Trang chủ » Diễn giải thuật ngữ

Diễn giải thuật ngữ

by Hậu Học Văn
221 views

Achrya – Đại sư, một vị thầy được nhiều người kính ngưỡng, một đạo sư tâm linh Advaita – bất nhị

Aham-bhava – Ý thức “Ta hiện hữu”

Aham-kara – “Ta người hành động”, ý thức về người hành động, người sở hữu, cái “Ta hiện hữu”, cái ngã

Ajanma – “vô sinh”, không được tạo ra, không có sự khởi đầu, Bất sinh Alak – Phi chú ý

Amrita – Nước thiêng, thức ăn của thần linh

Ananda – Hỉ lạc

Ananda mayi – tràn đầy Cực lạc

Ananda Mayi Ma – “Mẹ tràn đầy cực lạc”, tên của một nữ thánh đương thời với Maharaj

Ankura – Sinh khởi, sự sinh khởi (của cái biết Ta hiện hữu) Arati – Một nghi lễ dùng đèn với ngọn lửa đang cháy khua trước một linh ảnh hay một bức tranh của thánh nhân; trong tiếng Marathi có nghĩa là “sự cần thiết đặc biệt”, tình yêu chính mình của mỗi loại chúng sinh

Asana – Tư thế

Atma, Atman – Cái Ta; cái Ta đích thực, tâm linh, đối nghịch với cái ta hư giả, thuộc thân tâm

Atma-jana – Sự biết cái Ta, giác ngộ trực tiếp cái Ta Atma-prem – Tình yêu chính mình, tình yêu cái ta hư giả hay tình yêu cái Ta, Atman

Atma-sutra – “Sợi chỉ của cái Ta”, cái Ta vũ trụ xuyên suốt và chống đỡ vũ trụ

Atma-yoga – Pháp môn biết cái Ta; một phương pháp thực hành để đạt cái biết về

Atman Avatar – Sự hiện hình, nhập thế của thần linh

Balkrishna – “đứa trẻ Krishna” một danh hiệu để nói về thời thơ ấu vui đùa của Đấng Krishna; trong cách dùng của Maharaj, “ý thức đứa trẻ”, cảm nhận về cái biết “Ta hiện hữu” trước khi có sự hình thành của tâm

Bhagavan Vasudeva – “Đấng Krishna”; theo cách dùng của Maharaj trong sách: Vị thần linh tạo ra hương thơm “Ta hiện hữu”

Bhajans – Thánh ca, trong đó danh hiệu của thần linh được ca tụng, một trong những nghi thức quan trọng của pháp môn yoga sùng tín Bhakti – Sự sùng tín, lòng yêu kính Thượng đế, thần linh Bhakti-yoga – Yoga sùng tín. Hành giả của pháp môn này hoàn toàn quy mệnh cho lòng yêu kính Thượng đế, thần linh

Bija – Mầm mống, chủng tử, nguồn gốc

Bodhisattva – Bồ Tát, bậc giác ngộ vẫn lưu lại thế gian để giác ngộ tha nhân Brahman – Thực tại tuyệt đối

Brahma-sutra – “Sợi chỉ Brahman” xuyên suốt và chống đỡ thế giới Brihaspati – “Đấng Vô cùng Vĩ đại” trong truyền thuyết của Ấn giáo. Thầy của chư thiên; một đôi khi được Maharaj dùng để chỉ loài người Charan-amrita – Nước thiêng của chân Đạo sư, “nước thiêng” được ướp hương liệu để rửa chân của một hình tượng thiêng liêng; được cho là đặc biệt thiêng liêng Chit – Ý thức, Ý thức Vũ trụ, cái Ta

Dhyana-yoga – Con đường thiền quán, pháp môn thiền

Diksha – Sự khai tâm, điểm đạo, pháp nhập môn

Ganesha – Giác ngộ trạng thái “Ta hiện hữu”; trạng thái có trước “para” trong sự hình thành ngôn ngữ; cũng là tên của một thần linh

Guru-bhakti – Sùng kính đạo sư tâm linh

Hatha-yoga – Một môn phái Ấn giáo thuộc văn hóa vật chất, luyện tập thân xác để có thể tọa thiền trong những thời gian dài

Hatha-yogin – Người thực hành Hatha-yoga

Hiranyagarbha – Nghĩa đen là “Bào thai vàng” – nghĩa bóng là ý thức Humkara – Tiếng “hum”, tiếng rầm rì (của sự hiện hữu) nghe được trong khi thiền định 

Ishwara – Thượng đế, Thần linh

Ishwara-bhakti – Sùng kính Thượng đế, tôn thờ Thượng đế

Jagadamba – Mẹ của Vũ trụ. Đấng sinh ra vũ trụ

Japa – Trì niệm các danh hiệu thiêng liêng của Thượng đế; tiếng Marathi có nghĩa là bảo vệ, che chở

Jnana – Cái biết, cụ thể là cái biết tâm linh

Jnana-yoga – Pháp môn yoga về cái biết tâm linh

Jnani – Nghĩa đen là “sở hữu cái biết”, “người biết” tức bậc giác ngộ

Karma – Hành động; chuyển động; những hệ quả đạo đức thuộc hành động của một người, quay trở lại với người hành động tạo ra những kinh nghiệm trong tương lai, xấu hay tốt

Kundalini – Năng lượng tâm linh vũ trụ nằm tiềm ẩn ở đốt xương sống cuối cùng, được khởi động bằng sự thực hành tâm linh

Kundalini-yoga – Pháp môn yoga về kundalini, một phương pháp nhằm đạt sự tiến bộ tâm linh bằng cách đánh thức năng lượng kundalini

Madhyama – Giai đoạn giữa của tiến trình hình thành ngôn ngữ

Maha-tattva – Nghĩa đen là Nguyên lý Vĩ đại – nghĩa bóng là Ý thức Maha-vakya – Nghĩa đen là Chân ngôn Vĩ đại; một câu trong Áo nghĩa thư

Upanishads diễn tả chân lý Brahman, tức Thực tại Tối thượng Maha-yoga – Nghĩa đen là Sự Hợp Nhất Vĩ Đại; được Maharaj dùng để chỉ đường ranh giới giữa hiện hữu và phi hiện hữu

Mahatma – Linh hồn Vĩ đại hay Đại Hồn

Maheshwara – Thượng đế Tối thượng

Mahishasura Mardini – Đấng diệt trừ ác quỷ Mahishasura, một tên gọi khác của Durga (được xem như một diện mạo của Kali, Mẹ Thiêng Liêng).

Mahisha – Tên của một con quỷ. Mahishasura là con quỷ có hình tướng một con trâu khổng lồ

Manojaya – Chiến thắng tâm

Mantra – Một linh tự hay chân ngôn có khả năng thanh tẩy tâm bằng cách nối kết tâm với Thần linh; một nhóm linh tự cố định

Marathi – Ngôn ngữ của thành phố Bombay và bang Maharashtra, nơi Maharaj đã sống

Maya – Ảo ảnh vũ trụ. Một cách cụ thể, ảo ảnh đầu tiên là sự nhận diện với thân xác. Còn là nguyên lý thị hiện năng động phóng chiếu ra ảo ảnh vũ trụ và ngăn che sự hợp nhất siêu việt

Moola – Rễ, cơ sở, nền tảng. Tiếng Marathi còn có nghĩa là đứa trẻ

Moolamaya – Ảo ảnh gốc hay ảo ảnh cơ sở; ranh giới giữa hiện hữu và phi hiện hữu

Nama-japa – Tụng niệm danh hiệu của một thần linh

Namasmarana – Viện dẫn danh hiệu của một thần linh

Navanath Sampradaya – Tông phái truyền thống của Chín vị Chân sư (Xem I AM THAT – TA LÀ CÁI ĐÓ)

Neti-neti – Không phải cái này, không phải cái kia. Một chân ngôn trong Áo Nghĩa Thư Upanishads có nghĩa Brahman tối thượng ở ngoài mọi thuộc tính và phẩm chất

Nirguna – Trạng thái phi thuộc tính, phi điều kiện hóa và phi tính chất; Brahman Tuyệt Đối, phi hiện hữu

Niroopa – Thông điệp, sự tiêu biểu

Niroopana – Luận chứng, một pháp thoại về tâm linh với những chứng cớ

Nirvana – Trạng thái phi diện mạo, hay hoàn toàn vượt ra khỏi ngã tướng; sự tận diệt của ý thức “Ta hiện hữu”; còn gọi là Parabrahman Nirvishaya – Vô khách thể. Trạng thái trong đó không có khách thể của nhận thức và do đó vô chủ thể; trạng thái phi hiện hữu

Niryana – Trạng thái hiện hành ngay khi ý thức “Ta hiện hữu” biến mất Nishkama Parabrahman – Trạng thái vô tham ái của cái Tuyệt Đối tối thượng

Om hay Aum – Âm thanh linh thiêng. Âm thanh đầu tiên là hiện thân của Thực tại, thị hiện và bất thị hiện

Omkar(a) – Tiếng Om (ở trên). Trạng thái trước khi có sự hình thành của ngôn từ

Pancha-pranas – Năm lần hơi thở của sự sống

Para – Tối thượng; nguồn gốc của ngôn từ; cái Tuyệt Đối Parabrahman – Trạng thái tối thượng của cái Tuyệt Đối; trạng thái trước không gian thời gian, trước sự thị hiện; nguyên lý thường hằng Bất sinh, trạng thái cao hơn trạng thái “Ta hiện hữu” hay sự hiện hữu vô thường

Parabdhi – Đại dương bao la; đại dương của sự sống, thời gian và cái chết Paramatman – Cái Ta Tối Thượng, trạng thái Tuyệt Đối thường hằng Parama-vishranti – Sự an nghỉ tối thượng, trạng thái cao nhất của sự an trú trong cái Tuyệt Đối

Parameshwara – Đấng Tối Cao, tên của thần Shiva; cái Tuyệt Đối Para-shakti – Năng lượng Tối Cao; cũng như “para” trạng thái tối thượng của ngôn ngữ

Para-vani – Ngôn ngữ Tối thượng, trạng thái siêu vượt ngôn ngữ, cũng như “para”, “para-shakti”

Pashyanti – Giai đoạn phôi thai của sự thị hiện ngôn ngữ

Poornabrahman – Đấng Brahman Vô Biên

Prakriti-purush(a) – Vật chất và Tinh thần, nguyên lý đối ngẫu nam nữ, tạo ra ngũ đại và ba tính cách vũ trụ

Prakriti-purusha shakti – Năng lượng của Vật chất và Tinh thần. Trong cách dùng của Maharaj có nghĩa là sự hiện hữu

Prana – Hơi thở của sự sống, sinh lực

Pranava – Om, âm thanh đầu tiên

Prapancha – Thế giới hữu hình, đời sống thế gian

Prarabdha – Định mệnh, nghiệp quyết định diễn tiến của kiếp sống hiện tại Prasada – Thực phẩm được ban phước bằng cách cúng dường cho một vị thần linh hay đạo sư

Puranas – Thánh thư, các thánh thư Ấn giáo thuật lại lịch sử thần thánh và các giai thoại về các thần linh

Purusha – Nguyên lý Tinh thần thuần túy, hay ý thức thuần túy; tượng trưng cho yếu tố nam; Tánh biết chứng kiến vở kịch vũ trụ của “prakriti” hay “maya”

Purusha-prakriti – Tinh thần và Vật chất

Purushottama – Nguyên lý Purusha tối thượng, cái Tuyệt Đối, cái Vĩnh Cửu Rajas – Năng lượng, sự đam mê, đặc tính năng động, một trong ba “gunas”

Rishi – Bậc giác ngộ, thánh nhân thời cổ đại

Saguna-brahman – Brahman “với những thuộc tính”, phương diện thị hiện và điều kiện hóa của Brahman. Trong cách dùng của Maharaj là ý thức về cái biết “Ta hiện hữu”, sự hiện hữu

Samadhi – Định, trạng thái cao nhất trong thiền, thường được mô tả là trạng thái “xuất thần”

Samskaras – Những ấn tượng được ghi nhận vào vô thức từ kinh nghiệm trong kiếp sống này và các kiếp trước

Sangh – Giới luật tu hành

Sat-chit-ananda – Hiện-hữu-Ý-thức-Hỉ-lạc. Theo triết lý Vedanta, Sat-chit-ananda là định nghĩa chủ yếu về bản tánh của Brahman

Sat-guru – Chân sư, Đạo sư tâm linh đích thực

Sat-gurucharan – Bàn chân của Chân sư

Sattva – Ý thức; còn là mầm mống của sự hiện hữu; quang minh, thanh tịnh, hài hòa; một trong ba “gunas”

Sattva-shakti – Nghĩa đen là “năng lượng của sự thanh tịnh”; theo cách dùng của Maharaj là sự hiện hữu

Savishaya – Nghĩa đen “với khách thể”. Trạng thái trong đó chủ thể và khách thể cùng hiện diện; theo cách dùng của Maharaj là sự hiện hữu Shakti – Năng lượng, sức mạnh, quyền năng tâm linh

Sheshashayi – Tên của thần Vishnu có nghĩa là “Đấng nằm trên con rắn vũ trụ Shesha uốn khúc”

Shiv – Tiếng Marathi có nghĩa là một sự xúc chạm

Shuddhavijnana – Cái biết thuần túy; cái biết tối thượng thuần túy Siddhapurushas – Các linh hồn đã tiến hóa cao

Siddhis – Các quyền năng, năng lực siêu nhiên

Svadharma – Diễn tiến nhất định của cuộc đời đã dành sẵn cho một người, nhiệm vụ của một người

Svarasa – Tinh chất hay nước cốt của một cái gì đó; theo cách dùng của Maharaj có nghĩa là “ý thức về cái biết”

Svarupananda – Sự an lạc thuộc bản tánh của một người; sự an lạc của hiện hữu Tamas – Sự trì trệ, cưỡng lại, tối tăm, một trong ba “gunas”; còn có nghĩa sự đòi mình là người hành động

Tantra – Một trong các phương pháp thăng tiến ý thức, bao gồm “mantra” và “yantra”; còn có nghĩa là văn bản giải thích các phương pháp này Tapa – Thực hành khổ hạnh

Tat tvam asi – “Ngươi Là Cái Đó” một đại chân ngôn nổi tiếng của trường phái Vệ-đà

Vachaspati – Nghĩa đen là “Thần Ngôn Ngữ”, một thần linh trong thần thoại Ấn giáo; theo cách dùng của Maharaj là tên gọi của cõi giới động vật, gồm cả con người Vaikhari – Giai đoạn cuối cùng trong sự thể hiện ngôn ngữ, theo sau các giai đoạn para, pashyanti và madhyama

Vanaspati – Nghĩa đen là “Chúa tể của rừng xanh”, cõi giới thực vật 

Vasanas – Những ấn tượng tiềm ẩn ở trong tiềm thức; những khuynh hướng bẩm sinh

Videhisthiti – Trạng thái vô thân, không hiện thân

Vishara-anti – Sự quên mất cái ta cuối cùng

Vishranti – Tuyệt đối an nghỉ, hoàn toàn thanh thản đưa đến sự lãng quên hoàn toàn trong thiền

Vishva-sutra – Sợi chỉ Vũ trụ, sợi chỉ xuyên suốt vũ trụ và liên kết mọi vật trong vũ trụ với nhau

Vishvavishaya – Vũ trụ hay đối tượng của sự nhận thức, sự thị hiện vũ trụ

Vishvayoga – Sự hợp nhất với vũ trụ

Vritti – Sự thay đổi của tâm, biến động của tâm

Yantra – Vật được dùng trong nghi thức thờ cúng, một biểu đồ thần bí, bùa Yogamaya – Quyền năng thị hiện, sự hiện hữu, trạng thái thị hiện Yogashakti – Năng lượng vũ trụ

Yoga – Nghĩa đen là bị ràng buộc hay hợp nhất. Sự thực hành hoặc kỷ luật tâm linh nhằm thanh tẩy tâm và đưa một người đến gần với sự giác ngộ cái Ta

❁ ❁ ❁

Nisargadatta Maharaj – Nước Thiêng của sự Bất Tử

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x