Trang chủ » Chương 9: Khích lệ và khen ngợi tăng cường lòng tự tin và dũng khí cho trẻ

Chương 9: Khích lệ và khen ngợi tăng cường lòng tự tin và dũng khí cho trẻ

by Trung Kiên Lê
25 views

Con đường nhân sinh đều được vẽ lên bởi chính trái tim, vì vậy con người dù có ở trong hoàn cảnh khốc liệt như thế nào thì trái tim cũng không nên bị vùi lấp đi bởi những tư tưởng bi quan, chán nản. Dũng khí sinh ra từ những trí tuệ lớn, lòng tự tin lớn dần lên trong sự lí giải mới thực sự là một lòng dũng cảm, kiên cường và sự tự tin nhất

1. Những lời khen ngợi có hiệu quả tạo ra lòng tự tin bộ bờ bến

Khen ngợi là điều mà bất kì người nào cũng muốn được nghe, những lời khen có hiệu quả sẽ là khởi nguồn giúp con người không ngừng vun đắp lòng tự tin và sự dũng cảm. Tuy nhiên, những lời khen ngợi quá mức sẽ khiến người ta tự cao tự đại, tự kiêu tự mãn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì những lời khen nên ở mức độ vừa phải.

“Con là đứa trẻ rất thông minh, rất giỏi”. Đây là câu nói mà cha mẹ thường hay nói trong quá trình giáo dục tôi. Mỗi khi tôi gặp khó khăn hay trắc trở, cha mẹ luôn dùng những ngôn từ đẹp đẽ đó để giúp tôi giải tỏa những phiền muộn và bức xúc trong lòng.

Mỗi khi tôi gặp phải chuyện đau lòng hay thất bại, cha lại nói với tôi: “Con nhất định làm được, cha tin tưởng con”. Trong suy nghĩ của mình, cha nhận thấy tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ, hơn nữa còn là một đứa trẻ yếu đuối, sẽ còn muôn vàn những khó khăn trong cuộc sống phía trước, ông sẽ là người luôn ở bên cạnh ủng hộ và khuyến khích tôi. Mỗi người đều có lúc gặp phải thất bại, đều có lúc mất đi lòng tự tin, huống hồ là một đứa trẻ. Chỉ cần tôi tràn đầy tự tin thì sẽ có thể dũng cảm đối mặt với mọi thách thức trong cuộc sống phía trước, trở thành một người có cuộc sống hạnh phúc.

Vậy lòng tin từ đâu mà đến? Khởi nguồn của nó chính là những lời khen ngợi của cha mẹ. Trẻ cần được khen ngợi, cần được khuyến khích. “Khen” không chỉ thể hiện tình yêu thương của cha mẹ, đồng thời cũng giúp trẻ củng cố lòng tin của chính bản thân mình. Chỉ khi trẻ tràn ngập niềm tin với chính mình thì cha mẹ mới có thể bởi dưỡng được một nhân tài xuất sắc. Nếu ngay từ khi mới bắt đầu, cha mẹ đối với tôi đã thiếu đi lòng tin, thì bây giờ tôi sẽ thành gì điều này tôi cũng không dám tưởng tượng ra.

Khi mới bắt đầu học viết, tôi không có chút lòng tin nào với chính bản thân mình. Lúc tôi đưa cho cha xem bài văn đầu tiên của mình, ông chú ý đến sự bất an trong tôi, dường như tôi đang chờ đợi sự phán xét của ông. Sau khi đọc xong bài văn mà tôi đã viết, phát hiện ra đó thực sự là một bài văn ngụy tạo, đề cũng không giải quyết rõ ràng, câu củ không hoàn chỉnh, cha tôi nghĩ: “Mình nên bình luận sao đây với bài văn này?”. Bởi vì ông cảm thấy ở tôi thiếu đi lòng tự tin, do vậy biết rằng nếu chỉ nói một câu đơn giản là “Không tốt” thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Trong giây phút trầm lắng đó của cha, tôi đã lo lắng đến mức rơi nước mắt. Nhưng điều tôi không ngờ được đó là, cha đã nói một câu giúp tôi hưng phân cả tinh thần: “Không tồi đâu, đây là lần đầu tiên con viết, khi cha mới bắt đầu thì còn viết tệ hơn con”. Lúc đó, trong tôi ảnh lên một nguồn sáng le lói, soi rọi tinh thần.

Không lâu sau đó, tôi đem cho cha xem bài văn thứ hai của mình, ông cho rằng 2 bài văn này có điểm khác nhau.

“Tự tin” là nền tảng của lòng tin. Không có tự tin thì đừng nói đến lòng tin. Thông qua những lời khen có hiệu quả này sẽ dễ dàng nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ.

Tự tin thực chất rất đơn giản, chính là mình tin tưởng vào chính bản thân mình. Bất luận là người lớn hay là trẻ nhỏ, bất luận là làm việc gì nếu thiếu đi sự tự tin thi không thể thành công. Ngược lại, nếu một người tràn đầy sự tự tin, luôn có niềm tin với công việc thì mặc dù có gặp phải chuyện gì đi chăng nữa cũng sẽ có thể vượt qua khó khăn.

Từ trong cách giáo dục của cha, tôi đã cảm nhận một cách rất sâu sắc: Phương pháp giáo dục quan trọng nhất chính là khích lệ niềm tin trong trẻ

Tôi cho rằng có rất nhiều cha mẹ luôn phóng đại chính mình, trong khi đó lại thiếu đi sự tôn trọng đối với con trẻ. Trẻ con tuy chưa thực sự hiểu rõ cái gì gọi là sự tôn trọng nhưng chúng cũng có lòng tự tôn của mình. Trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được một cách chính xác tình cảm mà cha mẹ dành cho mình. Đối với sự vỗ về và những lời khen ngợi, trẻ sẽ đáp lại bằng những nụ cười và sự nũng nịu. Đối với sự chế giễu và cười nhạo, trẻ sẽ đáp lại bằng sự bướng bỉnh và phẫn nộ.

Tôi luôn tự nhắc bản thân rằng liệu mình đã tôn trọng con chưa. Trong quá trình phát triển của con trai, tôi phát hiện ra rằng, tính bướng binh của trẻ sẽ dễ dàng được khắc phục nếu bạn thực sự thay đổi cách nhìn và thái độ của chính bản thân mình đối với trẻ.

Lấy câu chuyện trên làm ví dụ. Nếu cha tôi khi nhìn thấy bài văn mà ngay lập tức tỏ ra không bằng lòng, phủ định nó, thậm chỉ mắng tôi là “Đỗ ngốc”, như vậy sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn, e rằng về sau này tôi sẽ chẳng bao giờ cầm bút để làm văn nữa!

Bình luận một sự việc luôn có những sự khác biệt trong sự xuất sắc đó. Trẻ nhận được điểm “Ưu”, những bậc làm cha làm mẹ sẽ tự nhiên khen ngợi trẻ, càng giúp chúng có thêm lòng tự tin. Nhận được điểm “Tốt” hoặc “Trung”, khen ngợi là chuyện đương nhiên, có thể tìm thấy khoảng cách. Cho dù thành tích rất thấp cũng nên khuyến khích, không nên để trẻ có cảm giác đây là ngày tận cùng của thế giới, hãy giúp đỡ chúng tìm ra nguyên nhân, quan trọng là phải tìm ra sự nổi bật để từ đó tiếp thêm sức mạnh trong những trường hợp như thế này, nhất thiết không được để trẻ mất đi sự tự tin.

Những thứ tốt đẹp luôn khiến người khác phải ước ao kiểm tìm. Lời khen có thể giúp người được khen nảy sinh một cảm giác tốt đẹp, từ đó lưu lại trong mình một hồi ức sâu đậm, để từ đó khích lệ bản thân không ngừng tiến lên.

Mỗi khi tôi làm tốt một chuyện thì luôn nhận được sự khen ngợi từ cha. Lúc đó tôi luôn vui mừng, người lâng lâng như đang bay, lòng tự tin vì thế mà tăng lên gấp bội. Tôi cho rằng, chỉ cần trẻ đạt được một chút gì đó ở phương diện nào thì cũng nên không do dự chút nào mà khen ngợi trẻ. Thậm chí trẻ làm không đúng ở phương diện nào đó thì cũng không nên chế nhạo. Khi trẻ làm sai thì chỉ cần chúng thật sự thành khẩn sửa đổi sai lầm đó thì những bậc làm cha làm mẹ cũng nên rộng lòng mà tha thứ.

Bất kì người nào đều có thành công và thất bại, thất bại thường sẽ nhiều hơn thành công. Khi trẻ thất bại, cha mẹ tuyệt đổi không được nói những câu “Ta đã biết ngay là con sẽ không thể làm được”, mà nên giúp trẻ tìm ra nguyên nhân từ trong sự thất bại, để từ đó khuyến khích và động viên trẻ nhiều hơn nữa.

2. Trẻ có khả năng ở nhiều lĩnh vực

Thiên phủ của trẻ biểu hiện ở nhiều phương diện, cha mẹ hãy cố gắng phát hiện và tạo cho trẻ một môi trường phát triển tốt. Chỉ khi cha mẹ kịp thời phát hiện và khuyến khích thì mới có thể phát huy hết sức khả năng của mình. Khả năng của trẻ có thể phát huy tối đa hay không thì điều then chốt lại nằm ở cha mẹ, chứ không phải ở trẻ. Chỉ khi cha mẹ phát hiện kịp thời và khen ngợi những khả năng đó thì nhất định trẻ sẽ tiến lên phía trước một cách thuận lợi. Từ sự giáo dục của cha, tôi đã cảm nhận được điều này một cách rất sâu sắc.

Từ khi trẻ sinh ra đã bắt đầu việc học, dần hình thành sở trường và sở đoản của bản thân mình. Hãy để trẻ phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, phát huy thế mạnh của bản thân, đó chính là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha làm mẹ.

Trẻ có cảm hứng thiên bẩm với âm nhạc, nghe những khúc nhạc hay có thể giúp não được tập luyện có hiệu quả. Nếu trẻ tỏ ra vô cùng mẫn cảm với những nhịp điệu âm nhạc, mê đắm với âm nhạc, vậy thì rất có khả năng chúng có khả năng thiên bẩm với âm nhạc, cha mẹ nên cung cấp nhiều “Sự khích lệ âm nhạc” hơn, trẻ biểu hiện hứng thú về mặt nào thì cha mẹ hãy dùng tắt cả các phương pháp để tiến hành khích lệ trẻ.

Tài năng hội họa của trẻ bắt nguồn từ sự phân biệt các màu sắc, nếu trẻ có cảm hứng sâu đậm với màu sắc, hơn nữa còn thường xuyên vẽ các hình trên tường, trên sàn nhà thì có thể đứa trẻ đó có khả năng thiên bẩm về hội họa, cha mẹ nên mua các loại giấy, bút màu để khuyến khích, khơi gợi hứng thú, hơn nữa hãy kịp thời đưa trẻ tham quan phong cảnh tự nhiên, giúp trẻ mở rộng tầm mắt. Đây đều coi như phần thưởng, đều mang lại lợi ích trong sự phát triển tài năng thiên bẩm của trẻ.

Trẻ thích đọc thơ, nói chuyện, kể câu chuyện là những biểu hiện về khả năng ngôn ngữ. Trẻ nói chuyện tương đối sớm đặc biệt thu hút sự coi trọng của cha mẹ. Khả năng ngôn ngữ của trẻ cần có sự luyện tập không ngừng nghỉ trong những ngày tháng sau này. Thường xuyên nói chuyện, cho dù lúc đó trẻ còn chưa biết nói chuyện nhưng ít nhất cũng có tác dụng khơi gợi hứng thú về ngôn ngữ đối với chúng.

Ngôn ngữ là một loại năng lực cơ bản của con người, do vậy cha mẹ phải đặc biệt chú trọng đến việc khuyến khích phát triển ở trẻ. Đối với việc phát âm không chuẩn hoặc cách dùng từ sai của trẻ thì cha mẹ không nên chế nhạo, mà nên dẫn dắt, tiếp thêm cho chúng sự động viên

Cần biết rằng trẻ nói sai là chuyện hoàn toàn bình thường. Khi nói chuyện, cha mẹ nên khích lệ và ủng hộ trẻ.

Khi tôi 9 tuổi đã có thể vận dụng thành thục đồng thời phiên dịch các ngôn ngữ, như: Tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng La-tinh, tiếng Anh và tiếng Hy Lạp, công lao phần lớn thuộc về sự khen ngợi tôi của cha mẹ xuất phát từ khi tôi còn nhỏ.

Đối với tôi, việc giáo dục trí tưởng tương được cha tôi coi là bước đầu tiên, ông luôn coi nó ở bậc quan trọng hơn tri thức. Rất nhiều người giáo dục trẻ với hình thức nhồi nhét một lượng kiến thức mà quên đi trí tưởng tượng của trẻ. Từ kinh nghiệm học tập, tôi không chủ trương coi việc học tập kiến thức làm mục tiêu, mà chủ trương việc học tập kiến thức chỉ là cách thức, phải để trẻ thông qua việc học tập kiến thức đi khai phá các năng lực khác của bản thân mình, nuôi dưỡng năng lực và tố chất của trẻ.

Trí tưởng tượng không có một mục tiêu cụ thể, chỉ có thể tiến hành bồi dưỡng nó trong những hoạt động của cuộc sống. Trẻ càng nhỏ thì điểm này lại càng quan trọng hơn.

Mỗi khi diễn vai kị sĩ cổ đại hay mô phỏng động tác bay của chú chim nhỏ, tôi biết rằng đó biểu hiện của trí tưởng tượng, vào lúc này cha luôn khen tôi làm rất tốt, hiệu quả của nó vô cùng rõ rệt. Điều này giúp tôi càng lớn càng có được trí tưởng tượng phong phú và độc đáo.

Trẻ thích nghe chuyện, điều này như là một sự thiên bẩm. Trẻ tỏ ra không nhàm chán khi nghe cha mẹ và người lớn kể cùng một câu chuyện, hơn nữa còn thường xuyên bổ sung những chỗ thiếu sót trong quá trình cha mẹ kể chuyện, có những lúc còn “Thêm mắm, thêm muối cho câu chuyện đó, đây là một điều rất tốt. Cha mẹ nên kịp thời khích lệ, khen ngợi trí tưởng tượng của trẻ, cho dù bổ sung không đúng, tình tiết thêm vào không hợp lí thì cũng không nên dập tắt tính tích cực đó của chúng.

Tôi có lúc thường hư cấu một số tình tiết không có thực trong câu chuyện, thậm chí bỏ qua rất nhiều chỗ, trước sau mẫu thuẫn nhau thì cha tôi cũng không cho rằng tôi đang nói dối, mà luôn cố gắng hoàn thiện những chỗ thiếu sót hoặc làm giảm bớt đi sự bất nhã đó. Cha tôi cho rằng trách nhiệm của cha mẹ là nên khen ngợi sự sáng tạo độ của trẻ, đồng thời chỉ dẫn để tiếp tục phát huy nó.

Thông qua sự dẫn dắt và những lời khen ngợi của cha dành cho tôi phát hiện ra rằng sức tưởng tượng của mình càng ngày càng thần kì, càng ngày càng phát triển.

Rất nhiều sự tưởng tượng táo bạo của trẻ không được cha mẹ hiểu rõ, điều này là do cha mẹ có quá nhiều những khuôn khổ, hơn nữa lại thường xuyên dùng thứ khuôn khổ này bỏ qua trí tưởng tượng đô của trẻ,

Có một ngày, một người bạn của cha tôi đến nhà làm khách. Ông nhìn thấy tôi đang vẽ một hình tròn lớn bằng bút màu xanh.

Ông hỏi tôi: “Con trai à, con vẽ gì vậy?”.

Tôi trả lời: “Đó là một quả táo to”.

Người bạn của cha tôi nói: “Vì sao lại dùng màu xanh?”.

Tôi trả lời: “Vì cháu cho rằng nên dùng màu xanh ạ”.

Người bạn đó nói với cha tôi: “Ông bạn à, cậu bé dùng màu xanh vẽ một quả táo, ông nên nói với cậu bé rằng như vậy là không đúng”.

Cha tôi cảm thấy rất kì lạ, ông nói: “Vì sao vậy? Vì sao nhất định tôi phải bảo con dùng màu đỏ để vẽ? Tôi cảm thấy rằng con trai tôi vẽ như vậy là rất đẹp, hơn nữa có thể về sau cậu bé sẽ tạo ra một quả táo màu xanh. Quả táo bây giờ là màu gì, khi cậu bé ăn quả táo tự nhiên sẽ hiểu rõ thôi”.

Tri tưởng tượng của tôi không ngừng lớn lên trong những lời khen như vậy. Nếu phải dùng yêu cầu của người lớn để ép buộc trẻ nhỏ, vậy thì rất nhiều cử chỉ của trẻ sẽ hoàn toàn không “Phù hợp” với phương thức “Quy luật” này. Nếu liên tục “Uốn nắn” với những hành vi không phù hợp với “Quy tắc” này thì sức sáng tạo của trẻ cũng sẽ theo đó mà mất dần đi.

Khi tôi còn nhỏ thường xuyên thích bò trên sàn, tập trung tinh thần quan sát hai con kiến “Chuyển lương thực”. Đây là do sự tò mò. Trong những lúc này, cha tuyệt đối không làm phiền, tôi có lúc còn đem kết quả sau khi đã quan sát được nói với cha. Lúc đó ông đã khen ngợi tôi có những quan sát thật tinh tế.

Khen ngợi sự hiếu kì của trẻ sẽ có một tác dụng rất lớn trong việc nuôi dưỡng năng lực sáng tạo, thông qua những lời khen có thể khiến trẻ càng phát huy tích cực hơn nữa sự hiểu kì của mình. Cha mẹ nên thường xuyên dẫn trẻ tham quan thế giới tự nhiên, để chúng được nhìn thấy côn trùng và cây cỏ, mở rộng tầm mắt lên bầu trời bao la, nhìn thấy tia chớp, mây đen hay mưa tuyết, tất cả sẽ thấy trẻ vô cũng hứng thú; mặt trời lên, mặt trăng lặn, hoàng hôn thay thế, những điều đó trẻ sẽ không ngừng tìm kiếm và đặt câu hỏi.

Đối với sự hiếu kì của trẻ nhỏ, cha mẹ không nên có thái độ cảm thấy phiền toái, hãy không ngừng bảo vệ, hướng dẫn trẻ đi vào quỹ đạo hợp lí. Với những lời khen như vậy có thể giúp trẻ tiếp thu thêm kiến thức từ biển tri thức bao la của nhân loại, đọc sách, làm thủ công, làm thí nghiệm sẽ đem đến cho chúng những nguồn cảm hứng bất tận.

3. Dũng cảm đối mặt nói thất bại

Khi tôi 5 tuổi, cha dã bắt đầu tiến hành bồi dưỡng năng lực trên các phương diện cho tôi. Tôi cho rằng điều quan trọng đó là, ngay từ thời khắc đó cha đã bồi dưỡng tính cách lạc quan cho tôi.

Trong cuộc đời của một con người chắc chắn sẽ gặp nhiều thất bại, giáo dục trẻ học cách đối diện với thất bại, không sợ thất bại là một chuyện rất quan trọng. Có rất nhiều lúc sợ thất bại mà đã thất bại; có nhiều lúc không sợ thất bại mà đã giành được thắng lợi.

Sợ thất bại, áp lực tâm lí của trẻ sẽ tăng lên, vốn dĩ có thể làm một chuyện dễ dàng như trở bàn tay thì nay cũng không thể làm tốt được, không thể làm được; sợ thất bại tâm lí trẻ sẽ nảy sinh cách nghĩ đó là không làm thì không sai, làm càng nhiều càng sai nhiều, mất đi động lực muốn thử, thậm chí dẫn tới trạng thái vô năng trong thời gian dài.

Cha vô cùng khoan dung với tôi về phương diện này, bất kể tôi gặp thất bại về chuyện gì cha cũng tìm cách an ủi, đưa ra hướng khắc phục.

Bất luận làm chuyện gì, chỉ cần tôi không đi ngược lại với quy tắc, không làm những điều tổn hại đến bản thân và người khác thì cha luôn cố gắng khuyến khích tôi dốc toàn lực đi làm. Ông cho rằng chỉ cần trẻ không có tâm lí sợ thất bại, cộng thêm sự hướng dẫn chính xác thì sẽ đạt được thành công.

Tôi không tán thành cách của một số cha mẹ luôn bao biện, thay trẻ làm tất cả những việc mà chúng có thể tự làm được. Cứ lâu dẫn như vậy trẻ sẽ mất đi năng lực độc lập. Bất luận là chuyện gì thì cha mẹ cũng nên chú ý, đây hoàn toàn là một điều sai lầm.

Đối với những gì mà bản thân có thể tự làm thì cha luôn để tôi tự làm. Ông luôn đoạn tuyệt với cái cớ “Con không biết” để đổi lấy sự giúp đỡ của ông. Mỗi khi tôi nói không biết với một việc nào đó, cha luôn nói với tôi rằng: “Cha dạy con”, chứ không bao giờ ông đi làm hộ.

Bởi vì nhận được sự phát triển tốt ở mọi phương diện nên mỗi khi gặp phải khó khăn, tôi luôn nhận được sự khích lệ và ủng hộ từ cha, từ trong sự khích lệ đó, sự tự tin trong tôi cũng dẫn được hình thành, cho đến ngày nay, tôi vẫn luôn giữ được tính cách rất lạc quan.

4. Sự khéo léo của những lời khen ngợi

Từ quá trình giáo dục của cha, tôi phát hiện ra rằng những hành vi tốt khi nhận được những lời tán dương tốt, hành vi này không ngừng lặp lại và hình thành thói quen. Rất nhiều cha mẹ có lẽ không ý thức được điều này, họ lại cho rằng hành vi tốt đẹp của trẻ sẽ tự nhiên mà đến, do vậy không tán dương nữa. Thực ra nếu những hành vi không kịp thời nhận được sự khen ngợi thì trong tâm trẻ sẽ không lưu giữ được bắt kì ấn tượng nào, những hành vi tốt cũng dần dừng lại.

Tôi còn phát hiện rất nhiều bậc cha mẹ vô hình trung đã dùng những phương pháp hoàn toàn tương phản, họ lại khen ngợi với những hành vi không tốt của trẻ, ví dụ khi trẻ liên tục làm nũng đòi sự yêu chiều không hợp lí thì cha mẹ trong hoàn cảnh này đã nhấn mạnh hành vi không tốt đó của trẻ.

Trong cuộc sống, tôi thường phát hiện ra những trường hợp như này: Khi trẻ biểu hiện ra những hành vi không tốt, ví dụ như nói dối, đánh nhau, trộm đồ, lãng phí… lúc đó cha mẹ mới bắt đầu lo lắng, chỉ trích, thậm chí đánh mắng. Tôi cho rằng nếu làm như vậy sẽ không thể giải quyết được vấn đề, hơn nữa còn có thể nảy sinh tác dụng tiêu cực.

Hành vi không tốt của trẻ sẽ thu hút sự chú ý của cha mẹ, họ nhất định sẽ có được ấn tượng càng sâu đậm hơn với những hành vi này. Thực ra, đối với trẻ mà nói, sự trừng phạt này dường như là một phần thưởng, bởi vì hành vi này sẽ thu hút được chú ý của cha mẹ. Đây chính là nguyên nhân vì sao nhiều trẻ lại thích làm những trò tác quai tác quái.

Cha mẹ quan tâm tới những hành vi như thế nào, hành vi này sẽ dần hình thành thói quen cho trẻ. Do vậy, tôi cho rằng cha mẹ nên chú ý nhiều tới hành vi tốt của trẻ, kịp thời tiếp thêm sự khuyến khích hợp lí cho những hành vi đó, đối với những hành vi không tốt hãy lựa chọn thái độ cứng rắn, để trẻ không có cơ hội khắc sâu thêm ấn tượng này.

Nên càng sớm khen thưởng với những hành vi tốt của trẻ càng tốt. Đối với những trẻ nhỏ tuổi thì hiệu quả này càng rõ rệt. Tôi đã từng làm qua một vài thí nghiệm với một số trẻ khác, khi chúng bước vào thời kỳ thanh thiếu niên, những lời khen ngợi này sẽ gặp khó khăn nhất định, bởi vì trong quá trình trưởng thành ở độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ sẽ có một giai đoạn phản kháng mãnh liệt. Để thực hiện phương pháp này tốt hơn, cha mẹ nên phân định rõ ràng hành vi và tình cảm, thế giới nội tâm của trẻ như vui vẻ, tức giận là những thứ của riêng trẻ, khi trẻ cảm thầy vui mừng hay tức giận, sẽ không có cách nào khống chế được, lúc này hành vi sẽ biểu hiện ra bên ngoài, là những cái có thể trông thấy được, sẽ thấy được, trẻ cũng có thể khống chế bản thân mình. Trẻ không có cách nào không chế tình cảm của mình nhưng có thể không chế hành vi của bản thân.

Tôi cho rằng, sự khích lệ thì nên nhằm vào hành vi chứ không phải là cảm xúc của trẻ.

Cha mẹ nên chú ý tới hành vi của trẻ nhỏ chính là chỉ những hành vi cụ thể, chứ không phải là trừu tượng hoặc phân tích ra. Những hành vi nói không rõ ràng, cha mẹ không có cách nào thêm sự ảnh hưởng, cũng không có cách nào thêm sự không chế. Hiểu được điều này là vô cùng quan trọng.

Như vậy, rốt cuộc hành vi nào được coi là hành vi nói không rõ ràng đây?

Ví dụ: “Là những đứa trẻ luôn cố gắng làm việc khiến người khác phải đau đầu”. “Những trẻ thích ức hiếp người khác”. “Những trẻ không chịu trách nhiệm”.

Còn hành vi nào được coi là những hành vi cụ thể đây? Ví dụ: “Trẻ đánh bạn”. “Trẻ vẽ một con vật trên tường”.

Chúng ta nên hiểu rõ: Khen thưởng hành vi của trẻ chứ không phải là tình cảm của chúng, nên ngợi khen những hành vi cụ thể chứ không phải là “Những hành vi nói không rõ ràng”.

Làm cha mẹ thì nên kịp thời khích lệ khi trẻ làm những hành vi đúng đắn. Nếu trẻ không làm được thì cũng không được trách móc. Trẻ ngẫu nhiên làm được chính là một bước tiến không nhỏ. Chỉ cần trẻ biểu hiện ra với hành vi tốt thì cha mẹ nên kịp thời nhấn mạnh phương diện đó, củng cố hành vi này.

Cha khen thưởng tôi thường có hai phương thức, một là phương thức tình cảm, hai là phương thức vật chất. Tôi cảm nhận sâu sắc được rằng phương thức tình cảm có hiệu quả cao hơn với phương thức vật chất.

Phương thức tình cảm sẽ có những lời biểu dương, cái hôn, ôm hay những hành vi của cơ thể. Phương thức này đều bắt đầu từ cha mẹ, nhất thiết không nên “Tiết kiệm” với chúng.

Phương thức vật chất là một phương thức bổ sung, cho trẻ một chút “Điểm tâm”. Mỗi khi nhận được sự khích lệ, tôi luôn hân hoan chào đón, nhưng không hề quan tâm xem số lượng của những món đồ đó.

Khi tôi còn nhỏ, cha phần lớn đều dùng phương thức tính cảm để khích lệ, trong những tình huống đặc biệt mới dùng phương thức vật chất.

Tôi cho rằng, chỉ cần cho trẻ sự khích lệ kịp thời với những hành vi tốt đó thì biểu hiện đó sẽ không ngừng được lặp lại nhiều lần, những hành vi tốt khi được khích lệ và củng cố thì trong thời gian dài nó tự nhiên sẽ trở thành hành vi thói quen tốt ở trẻ.

Tuy nhiên, khi cha mẹ khen ngợi trẻ thì nhất định không được tùy ý xác định. Nếu quá tùy tiện thì trẻ không hiểu được vì sao mình được khen. Cha mẹ luôn kịp thời khen ngợi với những hành vi tốt mà tôi biểu hiện, đồng thời nói cho tôi biết nguyên nhân vì sao tôi lại được khen.

Khi tôi định dùng một phương pháp mới làm việc khiến người khác phải mãn nguyện thì cha luôn kịp thời khen ngợi. Tôi cho rằng điều này có tác dụng rất tốt đối với việc nuôi dưỡng thôi quen hành vi tốt. Khi tôi học được hành vi mới, đồng thời thực hiện hành vi đó một cách có ý chí thì cha không phải lần nào cũng khen ngợi mà kéo dài thời gian khen thưởng trong mỗi lần, thực hiện những lời khen ngắt quãng hay mang tính tùy ý. Cách khen ngợi này, mục đích là khiến tôi phải bất ngờ.

Sau khi tôi nhận được sự khen thưởng này, tôi sẽ biểu hiện tiếp tục những hành vi tốt đã. Bởi vì một khi đã hình thành thói quen thì tôi biết được rằng làm như vậy sẽ khiến cha mẹ vui lòng. tôi cũng vì thế mà cảm thấy mãn nguyện với những hành vi tốt mà mình đã làm.

Vì thế, tôi kiến nghị với các bậc làm cha làm mẹ, không nên vì trẻ có những hành vi không tốt mà chỉ giáo huấn hay đánh mắng, hãy kịp thời phát hiện và khuyến khích những sở trưởng của chúng. Đối với những trẻ có cá tính mạnh, tinh thần phong phú, không thích người khác chỉ trích thì càng nên làm như vậy.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x