Trang chủ » Chương 13: XA, XA HƠN NỮA

Chương 13: XA, XA HƠN NỮA

by Hậu Học Văn
108 views

Suy cho cùng, “vượt qua” là từ nắm bắt ý nghĩa thực sự của tâm linh. Theo ý nghĩa cơ bản nhất, vượt qua nghĩa là đi xa hơn nơi bạn đang đứng. Nghĩa là không dừng lại ở trạng thái hiện tại của bạn. Khi bạn không ngừng vượt qua chính bản thân mình thì sẽ không còn nhiều giới hạn nữa. Không còn nhiều ranh giới. Giới hạn và ranh giới chỉ tồn tại ở nơi bạn ngừng không tiếp tục vượt qua. Nếu bạn không bao giờ dừng lại, bạn sẽ vượt qua mọi ranh giới, vượt qua mọi giới hạn, vượt qua cảm giác về một cái tôi bị hạn chế.

Vượt qua mang ý nghĩa vô hạn trong mọi phương hướng. Nếu bạn sử dụng một chùm tia laser và nhắm nó theo bất kỳ hướng nào, nó sẽ chiều đến vô cực. Nó chỉ không còn là vô hạn nếu bạn tạo ra một ranh giới nhân tạo mà nó không thể xuyên qua. Ranh giới sẽ dẫn đến sự xuất hiện của cái hữu hạn trong không gian vô hạn. Mọi thứ dường như hữu hạn vì nhận thức của bạn và phải những đường ranh giới bên trong bạn. Sự thực là, mọi thứ đều vô hạn. Chính bạn là người chắp cánh cho tâm thức bạn đi xa, bay cao mãi mãi hoặc mặc định khoảng cách một dặm từ đây. Một dặm từ đây nghĩa là gì? Không gì cả ngoài ý nghĩa là một mẩu nhỏ của vô hạn.

Mọi thứ đều không có giới hạn, trong một vũ trụ vô hạn. Để vượt qua, bạn phải luôn đi qua các giới hạn do chính bạn mặc định trên mọi sự vật, sự việc. Điều này đòi hỏi những thay đổi tại nơi sâu thẳm nhất bên trong con người bạn. Ngay lúc này bạn đang sử dụng trí óc phân tích để chia thế giới thành các đối tượng tư duy riêng biệt. Rồi bạn sử dụng trí óc đó để sắp xếp những tư tưởng rời rạc này lại với nhau trong một mối quan hệ đã xác định. Bạn làm điều này để có cảm giác là mọi thứ dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nỗ lực này được thể hiện rõ nhất khi bạn không ngừng cố gắng biển điều mình không chắc thành điều dường như chắc chắn.

Bạn nói với chính mình: “Trời không được phép mưa vào ngày mai, vì mai là ngày nghỉ của mình. Và vì Jennifer thích được đi chơi ngoài trời, cô ấy chắc chắn sẽ muốn đi leo núi với mình. Thực ra, nếu mình muốn nghỉ thêm một ngày nữa, Tom sẽ không phiền khi ôm’ luôn phần việc của mình. Dù sao thì mình cũng đã từng ôm việc giúp cậu ấy một lần rồi”. Bạn tự suy luận tất cả mọi điều. Bạn giả thiết cách mọi việc xảy ra, ngay cả việc chưa xảy ra. Quan điểm, ý kiến, sở thích, quan niệm, mục tiêu và niềm tin của bạn đều có xu hướng biến vũ trụ vô hạn thành vùng hữu hạn mà bạn có cảm giác kiểm soát được. Vì trí óc phân tích không thể điều khiển cái vô hạn, cho nên bạn đã tạo ra một thực tại khác của những suy nghĩ hữu hạn để chúng có thể luôn cố định trong tâm trí bạn.

Bạn đã chiếm giữ cái toàn thể, phân chia nó thành từng mảnh nhỏ, và chọn ghép một số mảnh này với nhau theo một cách nhất định trong tâm trí bạn. Mô hình tư duy hữu hạn này dần dần trở thành biểu tư duy thường ngày của bạn. Giờ đây bạn phải chật vật cả ngày lẫn đêm để khiến cho cả thế giới phải “ăn khớp” với mô hình của bạn, và bạn “gắn nhãn” cho tất cả những gì không khớp, không thích hợp là sai, tồi, hoặc bất công, phi lý. Nếu bất kỳ điều gì xảy ra mà phản bác lại cách bạn quan niệm về mọi thứ, bạn sẽ kháng cự. Bạn sẽ tự vệ. Bạn sẽ hợp lý hóa nó. Bạn dễ dàng chán nản và tức giận với những điều nhỏ nhặt.

Điều này xảy ra khi bạn không thể khiến cho những gì đang thực sự xảy ra khớp với mô hình tư duy của bạn. Nếu muốn vượt ra khỏi mô hình đó, bạn phải đánh liều không tin tưởng vào nó nữa. Nếu mô hình tư duy của bạn đang gây phiền toái cho bạn thì đó là do nó không khớp với thực tế. Giờ đây, bạn chỉ có một trong hai lựa chọn: Hoặc là tiếp tục chống lại thực tế, hoặc là vượt ra khỏi những giới hạn mô hình tư duy của bạn. Để thực sự vượt ra khỏi mô hình tư duy của chính mình, trước hết bạn phải hiểu tại sao bạn lại xây dựng nó. Cách đơn giản nhất để tỏ tường là tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi mô hình này không hoạt động. Bạn đã bao giờ xây dựng toàn bộ thế giới của bạn trên một mô hình cuộc sống dựa vào hành vi của người khác hoặc sự vĩnh cửu của một mối quan hệ? Nếu có, vậy đã bao giờ nền tảng đó sụp đổ dưới chân bạn chưa? Ai đó rời bỏ bạn.

Ai đó qua đời. Có chuyện trục trặc xảy ra. Điều gì đó xảy ra khiến mô hình tư duy của bạn bị sang chấn tận gốc. Khi những điều tương tự xảy ra, toàn bộ quan niệm về chính bản thân mà bạn luôn tin tưởng, bao gồm cả mối quan hệ của bạn với mọi người và mọi vật xung quanh bạn, bắt đầu vụn vỡ. Bạn hoang mang và làm mọi thứ bạn có thể để cố gắng duy trì nó. Bạn van xin, đấu tranh để cố giữ cho thế giới của bạn không sup do.

Một khi bạn đã từng có trải nghiệm như thế, và hầu hết mọi người đều vậy, bạn sẽ nhận ra rằng mô hình mà bạn xây dựng quá mong manh, ngay cả khi bạn xây nó kỹ lưỡng nhất. Toàn bộ sự việc có thể tan tành. Toàn bộ mô hình và những nền móng mà nó được xây trên đó, kể cả cái nhìn bao quát của bạn về chính mình và mọi thứ khác, đều có thể bắt đầu vỡ vụn. Những gì bạn trải nghiệm khi tình huống này xảy ra là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của cuộc đời bạn.

Bạn sẽ mặt đối mặt với nguyên nhân đã khiến bạn kiến tạo mô hình này. Đáng sợ hơn cả là mức độ khó chịu và mất phương hướng mà bạn sẽ phải trải qua. Bạn tìm cách xoay xở chỉ để lấy lại một chút nhận thức thông thường. Những gì bạn đang thực sự làm là cố gắng lôi kéo mô hình tư duy trở lại như cũ để bạn có thể lại ở trong khung cảnh tinh thần quen thuộc.

Nhưng toàn bộ thế giới của chúng ta không cần phải sụp đổ cốt để chúng ta có thể nhìn thấy những gì mình đang làm trong đó. Chúng ta luôn cố gắng để mọi thứ được an ổn. Nếu bạn thực sự muốn biết tại sao bạn hành động như thế, vậy thì hãy ngừng lại và quan sát xem điều gì sẽ xảy ra. Giả sử bạn là một người nghiện thuốc lá. Nếu bạn quyết định bỏ hút, bạn sẽ ngay lập tức phải đương đầu với những thôi thúc bên trong nguyên nhân khiến bạn hút thuốc. Đó là lớp nguyên nhân ngoài cùng. Nếu bạn có thể định tầm quan sát kỹ lưỡng những thôi thúc này, bạn sẽ nhận biết nguyên nhân gì đã gây ra chúng.

Nếu bạn có thể tiếp tục tỉnh táo với những gì bạn nhận thấy, bạn sẽ đối diện với lớp quan hệ nhân quả tiếp theo, và cứ tiếp tục như vậy, lớp này chồng lớp kia. Tương tự như thế, có lý do để giải thích vì sao bạn ăn nhiều. Có lý do khiến bạn ăn mặc như thế. Có lý do cho tất cả mọi hành động của bạn. Nếu bạn muốn biết tại sao bạn lại quá quan tâm đến trang phục và kiểu tóc của bạn, vậy thì chỉ cần dùng sự quan tâm một ngày. Thức dậy vào buổi sáng và đi đâu đó với đầu tóc rối bời, và xem điều gì sẽ xảy ra với những dòng năng lượng bên trong bạn. Xem điều gì sẽ xảy đến khi bạn không làm những điều bạn vẫn thường làm vì chúng khiến bạn thoải mái. Điều bạn nhận thấy sẽ lý giải vì sao bạn làm những điều đó.

Bạn đang không ngừng nỗ lực để ở lại trong vùng an toàn của mình. Bạn cố gắng giữ cho mọi người, mọi địa điểm và mọi vật đều diễn ra theo hướng ăn khớp với mô hình tư duy của bạn. Nếu chúng bắt đầu xảy ra theo hướng khác, bạn sẽ thấy bất an. Do đó, tâm trí bạn sẽ ngay lập tức bày vẽ cho bạn làm thế nào để đưa mọi thứ trở lại cách mà bạn muốn chúng diễn ra. Ngay khi ai đó bắt đầu hành xử theo cách nằm ngoài mong đợi của bạn, tâm trí bạn bắt đầu lên tiếng. Nó nói: “Tôi nên làm gì để chấn chỉnh điều này nhỉ? Tôi không thể để mặc anh ta muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ trực tiếp đến gặp anh ta hoặc nhờ ai đó nói chuyện với anh ta”. Tâm trí đang buộc bạn phải cải thiện tình hình.

Và kết quả bạn làm gì cũng không thực sự quan trọng, chỉ cần bạn trở về lại trong vùng an toàn của chính bạn. Vùng này là hữu hạn. Việc bạn luôn nỗ lực để tồn tại trong vùng an toàn sẽ khiến bạn luôn ở trong giới hạn của nó. Vượt ra khỏi vùng an toàn hữu hạn này có nghĩa là phải từ bỏ mong muốn giữ mọi thứ trong những giới hạn định sẵn của bạn.

Vì vậy, bạn có thể sống theo hai cách: Bạn có thể dành cả đời để ở trong vùng an toàn của mình, hoặc bạn có thể chiến đấu để được giải thoát. Nói cách khác, bạn có thể dành toàn bộ cuộc đời mình để khiến cho mọi thứ phù hợp với mô hình hạn hữu của bạn, hoặc bạn có thể dành cuộc sống cho việc giải thoát bản thân khỏi những giới hạn trong mô hình của mình. Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy thực hiện một chuyến đi đến sở thú. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ cho đến khi bạn nhìn thấy một con hổ ở trong cái chuồng nhỏ. Cảnh tượng này khiến bạn suy ngẫm liệu cuộc sống sẽ như thế nào khi trải qua cả phần đời còn lại trong sự giam hãm tù túng này.

Ý nghĩ thoáng qua này thực sự khiến bạn kinh hãi. Nhưng sự thật là, những giới hạn về vùng an toàn của bạn cũng sẽ tạo ra một cái lồng giam như thế. Chiếc lồng nội tại này không hạn chế cơ thể bạn; nó hạn chế sự mở mang tâm thức của bạn. Bởi vì bạn không thể đi ra khỏi vùng an toàn này, nên về bản chất là tâm thức bạn cũng bị nhốt tương tự như con hổ. Nếu ngẫm thêm về điều này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẵn sàng ở trong cái lồng này vì bạn có nỗi sợ. Bạn chỉ quen thuộc với vùng an toàn của bạn, còn cái vùng bên ngoài giới hạn này thì bạn chưa từng biết. Để hiểu hoàn toàn vấn đề này, hãy thử nghĩ đến một người hoang tưởng nhất mà bạn từng gặp trong đời. Anh ấy rất hay hoảng sợ. Mỗi khoảnh khắc trong đời, anh ấy đều nghĩ có ai đó đang cố làm tổn thương mình.

Nếu bạn ngỏ ý tặng anh ấy một cái chuồng cọp, có lẽ anh ấy sẽ nhận. Anh ấy không nhận thấy như thể đang bị nhốt trong chuồng. Đối với anh ấy, cái chuồng là vật bảo vệ anh ấy khỏi những thứ có thể hãm hại mình. Cái chuồng đó trông như ngục tù đối với bạn nhưng lại có vẻ an toàn đối với anh ấy. Điều gì sẽ xảy ra nếu cảnh sát khu vực đến nhà bạn để khóa chặt tất cả cửa ra vào và chốt tất cả cửa sổ? Nếu vô tình bạn đang ở bên trong nhà vào thời khắc đó, liệu bạn có hoảng sợ và muốn thoát ra ngoài, hay bạn sẽ cảm ơn họ vì đã giúp bạn cảm thấy an toàn?

Đa số mọi người sẽ có phản ứng thứ hai khi họ đối diện với những giới hạn tâm lý của chính mình. Họ chọn ở lại trong ngôi nhà đó để cảm thấy an toàn. Họ sẽ không nói: “Hãy cho tôi thoát khỏi nơi này! Tôi đang bị nhốt trong cái thế giới nhỏ bé này, ở đây mọi thứ đều phải theo một quy luật nhất định. Tôi phải lo lắng về những điều người khác làm, về diện mạo của mình và mọi điều tôi nói ra. Tôi muốn thoát ra”. Thay vì muốn thoát ra ngoài, đa số mọi người thường cố gắng giữ cho cái lồng giam của họ luôn kiên cố.

Nếu có điều gì đó bức bối khó chịu, họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ bản thân và lấy lại cảm giác an toàn. Nếu bạn cũng từng làm tương tự, nghĩa là bạn yêu thích cái lồng giam của bạn. Khi cái lồng tâm lý bị rung lắc, bạn sẽ điều chỉnh nó để bạn có thể tiếp tục thoải mái ở trong đó. Khi bạn thực sự thức tỉnh bên trong, bạn sẽ nhận ra là mình đang bị giam trong lồng. Bạn tỉnh táo nhận thấy rằng bạn gần như không thể di chuyển trong đó. Bạn liên tục và phải ranh giới vùng an toàn của chính bạn. Bạn biết rằng bạn e ngại nói cho người khác biết về những gì bạn thực sự nghĩ.

Bạn thấy rằng bạn quá ý thức về bản thân để có thể tự do thể hiện bản thân. Bạn nhận ra là bạn phải duy trì vị trí “nhất bảng” trong tất cả mọi việc thì mới cảm thấy ổn. Tại sao vậy? Thực sự là không có lý do nào cả. Bạn đã tự đặt ra những giới hạn này trên chính bản thân bạn. Nếu bạn không ở trong những giới hạn này, bạn sẽ cảm thấy lo sợ, tổn thương, và có cảm giác bị đe dọa. Đó là lồng giam của bạn. Con hổ nhận biết vùng ranh giới của cái chuồng nó ở khi va phải song sắt. Bạn sẽ biết giới hạn của chiếc lồng giam bạn khi tâm lý của bạn bắt đầu kháng cự. Những chấn song của bạn chính là đường ranh giới bên ngoài vùng an toàn. Ngay giây phút bạn tiến đến cạnh lồng, nó sẽ báo cho bạn biết, theo cách cứng rắn của nó.

Chúng ta hãy xem xét cái cạnh lồng này thông qua một ví dụ. Trước đây, nếu bạn muốn giữ chú cún của bạn ở sân sau, bạn phải dựng một hàng rào. Ngày nay, bạn không cần hàng rào vì mọi thứ đã được điện tử hóa. Bạn chỉ cần chôn dây điện ngầm dưới đất và buộc một cái vòng điện nhỏ trên cổ chú cún. Chú cún sẽ nghĩ là: “Xem này, mình tự do rồi! Mình đã từng phải ở bên trong cái hàng rào này. Thật tuyệt!”. Tất nhiên là chú ta chạy ngay đến nơi mà chú ta từng không được đi qua, và – oái! – chú cún nhảy lui và sủa vang. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Ranh giới vô hình được định vị ở đó, và khi chú cún chạm đến ranh giới đó, nó sẽ khiến chú ta bị giật điện nhẹ. Ranh giới đó gây đau.

Nó gây khó chịu đủ để giờ đây chú cún cảm thấy sợ hãi bất cứ khi nào chú ta tiến lại gần những đường ranh giới đó. Bạn thấy đấy, cái lồng không cứ phải trông giống như một cái lồng. Nó có thể là cái lồng được tạo ra bởi nỗi sợ của bạn về một cảm giác bất an. Nếu bạn đến gần những ranh giới vô hình đó, bạn bắt đầu cảm thấy bất tiện và bất an. Đó là những chấn song của cái lồng giam bên trong bạn. Một khi bạn vẫn còn ở lại bên trong nó, bạn không thể biết điều gì đang diễn ra ở bên ngoài. Giới hạn của chiếc lồng này chính là những cái khiến thế giới của bạn có

vẻ hữu hạn và tạm thời. Những cái vô hạn và vĩnh cửu chỉ tồn tại bên ngoài phạm vi chiếc lồng của bạn. Vượt qua nghĩa là vượt ra khỏi những ranh giới của chiếc lồng. Không nên có cái lồng nào bên trong bạn. Linh hồn là vô hạn. Nó tự do và trải rộng khắp mọi nơi. Nó tự do để trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn sẵn lòng đối mặt với thực tế mà không có giới hạn tinh thần nào. Nếu bạn vẫn có những chướng ngại vật, và bạn biết rõ về chúng vì bạn và phải chúng mỗi ngày, bạn cần quyết tâm vượt qua chúng. Nếu không, bạn sẽ ở lại trong chiếc lồng của mình. Và hãy nhớ rằng, khi bạn ở lại trong chiếc lồng, dù bạn có trang trí nó bằng những trải nghiệm đẹp, những hồi ức yêu thương và những giấc mơ tuyệt diệu thì cũng không thể nào bằng việc thoát ra khỏi nó. Cái lồng, dù được gọi tên là gì thì vẫn là cái lồng. Bạn phải quyết tâm thoát ra khỏi nó.

Mỗi ngày trôi qua, bạn thường xuyên và phải các cạnh lồng. Khi va phải những cái cạnh này, hoặc là bạn thổi lui, hoặc là bạn cố gắng ép buộc mọi thứ phải thay đổi để bạn có thể duy trì sự thoải mái. Bạn thực sự sử dụng “hào quang” của tâm trí chỉ để ở lại trong cái lồng của bạn. Ngày qua đêm tới, bạn mưu tính và lên kế hoạch làm sao để ở lại trong vùng an toàn của mình. Đôi khi bạn thậm chí không thể ngủ khi đêm xuống vì bạn quá bận rộn suy nghĩ về những gì cần làm để lại trong cái lồng này: “Làm sao tôi có thể khiến cô ấy không bao giờ rời xa tôi? Làm sao tôi có thể khiến cô ấy không bao giờ quan tâm đến anh chàng nào khác ngoài tôi?”. Bạn cố gắng suy tính để chắc chắn rằng bạn không và phải những cái cạnh lòng của bạn.

Chúng ta hãy trở lại trường hợp của chú cún. Bởi vì chú cún trong ví dụ trên đã quen với việc rong chơi tự do, nên sẽ là một ngày thật buồn khi chú ta quyết định sẽ không tiếp tục cố gắng thoát ra khỏi cái sân. Nguyên nhân duy nhất khiến chú cún ngừng cố gắng vượt ra khỏi khoảng không gian bé nhỏ của mình là do sợ các ranh giới. Nhưng nếu chúng ta đang đối mặt với một chú cún khác rất dũng cảm, quyết tâm tự do thì sao? Hãy hình dung là chú ta sẽ không bỏ cuộc. Bạn thấy chú cún ngồi ở đó, ngay tại nơi mà chiếc vòng điện bắt đầu rung, nhưng chú ta không quay người bỏ chạy.

Từng phút một, chú ta nhích từng bước về phía trước để quen dần với trường lực. Nếu cứ tiếp tục như thế thì cuối cùng cún ta sẽ thoát được ra ngoài. Chú cún sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào thế giới này dành cho chú. Bởi vì đó chỉ là ranh giới vô hình, chú cún có thể vượt qua nếu học được cách chịu đựng cảm giác khó ở. Nó chỉ cần sẵn sàng, quyết tâm, và có khả năng chịu đựng được trạng thái bất tiện. Chiếc vòng điện thực sự không thể gây tổn thương cho chú cún, nó chỉ không thoải mái mà thôi. Nếu sẵn lòng vượt ra khỏi vùng an toàn, nó sẽ tự do tung tăng bay nhảy theo ý muốn. Chiếc lồng của bạn cũng giống như thế này. Khi bạn đến gần các cạnh lồng, bạn cảm thấy bất an, đố kỵ, sợ hãi, hoặc lo nghĩ quá nhiều về bản thân.

Bạn thụt lùi, và nếu bạn cũng giống như đa số những người khác, bạn sẽ ngừng cố gắng. Đời sống tâm linh bắt đầu khi bạn quyết định không bao giờ ngừng cố gắng. Đời sống tâm linh là sự cam kết vượt qua, bất kể cái giá phải trả là gì. Đó là cuộc hành trình vô tận khi bạn vượt qua chính bản thân mình từng phút từng ngày trong phần đời còn lại của mình. Nếu bạn đang thực sự vượt qua, bạn sẽ luôn luôn ở ngay trên giới hạn của bản thân. Bạn không bao giờ quay trở lại vùng an toàn. Một con người sống đời sống tâm linh sẽ cảm thấy như thể họ luôn luôn đối diện với cái mép ranh giới đó, và họ liên tục cảm thấy thôi thúc phải vượt qua nó. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng việc vượt qua những giới hạn tâm lý của chính mình sẽ không làm bạn tổn thương. Nếu bạn quyết tâm không lùi lại ở mép ranh giới và tiếp tục bước tới, bạn sẽ vượt qua.

Có lúc bạn đã rút lui khi cảm thấy bất an. Nhưng sau đó bạn thả lỏng và bước qua điểm đó. Đó là tất cả cái giá phải trả để vượt qua. Chỉ một phút là bạn đã ở bên kia ranh giới – bạn chỉ cần kiểm soát những gì đang xảy ra.

Bạn có muốn vượt qua những giới hạn không? Bạn có muốn cảm thấy không còn bất cứ ranh giới nào không? Hãy hình dung một vùng an toàn được mở rộng đến độ nó có thể dễ dàng thích hợp với cả ngày sống của bạn, bất kể điều gì xảy ra. Ngày mở ra và tâm trí bạn không lo nghĩ bất cứ điều gì. Bạn chỉ đơn giản là tương tác với ngày đó bằng một trái tim an nhiên, tràn đầy cảm hứng. Nếu mép ranh giới xuất hiện và va vào bạn, tâm trí cũng không phiền hà. Tất cả mọi thứ đều lướt qua. Đây là cách mà những con người thông thái sống cuộc đời của mình.

Khi bạn được huấn luyện giống như một vận động viên nhà nghề, để thả lỏng ngay khi vượt qua mép ranh giới khi nó chạm vào bạn, ngay lập tức cảm giác bất an tan biến. Bạn nhận ra rằng bạn sẽ luôn luôn an ổn. Không gì có thể làm phiền bạn hơn những giới hạn của chính bạn, và bây giờ bạn biết phải làm gì với chúng. Cuối cùng bạn học cách yêu những ranh giới đó vì chúng chỉ cho bạn thấy con đường đến tự do. Tất cả những gì bạn cần làm là không ngừng thư giãn và bước qua mọi ranh giới.

Rồi một ngày, khi bạn ít trông đợi nhất, bạn sẽ bước vào thế giới vô hạn. Đó là ý nghĩa của cụm từ “vượt qua”.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Michael A. Singer
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com/

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x