Trang chủ » 1. SCHOPENHAUER – THỜI ĐẠI

1. SCHOPENHAUER – THỜI ĐẠI

by Trung Kiên Lê
172 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Tại sao nửa đầu thế kỷ 19 đã nổi lên làm tiếng nói của thời đại một nhóm thi sĩ bi quan: Byron ở Anh, de Musset ở Pháp, Heine ở Đức, Leopardi ở Ý, Pushkin và Lermontof ở Nga; một nhóm nhạc sĩ bi quan: Schubert, Schumann, Chopin và cả Beethoven sau này (một nhà bi quan cố tự thuyết phục rằng mình lạc quan); và trên tất cả, một triết gia vô cùng bi quan – Arthur Schopenhauer?

Tuyển tập vĩ đại về nỗi thống khổ, tác phẩm “Thế giới: ý dục và biểu tượng”, xuất hiện vào năm 1818. Đó là thời đại của quân đồng minh “thần thánh”. Trận Waterloo đã chung cuộc, cách mạng đã chết và “Con người của Cách mạng” đang tàn suy dần trên một mỏm đá ở biển xa. Sự tôn sùng ý chí của Schopenhauer có phần nào ảnh hưởng sự xuất hiện vĩ đại của ý chí được biến thành xác thịt nơi người dân đảo Corse nhỏ con ấy, và sự thất vọng của ông về cuộc đời một phần do khoảng cách bi thảm giữa đảo St.

Hélène và ý chí cuối cùng bị đánh bại, và thần chết đen tối là kẻ vinh quang độc nhất trong mọi cuộc chiến tranh. Dòng họ Bourbons được khôi phục, những bá tước phong kiến trở về đòi lại đất đai họ, và chủ nghĩa duy tâm hoà bình của Alexandre đã vô tình sản sinh ra một liên minh cho sự bóp chẹt tiến bộ ở khắp nơi. Thời đại huy hoàng đã qua. “Tôi cám ơn Thượng đế – Goethe bảo – vì tôi không còn trẻ trong một thế giới đã đến chỗ hoàn toàn bị tiêu vong”.

Toàn thể Âu châu suy sụp. Hàng triệu người mạnh khoẻ bị tiêu diệt; hàng triệu mẫu đất trở thành hoang phế; khắp nơi trên lục địa cuộc đời phải bắt đầu lại từ căn để, hòng khôi phục một cách nhọc nhằn chậm chạp mối thặng dư kinh tế mà chiến tranh đã nuốt chửng. Schopenhauer khi du lịch qua Pháp và Áo năm 1804 đã kinh ngạc trước sự hỗn độn và dơ bẩn của những khu làng, cái nghèo nàn khốn nạn của các điền chủ, nỗi bất an khốn cùng của những thành phố. Cuộc hành binh của Nã phá luân và quân chống Nã phá luân đã để lại những vết sẹo to lớn trên mặt mày mọi xứ sở. Mạc tư khoa đã ra tro. Ở Anh, xứ chiến thắng, những tá điền bị tan gia bại sản vì giá lúa sụt; những công nhân kỹ nghệ đang nếm trải tất cả kinh hoàng của chế độ cơ xưởng đang lên không được kiểm soát. Sự giải ngũ quân đội gia tăng số người thất nghiệp.

Carlyle đã viết: “Tôi nghe thân phụ tôi kể rằng vào những năm lúa kiều mạch lên giá đến 10 Anh kim một “Stone” (6.368 grams), ông đã thấy những tá điền rút lui riêng rẽ về một con suối, uống nước suối thay bữa và nơm nớp che dấu nỗi cơ cực của mình để tá điền khác khỏi thấy[7]. Chưa bao giờ cuộc đời có vẻ vô nghĩa đến thế, đê hèn đến thế”.

Vâng, cách mạng đã chết, và cùng với cách mạng sự sống dường như đã lìa khỏi linh hồn Âu châu. Thiên đường mới mẻ kia, được gọi là Xã hội lý tưởng, mà ánh sáng mê hoặc đã thay thế ánh hoàng hôn của những thần linh, đã lùi vào một tương lai mờ mịt chỉ có những cặp mắt trẻ trung mới nhìn thấy. Những người già đã theo dõi cám dỗ ấy khá lâu rồi, bây giờ họ quay đi tránh nó như tránh một sự nhạo báng đối với niềm hy vọng của con người. Chỉ có những người trẻ mới có thể sống trong tương lai, và chỉ có người già mới có thể sống trong quá khứ; phần đông con người bị bắt buộc phải sống trong hiện tại, mà hiện tại bấy giờ là một cảnh tàn phế điêu linh. Biết bao nghìn vạn anh hùng và những người tin tưởng đã chiến đấu cho cách mạng!

Những trái tim thanh niên khắp nơi ở Âu châu đã hăm hở xiết bao khi hướng về nền cộng hoà trẻ trung, và đã sống bằng ánh sáng và niềm hy vọng về nó, cho đến khi Beethoven xé nát lời đề tặng bản hoà tấu bi hùng của mình cho con người không còn là người con của cách mạng mà đã trở thành con rể của phản động. Biết bao người ngay lúc đó vẫn còn chiến đấu cho niềm kỳ vọng lớn lao và đã tin tưởng cho đến phút cuối cùng? Và đây là phút cuối ấy: Waterloo, St. Hélène và Vienne, và trên ngai vàng của nước Pháp kiệt quệ ngự trị một người thuộc giòng họ Bourbon đã không học được gì và cũng không quên gì[8]. Đây là kết cục vinh quang của một thời đại có một hy vọng và nỗ lực lớn lao như chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Thật là một bi kịch khôi hài biết bao cho những người mà tiếng cười đã đẫm lệ chua chát.

Trong những ngày vỡ mộng, đau khổ ấy, nhiều người trong giới nghèo khổ còn có niềm an ủi của hy vọng tôn giáo; nhưng một số lớn của giai cấp thượng lưu đã mất hết niềm tin, nhìn thế giới bị tàn phá mà không có một viễn tượng nào để giải khuây, viễn ảnh một cõi đời rộng lớn hơn, trong cõi tuyệt mỹ và chí công ấy, những đau khổ xấu xa này sẽ tan biến. Và quả thật khó mà tin rằng một hành tinh buồn thảm như người ta thấy vào năm 1818 lại do một vì Thượng đế trí huệ và bác ái nắm giữ. Mephistopheles đã thắng và mọi Faust đều thất vọng. Voltaire đã gieo ngọn cuồng phong và Schopenhauer phải gặt lấy kết quả.

Thật hiếm khi vấn đề sự ác lại được ném vào mặt triết học và tôn giáo một cách gắt gay và quyết liệt đến thế. Mọi nấm mồ binh sĩ từ Boulogne đến Moscow và kim tự tháp đều nêu một câu hỏi câm lặng lên những vì sao lạnh lùng. Hỡi Thượng đế, còn bao lâu nữa và tại sao? Có phải tại hoạ gần như cùng khắp này là sự báo thù của một Thượng đế công chính đối với thời đại Lý Trí và Bất Tín? Có phải đấy là một lời giục gọi tri thức ăn năn phải khuất phục những đức hạnh cũ – đức tin, hy vọng, bác ái?

Đấy là ý kiến của Schlegel, Novalis, Chateaubriand, De Musset, Southey, Wordsworth và Gogol; họ quay về niềm tin cũ như những đứa con hoang phá sung sướng được trở về gia đình. Nhưng nhiều người khác có giải đáp phũ phàng hơn: theo họ, tình trạng hỗn mang của Âu châu chỉ là phản ảnh cái hỗn mang của vũ trụ; rốt cuộc chẳng có một trật tự thiêng liêng nào cả, cũng không có niềm hy vọng thiên đường nào: Thượng đế nếu có chỉ là một Thượng đế mù loà, sự ác đang trùm lấp mặt mày trái đất. Đấy là quan điểm của Byron, Heine, Urmontof, Leopardi và triết gia của chúng ta, Schopenhauer.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x