Đặc biệt tôi đã kết giao với một nhóm bạn rất tâm đầu ý hợp trong trường, họ chính là những người bạn đàn của tôi.

Tôi đã từng nói qua ở phần trên, từ khi còn nhỏ, cha tôi không chỉ coi trọng việc giáo dục những kiến thức trong sách vở mà còn bồi dưỡng những sở thích về phương diện nghệ thuật. Từ trước tới giờ âm nhạc luôn là sở thích lớn của tôi, sự vui thích lớn nhất có được chính nhờ âm nhạc. Ngay từ nhỏ tôi có thể chơi pi- a no và diễn tấu những thứ khác, sau khi vào đại học bởi vì đàn pia-no rất nặng, không tiện để mang đi đây đi đó, vì vậy tôi đã chuyển toàn bộ hứng thủ sang đàn ghi-ta.

Trên thực tế, ghi-ta là một dụng cụ âm nhạc vô cùng tuyệt vời, nhưng trước đây thế giới âm nhạc không có một cái nhìn coi trọng đối với ghita, mọi người thường cho rằng ghi-ta là một loại đàn dân gian, không thể là vật tao nhã trên lễ đường. Nhưng hiện nay mọi người đã phát hiện ra tính độc đáo của nó, có thể hợp tấu cũng có thể độc tấu, vừa có thể biểu diễn với những vòng quanh liên tiếp, cũng có thể tạo ra những hòa âm phức tạp.

Vì muốn nó có được vị trí độc tôn trong thế giới dụng cụ âm nhạc, mọi người đã phải nỗ lực rất nhiều. Cuối cùng, ghi-ta, prano và violong được coi là “Tam đại nhạc cụ, nó cũng được mọi người coi là “Vương tử” trong thế giới nhạc cụ.

Khi vừa vào đại học, tôi có một cách nghĩ thế này: “Bây giờ đã là sinh viên rồi, hãy dẫn hết tinh thần vào việc học, phải tạm thời bỏ hết các sở thích khác”. Bởi vì lúc đó tôi có một cảm giác lạ lắm về một điều thần bí, tôi không biết mình có thích ứng được với cuộc sống đại học không, có thể đạt được thành tựu không. Cha tôi rất tinh tế khi quan sát ra thần thái đó của tôi.

Có một ngày, ông giả vờ như không có chuyện gì và hỏi tôi: “Vì sao lâu thế không thấy con gảy đàn ghi-ta?”. Tôi nói: “Bây giờ con không muốn gảy”. “Vì sao vậy?”. “Bây giờ con phải dồn toàn bộ sức lực vào việc học”. “Ý của con là về sau con sẽ không đánh dàn ghi-ta nữa, cũng không học các dụng cụ âm nhạc khác nữa, phải vậy không?”. “Cũng không hoàn toàn như vậy, chẳng qua chỉ là…”. “Chẳng qua là điều quan trọng bây giờ không phải là âm nhạc, phải vậy không?”. Với câu hỏi của cha, tôi không có cách nào trả lời, bèn cúi đầu thấp xuống. Cha tôi nói: “Con trai, con đã quên những lời cha đã nói rồi hay sao? Học tập là muốn con tự tìm được hứng thủ, phải giúp cho cuộc sống của mình vui vẻ hơn. Nếu vì học tập mà con mất đi hứng thú với cuộc sống. vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa chứ?”. “Cha à, vậy thì cha nói con phải làm sao đây?”. Cha nói: “Nếu con thực sự mất đi hứng thủ ban đầu với âm nhạc, con có thể bỏ nó. Nếu con vẫn còn thích nó thì mỗi ngày hãy luyện đàn ghi-ta, nó sẽ đem đến cho con nhiều niềm vui hơn nữa”.

Từ đó về sau, tôi đã có những cách lí giải sâu sắc đối với ý nghĩa của cuộc sống này, cũng hiểu sâu hơn nhiều về mối quan hệ giữa học tập và sở thích.

Về sau, tôi đã đạt được nhiều thành tích trong diễn tấu đàn ghi-ta, cũng qua ghi ta tôi biết thêm được nhiều người bạn mới có cùng chí hướng. Chúng tôi thường tụ họp thảo luận về âm nhạc và những chuyện liên quan tới diễn tấu ghi-ta, thảo luận về âm sắc. của đàn ghi-ta và những điều tâm đắc trong khi chơi đàn pi-a-nô,

Trong những ngày tháng hạnh phúc đó, tôi đã quen được với rất nhiều nhà âm nhạc chơi đàn ghi-ta, như Thor, Aguado Giuliani, Tai Leja, cũng từng học những khúc nhạc, như: “Pavan in tears”, “Memories of the Alhambra”.

Hi vọng rằng, trong cuộc sống sau này, con trai tôi cũng sẽ cảm nhận được những thứ tươi đẹp mà thượng để đã mang đến cho cuộc sống, do vậy bây giờ tôi thường diễn tấu những khúc nhạc động lòng người này cho con trai tôi nghe.

7. Cha mẹ nên định hướng giúp trẻ không thiên lệch

Bởi vì môn số học của tôi rất tốt nên Giáo sư số học Michele Sweeney Lane đã tới nhà tôi thăm hỏi. Ông nói với cha tôi rằng: “Tôi cho rằng Carl rất có khả năng trong lĩnh vực số học, nếu bây giờ tiến hành bồi dưỡng chuyên nghiệp về lĩnh vực này thì nhất định cậu sẽ trở thành một nhà toán học nổi tiếng”. “Giáo sư, ngài là một nhà toán học, tôi dương nhiên sẽ tin tưởng con mắt của ngài. Ngài đã nhìn ra con trai của tôi, tôi vô cùng cảm ơn ngài. Nhưng có điều, Carl bây giờ vẫn còn nhỏ, tôi nghĩ rằng đợi sau này khi cháu lớn lên chút nữa chúng ta sẽ tiến hành lựa chọn thì hiệu quả sẽ tốt hơn nữa”. Cha tôi đáp lời như vậy. Vì Giáo sư lại hỏi: “Vì sao? Sớm phát hiện, điều này chẳng phải càng có lợi cho tương lai sau này của cậu bé sao?”. “Nhưng tôi cho rằng, trước 18 tuổi con trai nên nhận được sự giáo dục toàn diện, bây giờ còn nhỏ hãy để nó học tập thêm kiến thức về nhiều phương diện hơn nữa, những điều này nhất định sẽ có lợi cho tương lai sau này của Carl”. Cha tôi nói. “Carl quả thực vô cùng có tài trong lĩnh vực số học, chẳng lẽ ông không muốn cậu bé trở thành một nhà toán học hay sao?”, “Đối với sự nghiệp trong tương lai của Carl, tôi hi vọng điều đó sẽ do cháu tự quyết định. Nếu đến 18 tuổi, Carl vẫn thích số học đồng thời vẫn hi vọng học nó thì tôi sẽ ủng hộ cháu”. Cha tôi đáp.

Giáo sư là một người rất sáng suốt, và có khí chất, cho dù không có cách nào thuyết phục nhưng ông không bực tức, mà thực sự hiểu được quan điểm đó của cha tôi. Khi sắp ra về, ông vẫn tràn đầy hi vọng và nói: “Carl, cố gắng lên, ta sẽ đợi con”. Sau này ông cũng thường xuyên giúp đỡ, quan tâm tới tôi. Khi tôi rời khỏi trường Đại học Goettingen, Giáo sư tạm biệt đã nói với tôi rằng: “Carl, lời của cha con thật có ý nghĩa, bây giờ con còn nhỏ, nên học thêm trí thức ở nhiều phương diện hơn nữa. Con đã chọn pháp học, ta cũng lấy làm vui mừng. Tuy nhiên, cùng với việc học pháp học thì đừng bỏ số học nhé, bởi vì đó là môn khoa học khiến người khác phải mê đắm!”.

Có thể “Có mới nới cũ” là căn bệnh chung của mỗi dứa trẻ, tôi cũng không nằm ngoài số đó. Tôi đã nhận được học vị thạc sĩ khi mới 18 tuổi. Bởi vì trước khi vào trường Đại học Heidelberg. tôi chưa từng tiếp xúc qua với pháp học, do vậy tôi có một hứng thú sâu đậm với pháp học, tôi dành lượng lớn thời gian vào việc học pháp học, mỗi ngày đều ôm sách pháp học và đọc nó trong sự thích thú vô hạn. Từ trước tôi luôn có một sự phát triển toàn diện, nhưng cứ như vậy, tôi đã phạm phải một lỗi khi nhìn nhận phiến diện với môn khoa học, không biết từ bao giờ tôi đã chuyển toàn bộ trọng tâm sang pháp học, còn đối với các môn khoa học khác thì chỉ lướt qua.

Ai cũng có thể thấy cha tôi đang vô cùng tức giận, nhưng ông vẫn trấn tĩnh mà nói: “Carl, đây là bảng thành tích của con, cha nghĩ con đã nhìn thấy thành tích này. Cha muốn hỏi một chút, con nghĩ gì về kết quả này?”. Đối với tôi mà nói, đây là thành tích không tốt lần đầu tiên mà tôi phải chịu sự chỉ trích, tôi xấu hổ đến mức cũi thấp đầu xuống. “Carl, con là một người thông minh, con đã biết lỗi sai của mình chưa?”. Tôi gật đầu. “Vậy thì nói cho cha nghe xem xong đã sai ở đâu?”. Con quá chú trọng học pháp học mà bỏ qua các môn khoa học khác, cho nên…”. “Không đơn giản như thế chứ?”. Cha tôi nói.

Tôi cảm thấy nghi hoặc với câu hỏi, bèn hỏi cha: “Cha, cha nói không phải như vậy, thế là vì sao a?”. “Cha cho rằng thành tích của con trượt dốc thế này nguyên nhân chính là ở việc con quả tự phụ, bởi vì trước đây con chưa từng học qua pháp học, để vượt qua người khác do vậy con dốc hết sức học hành. Do vậy thành tích học tập các môn khoa học của con trước đây đều rất tốt, con cho rằng không cần bỏ ra công sức thì vẫn có thể học tốt được, nhưng kết quả lại hoàn toàn tương phản. Cha đã từng nối với con, học tập giống như một con thuyền đi ngược dòng, không tiến thì sẽ lũi, con hiểu rõ đạo lí này chứ?”.

Những lời nói của cha khiến tôi vô cùng xấu hổ, tôi cũng thực sự hiểu được lỗi sai của mình. Trong bảng thành tích tụt dốc của các môn học không có số học, lúc đó tôi đã nghĩ đến lời tạm biệt mà Giáo sư đã nói: “Cùng với việc học kiến thức về pháp học, đừng bỏ số học nhé bởi vì đó là một môn khoa học khiến người khác phải mê đắm!”. Tôi càng ăn năn hơn. Tôi đã phụ đi kì vọng của hai vị trưởng bởi đối với tôi mà chỉ đáp ứng lòng hư vinh của bản thân mình.

Từ đó về sau, bất kể là lúc nào, tôi đều không ngừng nỗ lực để bản thân mình không bị mê hoặc bởi những hư vinh đó, trở thành một người thực sự bước trên mặt đất.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x