Trang chủ » Chương 3: Khai phá trí lực trong sự bao bọc

Chương 3: Khai phá trí lực trong sự bao bọc

by Trung Kiên Lê
22 views

Trí tuệ của con người có tụ lại tại một điểm thì cũng không thể giúp được kẻ không có trí tuệ, cũng giống như một người bị mất đi thị lực không thể dùng thị lực của những người xung quanh bổ sung sự thiếu sót đó của bản thân mình.

1. Phương pháp giáo dục ngôn ngữ độc đáo

Để sớm khai phá các tiềm năng của tôi cha đã nghiên cứu rất nhiều các tác phẩm giáo dục nổi tiếng, đặc biệt là phương diện phổ cập giáo dục sớm, ông cho rằng tuy mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng của mình nhưng loại tiềm năng này cũng có nguyên tắc giảm. Do vậy, căn cứ theo nguyên tắc giảm về tiềm năng của trẻ, trong quá trình của mỗi con người đều có một giai đoạn thích hợp nhất để phát huy được một loại năng lực đặc biệt nào đó của bản thân mình. Thời gian thích hợp là cực kì quan trọng, nó mang tính chất quan trọng đối với sự phát triển trí lực trong suốt cuộc đời của một con người, nhất định không được bỏ lỡ. Đối với then chốt trong việc phát huy sớm trí tuệ của trẻ thì nên nắm vững thời kì thích hợp nhất này.

Trẻ trước 3 tuổi, là thời kì tuyệt nhất để phát triển ngôn ngữ, sớm dạy trẻ ngôn ngữ trong thời kì này là vô cùng quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ vừa là công cụ tiến hành của tư duy, cũng là công cụ để tiếp nhận tri thức, không có công cụ này chúng ta sẽ không có được bất kì tri thức nào. Loài người chúng ta sở dĩ có thể trở nên ưu việt, vượt xa các loài động vật khác, đạt đến trình độ văn minh như ngày nay là do chúng ta đã biết sử dụng ngôn ngữ mà các loài động vật khác không có được. Do vậy, nếu trẻ không nhanh chóng nắm vững ngôn ngữ thì không thể phát huy tốt năng lực của mình. Nếu có thể để trẻ nắm vững ngôn ngữ trước 6 tuổi, vậy thì sự phát triển của trẻ sẽ rất nhanh, hơn nữa tốc độ của trẻ cũng vượt nhanh hơn những trẻ khác.

Rất nhiều các bậc cha mẹ luôn tìm đủ mọi cách để phát triển thể chất cho trẻ, nhưng cha của tôi không những chú trọng phát triển sự khỏe mạnh cơ thể mà còn vô cùng coi trọng việc kích phát trí não cho tôi. Sau khi ông đưa ra quan điểm này, có rất nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng kinh ngạc, cho rằng làm sao có thể làm được điều này? Nhưng cha tôi lại cho rằng, làm cha mẹ chỉ cần lưu ý một chút là sẽ phát hiện ra, ngay từ nhỏ trẻ đã rất mẫn cảm với thanh âm của người và những thứ đồ khác. Điều này chứng tỏ, việc bắt đầu giáo dục sớm ngôn ngữ cho trẻ hoàn toàn là việc có thể làm được. Vậy thì sớm là vào lúc nào đây? Ông chủ trương từ ngày tuổi thứ 15 của trẻ nên bắt đầu “Tưới tắm” cho chúng những từ ngữ, hãy dạy nói từ khi trẻ bắt đầu nhận biết sự vật. Cha đã kể cho tôi nghe những từ đơn mà cha đã dạy trong khoảng thời gian tôi được 15 ngày.

“Khi con được 15 ngày, chúng ta đã duỗi tay chỉ đầu trước mặt con, sau khi con nhìn thấy đã túm lấy nó. Lúc vừa mới bắt đầu do nhìn không chuẩn, con thường xuyên không thể nắm vững. Cuối cùng cũng nắm được, con vô cùng vui mừng, để ngón tay vào trong miệng gặm. Lúc đó cha đã dùng giọng điệu rõ ràng mà ấm áp lặp đi lặp lại nhiều lần phát ra những âm thanh của “Ngón tay, ngón tay” cho con nghe.

Chính trong hoàn cảnh này, khi con vừa có năng lực nhận biết sự vật, cha mẹ đã lấy rất nhiều đồ cho con xem, đồng thời dùng những ngôn từ ấm áp mà rõ rằng nhắc lại nhiều lần tên gọi của những thứ đồ đó. Không lâu sau, con có thể phát âm một cách rõ ràng tên gọi của những thứ đồ đó”.

Ngôn ngữ dùng để giao tiếp và hiểu nhau. “Nếu học ngôn ngữ mà không dùng để biểu đạt thì không thể học tốt được”. Cha tôi đã nói như vậy. Do vậy, cha vô cùng coi trọng việc nghe nói của trẻ trong quá trình học ngoại ngữ, đề xướng cha mẹ hãy cho trẻ một môi trường nghe trong khi học ngôn ngữ, tạo cho trẻ cơ hội được nói. Cha mẹ nên sớm nói chuyện với con, bởi vì những trẻ lớn trong vòng 6 tuần đã có những phản ứng đối với những âm thanh trong cuộc nói chuyện. Trong thời kì này, nếu người dạy trẻ không thích nói chuyện, không tìm hiểu trẻ hoặc những người khác nói chuyện, thì thời gian nói chuyện của trẻ sẽ bị giảm đi. Khi trẻ cùng nói chuyện với người lớn mới bắt đầu nói, có rất nhiều lúc trẻ đều là “Tự nói chuyện”. Cha mẹ nên nắm vững thời kì then chốt này để cùng giao tiếp với trẻ, để năng lực nghe của trẻ ngày càng phát triển.

Mỗi khi tỉnh dậy từ trong giấc mộng, cha và mẹ hoặc cũng nói chuyện với tôi, hoặc nhẹ nhàng hát cho tôi nghe. Khi ánh mắt của tôi dừng lại trên bông hoa giấy treo trên giường, cha mẹ không hề gắt gỏng mà thường nhắc lại: “Hoa giấy đỏ, hoa giấy vàng”. Nếu đang làm việc, cha cũng sẽ dùng một ngữ điệu vô cùng thân thiết nói chuyện cùng tôi, nói cho tôi nghe ông đang làm gì.

Trên phương diện học tập ngôn ngữ, mẹ chính là người thầy đầu tiên của tôi, những ngôn ngữ mà trẻ nói ra thường không có quy phạm, phát âm cũng không chuẩn, điều này được quyết định phần lớn dựa trên sự bồi dưỡng ban đầu của người mẹ. Khi cha mẹ dạy tôi học ngôn ngữ, họ đều nói rất chính xác, rõ ràng, để tôi có thể dần nắm vững được, mỗi câu cha mẹ nói ra đều rất chậm rãi, hơn nữa còn nói lại vài lần. Cha mẹ luôn khuyến khích tôi nói nhiều, như vậy sẽ giúp trẻ nhanh chóng nắm vững được một lượng lớn từ đơn, đoản ngữ và câu. Cha thường để tôi duy trì một sự nhiệt tình khi nói chuyện, thậm chí khuyến khích tôi biểu đạt, có những lúc cha còn tạo cho tôi một môi trường nói chuyện nhất định, ví dụ có những lúc hướng dẫn tôi đọc lời bài hát của trẻ nhỏ, kể câu chuyện, đến khi tôi có thể nói được những từ song âm, đoản ngữ thì cha vẫn không ngừng nói ra những đoản ngữ đơn giản để giúp tôi nắm vững và hiểu được.

Trong quá trình dạy ngôn ngữ cho tôi, ông đã tổng kết ra một hệ thống phương pháp rất có hiệu quả. Phương pháp học tập ngôn ngữ này giúp tôi có thể dễ dàng, thoải mái học tập, hơn nữa khi tôi được 9 tuổi có thể tinh thông ngôn ngữ của 6 quốc gia. Do vậy tôi vẫn thường dùng hệ thống phương pháp có hiệu quả này để dạy ngôn ngữ cho con trai tôi. Phương pháp này không chỉ là sự sáng tạo được tổng kết lại từ trong quá trình thực tiễn dạy ngôn ngữ của cha, mà còn có một đóng góp to lớn trong phương diện học tập ngôn ngữ của loài người. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu hệ thống phương pháp này cho những bậc cha mẹ đang muốn dạy ngôn ngữ cho con cái của mình, đồng thời muốn những đứa trẻ của mình có thể học thật tốt ngôn ngữ:

(1) Ngữ âm thuần túy

Khi tôi phát ra một thanh âm, ví dụ: Ka ka ka, cha ngay lập tức sẽ phản ứng lại, cùng nói “Ka ka ka” với tôi. Mỗi khi ông dạy tôi phát âm “Ma ma ma”, nếu tôi phản ứng, tuy không rõ ràng lắm, cha vẫn khích lệ tôi hết mức. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này nhất thiết phải nghe rõ phát âm của trẻ, ví dụ khi trẻ phát âm “Mo mo mo”, bạn lại nghe thành “Ma”, đồng thời khuyến khích trẻ, cứ như vậy về sau trẻ sẽ phát sinh sự hỗn loạn trong quá trình phát âm.

Cha và tôi cùng chơi trò chơi như thế này, luôn được tiến hành một tiếng sau khi tôi thức dậy, bởi vì tinh thần của một đứa trẻ sẽ tỉnh táo nhất sau khi thức dậy một giờ, hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Đồng thời phải cùng trẻ trao đổi trong quá trình phát âm, tốt nhất hãy cho trẻ nhìn thấy khuôn mặt của cha mẹ, đương nhiên tốt nhất vẫn là để trẻ nhìn thấy những động tác ở miệng.

Dạy trẻ phát âm thuần túy nhất định phải đơn giản, rõ ràng, nhất thiết không được lắm lời. Ví dụ khi dạy trẻ phát âm “A”, dạy trực tiếp là được rồi, hoàn toàn không nhất thiết phải nói ra một đoạn chuyện khá dài, như vậy trẻ sẽ không nghe rõ, sẽ dễ dàng đọc sai.

(2) Bắt đầu từ những sự vật ở môi trường xung quanh

Chúng ta đều có kinh nghiệm, học tiếng nước ngoài thì trước tiên ghi nhớ những từ đơn, nhưng lại rất phí hoài công sức, rất nhanh chóng sẽ bị lãng quên. Có một khoảng thời gian, vì muốn sau này dạy tôi tiếng Anh, ông đã quyết tâm phải học tốt nó, ông đã mang theo cuốn từ điển bỏ túi của Webster học thuộc lòng từ đầu đến cuối, nhưng không thể nhớ nổi, lại không đem đến lợi ích lớn nào. Về sau, ông đã tổng kết ra một kinh nghiệm trong quá trình học, đó là: Phải ghi nhớ nhiều từ đơn, thì vẫn nên đọc nhiều sách thú vị, ghi nhớ từ đơn trong quá trình đọc sách. Với vấn đề tương tự, để phong phú thêm vốn từ vựng của trẻ mà nhồi nhét theo cách: “Nhồi vịt” sẽ không đạt được mục đích, trái lại còn gây ra những tác hại.

Dạy trẻ nói chuyện thực ra rất khó, nếu không thực sự bỏ ra công sức thì e rằng không thể dạy tốt được. Cha thông qua việc nói chuyện với tôi về những thứ liên quan tới dụng cụ trên bàn học, những thiết kế trong phòng, những loại hoa và côn trùng trong vườn đã dạy tôi một cách có hiệu quả cách phát âm những từ đơn và ý nghĩa của chúng.

Sau khi tôi đã lớn lên một chút, cha mẹ ôm tôi và dạy cho tôi biết tên gọi của tất cả các loại thực vật có thể thu hút sự chú ý của tôi, những dụng cụ và thực phẩm trong bữa ăn, các bộ phận trên cơ thể và từng chi tiết của trang phục, những loại hoa cỏ, cây trong sân vườn, mỗi nơi trong phòng, tóm lại nhìn thấy gì sẽ dạy cái đó. Cha mẹ cũng dạy tôi động từ và hình dung , giúp kho từ vựng của tôi ngày càng phong phú hơn.

Dường như sau bữa cơm tối mỗi ngày cha mẹ đều dắt tôi đi dạo. Từ trong nhà đến giáo đường trong thôn, bất kể thứ gì trên đường đi cha mẹ đều giảng cho tôi nghe, đồng thời có ý thức để tôi chú ý: Những cây cao, những bụi cỏ thấp, những chú chim nhỏ bay lượn, những hàng rào gỗ, những ngọn đèn đường, những tầng lầu, xe ngựa, các loại hoa cỏ, các loại người, còn có cả những con kiến nhỏ bận rộn. Đối với thế giới bên ngoài tràn ngập sự hiếu nên tôi bị những thứ này cuốn hút vô cùng mạnh mẽ. Cứ ra khỏi nhà là chỉ này chỉ kia, cử y a không ngừng, nói chuyện cũng tiến bộ rất nhanh.

Đương nhiên khi thực hành phương pháp giáo dục này cũng nên chú ý đến trình tự tiến hành, dễ trước khó sau. Khi mới bắt đầu dạy những đứa trẻ phát âm dễ một chút và những cuộc nói chuyện tương đối đơn giản, chỉ cần mỗi ngày kiên trì luyện tập, giữ được sự cân bằng thì nhất định sẽ thu được hiệu quả.

(3) Tăng thêm sự hiểu biết của trẻ đối với thế giới thông qua kể chuyện

Khi trẻ có thể hơi nghe hiểu câu chuyện, đối với cha mẹ mà nói thì việc mỗi ngày đều kể chuyện cho trẻ nghe là vô cùng cần thiết. Dưới con mắt của cha tôi chẳng có gì quan trọng hơn việc kể chuyện của ông bởi vì trẻ luôn tràn ngập sự hiếu kì đối với thế giới đầy lạ lẫm này, thế giới này đối với trẻ luôn tràn ngập những điều cần khám phá, vì thế cần sớm để trẻ nhận biết về thế giới này, dạy càng sớm càng tốt. Để bồi dưỡng những năng lực cho trẻ về thế giới này, phương pháp tốt nhất đương nhiên là kể chuyện. Kể chuyện giúp trẻ luyện tập năng lực ghi nhà khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tri thức. Nếu truyền thụ kiến thức một cách máy móc, cứng nhắc thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ. Với hình thức giảng dạy thông qua việc kể chuyện, trẻ sẽ thích thú lắng nghe, đồng thời cũng dễ dàng ghi nhớ hơn. Do vậy, dạy trẻ thông qua phương pháp kể chuyện là thích hợp nhất.

Cha tôi cho rằng nghe kể chuyện là con đường hiệu quả nhất giúp trẻ nhận được những kiến thức về ngôn ngữ, do vậy ông không những kể chuyện cho tôi nghe, mà còn lựa chọn những cuốn sách tốt, kể cho tôi nghe một cách chậm rãi và tỉ mỉ.

Hơn nữa, kể chuyện không chỉ để trẻ nghe một cách bị động, cũng nên yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện đó. Nếu không hiệu quả của việc kể chuyện sẽ không được như mong muốn.

Tôi cũng đem những phương pháp này của cha tôi kể lại cho vợ tôi nghe, khi con trai tôi còn chưa biết nói, vợ tôi đã kể cho con nghe các chuyện thần thoại và truyền thuyết của các nước Bắc Âu, Hi Lạp, Rome. Đợi khi con có thể nói chuyện, hai mẹ con đã biểu diễn những câu chuyện đó. Chúng tôi trần thuật lại cho con câu chuyện về “Thánh kinh”, có những lúc còn dùng hình thức trò chơi để biểu diễn.

Với phương pháp giáo dục sinh động thế này, rốt cuộc cũng đem lại kết quả. Con trai tôi khi được 1 tuổi đã ghi nhớ một cách dễ dàng hơn 3000 từ đơn. Con số này đối với một đứa trẻ 8, 9 tuổi đã khiến người khác phải kinh ngạc.

(4) Coi trọng việc làm phong phú vốn từ vựng

Điểm quan trọng nhất trong việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho trẻ chính là nhanh chóng làm phong phú kho từ vựng của trẻ. Cha luôn vô cùng coi trọng việc rèn luyện từ vựng cho tôi. Phàm là những sự vật tôi không thể nhận biết được, cha mẹ yêu cầu người chăm sóc tôi không dùng cách nói “Cái này, cái kia”, chỉ khi tôi đã ghi nhớ sự vật mới để tôi dùng những đại từ thay thế. Hơn nữa, khi giảng giải cho tôi nghe, trong đó luôn có những từ ngữ không hiểu, cha luôn giảng giải tỉ mỉ cho tôi nghe, quyết không giải quyết cho xong chuyện hay giảng giải mơ hồ.

Đừng cho rằng do còn nhỏ, đối với những từ khó giải thích trẻ sẽ không hiểu. Trên thực tế ý nghĩa của hành động này không phải để trẻ ngay lập tức ghi nhớ hay nghe hiểu, mà dùng để lí giải những bản thân hành vi của những từ sinh ra, dạy cho trẻ thái độ và phương pháp học. Nếu người lớn gặp phải chỗ khó trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ mà bỏ qua luôn thì trẻ sẽ hình thành một thói quen xấu là “Không tìm hiểu tận gốc vấn đề”.

Nước Đức có những bài đồng dao vô cùng dễ hiểu. Chúng ta nên coi trọng những di sản văn hóa này. Ngay từ nhỏ, cha đã đọc cho tôi nghe những bài đồng dao, đồng thời nhắc nhở tôi ghi nhở chúng bởi vì ngữ điệu của những bài đồng ca này vô cùng dễ nghe và dễ ghi nhớ, do vậy có tác dụng lớn trong việc làm phong phú thêm kho từ vựng của tôi. Không chỉ như vậy, trí lực của tôi cũng phát triển nhanh hơn trong quá trình đọc các bài đồng dao này. Tôi đọc sách khi chưa đến 4 tuổi, những sách này chủ yếu được viết với hình thức ca từ.

(5 ) Phản đối dạy trẻ cách nói chuyện và phương ngôn không đầy

Nói chuyện hay phương ngôn không đầy đủ có thể tạo cho trẻ tư duy mơ hồ, gây ra những trở ngại trong quá trình giao tiếp. Cha tôi luôn phản đối cách dạy trẻ nói chuyện và phương ngôn không đầy đủ, ví dụ dạy trẻ nói các loại như “Oa Oa” (Con mèo), “Ya Ya (Bước chân), “Wang Wang” (Chó). Những ngôn ngữ kiểu như vậy gây ra những tác động xấu trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, điều này đòi hỏi sự chú ý của các bậc phụ huynh. Đương nhiên trẻ học cách nói chuyện và phương ngôn không đầy đủ sẽ dễ dàng hơn, do đó rất nhiều cha mẹ cho rằng ngôn ngữ của trẻ sẽ không trở ngại nhiều lắm từ cách học “Nửa chừng” này. Nhưng thông qua kinh nghiệm thực tiễn, khi trẻ được khoảng 2 tuổi, có thể dạy trẻ nói những ngôn từ đầy đủ với một sự chậm rãi và tỉ mỉ, trong những trường hợp thông thường thì trẻ đều có thể phát âm.

Phàm là những gì trước đây tôi có thể học được thì cha mẹ luôn cố gắng hết sức để dạy tôi. Còn có một số bậc cha mẹ ít hiểu biết chính là những thứ mà trẻ có thể dễ dàng hiểu được thì họ lại không biết dạy như thế nào. Giống như Remak đã từng nói thế này: Nếu một món đồ không sử dụng thì khó có thể đánh giá được tác dụng của nó. Tương tự, nếu không dạy trẻ đầy đủ những thứ trẻ vốn dĩ có thể học được, vậy thì loại năng lực được thấm dần từng ngày này của trẻ cũng không có được sự phát triển. Trên thế giới chẳng có chuyện gì là ngu ngốc hơn chuyện này.

Trên thực tế, đối với trẻ mà nói, việc học những loại từ như “Wang, Ya” tuy dễ dàng hơn một chút, nhưng nó sẽ tạo thành gánh nặng trong việc học tập ngôn ngữ mang tính quy phạm của trẻ sau này. Đối với việc học tập ngôn ngữ của trẻ mà nói, ngôn ngữ của tính quy phạm đầy đủ là ngôn ngữ càng sớm mà trẻ học, còn ngôn ngữ một cách nửa vời thế này thì đó là ngôn ngữ mà không lâu sau đó trẻ phải bỏ đi. Để trẻ học hai ngôn ngữ thì điều này ắt hẳn sẽ tạo thành hai gánh nặng đối với trẻ. Trên thế giới thực sự không có việc gì kinh tế hơn việc này. Trẻ hoàn toàn có thể dùng phần sức lực tinh thần lãng phí đó đi học một loại kiến thức khác, nhưng trẻ dưới sự giáo dục sai lầm này thì chỉ có bỏ ra một sự xem xét của thời gian quý báu này. Do vậy, cha mẹ không nên dạy trẻ những cách nói chuyện không hoàn chỉnh, để tránh lãng phí thời gian.

Có người sẽ nói dạy trẻ học cách nói chuyện này sẽ rất thú vị, nhưng chúng ta có từng nghĩ qua rằng để trẻ bỏ ra những giá trị cao quý thế này liệu có đáng không? Chỗ hại của việc dạy trẻ cách nói chuyện không hoàn chỉnh không chỉ có vậy, trong xã hội có một số đứa 14 – 15 tuổi (Thậm chí đã trở thành người lớn), vẫn không thể phát âm rõ ràng một số từ, đó chính là hậu quả của việc giáo dục không hợp lí của cha mẹ. Trong trường học ngày nay, giáo viên đã bỏ ra biết bao công sức trong việc sửa chữa những lỗi sai trong việc phát âm của trẻ, thường bỏ ra nhiều thời gian hơn so với thời gian làm những công việc tích cực, điều này quả thật vô cùng đáng thương.

Tuy nhiên trên thế gian này vẫn tồn tại những kiểu cha mẹ như này, họ lấy làm thích thú khi nghe những từ mà trẻ phát âm sai hay những lỗi sai trong khi trẻ nói chuyện. Họ không những không giúp trẻ sửa sai, mà cứ hòa theo làm trò vui. Đây là những sai lầm cực lớn. Bởi vì như vậy sẽ chỉ khiến trẻ vĩnh viễn không thể phát hiện ra sai lầm của mình, để thói quen trở thành tự nhiên, khó mà sửa chữa được.

Có thể vận dụng ngôn ngữ một cách chính xác có nghĩa là sẽ tư duy một cách chính xác. Nếu ngay từ nhỏ đã để trẻ sử dụng những ngôn ngữ không phân định rõ ràng thì não của trẻ sẽ khó có được sự luyện tập tốt.

Ngay từ khi tôi mới sinh ra, cha đã không ngừng cố gắng nói chuyện thật chuẩn xác và nói tiếng Đức một cách hoàn chỉnh. Khi “Tưới tắm” ngôn ngữ cho tôi, ông cho rằng tục ngữ là vô cùng quan trọng, bởi vì có những suy nghĩ nếu không dùng tục ngữ để biểu đạt thì khó đạt đến sự hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển, những suy nghĩ mới của tôi cũng không ngừng sinh ra, tục ngữ để biểu đạt những quan niệm mới này cũng không ngừng được tăng thêm, do vậy tục ngữ vô cùng quan trọng.

Cha quyết không bao giờ dạy tôi những cách nói không hoàn chỉnh, tôi và vợ mình cũng làm điều tương tự với con trai của chúng tôi. Cách nói chuyện có đầu có đuôi này ngay từ đầu đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Khi tôi chưa đến 1 tuổi, một người bạn của cha đã nói với tôi: “Carl, ta muốn xem Wang Wang của cháu”. Tôi bèn sửa lại nhanh chóng: “Không phải là Wang Wang, mà là ”. Người bạn đó của cha tôi đã vô cùng ngạc nhiên.

(6) Làm đầu óc thêm phong phủ, kĩ lưỡng với những từ

vụng chính xác Trong quá trình dạy ngôn ngữ, cha tôi vô cùng coi trọng việc ngay từ đầu để trẻ học được những ngôn ngữ mang tính tiêu chuẩn, chính xác. Do vậy, ông thường xuyên nhắc đi nhắc lạ một cách chuẩn xác cho tôi nghe, ông kiên nhẫn dạy tôi phát âm chính xác tiếng Đức. Chỉ khi tôi đã phát âm chuẩn xác, ông bèn xoa đầu và biểu dương tôi: “Nói rất tốt, nói rất tốt”. Khi tôi phát âm không chuẩn, ông bèn nói với mẹ tôi: “Em xem, con mình chẳng biết nói”. Thế là mẹ tôi bèn nói: “Thật không? Con trai mình ngay cả từ này cũng không biết nói?”. Cứ như vậy, mặc dầu tôi còn rất nhỏ, cũng có một niềm động lực đốc thúc phải phát âm thật chính xác. Thông qua sự nỗ lực không mệt mỏi và sự kiên trì không thay đổi nên ngay từ nhỏ tôi đã phát âm rất chính xác.

Trên phương diện học tập từ vựng, cha tôi luôn kiên trì với một niềm tin như thế này: Muốn có một đầu óc tinh thông thì trước tiên phải có một lượng từ vựng chính xác. Do vậy ông không chỉ để tôi giữ cách biểu hiện theo cách của trẻ con mà dẫn dạy tôi cách hiểu biết và sử dụng những từ thay thế phức tạp, đồng thời không ngừng yêu cầu thể hiện chính xác, sinh động, kiên quyết không sử dụng những câu không rõ ràng. Để làm được điều này, cha tôi cho rằng cả nhà nhất định phải phối hợp với nhau, không nên một bên thì yêu cầu nghiêm ngặt trong khi bên kia lại dễ dãi với trẻ. Vì thế cha và mẹ đã phối hợp với nhau rất ăn ý, hơn nữa còn lấy mình làm gương, bình thường cha mẹ luôn yêu cầu tôi phát âm thật chuẩn xác, ngôn ngữ quy phạm, tinh chọn những từ vựng thật phù hợp.

Vì tôi tiếp xúc rất nhiều với những người làm trong gia đình, về mặt ngôn ngữ rất dễ chịu sự ảnh hưởng từ họ, do vậy, cha không những yêu cầu mẹ tôi tuyệt đối không để người làm nói tục.

Tiếng địa phương và những lời nói tục về mặt phát âm sẽ có sự khác biệt lớn so với tiếng Đức, hơn nữa nó cũng không có sự chuẩn xác hay tiêu chuẩn gì về mặt ngữ pháp. Trong môi trưởng ngôn ngữ như vậy, trẻ sẽ dễ dàng chịu những tác động không tốt, từ đó gây ra những trở ngại nhất định trong việc dạy trẻ học ngôn ngữ có tiêu chuẩn, sự vượt qua loại trở ngại này đòi hỏi cần có một thời gian nhất định, hơn nữa nếu vượt qua độ tuổi thích hợp nhất để học tập ngôn ngữ, có một số người thậm chí trong suốt cả cuộc đời sẽ chẳng được bước chuyển biến nào. Trong nhà tôi có một lão bộc, trung thành phục vụ mười mấy năm, cả gia đình tôi kính trọng và tin tưởng ông. Có lẽ do tuổi tác hơi cao nên ông thường xuyên văng tục. Sau khi tôi sinh ra, cha tôi nhiều lần yêu cầu ông phải nói tiếng Đức theo tiêu chuẩn, nhưng cả đời ông luôn nói tục nên chẳng thể nói tốt được tiếng Đức theo tiêu chuẩn, luôn luôn nói chẳng có đầu có cuỗi, việc này càng gay go hơn việc nói tục của ông. Lúc đó tôi đang trong thời kì then chốt để học tập ngôn ngữ, mặc dù rất không muốn nhưng chẳng còn cách nào khác, cha đành phải để ông về quê nhà.

Trong quá trình dạy ngôn ngữ cho trẻ, ngữ pháp không phải là cái quan trọng nhất, đặc biệt là đối với trẻ mà nói thì càng không bắt buộc. Do vậy trước khi 8 tuổi, cha không dạy tôi quá sâu về ngữ pháp.

Trẻ thực ra đều thích nói chuyện, từ khi còn nhỏ trẻ luôn một mình nói lại những từ đơn mà mình đã học được. Cha tôi đã tận dụng phương hướng này, đem những câu chuyện thú vị mà tôi có thể hiểu được, dùng những từ, những câu ngắn tinh chọn để tạo thành một đoạn văn ngắn, để tôi có thể ghi nhớ. Tôi không những có thể nhớ được rất nhanh mà còn vui vẻ kể lại. Sau đó cha đã dịch lại tất cả những đoạn văn ngắn đó sang tiếng nước ngoài để tôi nói, tôi cũng nhanh chóng nhớ được. Trong cuộc đời của một con người, từ 1 – 5 tuổi là thời kì có khả năng ngôn ngữ tuyệt vời nhất, cha mẹ cần hết sức lưu ý để phát triển loại tài năng này.

2. Bồi dưỡng năng lực quan sát

Khi tôi ở Italia đã đọc rất nhiều sách liên quan đến nghệ thuật Phục hưng, điều này có tác dụng rất lớn tới những lí luận mà tôi đang nghiên cứu. Trong những cuốn sách đó, tôi phát hiện ra rằng, những người vào thời bấy giờ rất coi trọng vấn đề giáo dục sớm, và những đại sư đó đều tiếp nhận giáo dục sớm của khoa học trong thời kỳ ấu thơ. Cũng bởi vì thời bấy giờ rất thịnh hành việc giáo dục sớm mới có thể tạo nên rất nhiều nhân tài và nền văn hóa rạng rỡ như vậy.

Hãy lấy Dante mà chúng ta đã từng quen thuộc để nói. Trong thời kì còn nhỏ, Dante nhận được sự giáo dục rất tốt và một nguồn tri thức phong phú. Dante sinh ra trong giới quý tộc ở Florence, bởi vì ông có một môi trường gia đình vô cùng ưu việt, do vậy ông cũng đã nhận được sự giáo dục sớm càng tốt hơn. Khi được 2 – 3 tuổi, cha ông đã sắp xếp để ông theo một học giả nổi tiếng – Bulunatuo Peregrine Courtenay học chữ La Tinh, thi ca, văn học cổ điển, triết học. Trong lịch sử ghi chép, khi ông hoàn thành hết các tác phẩm của những người nổi tiếng như Orville Bender, Hera Lancaster, Virgil thì ông vẫn chưa đến 9 tuổi. Mọi người thường sẽ cho rằng đây là chuyện không thể tin nổi nhưng thực sự Dante đã làm được như vậy.

Dante vì nhận được một sự giáo dục sớm có hệ thống và khoa học như vậy mới tạo nên thành tựu vĩ đại như ngày nay. Để biểu thị lòng biết ơn đối với người thầy, ông đã gọi người thầy của mình là “Người thầy vì đại” trong tác phẩm “Thần khúc”, trong đó có hình tượng của “Người cha”. Có thể thầy người thủy có ảnh hưởng rất lớn dải với việc giáo dục sớm của Dante. Trong thời kì sớm nhận sự ảnh hưởng từ người thầy, khi chia tay giai đoạn trẻ thơ của mình đi học ở Pari, Padua tiếp nhận nền giáo dục đại học, ông đã nghiên cứu chuyên sâu về các môn khoa học như: Âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thi ca, triết học, văn học, thần học, lí luận học, lịch sử, thiên văn, địa lí, chính trị; đồng thời cũng gặt hái được những thành tựu to lớn. Có thể nói, việc giáo dục sớm đã tạo ra một nền móng căn bản, vững chắc trong sự nghiệp lớn lao này của Dante.

Tương tự ta sẽ bắt gặp những con người vĩ đại trong thời kì nghệ thuật Phục hưng này như Reached. Vinci, Michelangelo, Raphael…, họ đều trải qua một nền giáo dục tốt trong thời ấu thơ của mình, giống như trước đây đã nói, họ đều là những người thụ hưởng ích lợi từ quá trình giáo dục sớm.

Như mọi người đều biết, Reached ngay từ hồi trẻ không những là một người ưu tú về mặt hội họa mà còn là một nhà giáo dục, một nhà khoa học, một nhà thiên văn và một nhà phát minh xuất sắc, có thể nói ông ấy là một con người toàn tài, thực ra những thành tựu mà ông đạt được trong ngày hôm nay đều có thể truy ngược lại sự giáo dục mà ông đã nhận được trong thời ấu thơ của mình, năm 14 tuổi ông đã theo học hội họa của Verrocchio, Verrocchio không chỉ là một họa sĩ, ông còn là một kiến trúc sư, ông có những nghiên cứu rất sâu đối với các phương diện như thiên văn, địa lí, lịch sử. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đỗi või Reached.

Vì nhận được sự giáo dục rất tốt trong thời kì ấu thơ, về sau trở thành bậc thầy về nghệ thuật còn có Michelangelo không phải do cha mẹ đích thân bồi dưỡng. Sau khi sinh ra, ông được chăm sóc bởi người bà của mình, còn người ông của Michelangelo chính là một nhà điêu khắc. Dưới sự ảnh hưởng của người ông của mình, Michelanggelo đã từng bước đi trên con đường nghệ thuật, ông coi điêu khắc trở thành sự nghiệp theo đuổi trong suốt cuộc đời mình.

Được gọi là “Ba ông lớn” trong thời kì nghệ thuật Phục hưng, ngoài Reached Michelangelo, người thứ ba chính là Raphael Ông sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, cha ông là một nhà thơ và họa sĩ xuất sắc, trong gia đình của ông còn có một số người đời trước cũng là họa sĩ. Dưới sự hun đúc của gia đình, Raphael ngay từ nhỏ đã có được phẩm chất nghệ thuật vượt xa mọi người. Khi cha dạy vẽ thì ông vẫn còn rất nhỏ. Sau khi trở thành một họa sĩ nổi tiếng, ông vẫn chỉ là một cậu thanh niên với tuổi đời còn vô cùng trẻ.

Chúng ta hiện nay không có cách nào nghiên cứu được những bậc thầy đã được luyện rèn, giáo dục trong thời ấu thơ rất cuộc có những gì, nhưng có một điều có thể khẳng định là, họ đều được tiến hành giáo dục sớm, có khoa học.

Cha tôi nói, ông bắt đầu tiến hành giáo dục sớm đối với tôi từ khi tập luyện chức năng của 5 giác quan trên cơ thể. Ông cho rằng nếu không sớm khai phá năng lực vốn có của trẻ trong thời kì ấu thơ thì loại năng lực này vĩnh viễn sẽ không đạt được sự phát triển. Cha dùng rất nhiều phương pháp rèn luyện chức năng của ngũ quan, sau khi tôi sinh ra không lâu, ông đã dùng phương pháp đọc thơ ca giúp tôi luyện tập năng lực của thính giác, để giúp tôi luyện tập năng lực phân biệt các loại âm thanh, ông đã dùng chiếc chuông nhỏ có thể phát ra các loại âm thanh khác nhau. Để giúp tôi luyện tập sự mẫn cảm trong quan sát, ông đã dùng các công cụ có màu sắc sặc sỡ. Khi được 2 tuổi, cha đã dạy tôi một chút thi ca. Cho dù bây giờ tôi không nhớ rõ lắm khung cảnh lúc bấy giờ, nhưng điều làm người khác ngạc nhiên đó là, sau khi trưởng thành, tôi vẫn có thể đọc thuộc những câu thơ đó, nhưng tôi lại không biết được mình đã nhở chúng từ lúc nào.

Lúc đó, cha chấp nhận áp lực để truyền thụ cho một đứa “Thiểu năng trí tuệ” như tôi quả chẳng phải chuyện dễ dàng gì bởi vì con người trong thời bấy giờ đều không đề xướng với việc giáo dục sớm, họ cho rằng, nếu giáo dục quá sớm đối với trẻ thì não sẽ phải chịu sự tổn thương (Chứ đừng nói đến lúc đó tôi là một đứa trẻ với thể chất yếu đuối, phản ứng gần như là “Vô năng”). Tôi nghĩ, hiện nay điều làm cha tôi cảm thấy tâm đắc nhất chính là mọi người đã chấp nhận và tán dương phương pháp giáo dục đó của ông. Để lưu giữ kỉ niệm và cũng là để thường xuyên trông thấy hình ảnh hồi nhỏ, trong căn nhà cũ của mình, cha đã giữ căn phòng đó của tôi, không có một chút thay đổi nào. Cho dù bây giờ tôi đã trở thành một người cha nhưng đối với tôi mà nói, kí ức quý nhất đối với tôi đó chính là những năm tháng hạnh phúc được sống trong căn phòng đó, nó cũng là thứ tài sản lớn nhất, quý báu nhất trong cuộc đời của mình.

Trong căn phóng đó, cho dù cửa sổ đã cũ nhưng vẫn có thể nhìn ra những gam màu tươi đẹp trong những ngày tháng ấu thơ. Trong bốn bức tường xung quanh, rất nhiều những tác phẩm phục chế hội họa vẫn treo trên tường, đây đều là những thiết kế cha dành ra để giúp tôi tập luyện năng lực phán đoán và năng lực quan sát. Những sách mà tôi đã xem qua hồi nhỏ vẫn được bày trên những vị trí cũ, mỗi lần nhìn lại những chồng sách cũ đó, tôi đều vô cùng cảm động.

Trên thực tế, để giúp trẻ tập luyện năng lực quan sát, mọi người đều dùng một số phương pháp tương tự. Ông nói, để trẻ quan sát tỉ mỉ màu sắc, kết cấu, hình dạng của những đồ vật khác nhau, từ đó tìm ra sự khác biệt trong đó chính là mục đích của phương pháp tập luyện này.

Theo sự hiểu biết của tôi, trong thời kì ấu thơ nhận được những bài luyện tập kiểu này còn có danh họa nổi tiếng người Hà Lan Rembrandt. Cha của Rembrandt khi hệ thống để ông nhìn thấy những màu sắc khác nhau thì ông còn chưa đến 1 tuổi, lúc đó những màu sắc mà ông trông thấy không chỉ có những

màu căn bản như màu đỏ, màu vàng, màu trắng.

Có một lần cha của Rembrandt cầm một thứ đem vào phòng của ông, cậu bé Rembrandt lúc đó nghĩ nhất định là cha cho mình một món đồ chơi thú vị nào đó bèn vui vẻ hỏi: “Cha à, cãi gì đó?”. Nhìn thấy vẻ sốt sắng của cậu con trai nhỏ, người cha bèn đáp: “Con chẳng phải đã nhìn qua rồi hay sao, vì sao vẫn hỏi thế?”. “Nhưng con không nhìn rõ!”, “Lần đó con nên nhìn kĩ!”. Người cha bèn lấy món đổ ra đặt trước mắt Rembrandt. “Vẫn chưa nhìn rõ”, cậu bé Rembrandt đáp. “Vậy thì thế này, con nên nói trước xem con đã nhìn thấy cái gì”. Người cha nói. “Con không nói được, bởi vì con không rõ”. “Không nhìn rõ, nhưng tóm lại con đã quan sát được gì? Con nói cái mà con đã nhìn thấy”.

Rembrandt ngẫm nghĩ một lát, bèn đáp: “Là màu đỏ… Không đúng, phải là màu vàng? Là tròn hay sao ấy? Không đúng, nó có hình bầu dục”. Cha ông nói: “Xem ra con nói không chính xác rồi, vậy thì con hãy tìm một chút trên những đồ chơi của con đi, xem có thứ nào giống nó không”. Trong những món đồ chơi với những hình dạng, màu sắc đó, Rembrandt đã tìm rất lâu, cuối cùng cũng tìm ra một thứ đồ chơi tương tự và đưa cho cha xem. Lúc đó, cha ông từ phía sau lấy ra một thứ đồ, đưa cho Rembrandt để so sánh, xem điểm tương đồng và không tương đồng của hai đồ vật đó nằm ở điểm nào. Lần này ông đã nhanh chóng tìm ra. Thì ra món đồ mà cha ông cầm, hình dạng không có quy tắc, nó không phải là hình tròn, cũng không phải là hình bầu dục. Với hình dạng không giống nhau nên Rembrandt sẽ nhanh chóng tìm ra điểm khác biệt. Chỉ là với màu sắc không đỏ, không vàng này đã tạo cảm hứng cho Rembrandt, ông hỏi cha mình một cách đầy hiếu kì: “Cha à, đây là màu gì vậy, không phải là màu đỏ, cũng chẳng phải màu cam”. “Trên thế giới có rất nhiều loại màu sắc, nhưng phần lớn đều là màu tối, màu sắc thuẫn thì tương đối ít”.

Người cha giải thích như vậy. “Màu xám? Loại màu vừa đỏ vừa cam này là màu xám ạ?”. Điều này khiến ông vô cùng kinh ngạc, “Màu xám, đây chính là màu xám à?”. “Đúng rồi, đây chính là một loại màu xám, nó là một loại màu đỏ xám của sắc vàng một chút, nó còn có một số xu hướng màu, cũng không thể coi màu xám là sự quá thương cảm”. Sau khi nghe cha mình giảng giải, ông đã bắt đầu so sánh một cách tỉ mỉ các loại màu xám, màu vàng, màu cam và những loại màu sắc khác, ông đã có được khái niệm rõ ràng đối với sắc đỏ xám.

Loại màu đỏ xám tràn đầy những sự kì bi và nét quyến rũ này đã được Rembrandt vận dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình. Còn năng lực nắm rõ sự chuyển biến từng loại màu sắc nhỏ bế nhất của Rembrandt cũng khiến cho những người đã từng xem qua tác phẩm của ông hết lời ngưỡng mộ. Tôi cho rằng, vĩ ngay từ nhỏ, ông đã nhận được sự luyện tập này mới có thể giúp ông tạo dựng được năng lực phản ứng đối với màu sắc vượt xa mọi người.

Việc bồi dưỡng năng lực quan sát ngay từ nhỏ cũng đem lại lợi ích trong suốt cả cuộc đời tôi. Tuy tôi không trở thành một danh họa lớn như Rembrandt nhưng tôi cho rằng, việc hình thành những nhận thức đối với màu sắc và hình dạng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực quan sát và năng lực cảm giác của một người. Tôi phải cảm ơn cha, chính nhờ có những bài luyện tập của cha đã giúp tôi có được năng lực quan sát tốt như ngày nay.

3. Rèn luyện năng lực ghi nhớ

Hamilton thời nhỏ được gọi là “Thần đồng” – Một nhà số học vĩ đại. Trước khi 5 tuổi, ông đã học tiếng La-tinh, tiếng Hi Lạp, tiếng Do Thái; tiếp theo lại học tiếng Italia, tiếng Pháp, Tây Ban Nha; cuối cùng học tiếng Ả Rập, Ba Tư, Syria, Bengali,… Ông không chỉ học ngôn ngữ, mà còn học số học, “Cuốn Euclide” của Euclide Mead, “Đại số cơ bản” của Clairaut đã được ông đọc hết khi mới 12 tuổi, và đọc những tác phẩm nổi tiếng của nhà vật lí Newton đại tài và chỉ ra những khiếm khuyết trong luận chứng của “Thiên thể lực học” khi ông mới có 16 tuổi, do tinh thông tính toán mở đã trở thành một nhà số học trác việt khi ông mới 17 tuổi.

Khi 16 tuổi, tôi đạt được học vĩ thạc sĩ. Rất nhiều người hỏi tôi các loại câu hỏi, họ đều nói tôi là một thiên tài, là tài hoa mà trời đã ban cho tôi vượt qua người khác. Khi thành công và danh dự đang ở phía trước, tôi cũng từng nghĩ rằng mình là một thiên tài, nhưng hiện tại tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ vì những sự vô năng của bản thân và những suy nghĩ ấu trĩ hồi còn nhỏ. Bây giờ cách tôi nhìn nhận vấn đề đã không còn giống lúc đó nữa. Tôi biết được rằng, những thành công mà tôi có được đều do cha tôi đã bồi đắp từ khi còn rất nhỏ, tôi thực ra cũng chẳng phải một thiên tài gì cả.

Khi xem tiểu sử của Hamilton, tôi phát hiện có một mối tương quan mật thiết với những thành tựu của ông, nên thuộc về năng lực ghi nhớ đáng kinh ngạc của ông, ông có thể nắm vững được nhiều kiến thức như vậy là hoàn toàn dựa vào năng lực ghi nhớ siêu phàm. Năng lực ghi nhớ phi thường này có được nhờ sự rèn luyện có phương pháp ngay từ nhỏ, chứ không phải do trời ban cho. Năm ông 12 và 14 tuổi không may mắn mà mất đi cha và mẹ, nhưng may mắn là ông có một người chủ được mọi người ngưỡng mộ, ông hoàn toàn được giáo dục bởi người chú đó.

Từ tiểu sử của Hamilton, tôi không thể hiểu được sự giáo dục mà ông nhận được từ hồi nhỏ, nhưng từ những chuyện đã trần thuật trong tiểu sử thì vẫn có thể nhận ra ông đã từng nhận được sự giáo dục sớm. Chủ của ông là một người tốt bụng, hài hước, ông vô cùng yêu quý người cháu của mình, ông thưởng dạy Hamilton chơi trò chơi. Mỗi khi lên phố đi dạo, họ thường chơi một trò chơi là “Năng lực ghi nhớ”, người chú cố gắng ghi ra những thứ đồ đã từng xem qua, nói ra sau đó Hamilton sẽ chỉ ra những lỗi sai của người chú; hoặc do Hamilton ghi lại những thứ đồ đó, người chú tìm ra lỗi sai. Thông qua cách thức tập luyện này, cậu bé Hamilton có thể nhanh chóng có được những kiến thức không hể có trên sách vở, tập luyện được một năng lực ghi nhớ khiến người khác phải kinh ngạc.

Khi tôi còn nhỏ cũng từng được tiếp nhận qua những bài luyện tập kiểu đó. Cha nói với tôi rằng, chúng ta thường chơi một trò chơi gọi là “Chú ý quan sát”, điều này thực ra hoàn toàn giống với trò chơi mà chú của Hamilton đã từng chơi với ông. Khi cha và tôi đi chợ hoặc đi qua một cửa hàng, cha liền hỏi tôi, trên quầy đồ bày những đỗ gì, tên gọi và cách dùng của nó như thế nào. Nếu tôi nói được vừa nhiễu vừa chính xác, cha sẽ khen ngợi, thậm chí có lúc sẽ thưởng kẹo. Nếu nói sai, cha sẽ sửa lỗi sai đó cho tôi. Thực chất loại trò chơi này nhằm mục đích nâng cao năng lực ghi nhớ cho chúng ta, có rất nhiều đồ vật, tôi chỉ cần nhìn qua một lần là đã nhớ rõ rồi.

Tôi và Hamilton nhận được bài luyện tập với phương pháp ghi nhớ giống nhau, đây không phải là một sự trùng lặp. Trên thực tế, chỉ với phương pháp giáo dục tốt thì nó đương nhiên sẽ được những người giáo dục tốt lựa chọn.

4. Khơi gợi trí tưởng tượng phong phú

Phương pháp giáo dục của cha tôi đã theo sát, ảnh hưởng tới tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của mình. Năm 16 tuổi, tôi nhận được học vị Thạc sĩ học pháp, đồng thời được bổ nhiệm làm Giáo sư học pháp của Trường Đại học Berlin. Đây là một thời kì vô cùng then chốt, bởi vì ở đó trước đây, tôi đã dốc hết sức để phát triển toàn diện, bất kể là việc học tập hay việc nghiên cứu. Nhưng hiện tại, tôi phải lựa chọn phương hướng phát triển cho tương lai của mình. Cha biết rằng sau khi tôi quyết tâm học pháp, cha đã viết cho tôi một bức thư nhắc nhở tôi vài chuyện, cũng nói ra cách nghĩ của ông.

“Carl yêu quý của cha, được biết con nhận được học vị đồng thời quyết chi học pháp, cha vô cùng vui mừng nhưng cha vẫn nên nói một chút cách nhìn của mình về chuyện này để giúp con tiện đường tham khảo. Con vẫn luôn là một người phát triển toàn diện, đều nghiên cứu rất sâu về mọi phương diện, cha hi vọng con sẽ thực sự thận trọng trong khi lựa chọn con đường sự nghiệp của mình.

Học pháp tuy là một môn học rất thú vị nhưng nó có những nét riêng biệt, hi vọng con sẽ chú ý điểm này. Những điều khoản về pháp luật rất cứng nhắc và mang nét lí tính, nếu người nghiên cứu không cẩn trọng, linh hoạt xử lí chúng thì có khả năng sẽ trở thành quá lí tính và máy móc.

Cha không hi vọng sẽ thấy con giống với một vài nhân viên học pháp mà cha đã từng thấy. Bọn họ từng người một đều không có được sức sống, không có sự lanh lợi, sự khách quan và cũng chẳng có được sức tưởng tượng, chỉ biết làm việc căn cứ theo những điều khoản pháp luật.

Cha hi vọng trong quá trình làm việc, con sẽ không bỏ qua bất kì cảm xúc nào trong trái tim của mình, đó là điều cha muốn nhắc nhở con. Con nhất định phải ghi nhớ kĩ, một người có tình cảm và sức tưởng tượng phong phú mới có thể có được hạnh phúc. Đương nhiên cha nhấn mạnh vấn đề này không phải có ý hoài nghi năng lực của con”.

Thực ra những lời nhắc nhở của cha có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Trong quá trình công tác sau này, tôi cẩn trọng ghi nhớ những điều cha đã nhắc nhở, phát huy hết mức trí tưởng tượng của mình, đồng thời có được một chút thành tựu, tư tưởng cũng không trở nên cứng nhắc hay khô cứng.

Bayrou Theis đã nói một câu vô cùng sắc bén, ông nói ra vì sao có những người hạnh phúc trong khi có một số khác thì không, câu nói đó chính là “Sức tưởng tượng chính là thịt của con người, nếu không có sức tưởng tượng, vậy thì con người đó chỉ như những đống xương chất chồng lên nhau”.

Mỗi ngày sau khi tôi sinh ra lớn lên, cha đã dùng tất cả cơ hội để giúp tôi bồi dưỡng năng lực tưởng tượng của mình. Đó chính là khởi nguồn của dòng năng lượng vô tận mà tôi đang có: Đi tìm nguồn hạnh phúc vô hạn từ trong sự hữu hạn của sinh mệnh . Những năm tháng tuổi thơ của tôi có thể nói là những khoảng thời gian trải qua với một thế giới đầy ắp trí tưởng tượng, cha không quản mệt mỏi kể chuyện cho tôi nghe, cha cũng chưa từng dừng lại vì tôi nghe không hiểu. Cha từng kể cho tôi nghe nhiều lần về thần thoại Hi Lạp và truyền thuyết phương Đông Cuộc sống những năm tháng tuổi thơ đầy màu sắc chính là điều trải qua trong những câu chuyện đó.

Sau khi tôi có con, cha cũng viết cho tôi một bức thư, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực tưởng tượng cho con trẻ. Cha nói với tôi cách tốt nhất để bồi dưỡng năng lực sáng tạo chính là kể chuyện và thần thoại cho trẻ nghe.

Bây giờ có một số bậc cha mẹ bất luận cuộc sống trong những năm tháng ấu thơ của con mình có hạnh phúc hay không mà bất chấp tất cả yêu cầu con mình phải theo học những kiến thức lí tính. Mục đích của họ chính là hi vọng con mình sẽ trở thành “Thiên tài” hay “Thần đồng”. Tuy nói rằng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại là đề cao việc học khoa học và lí tính nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận được hành vi bỏ qua hạnh phúc bản thân của con trẻ mà bắt kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Cha tôi cho rằng, nếu một đứa trẻ không có được hạnh phúc trong những năm tháng ấu thơ của mình, vậy thì sau này khi trẻ lớn lên muốn có được bất kì thành tựu nào cũng chỉ là những suy nghĩ trống rỗng. Nếu một đứa trẻ trải qua những năm tháng tuổi thơ quá thơ ngây thì chúng đều không có sức tưởng tượng, không thể cảm nhận được sự đáng yêu của sinh mệnh, sau này lớn lên cũng sẽ không thể hình thành nhân sinh quan và thế giới quan chính xác. Do vậy, là đứa con trai duy nhất của cha nên điều cha coi trọng nhất vẫn luôn là sự hạnh phúc của tôi trong những năm tháng ấu thơ.

Một người bạn của tôi là Victoria kan – Một vị thẩm phán, anh có danh tiếng rất lớn tại Munich bởi vì khi làm việc anh đã có được những thành tựu rất xuất sắc. Nhưng sự nghiệp rạng ngời đó trước mắt bỗng đổ vỡ chỉ vì một sai lầm nhỏ. Lần đó sau khi xảy ra chuyện, Victoria bỗng trở thành một người suốt ngày trầm ngâm, trong tình trạng rối ren cùng quẫn. Với tư cách là người bạn, tôi thường xuyên khuyên nhủ, hi vọng anh có thể nhanh chóng trấn tĩnh và phục hồi như xưa, bèn nói với anh rằng ngày tận cùng của thế giới vẫn chưa tới. Tôi vạch ra rất nhiều ý tưởng cho tương lai sau này của anh nhưng bản thân anh lại cho rằng, tội lỗi mà anh gây ra thì không có cách nào có thể khắc phục được, anh đã không còn chút tiền đồ nào, anh cũng hoàn toàn mất đi năng lực tạo dựng cho tương lai.

Thông thường mà nói, người ở trong hoàn cảnh khó khăn đều mong muốn hướng cái nhìn về phía tương lai nhưng người bạn của tôi lại không chuẩn bị gì cho con đường đi phía trước, còn phản bác và cho rằng cách nhìn của tôi là không thiết thực, anh cho rằng tương lai đã chẳng còn hi vọng gì. Điều này là vì sao? Tôi cho rằng, chỉ có một người không có sức tưởng tượng gì thì mới không có hi vọng gì, không có kế hoạch gì với tương lai, Victoria chính là một người trong số đó. Đương nhiên vẫn còn một nguyên nhân nữa, đó chính là anh thiếu đi sự tự tin. Tôi có thể hiểu được rằng, Victoria từ nhỏ đã là người không có trí tưởng tượng, do vậy sau này khi lớn lên tư tưởng của anh mới trở nên cứng nhắc và khô khan như vậy, cuộc đời cũng không có chút sức sống nào.

Cha tôi thường nói một câu thể này: “Người gặp điều không may cũng cảm thấy hạnh phúc, rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà vẫn cảm thấy vui vẻ thì người đó nhất định trong quãng thời gian ấu thơ của mình đã có được trí tưởng tượng phong phú, còn điều thực sự không may mắn đó chính là những người không có trí tưởng tượng”. Đó cũng chính là nguyên nhân được nói một cách ngắn gọn là những người có trí tưởng tượng sẽ cảm nhận được hạnh phúc, còn người không có trí tưởng tượng thì thường xuyên cảm thấy bất hạnh.

5. Tiến hành khai thông trí tuệ trong trò chơi

Giáo dục trong thời kì ấu thơ đã đem lại kết quả rõ rệt với tôi, vì so với những đứa trẻ cùng tuổi tôi lộ rõ sự thông minh, lanh lợi, phản ứng nhanh nhẹn, năng lực ở mọi mặt đều phát triển hơn. Cha cho rằng, về mặt trí lực, tôi đã chuẩn bị tốt cho việc học tập những tri thức, do vậy kể từ khi tôi 2 tuổi, ông đã bắt đầu tiến hành dạy tôi nhận biết chữ một cách có hệ thống. Cách nhận biết chữ này của cha tôi không hề mang tính cứng nhắc hay máy móc mà ông giúp tôi tiếp nhận nó một cách rất thoải mái, dễ dàng trong khi chơi những trò chơi vui vẻ. Nếu cưỡng ép bắt tôi học sẽ không đạt được hiệu quả trong việc giáo dục sớm, hơn nữa cũng có thể bỏ dở giữa chừng. Do vậy, cha tôi từ trước tới giờ luôn kiên trì và chủ trương nhấn mạnh một nguyên tắc là: “Không giáo dục cưỡng ép”.

Tôi cho rằng, bất luận dạy cái gì thì trước tiên nhất thiết vẫn nên khơi gợi hứng thú trong lòng trẻ. Chỉ khi trẻ có hứng thú thì mới đem lại hiệu quả tốt trên con đường thành công này. Còn cách tốt nhất để khơi gợi hứng thú trong lòng trẻ chính là dùng cách thức của trò chơi để tiến hành giáo dục. Hiệu quả của phương pháp này đã đem lại những tác dụng vô cùng rõ rệt trong quá trình tập luyện giáo dục sớm của những nhân vật khổng lồ trong sự nghiệp vĩ đại của mình.

Trong quá trình tiến hành giáo dục đối với tôi, cha đều dùng phương pháp trò chơi này.

Bởi vì thính giác của trẻ trong thời kì nhỏ sẽ phát triển hơn thị giác, do vậy cha tôi quyết định bắt đầu với thính giác sẽ dạy tôi ABC. Khi ông chỉ vào những chữ cái ABC, mẹ tôi đã hát cho tôi nghe như trong một bài hát. Đương nhiên lúc đó tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ 6 tháng tuổi, do vậy cảm giác trong tôi chỉ như gió thoảng bên tai. Nhưng cha mẹ không tiếc công sức, hàng ngày hát cho tôi nghe, tôi xem, thời gian dài trôi qua rốt cuộc cũng đem lại hiệu quả, tôi bắt đầu có những ấn tượng sâu với các chữ cái, điều này giúp tôi học tiếng Anh vô cùng dễ dàng về sau này.

Để khơi gợi hứng thú của tôi trong việc nhận biết chữ, cha đã dùng “Hai thanh gỗ” mà trẻ nhỏ không thể đập vỡ được. Cha mua cho tôi rất nhiều sách vẽ và vật để đọc của trẻ nhỏ, với giọng đọc rất sinh động kể cho tôi nghe, khích lệ tinh thần nhỏ bé của tôi với những lời động viên ngọt ngào, ví dụ những câu nói như: “Nếu con có thể tự nhận biết chữ thì con sẽ hiểu hết số chuyện này”. Lúc đó, cha dứt khoát không kể cho tôi nghe, cố ý nói với tôi: “Câu chuyện trên bức tranh này vô cùng thú vị, nhưng bây giờ cha rất bận, không có thời gian kể cho con nghe”. Như vậy, trái lại đã khơi gợi trong tôi một ý chí nhất định trong việc muốn nhận biết chữ. Đợi sau khi tôi có một khát vọng mạnh liệt muốn nhận biết chữ, ông mới bắt đầu dạy chữ cho tôi.

Trước tiên ông mua cho tôi những bảng chữ cái tiếng Đức, La Mã, Ả Rập được in với trên khổ giấy vuông 10 cm, sau đó dân chúng lên những bảng nhỏ với những chiếc bảng vuông 10 cm, ông đã dạy tôi học với hình thức trò chơi thế này. Phương pháp giáo dục cụ thể là: Trước tiên cha sẽ dùng bức vẽ cho tôi xem bức hình của chú mèo, đồng thời dạy tôi cách đọc từ “Con mèo”, sau đó sẽ nhắc lại phiên âm của từ “Mèo” cho tôi nghe. Tiếp theo từ trong hộp chữ sẽ chọn ra những chữ cái có thể ghép lại với nhau, dùng chữ cái này để phát âm ra từ “Mèo”. Đương nhiên việc học tập này đều do cha và tôi tiến hành dựa trên phương thức của trò chơi. Hơn nữa trong khi học, cha luôn bên cạnh để tiếp thêm cho tôi sức mạnh và khuyến khích, động viên tôi.

Cha tôi còn tạo ra nhiều tấm thẻ nhỏ, trên đó ông vẽ những động vật nhỏ, căn phòng, cây cối với dáng vẻ ngây thơ, dễ thương, dưới bức hình là tên gọi của chúng. Ông đem những bức hình đó dán khắp phòng ăn, phòng bếp, phòng khách và quanh các bức tường trong phòng ngủ của tôi, tôi có thể thường xuyên nhìn thấy và có thêm nhiều ấn tượng sâu sắc. Cha và mẹ cũng thường xuyên tận dụng những tấm thẻ nhỏ này để chơi trò chơi hay kể câu chuyện cho tôi. Mỗi lần ra ngoài dạo bộ, ông nhìn thấy cái gì thì dạy tôi đọc cái đó và phát âm cái đó như thế nào. Phương pháp này rất có hiệu quả, chữ mà tôi nhận biết được cũng càng ngày càng nhiều lên.

Tôi đã học đọc một cách nhanh chóng, hơn nữa còn nắm được phương pháp đọc, tôi có thể nắm vững được càng nhiều từ vựng, hơn thế nữa tôi còn học tiếng Đức có tiêu chuẩn, do vậy tôi có thể dễ dàng đọc sách.

Hiện nay tuy không thể nhớ rõ hoàn cảnh học chữ lúc đó nữa nhưng tôi vô cùng biết ơn tấm lòng không quản khó khăn dạy bảo của cha mẹ, điểu này đem lại lợi ích lớn cho tôi. Tôi và vợ của mình cũng tiếp thu tư tưởng giáo dục đó của cha tôi để nuôi dạy con trai của mình, đồng thời tôi cũng hi vọng ngày càng sẽ có nhiều bậc cha mẹ sử dụng phương pháp giáo dục này để nuôi dưỡng con cái của họ.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x