Trang chủ » Chương 7: Xây dựng cho trẻ một nhân cách toàn diện

Chương 7: Xây dựng cho trẻ một nhân cách toàn diện

by Trung Kiên Lê
27 views

Nhân tố cơ bản và quan trọng trong sự vui vẻ của cuộc sống chính là nhân cách của mỗi chúng ta, nếu không có những nguyên nhân khác thì nhân cách là nhân tố không biến đổi trong bất kì môi trường nào.

1. Chú trọng đạo lý, lấy cái lý thu phục lòng người

Ngay từ nhỏ tôi đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc của cha, nhưng không phải là sự giáo dục chuyên chế. Cái gọi là chuyên chế đó chính là sự cưỡng ép bắt trẻ phải tuân theo một cách mù quáng. Cha tôi chưa từng giáo dục tôi như thế, ông có thái độ nghiêm khắc hoàn toàn là có cái lí của mình.

Cha tôi rất phản đối chế độ giáo dục chuyên chế, bất luận là ở phương pháp giáo dục hay phương diện khác, ông đều làm như vậy. Luôn chú trọng đạo lí, lấy lí thu phục lòng người, nó sẽ càng có sức mạnh hơn so với các biện pháp cưỡng ép khác, sự khiêm khắc của ông sở dĩ không gây ra bất kì tổn thương nào cho tôi là bởi vì cái lí trong đó.

Trên phương diện giáo dục, trước tiên ông luôn tôn trọng tôi, luôn kể một số đạo lí mà tôi có thể lí giải được.

Tôi rất phản đối kiểu người đánh giá thấp cách nhìn của con trẻ trước mặt người khác. Mỗi khi nhận phải sự trừng phạt do làm sai chuyện gì đó, cha không bao giờ chế giễu hay khích bác tôi trước mặt mọi người. Lúc đó cha luôn làm tôi cảm thấy: Cha rất thực lòng thật tầm quan tâm tới tôi.

Mỗi khi cha yêu cầu phải làm một việc gì đó, ông sẽ nói cho tôi tính cấp bách của việc cần làm đó, nói rõ rằng đó là việc mà tôi nên làm chứ không phải ông đang ép phải làm việc đó.

Nếu trong khi chơi mà vô tình làm hỏng hay giẫm hỏng hoa của người khác, ông nhất định sẽ gọi tôi đến xin lỗi họ. Bất luận là hàng xóm có biết hay không, ông đều yêu cầu tôi chủ động làm việc đó.

Nói đến đây lại làm tôi nhớ tới một câu chuyện đã xảy ra vào một buổi chiều tối khi tôi 7 tuổi. Ngày hôm đó tôi vui mừng chơi ở ngoài mô phỏng trò kị mã cổ đại. Tôi dùng một cái gậy dài thay thế cho gươm, tự mình giả vở với tư thế tác chiến với cường đạo. Kiếm pháp của tôi rất tuyệt, hoặc là đâm hoặc là chặt. Trong trò chơi vui nhộn này, tôi sớm đã coi mình trở thành một anh hùng thực thụ. Cha thấy vậy thì vô cùng vui vẻ, những trò chơi này rất có lợi cho sự phát triển năng lực tưởng tượng, có tác dụng tốt tới sức khỏe của tôi. Ở phần trước tôi đã từng nói, cha không thích cuộc sống với những cơn tức giận âm thầm, cũng không hi vọng tôi trở thành thứ học giả với đầu óc ngây ngô. Do vậy, ông rất tán thành với những trò chơi lanh lợi, hoạt bát này.

Bỗng nhiên, tôi kêu lên một tiếng “Cha cha”, nhưng nhanh chống dừng lại, thì ra trong trận chiến rất sôi nổi đó, tôi vừa “Chặt” một nhát, một khóm hoa ở nhà hàng xóm đã bị rơi xuống đất, nhụy và cánh hoa bay tứ tung trong không trung. Cha lặng người quan sát, xem tôi sẽ giải thích chuyện này thế nào.

Tôi nhìn cánh cổng nhà hàng xóm, chẳng thấy có người ra, cũng không phát hiện ra cha đang quan sát tôi. Lúc đó tôi đang muốn quay người “Trốn thoát” thì cha đã gọi lại.

“Carl…”.

Lúc đó, tôi biết rằng chuyện này chẳng còn cách nào có thể trốn chạy được, bèn chậm rãi đến bên cha.

“Con không biết con đã phạm lỗi hay sao?”

“Con biết”. Tôi hạ giọng trả lời cha.

“Vậy con nên làm gì?”. Cha khiêm khắc nói với tôi.

“Con không biết ạ”. Tôi cúi đầu đáp. “Con trai, nghe cha nói đây, con nên sang nhà hàng xóm xin lỗi đi”.

“Nhưng, con không cố ý mà”. Tôi dường như là đang giải thích, bởi lúc đó tôi có thể chưa thực sự lí giải được hàm ý của sự xin lỗi.

“Carl, con phải nhớ rõ rằng, con người phạm lỗi, trong nhiều trường hợp là không cố ý. Nhưng lỗi đã xảy ra rồi, con phải có trách nhiệm với hành vi của mình. Tuy nhà hàng xóm không trông thấy con làm, nhưng họ thực sự đã bị tổn hại. Con nên đi xin lỗi họ, con người không nên bỏ đi sau khi đã làm tổn thương người khác. Không phải con đang đóng vai là kị sĩ cổ đại đó sao? Kì sĩ là người dũng cảm…

“Cha à, con hiểu rồi”. Tôi giống như một kị sĩ chân chính gõ cửa nhà hàng xóm.

Ngày thứ hai, khi cha tôi gặp người hàng xóm, người đó căn bản đã không đề cập đến chuyện những bông hoa bị giập nát. Ông chỉ nói một câu: “Mục sư Witt, con của anh là một người thật thà”.

Kị sĩ anh dũng là thần tượng tôn sùng của tôi. Cha dùng hình ảnh kị sĩ để khích lệ, giúp tôi cảm nhận được rằng xin lỗi chẳng phải là một chuyện khó khăn gì cũng giúp tôi hiểu rằng phạm lỗi bất kể là cố ý hay không có ý thì đều nên có trách nhiệm với những gì mình làm.

Rất nhiều cha mẹ lí giải sự giáo dục nghiêm khắc đối với trẻ là chuyên , bất giác biển mình thành bạo quân, coi đứa trẻ rất hèn nhát hoặc thất bại. Họ cho rằng nếu trẻ không nghe lời thì sẽ dùng bạo lực, hậu quả của phương pháp này không những không thể giúp trẻ hiểu đúng về bản thân, trái lại gây cho trẻ cảm giác lo lắng và tức giận cha mẹ.

Tôi đã từng nghe qua một câu chuyện thể này:

Có đứa trẻ rất thích một con dê nuôi trong nhà, cậu thường một mình dẫn dê lên núi chơi, mỗi lần nhìn thấy dê gặm cỏ non trên núi, cậu cảm thấy vô cùng vui mừng. Trong tâm hỗn nhỏ bé đó của cậu, con dê chính là người bạn thân nhất, cậu kể cho con dê nghe những câu chuyện mình nghe thầy và những điều huyền tưởng. Cậu cảm thấy cùng với dê lên vách núi phơi nắng là chuyện hạnh phúc nhất.

Nhưng có một ngày cậu tỉnh dậy sau khi nằm phơi nắng trên vách núi, giấc mơ cậu nằm mơ chính là mình và chú dê đó sẽ ở lại đây, nhưng khi cậu tỉnh dậy không thấy dê đâu cả. Dê con từ trước chưa bao giờ đi xa, nhưng hôm nay quả thật không nhìn thấy nữa. Cậu bé lo lắng chạy tìm khắp vách đá nhưng vẫn không tìm thấy. Cậu khóc vì nghĩ rằng không thể gặp được người bạn thân nhất của mình nữa.

Trời tối rất nhanh, cậu nhanh chóng chạy về nhà. Cậu kể cho cha nghe về chuyện đã xảy ra, hi vọng ông sẽ giúp mình tìm dê về. Không ngờ, cái mà cậu nhận về chỉ là một trận đòn. Đòn roi vô tình đã làm bầm giập mặt mũi của cậu, phần trán cũng bị chảy máu.

“Ta chỉ có con dê này, không tìm được nố thì đừng có trở về nữa…”. Nói xong người cha đã đẩy cậu ra khỏi cửa.

Cậu bé vô cùng buồn bã.

Một mình cậu chạy lên vách núi đen tối. Cậu càng chạy càng không thể nghĩ vì sao cha lại đánh mình? Câu lại chẳng cố ý làm mất dê. “Không tìm được dê, mình cũng rất buồn mà”. “Vì dê, cha nói rằng mình vĩnh viễn không được về nhà, lẽ nào mình lại chẳng bằng một con dê sao?”

Không lâu sau, cậu bé nhìn thấy một điểm sáng ở phía xa. Khi lại gần, cậu nhìn thấy , nó đang gặm cỏ rất thong dong. Bất chợt cậu bé nghĩ, mình đã phải chịu trận đòi roi không thương tiếc của cha liền cầm lấy một hòn đá to. “Chỉ vì mày… nên cha mới đối xử với tao như thế…”. Cậu bé vừa khóc, vừa cầm hòn đá đập liên tiếp vào đầu dê.

Ngày thứ hai, mọi người phát hiện thấy một con dê đã chết trên núi, còn cậu bé thì vĩnh viễn không trở về nhà nữa.

Chúng ta có thể hình dung ra rằng, cậu bé đó đã đau khổ thể nào, cậu đã tự tay giết chết người bạn thân nhất của mình.

Sự bạo lực và chuyên chế của người cha đã để lại một bóng đen khủng khiếp, không gì có thể xóa nhòa được trong đấu óc non nớt của trẻ thơ, khiến một cậu bé vốn dĩ tốt đẹp trở thành một con quỷ tàn bạo.

2. Giáo dục “Người lớn hóa”

Tôi cho rằng điều then chốt trong giáo dục đó là không dối lừa lí tính, không phá hoại sức phán đoán của trẻ. Một khi bị mất đi năng lực phán đoán thông thường, trong cả cuộc đời mình trẻ không thể phán đoán chính xác sự tốt xấu, tính đúng sai của sự vật. Cha đã yêu cầu tôi đứng từ điểm này.

Nếu tôi nói những lời không khách khí với người khác, ông không chỉ trích tôi ngay lập tức, mà trước tiên phải xin lỗi người khác. Ông sẽ nói với đối phương rằng: “Con tôi lớn lên ở nông thôn, do vậy mới nói ra những câu như vậy, xin ngài đừng để ý”. Lúc đó tôi sẽ tự nhận thấy những lời mình nói ra là không hợp lí, sau đó nhất định tôi sẽ hỏi cha về nguyên nhân trong đó.

Đợi khi tôi hỏi, ông sẽ nói: “Những lời con nói vừa nãy, nếu đứng về góc độ đạo lí mà xem xét thì không có gì là không đúng. hơn nữa cha cũng cho rằng là như vậy. Nhưng trước mặt người khác nói vậy sẽ không tốt. Lẽ nào con không phát hiện ra, sau khi con nói như vậy, ngài Tom đã đỏ mặt lên độ. Mọi người chỉ vì thích con, lại ngại sự có mặt của cha nên mới không nói ra, nhưng chắc chắn ông ta sẽ rất tức giận. Về sau sở dĩ ngài Tom không nói gì chính là vì con nói chuyện kiểu đó”.

Vì không muốn làm tổn hại đến năng lực phán đoán của tôi, cha thường giảng đạo lí cho tôi nghe thông qua một số biện pháp thiết thực, cái mà tôi có thể dễ dàng hiểu được.

Để nhấn mạnh những ưu điểm trong phương pháp giáo dục này, cha đã trần thuật lại trong nhật kí của ông.

“Nếu tôi đưa ra đánh giá với con trai, cậu bé sẽ lập tức hỏi lại: “Nhưng cái mà con nói là thật”. Lúc đó, tôi sẽ dẫn dắt từng bước: “Đúng vậy, cái con nói là thực, nhưng ngài Tom có thể nghĩ: ‘Ta có cách nghĩ của mình, người nhỏ như cậu làm sao mà biết được. Hơn nữa, cứ cho là những lời đó của con là đúng thì con cũng không nhất thiết phải nói ra, bởi vì đó là chuyện ai nấy đều biết rồi, con không thấy mọi người đều im lặng không nổi tiếng nào hay sao? Nếu con nghĩ rằng chỉ có con biết thì quả thực là ngốc quá rồi. Về phương diện này, mọi người trách một đứa trẻ là chuyện tất nhiên, bởi vì trong quá trình lớn lên trẻ sẽ có rất nhiều khuyết điểm, nói ra thì còn gì xấu hổ hơn. Cho dù là như vậy thì chẳng phải mọi người đều giả vờ không biết với những khuyết điểm của con đó sao. Nếu con cho rằng mọi người đều không biết khuyết điểm của mình thì có phải là cứ lao theo lao không. Trên thực tế, mọi người đã biết lỗi sai nhưng không nói ra vì nghĩ đến thể diện của con, chỉ là không muốn con mắt đi sĩ diện mà thôi. Như vậy con đã hiểu được lòng tốt của mọi người đối với mình hay chưa. Còn sau khi phát hiện sai lầm của người khác, con nên làm thế nào? Cũng nên như vậy đó. Thánh kinh chẳng phải đã nói: “Việc mà mình không muốn làm thì cũng đừng ép đi làm”, đạo lí chính là ở chỗ này, do vậy vạch trần khuyết điểm và sai lầm của người khác thì thật là không tốt.

Sau khi nghe xong những lời giảng giải đó, do tuổi còn nhỏ nên con vẫn còn thấy có chút mơ hồ khó hiểu, bởi vì tâm trí của trẻ con không phức tạp như người lớn, hơn nữa phương thức xử lí này có thể được coi là không thành thực hay sự phức tạp quá sớm, nhưng tôi cho rằng làm như vậy là hợp tình hợp lí.

Nếu con vẫn không hiểu, lại đưa ra câu hỏi: “Đó chẳng phải là nối dõi hay sao”, tôi sẽ tiếp tục giảng giải: “Không, không phải là nói dối, vị quân tử. Con không nhất thiết phải nói dối, chỉ cần lặng lẽ là được rồi. Nếu tất cả mọi người cứ bắt lỗi sai của người khác, rồi đem phơi bày nó trước mặt mọi người, vậy thì thế giới này chẳng phải là một thế giới cãi cọ hay sao? Nếu vậy thì chúng ta không thể yên tâm làm việc và sinh sống rồi”.

Nhưng, đối với Carl, tôi không cần phải nói nhiều như thế, chỉ với vài câu nó đã ý thức được sai lầm của mình, nước mắt lưng tròng và đảm bảo lần sau sẽ không tái phạm nữa.

Tôi đã giáo dục con trai của mình như thế.

Tôi tin rằng phương pháp giáo dục của mình là hợp tình hợp lí, chưa hề có thái độ chuyên chế với Carl cũng không vùi lấp đi lí tính, càng không làm tổn hại đến năng lực phán đoán của con.

Từ một số phương diện mà nói, phương pháp của tôi có thể gọi là “Phương pháp giáo dục người lớn hóa”, sở dĩ có thể đạt. được thành tựu như ngày nay, còn có lợi trong việc khai phá tiềm năng ngôn ngữ của trẻ.

Do từ vựng của con phong phú, thông đạt nghĩa từ, vì vậy chỉ cần một chút là hiểu được ngay. Trẻ con trên thế giới này do sự hạn chế về ngôn ngữ, nên thường xuyên có một số chỗ không thể hiểu được với cách giáo dục đang thực thi hiện thời.

Trong môi trường của tôi có rất nhiều những bậc cha mẹ sau khi nhìn thấy những biểu hiện không tốt của con về phương diện nào đó thì luôn chỉ trích trước mặt, có một số còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay, trách tội con của mình không lễ phép. nhưng lại không kiểm tra một chút phương pháp giáo dục của chính mình”.

Sự thật chiến thắng hùng biện, để từng bước trần thuật lại sự chính xác trong phương pháp giáo dục của cha, tôi sẽ nói cho mọi người cùng nghe một ví dụ, như vậy sẽ càng có tính thuyết phục

Antoni là mẹ của Carl Carl – người có cùng tên với tôi, là một đứa trẻ vô cùng lanh lợi. Nhưng tôi phát hiện ra cậu bé có rất nhiều thói quen không tốt, ví dụ kì thị những đứa trẻ khác nhỏ hơn mình hay luôn nói ra những điểm không tốt của người khác.

Có một lần trên đường gặp gia đình Antoni, tôi vui vẻ nói chuyện với họ, đồng thời xoa đầu cậu bé Carl nhỏ kia để biểu thị sự thân thiết. “Giáo sư! Trông ngài như một xác chết vậy, mặt ngài trắng quá!”. Cậu bé Carl không chút do dự nào đã nối với tôi như vậy.

Thực ra, những lời cậu nói đều là thật ít nhất về một phương diện thì cũng như vậy. Nhưng mà chẳng qua do tôi không cẩn thận mà bị cảm lạnh, bệnh vài ngày. Mặt của tôi trắng xanh là chuyện rất bình thường. Khi bằng tuổi cậu ta trước đây, tôi cũng không bao giờ nói như vậy trong tình cảnh đó. Lúc đó cha thường nói với tôi, cái gì là một hành vi lễ phép, cái gì là hành vi không lễ phép, do vậy tôi biết được nói như vậy là rất không lịch sự, hơn nữa những từ ngữ mà cậu bé Carl đó sử dụng không có cách nào có thể làm người khác tiếp nhận được.

Trong hoàn cảnh này, tôi không nên tức giận với một đứa trẻ, nhưng lúc đó cậu bé đã làm tôi khó xử.

Mẹ cậu bé vô cùng tức giận, cô đã lựa chọn phương pháp mà tôi không thể ngờ tới.

“Thật chẳng ra sao cả, sao con lại dám nói với Giáo sư như thế hả?”. Cô đã tát một cái vào má cậu bé. Tôi nhanh chống can ngăn, nhưng cậu bé không vì mà dừng:

“Con nói hoàn toàn là sự thật, nếu mẹ không tin thì nhìn mặt ông ấy đi… Con không nói sai… Sao mẹ lại đánh con, sao mẹ đánh con”. Cậu bé tức giận nói với người mẹ. Antoni quá kinh hãi, vừa kéo cậu bé, vừa bước nhanh như muốn chạy khỏi nơi này. Nhìn bọn họ đã đi xa, tôi mới thở phào nhẹ nhõm, cậu bé Carl về nhà nhất định sẽ bị đánh một trận lên bờ xuống ruộng.

Tôi hiểu rằng căn bệnh thích nói ra những hạn chế của cậu bé Carl này tuy là đã có từ bé nhưng lần này không phải do cố ý. Chỉ là cậu chưa biết dùng ngôn từ hợp lí để biểu đạt ý nghĩa của bản thân. Nếu cậu bé nói với tôi rằng: “Giáo sư Carl, mặt ngài làm sao không hồng hào như mọi người mà lại trắng bạc thế kia? Có phải ngài đang mắc bệnh không”. Như vậy, cùng với cách biểu đạt của cậu bé nhưng ý nghĩa lại không giống nhau. Cách nói đầu rất dễ bị hiểu nhầm, còn cách sau lại thể hiện sự quan tâm tới người khác.

Còn về Antoni, cách làm của cô càng không đúng, cô nên dùng một cách thức mà mọi người đều có thể chấp nhận được để giải quyết với cậu bé, chứ không nên trừng phạt như vậy. Từ điểm này có thể thấy, sự giáo dục thường ngày của cô đối với cậu bé là chưa đầy đủ, cách thức lại không thỏa đáng.

Tôi hi vọng rằng cô Antoni có thể hiểu rõ đạo lí này, nếu không thì cậu bé có cái tên giống tôi sẽ không có được một cuộc sống tốt đẹp.

3. Phê bình phải trẻ tâm phục khẩu phục

Phê bình đối với trẻ, điều quan trọng nhất đó chính là phải khiến chúng tâm phục khẩu phục. Câu nói này tuy rất đơn giản nhưng chẳng phải là một chuyện dễ dàng có thể thực hiện được.

Trước tiên, bạn phải dùng những đạo lí hay câu chuyện mà trẻ có thể hiểu được để giáo dục. Khi giảng đạo lí, phải nói dễ hiểu, không nên dùng những thứ ở tầng quá cao để bắt trẻ phải hiểu.

Điều nên chú ý đó là: Phê bình không có nghĩa là trừng phạt hay coi trẻ như cái sọt rác để trút mọi sự bực dọc của mình. Cần luôn ghi nhớ rằng: Mỗi cử chỉ, mỗi ngôn từ của cha mẹ đều có những ảnh hưởng vĩnh viễn tới cuộc đời trẻ.

Trong vấn đề giáo dục, cha luôn quan sát tỉ mỉ từng chuyện mà tôi làm, dốc lòng lí giải, ông làm rõ chân tướng sự việc sau đó mới phê bình tôi.

Ví dụ, có nhiều lúc, cha phát hiện tôi đã giảm hứng thủ với việc học hành, bởi vì từ trước tới nay tôi luôn là một đứa trẻ thích học hành, những tình cảnh như thế sẽ dễ dẫn tới sự chú ý của ông. Lúc đó trong đầu ông sẽ phản ánh là: “Đứa trẻ này không chăm chỉ học tập”, chứ không phải là “Carl, con làm sao vậy? Con đã gặp chuyện không vui hay vấn đề gì?”.

Lúc đó cha không chỉ trích tôi ngay lập tức, mà đợi đến khi có thời cơ thích hợp để cùng nói chuyện một cách kiên nhẫn. Có một lần cha phát hiện tôi cầm một quyển sách và giữ ở một tư thể rất lâu, bề ngoài biểu hiện như tôi đang học, nhưng trên thực tế rất lâu mà vẫn chưa lật sang một trang môi, chỉ ngồi ở đó làm vì.

Đợi đến khi tôi nghỉ giải lao, ông bèn nói: “Bất kể xảy ra chuyện gì con cũng nên chuyên tâm, bền chí; chỉ có tập trung tinh thần mới thu được hiệu quả tốt. Nếu không thực sự để tâm thì có dành thời gian bao lâu đi nữa, cũng chẳng thu lại hiệu quả gì. Không dồn toàn bộ tâm trí vào học tập và làm việc thi thật lãng phí.

Tôi nhìn cha nói nhỏ: “Cha à, cha cũng chú ý thần sắc của con đi đâu mất khi học à?”

“Đúng vậy, cha cho rằng con là một cậu bé ngoan, từ khi cha dạy chữ cho con đến nay, con luôn hứng thú với chuyện học hành, nhưng vì sao hôm nay con lại lơ đễnh như vậy? Con trai, hãy nói cho cha nghe, là con đã mất đi hứng thú với việc học tập rồi hay sao?”.

“Không, không phải, cha à…” – Tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Con vẫn rất hứng thú với việc học, khi dẫn nắm được những kiến thức này con cảm thấy rất hạnh phúc”.

“Thế vì sao con lại không tập trung trong buổi học ngày hôm nay?”.

“Chỉ vì… chỉ vì…”.

“Chỉ vì cái gì, không sao đâu, nói cho cha nghe nào!”. Ông nói với giọng đầy mong muốn.

“Chỉ là hôm nay con đột nhiên nghĩ rằng, con học nhiều kiến thức thể liệu có tác dụng gì không?”. Tôi nói ra những điều trong lòng mình. “Con nghĩ rằng học thợ mộc có thể xây nhà và làm các dụng cụ trong gia đình, học rèn có thể tạo ra các nông cụ, nhưng còn học ngôn ngữ và thơ ca thì dùng để làm gì? Chỉ để chơi thôi à?”.

Tôi trả lời như vậy, bỗng dưng trong ông trào dâng một cảm giác sung sướng, bởi vì ông biết tôi đã bắt đầu đào sâu hơn lớp ý nghĩa của câu hỏi đó.

Ông cho rằng đó thực sự là một thời cơ tốt để tiến hành giáo dục sâu sắc hơn đối với tôi.

“Con trai a, con đưa ra câu hỏi này, cha vô cùng vui mừng, bởi vì con đang tư duy”. Cha trước tiên khẳng định hành vi của , sau đó giúp tôi lí giải được những nghi hoặc của bản thân.

“Trước tiên, kiến thức là khởi nguồn của tất cả năng lượng. Nếu không có những kiến thức về lực học cơ bản thì con làm sao biết được cần bao nhiêu thanh gỗ để giữ vững một căn phòng đây? Nếu không có số học thì làm sao có thể tính toán ra lượng gỗ cần dùng đây? Nếu không có kiến thức nền tảng, thì người thợ xây sẽ vĩnh viễn chẳng bao giờ xây được một ngôi nhà, họ chỉ có thể hàng ngày đối diện với những đống gỗ cứng nhắc đô thôi, chỉ e rằng anh ta cũng bị biến thành một khối gỗ đó!”. Cha nói cho tôi nghe một cách hài hước những đạo lí đó.

Tôi nghe đến đây bèn cười lách khách lên.

“Nếu người thợ rèn không hiểu được phải cho miếng sắt vào lò nung sau đó biến hình cho nó thì làm sao họ có thể làm ra những vật dụng này chứ? Đó là kiến thức vật lí. Nếu kiến này mà họ cũng không biết thì có thể họ đã bị những khối sắt đó làm cho điên dại rồi, nói chưa chắc thì có lẽ họ sẽ dùng răng mình mà gặm nhấm chúng rồi!” – Cha dùng hành động dùng răng găm – “Con đoán xem sẽ xảy ra điều gì?”.

“Nhất định sẽ gây răng…”. Lúc đó tôi đã cười lớn tiếng.

*Con trai, ghi nhớ kĩ rằng thi ca, văn học, hội họa, âm nhạc, triết học, đó đều là trí tuệ của loài người, là những thứ đẹp nhất trên thế giới này. Vì sao cha dạy con các ngôn ngữ khác nhau chứ? Không phải vì muốn con trở thành một nhà ngoại giao hay phiên dịch, mà vì muốn con càng hiểu tốt hơn về những quốc gia, những khu vực hay những nền văn hóa khác nhau. Con nói thích Dante, nếu con không hiểu tiếng Ý thì làm sao con có thể hiểu được chính xác Dante đây? Những câu thơ hay đã, con chỉ dùng tiếng mẹ đẻ thì làm sao hiểu được chính xác cái hay, cái đẹp của nó, không thể cảm nhận một cách toàn diện được. Còn một điều rất quan trọng đó là, con trai à, nó giống với lời con nói, con cảm nhận được niềm vui trong học tập, cảm nhận được sự hạnh phúc, lẽ nào chưa đủ hay sao? Một con người có được niềm vui và hạnh phúc, vậy thì còn gì mà chưa thấy mãn nguyện nữa?”.

Nghe đến đây, mắt tôi ánh lên một sự thích thú, những sự bế tắc đã hoàn toàn được tháo bỏ.

Cha cho rằng, sở dĩ tôi có thành tựu học tập như ngày nay, điều then chốt chính là sự cầu thị và cảm giác hạnh phúc mà tôi có được trong quá trình học tập.

Người làm cha khi phải đối diện với những vướng mắc của trẻ thì nên tận tình và kiên nhẫn giảng giải. Nếu hành vi đối với trẻ mà không suy xét kĩ càng, chỉ giải thích một cách phiến diện thì không những không có tác dụng trợ giúp, trái lại còn gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Bây giờ tôi đưa ra một giả thiết, giả dụ khi trẻ đang không tập trung vào việc học, người làm cha lại không quan tâm và giúp đỡ mà lại dùng phương thức trách móc thì sẽ dẫn tới một kết quả hoàn toàn không giống với trường hợp trên.

Khi trẻ cầm sách đọc mà không tập trung, người cha phát hiện trẻ chẳng hề lật một trang sách nào, chỉ ra dáng vẻ như đang ngồi học thôi, bèn nói: “Đỗ ngốc kia, đang làm gì vậy”.

“Con đang xem sách…”. Trẻ bị sự thô bạo của người cha làm sợ cứng đơ cả người, đành phải nói dối như vậy, cho dù vốn dĩ trẻ cũng không muốn.

“Nói láo, lại còn lừa dối à”.

“…”. Đứa trẻ chẳng có cách nào trả lời.

“Con, con đang nghĩ. Đứa trẻ vốn dĩ định nói cách suy nghĩ của mình với người cha nhưng lúc đó đã không nói ra lời.

“Con nghĩ gì, mau nói ra đi!

“Học những cái này có tác dụng gì”. Đứa trẻ dũng cảm nổi ra những suy nghĩ trong lòng mình. “Người thợ rèn còn rèn ra những dụng cụ, người thợ xây có thể xây nhà, những chữ nghĩa và thơ văn này có tác dụng gì chứ”.

“Thật không ra cái thể thống gì”. Người cha cho con một cái . “Thực sự là chẳng có chí cầu tiến gì cả, lại cam tâm tình nguyên làm một người thợ dựa vào sức của mình để kiếm cơm qua ngày, thật là tốn công ta rồi”.

“Nhưng, con không hiểu…”.

“Không hiểu gì, cha bảo con học thì cứ thể mà học đi, có gì mà hiểu hay không hiểu”.

Những người cha đối xử với con như thế thật đáng trách, may mắn khi tôi đã không có người cha như thế.

Cách thức này vừa làm mất đi một thời cơ tốt trong việc giáo dục, cũng làm tổn hại đến lòng tự tôn của trẻ, càng gay go hơn đó là đã lưu lại một ấn tượng xấu, trẻ sẽ cho rằng, học tập là một chuyện đáng sợ, mục đích của việc học tập chỉ là để đối phó với cha mình mà thôi.

Với cách giáo dục như vậy, thì làm sao có thể bồi dưỡng ra những thiên tài chứ. Ngay cả đến những nhu cầu của bản thân mình còn bị vùi lấp thì làm sao nói đến cái khác đây?

Tôi cho rằng, sở dĩ một người biến thành ích kỉ, ác độc, hèn nhất, yếu đuối hoàn toàn đến từ hậu quả của cách giáo dục sai lầm này, hay nói cách khác, đó vốn dĩ không phải là giáo dục.

4. Không làm tổn thương lòng tự tôn của trẻ

Cha tôi luôn chủ trương rằng, cho dù là một đứa trẻ thì cũng nên đối đãi như một người lớn, cần phải tôn trọng chúng giống như tôn trọng một người lớn.

Giáo dục nên nghiêm khắc nhưng không thể làm tổn thương đến lòng tự tôn của trẻ, nếu không thì hậu quả của nó thật vô cùng đáng sợ. Một đứa trẻ vốn dĩ có thể đạt được thành tựu lớn, nếu bị mất đi lòng tự tôn thì nhanh chóng trở thành một người hèn nhất, nhu nhược.

Để trẻ tự trọng thì nhất định phải tin tưởng chúng. Bắt luận là người lớn hay trẻ nhỏ, khi nhận được sự tín nhiệm của người khác thì sẽ tôn trọng chính bản thân mình. Bỏ buộc trẻ không được làm cái này, cái kia sẽ không bằng tín nhiệm, kiên nhẫn thuyết phục thì sẽ càng có hiệu quả hơn. Nếu cha mẹ luôn đối xử như với một người hư hỏng thì trẻ có khả năng sẽ trở thành một người hư hỏng. Những đứa trẻ như vậy sẽ dẫn mất đi niềm tin. Không có lòng tự tin thì lòng tự tôn của trẻ cũng sẽ tự nhiên mất đi.

Lòng tự tôn của trẻ rất quan trọng, do vậy trong sự giáo dục nghiêm khắc với trẻ, nên coi trọng điểm này từ đầu tới cuối, bất luận là cố ý hay vô ý thì không nên để chúng phải chịu bất kì sự tổn hại nào đến lòng tự tôn của chính mình.

Khi tôi cùng ăn cơm với cha mẹ, cha luôn đối đãi với tôi như một người lớn, cùng nói chuyện và bàn luận về hương vị món ăn. Nói chuyện khi ăn cơm cũng lựa chọn những đề tài mà tôi có thể hiểu được, nói chuyện bình đẳng với tôi. Có những gia đình không cho phép trẻ nói chuyện trong khi ăn cơm, cha mẹ nghiêm khắc như dọa nạt người khác, khiến trẻ cảm thấy ăn cơm cử như là một cực hình. Nếu đem toàn bộ khuyết điểm nói bên bàn ăn, phê bình đối với trẻ thì không những làm mất đi niềm vui trong bữa ăn, còn làm ảnh hưởng đến sự thưởng thức món ăn, càng nghiêm trọng hơn đó là khiến trẻ cảm thấy mình chẳng có ích gì nữa, làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự tôn của chúng. Những người cha người mẹ như thế luôn khiến trẻ phải sợ sệt, cúi người, như vậy trẻ còn có sự tự tôn gì nữa?

Có một số bậc cha mẹ để dễ dàng quản giáo, cố ý làm cho trẻ sợ mình, căn bản không đối đãi bình đẳng, mà coi mình giống như một quân chủ, còn trẻ thì như một nô lệ. Như vậy chỉ khiến trẻ trở nên nhút nhát. Một con người nhút nhát muốn đạt được thành công trong xã hội này quả thực vô cùng khó khăn. Trong gia đình của mình, tôi không chỉ là bạn của cha mẹ, bạn của vợ và con trai, đồng thời cũng là bạn của những người làm trong gia đình. Chúng tôi tôn trọng và đối xử bình đẳng với nhau.

Những vấn đề của trẻ có khi là không hợp lí và không logich nhưng hãy suy nghĩ kĩ xem, những tri thức của người lớn cũng khó tránh khỏi có những lúc rất đáng cười như vậy, do vậy bắt kể trẻ đưa ra những câu hỏi thế nào thì quyết không được cười nhạo trẻ. Không những không được cười chê mà còn phải thân thiết trả lời trẻ. Nếu cha mẹ cười nhạo, trẻ sẽ vì sợ hãi mà không đưa ra câu hỏi nữa. Đưa ra câu hỏi là cách giúp trẻ tăng thêm sự hiểu biết, nên tận dụng cách này để khơi gợi khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ. Nếu gặp vấn đề mình không hiểu thì có thể thỉnh giáo người khác, cũng có thể thông qua sự nghiên cứu sau đó kiên nhẫn giảng giải cho trẻ.

Cha mẹ không nên làm trò cười cho trẻ, bởi vì sau khi trẻ bị làm trò cười sẽ dễ dàng trở thành một người không biết xấu hổ là gì, sẽ trở nên thô bạo. Cha mẹ không nên làm trò cười và có những tình huống ứng phó tùy tiện với trẻ. Cha mẹ nên đối đãi thật chân thành trong mọi vấn đề đối với trẻ.

Đối với tôi, cha chưa từng dùng phương pháp lừa dối. Không chỉ có vậy, ông cũng chưa từng lừa dối bắt kì người nào khác. Cha tôi cho rằng lừa dối là một hành vi tội lỗi, là điều mà thượng để không cho phép.

Nếu lừa dối trẻ mà bị phát hiện, trẻ sẽ không tin tưởng cha mẹ nữa. Cha mẹ đánh mất niềm tin ở trẻ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Lừa dối trẻ thì trẻ cũng sẽ học cách dối gạt người khác.

Bây giờ, có rất nhiều cha mẹ cho rằng con trẻ không thể làm cái này, không được làm cái kia, tất cả mọi thứ đều làm cho con, kết quả là tuyệt đại đa số trẻ mất đi lòng tin với năng lực của chính bản thân mình.

Đặc biệt là người mẹ của trẻ, từ khi trẻ còn rất nhỏ nên kiên nhấn dạy trẻ học cách cài cúc áo. Cho dù trẻ không biết khâu, lãng phí thời gian nhưng làm một người mẹ, đây là cách giáo dục đối với trẻ, nên kiên nhẫn để trẻ học được điều đó. Tôi cho rằng đây là cách làm rất có lợi trong việc rèn luyện năng lực của trẻ.

Cha nói với tôi rằng, từ khi tôi còn rất nhỏ, mẹ đã dạy tôi cách cài cúc áo, như vậy không những giúp luyện tập các động tác ở tay mà còn bởi dưỡng quan niệm giúp người khác cho tôi. Do vậy, mẹ còn dạy tôi tự đi giày, mặc quần áo. Cho dù rất bận, mẹ vẫn bỏ thời gian ra dạy tôi cách cởi giày.

Có một số bậc cha mẹ rất nuông chiều đối với con cái, coi trẻ như hạt minh châu, sợ ngã bị sây sát nên ngay cả chơi cũng không dám để trẻ chơi một cách nhiệt tình, dẫn đến trẻ không có cơ hội luyện tập cơ thể. Với cách làm này trẻ sẽ bị biến thành một thứ rác rưởi, chẳng biết làm chuyện gì.

Còn có một số bậc cha mẹ vì muốn trẻ nghe lời nên đã dùng những câu chuyện rất đáng sợ để dọa nạt. Như vậy sẽ làm cho não trẻ tràn ngập toàn những điều đáng sợ, khi trẻ không thể chịu đựng được nữa thì sẽ dẫn tới sự hỗn loạn thần kinh. Trẻ tin vào cha mẹ, nên những lời cha mẹ nói chúng đều nghĩ là thật. Do vậy mỗi bậc cha mẹ hãy chú ý cách hướng dẫn để trẻ không sợ bóng đêm. Dùng những lời hăm dọa hay ma quỷ để dọa trẻ là vô cùng có hại.

Cha kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện, có những lúc kể chuyện thần thoại nhưng ông luôn nhấn mạnh chuyện thần thoại là không có thực, là con người tưởng tượng mà thành. Trong vấn đề lựa chọn, ông rất chú ý kể cho tôi nghe những câu chuyện về những vị anh hùng có ý chí phấn đấu vươn lên, đem lại thứ ánh sáng dẫn đường, mục đích là thông qua câu chuyện này giúp tôi hiểu được đạo lí, phẩm chất anh dũng, kiên cường.

Gia đình là mái âm, nhưng không có nghĩa là buông lỏng, không quản trẻ. Gia đình nên là lễ đường của tình yêu. Trẻ phải trưởng thành trong sự quan tâm của gia đình, ngay từ nhỏ trẻ nên hình thành niềm tin làm người từ trong gia đình, chứ không phải do cách giáo dục không tốt mà mất đi lòng tự tôn.

5. Nuôi dưỡng tinh cách kiên cường, không đầu hàng

Nuôi dưỡng tính cách kiên cường và dũng khí là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục tinh thần cho tôi. Chúng ta nên sớm có được dũng khí, trong hành trình cuộc sống của mình, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm và tai nạn, có lúc còn rơi vào tình cảnh đầy sóng gió. Còn dũng khí chính là vũ khí kiên cường của chúng ta. Do vậy chúng ta nên sớm bồi dưỡng dũng khí, càng sớm càng tốt. Những lời này đều do cha nói với tôi. Thông qua sự giáo dục và nuôi dưỡng dũng cách thì những người nhút nhát sợ sệt bẩm sinh cũng có thể có được dũng khí, trở thành một người dũng cảm. Tuy dũng khí và tính trời sinh có một mối quan hệ lớn tới nhau, nhưng cha tôi cho rằng, nếu cha mẹ lúc nào cũng lo lắng con cái sẽ gặp tổn thương mà phóng đại tính nguy hiểm của sự việc; hoặc để tránh cho trẻ không chịu bất kì tổn thương nào, thậm chí khiến trẻ mất đi cơ hội luyện tập cơ thể thì trẻ sẽ không có cách nào bồi dưỡng dũng khí. Sau khi trẻ lớn lên liệu có đầy đủ dũng khí hay không thì chủ yếu dựa vào cha mẹ trẻ coi trọng vấn đề bồi dưỡng nó trong thời kì ấu thơ như thế nào, tính quan trọng của nó không chỉ ở bẩm sinh

Cuộc sống luôn có vô vàn khó khăn bao quanh, con người thực sự có dũng khí phải là người cho dù có gặp khó khăn nào cũng không co mình lại, đều có thể trấn tĩnh, đối diện, dũng cảm hưởng tới phía trước. Chỉ có những người như vậy mới thực sự có giá trị. Nếu không cho dù có tài hoa hay học thức cao đến mấy đều chẳng có tác dụng gì. Những ảnh hưởng của một con người trong thời ấu thơ sẽ khó có thể xóa nhòa trong suốt cả cuộc đời. Ví dụ: Nếu một người cả đời không dám đi một mình trong bóng i thì nhất định ngay từ nhỏ người đó đã rất sợ bóng tối. Do vậy, ngay từ những ngày còn nhỏ cha tôi đã cố hết sức để tôi không kinh hãi, hoặc nghe thấy những chuyện đáng sợ, không để tôi nhìn thấy những thứ đáng sợ. Đó chính là bước đầu tiên trong sự giáo dục để giúp tôi trở thành một người dũng cảm.

Những điều đáng sợ ảnh hưởng từ nhỏ, sau này lớn lên đều sẽ ám ảnh, khiến cho con người ta càng nhút nhất, sợ sệt. Do vậy, khi giáo dục tôi, cha luôn tăng cường để phòng về phương diện này. Rất nhiều cha mẹ thích dùng bóng tối, sói xám để hù dọa trẻ, tuy trẻ đã yên lặng nhưng bóng đen đó trong tâm trí trẻ thì cả đời chẳng thể xóa bỏ được. Cha tôi không bao giờ làm như vậy, ông cũng không cho phép mẹ tôi, bảo mẫu kể những câu chuyện ma quỷ khiến tôi sợ hãi.

Còn nhớ có một lần, lúc đó khoảng 4 tuổi, tôi đã hỏi cha, trên thế giới này rốt cuộc có quỷ không. Câu trả lời của cha lại bao gồm cả hai, có thể nói là có mà cũng có thể là không. Nhìn thấy dáng vẻ không hiểu của tôi, cha bèn hỏi: “Con nói có hay không?”. “Con nghĩ có thể có”. “Con nhìn qua quỷ chưa?”. “Không có, cả nhà đều nói không có”. “Con nên tin vào những thứ mà mắt mình nhìn thấy, con không nhìn thấy tức là không có”. “Nhưng người khác đều nói là có, cũng có người từng nhìn qua”. “Toàn là nói láo, chẳng có ai đã từng nhìn thấy quỷ”. Tôi càng mơ hồ hơn, quyết định làm rõ chuyện này, bèn hỏi: “Nhưng cha à, lúc này cha cũng không nói là không có mà!”. Nhìn thấy dáng vẻ rất chân thực của tôi, cha kiên nhẫn giảng giải: “Thực ra cái gọi là quỷ chính là những người xấu hay đi hại người.

Con trông thấy những người xấu đó, cả ngày chỉ muốn bằng cách nào để hại người, làm sao để làm chuyện xấu, bọn họ đều là quỷ. Trong tâm của bọn họ đều là quỷ! Do vậy quỷ tồn tại trong tâm người xấu. Trong tâm người tốt không có quỷ”. “Nhưng loài quỷ mà người khác nói đến không phải là quỷ này”. “Là không giống nhau, nhưng cái loại quỷ mà họ nói đến về căn bản là không có. Con người với sự ác tâm chính là loài quỷ duy nhất trên thế giới này. Nhớ kĩ rằng, thiên sứ là chỉ những người trong tim tràn ngập ánh sáng, họ là những người chính trực, giúp đỡ, biết quan tâm tới người khác, dốc hết sức mình làm chuyện tốt; còn quỷ chính là những kẻ ích kỉ, trong tâm chỉ luôn nghĩ đến chuyện xấu Do vậy ma quỷ không đáng sợ, chỉ cần trong tim tràn ngập ánh sáng, có dũng khí thì có thể chiến thắng quỷ dữ”. “Con hiểu rồi, cha ạ những kẻ xấu trên thế gian này đều là quỷ. Con nhất định sẽ làm một người chân chính, dũng cảm, như vậy con sẽ không biển thành quỷ”.

Ngay từ hồi còn nhỏ tâm hồn tôi đã tràn ngập ánh sáng, không hề có sự sợ hãi hay u buồn. Đương nhiên, chỉ dựa vào những thứ này thì vĩnh viễn không đủ, còn cần trải qua sự không ngừng cọ sát, thông qua sự rèn luyện gian khổ mới có được dũng khi để trở thành một người đội trời đạp đất. Nguyên nhân lớn nhất mất đi dũng khi chính nằm ở việc ngại khổ. Khi rèn luyện cho trẻ, nhất quyết không được nuông chiều, thậm chí phải cố ý để trẻ chịu khổ, chịu khó. Khi tôi còn nhỏ, cha chưa từng bao giờ tỏ ra thương hại tôi, cũng không cho phép mẹ tôi và người nhà làm như vậy, bất kể tôi ngã, thậm chỉ bị thương thì ông luôn cổ vũ: “Không có vấn đề gì, dũng cảm lên nào, phải tự mình đứng dậy, con là một người con trai kiên cường, không nên khóc”.

Có một lần, tôi bị ốm, uống thuốc mà vẫn không thấy đỡ. Nhiệt độ càng ngày càng cao, cha tôi nhanh chóng đưa tôi đến bác sĩ. Bác sĩ nói, nếu không nhanh chóng hạ nhiệt thì có thể ảnh hưởng tới não, do vậy phải hạ nhiệt ngay, mà hạ nhiệt thì cần tiêm thuốc. Nghe thấy bệnh tình của tôi, cha tôi lo lắng đến mức trấn hằn lên nhiều vết nhăn. Lúc đó tôi mới có 3 tuổi, còn chưa hiểu tiêm là gì, nhưng thấy dáng vẻ lo lắng của cha, lại nhìn thấy dáng về tất bật chuẩn bị các dụng cụ tiêm, trong lòng tôi cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi đến mức khóc lên. Khi bác sĩ đưa kim lên tiêm vào da thịt, tôi khóc càng lớn hơn.

Cha tôi lúc này rất lo lắng. Do vậy, khi mẹ đến an ủi tôi, cha đã khuyên mẹ, đồng thời nói chuyện với giọng bình thản: “Những em nhỏ tuổi hơn con khi tiêm chẳng khóc lóc tẹo nào, chỉ có mỗi con khóc thôi, thật là ngại lắm đó! Con dũng cảm thế này, chịu một chút thế có đáng gì”. Sau đó mẹ tôi trách cha lòng dạ sao mà sắt đá thể, cha tôi nói: “Chúng ta nên dạy con dũng cảm đối mặt với mọi vấn đề, đau khổ, nguy hiểm và tai nạn trong cuộc sống này. có như vậy sau này khi lớn lên, con mới có thể chấp nhận được càng nhiều nguy hiểm và sự đau khổ trong cuộc sống. Thái độ ngày hôm nay của chúng ta quyết định con chúng ta sau này sẽ trở thành một người dũng cảm hay yếu đuối. Do vậy thái độ bất đầu của tôi ngày hôm nay không tốt, quá ưu ái con, khiến con trở thành một người nhút nhất, đây chắc chắn chẳng phải điều mà em hi vọng, phải không nào?

Lần thứ hai tiêm thuốc, quả nhiên cha tôi đã có thái độ khác. Ngày thứ hai, bác sĩ căn theo đúng giờ quy định tới nhà chúng tôi. Vừa trông thấy bác sĩ, tôi đã chạy biến mất vào trong phòng của mình. Bác sĩ nhìn thấy dáng vẻ sợ sệt của tôi bèn cười và nói: “Ra đây nào, cậu bé nhỏ, ta không phải là sói đâu, trốn ta làm gì?”. Mẹ tôi cũng nói “Carl, mau ra đi, bác sĩ đến để trị bệnh cho con đó”. Tôi vẫn rất sợ sệt, bất kể họ có gọi ra bằng cách nào, tôi vẫn nhất quyết trốn trong giường. Lúc đó, cha tôi mời bác sĩ ra ngoài, nói với tôi với chất giọng ôn tồn mà kiên quyết: “Carl bất luận con trốn thế nào, hôm nay vẫn phải tiêm, chỉ có tiêm thì bệnh của con mới khỏi được.

Con xem hôm qua con đã tiêm đó, hôm nay đã rất tốt rồi hay sao?”. “Con khỏi rồi, không cần tiêm nữa” Tôi từ trong nhà trả lời cha. “Chỉ có tiêm mới trị hoàn toàn bệnh được, đừng sợ, Carl, hôm qua không phải đã tiêm rồi, có gì sợ đâu?”. “Nhưng con sợ đau”. “Một chút thế này làm sao coi là đau được hả? Con chẳng nói muốn trở thành thần Prometheus trong thần thoại Hy Lạp đánh cắp lửa cho loài người đó sao? Khi bị thiên thần Zeus trừng phạt bao nhiêu gian khổ cũng không sợ, còn con chỉ châm kim một tí tẹo thế này đã sợ, vậy thì làm sao có thể trở thành một người kiên cường, dũng cảm, bắt khuất đây?”. “Đúng, đúng!…”. Miệng tôi trả lời nhưng người vẫn không nhúc nhích. Cha tiếp tục dẫn dắt tôi: “Chỉ có những con quỷ nhỏ mới sợ kim châm, không dám đối mặt với đau khổ. Mỗi người chúng ta ai cũng đều bị bệnh, đều phải chịu sự đau đớn mà bệnh tật mang lại. Carl, lấy dũng khí Ra đi nào! Cha biết con là một cậu bé vô cùng dũng cảm”. Lúc đó tôi sợ nhất khi bị người khác nói là đồ quỷ nhỏ nhát gan, cha nói vậy để kích thích tôi, thế là tôi chui ra từ trong giường, cũng quên luôn sự sợ hãi, cho dù lúc tiêm có đau đến mấy thì tôi cũng cắn răng chịu đựng, dốc hết sức để thể hiện là một đứa trẻ dũng cảm, còn hát tặng bác sĩ một bài hát.

Đợi khi đã lớn lên một chút, để rèn luyện dũng khí, cha đã bắt đầu đưa tôi đến những khu rừng tham gia hoạt động dã ngoại. Lần đầu tiên ông đưa tôi đi trèo núi là khi tôi 4 tuổi, lần đó tôi và chủ cũng trèo núi, khi chúng tôi trèo đến một vách núi dốc, tôi hơi sợ hãi, không dám trèo lên trên. Tôi nhìn cha, hi vọng ông có thể bế tôi vượt qua, cha giả bộ không hiểu ý của tôi, tiếp tục trèo lên trên. Thực ra, cha muốn tập luyện dũng khí cho tôi, nhưng người chú kính yêu lại không hiểu ý của cha tôi, cứ một đoạn đường ông lại để mắt đến tôi, chắc lại sợ tôi vấp ngã, chắc lại sợ tôi mệt, chốc lại sợ tay chân tôi có sứt sẹo gì, trên đường chủ luôn không rời mắt khỏi tôi, còn gọi cha tôi đi chậm một chút.

Nhìn thấy dáng vẻ đã của chủ, tôi càng sợ hãi, bên nũng nịu nói với cha: “Cha, cha cõng con có được không ạ, chân con đau lắm rồi, không đi nổi nữa”. Cha tôi kiên quyết từ chối: “Không được, dưới núi chẳng phải chúng ta đã nói rằng phải tự mình trèo lên rồi còn gì?”. Chú tôi ở bên cạnh nói thêm vào: “Bỏ đi, nguy hiểm thể này, nó lại nhỏ như vậy, để em đến bế cháu vậy!”. Cha tôi ngăn cản: “Chú làm thể là hại cháu, chú yêu gì cháu. Tôi cố tình làm như thể, chính là để khắc phục bản chất nhút nhát bẩm sinh của nó, để đến khi lớn lên, nó mới có đủ dũng khí đối diện với những chuyện khó khăn trong cuộc sống này!”. Nói xong, cha quay đầu nói với tôi: “Carh, lấy dũng khí của con ra đi, hãy làm một cậu con trai dũng cảm, không có gì đáng sợ cả, không phải sợ. Carl con xem cha và chú trèo được rất cao”. Chú cũng khuyến khích tôi: “Đúng rồi, Carl rất dũng cảm, cố lên nào, nhất định chủng ta sẽ trèo đến đỉnh”. Trong không khí cổ vũ đó của mọi người, tôi đã chiến thắng nỗi sợ của chính mình, dũng cảm vượt qua và trèo lên đỉnh núi.

Dũng cảm, kiên cường sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác. Nhát gan, hèn nhất sẽ bị mọi người khinh bỉ. Đó chính là bài học mà cha tôi đã khắc sâu vào lòng tôi, điều đó luôn song hành với sự trưởng thành của tôi.

6. Khai phá tinh thần dũng cảm, không ngại khó

Cha tôi cho rằng khai phá tinh thần dũng cảm và dám thách thức quyền uy là một trong những phẩm chất mà một thiên tài nên có, đồng thời đó là một trong những tổ chất tinh thần quan trọng. Tổ chất tinh thần này là khởi nguồn của năng lực sáng tạo, còn năng lực sáng tạo lại là một trong những điều kiện căn bản để tạo nên một thiên tài.

Xem trong lịch sử khoa học, chúng ta biết được rằng, phàm là những con người vĩ đại trong lịch sử nhân loại, họ đều là những con người có tinh thần như vậy.

Ví dụ: Galileo chính là một nhân vật điển hình. Aristotle của “Chân lí hóa thân” đã đưa ra một lí luận kinh điển: “Hai quả bị sắt, một to một nhỏ từ không trung rơi xuống thì nhất định quá to sẽ rơi xuống trước”. Galieo không tin vào cách nghĩ đó, ông tin rằng hai quả sẽ đồng thời rơi xuống đất. Đối diện với sự chế nhạo và những lời cười chê của mọi người, ông đã trèo lên tháp nghiêng Pisa làm thí nghiệm trước mặt mọi người, thực tế của thi nghiệm đã chứng minh cách nghĩ của ông là đúng, còn cách suy nghĩ của Aristotle là sai. Copernicus cũng là một người như vậy, vào thời của ông, “Học thuyết địa tâm” được công bố như một chân lí, nhưng ông không tin vào thứ quyền uy đó, ông đưa ra “Học thuyết nhật tâm” mang tính chất bước ngoặt trong thời đại đỏ, mở ra một chương mới trong khoa học. Cha không bao giờ dùng những thứ cứng nhắc để trói buộc tôi, không dùng quyền uy để áp đặt, bởi vì ông không muốn nuôi dưỡng tôi trở thành một con người mở nhạt, không có kiến giải độc lập của mình, chỉ biết khuất phục quyền uy, trên thế giới này lại có rất nhiều loại người như vậy.

Tôi đã xem một quyển sách, đó là tiểu sử của những học giả và thần đồng nổi tiếng. Từ quyển sách đó, tôi biết được rằng cha của họ và cha của tôi đều giống nhau trong việc coi trọng việc sáng tạo ra cái mới.

Năng lực tư duy độc lập và năng lực sáng tạo của nhiều thanh thiếu niên sở dĩ không có được sự phát triển tốt đều là do họ đã nhận phải hình thức giáo dục kiểu “Nhồi vịt”. Suy nghĩ và quan điểm của bọn họ đều bị người khác nhồi nhét một cách cứng nhắc, sự giáo dục sớm mà tôi nhận được lại không phải như vậy. Cha tôi luôn cố gắng để tôi hướng lên phía trước hoặc để tôi tách ra, không để tôi ở phía sau để được cha kéo đi. Có những lúc gặp phải vấn đề cần suy nghĩ một chút, cha tôi không bao giờ nói trực tiếp đáp án cho tôi, ông luôn nói rằng: “Con tự suy nghĩ đi”. Nếu quả thực tôi không suy nghĩ ra, cha luôn hỏi tôi nên khi tôi không còn cách trả lời nữa thì ông mới nói kết quả cho tôi. Khi giải đáp vấn đề, nếu tôi dùng phương pháp mà ông dạy tôi, cho dù là làm đúng hoàn toàn thì ông cũng chỉ nói rất điềm đạm với tôi: “Đúng rồi, nhưng con nên cố gắng dùng phương pháp khác, nhất định cũng sẽ làm ra”. Nếu tôi làm ra với phương pháp của tôi, chỉ có một chút sai sót thì cha sẽ biểu dương tôi rất nhiều. Tư duy sáng tạo của tôi đã phát triển như thế dưới sự cổ vũ của ông. Sau đó tôi đã dần hình thành thói quen này, luôn cố gắng dùng phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Có một khoảng thời gian, tôi hướng đến những hoạt động ở trường, cha tôi cũng bận tối tăm mặt mũi thể là ông bèn đưa tôi đến một trường trung học.

Nhưng không lâu sau, tôi cảm thấy chán ngày với cách giáo dục của trường học. Thầy giáo số học của tôi luôn tuân theo những giáo điều, ông ta chỉ tin vào sách, khi tôi đưa ra quan điểm mới, ông luôn bác bỏ nó một cách vô tình. Mỗi lần kiểm tra, tôi dùng phương pháp mới và làm đúng hết thì ông ta lại cho tôi điểm 0. Khi về nhà tôi lẫy bài kiểm tra đó cho cha xem, kể cho cha nghe chuyện ở trường, cha tôi nghe xong nói một cách vui mừng: “Thật là hồ đồ, chẳng là ông ta muốn để tất cả mọi trẻ trên thế gian này đều biến thành con vẹt hay sao? Thật là làm hại học trò!”.

Thế là cuộc sống học tập ở trường của tôi kết thúc. Tôi lại quay trở lại nhà, năng lực tưởng tượng và năng lực sáng tạo của tôi đã được phát huy đầy đủ trong môi trường tràn ngập sự tự do và niềm hân hoan đó.

Cha tôi sử dụng phương pháp giống với cha của Mục Cần trong việc giáo dục, hơn thế nữa ông còn bồi dưỡng năng lực của tôi trong từng chuyện nhỏ bé nhất.

Có một lần, một người bạn của cha tôi mang theo người con của mình là Benjamin đến nhà tôi chơi, con trai ông hơn tôi 2 tuổi, họ còn đem đến cho tôi một món quà, đó là miếng gỗ ghép. Khi mọi người vừa uống trà vừa nói chuyện, tôi và Benjamin chơi với nhau rất vui vẻ, nhưng đã xảy ra tranh chấp trong trò chơi ghép gỗ. Benjamin cho rằng nên ghép theo đúng mẫu đưa ra, còn tôi lại cho rằng nếu để miếng gỗ màu đỏ ở giữa thì sẽ đẹp hơn. Tôi nói: “Ban xem này nếu để miếng gỗ màu đỏ ở giữa thì sẽ đẹp hơn, đúng không?”, “Không đúng, không phải như thế, nhất định phải sắp xếp theo quy tắc”. “Vì sao, tôi xếp thế này chẳng phải càng đẹp hơn hay sao!”. “Bạn không tuân thủ quy tắc, cha tôi nói chỉ có người xấu mới không tuân thủ quy tắc, bạn là một đứa trẻ xấu, người tốt sẽ không phá vỡ quy tắc”. “Cha mình nói người dám phá vỡ các quy tắc mới là người giỏi. Quy tắc là do con người định ra! Mình không phải là một đứa trẻ xấu xa”. “Bạn nói dối, cha bạn cũng nói dối, các người không tuân thủ quy tắc, thượng để sẽ giáng tội xuống đầu các người. Bất luận là sao thì bạn cũng nên nghe lời mình, tôi nói ghép thế nào thì ghép thế dây đi”. “Vì sao phải nghe cậu chứ”.

Tôi hỏi với vẻ mặt không phục. “Bởi vì tôi lớn hơn bạn, hiểu chuyện hơn bạn, bạn phải nghe theo tôi”. Benjamin nói với dáng vẻ như của người anh. “Ai hiểu chuyện hơn thì chúng ta có thể so sánh mà, bạn cứng nhắc, nhát gan lại chẳng có kiến giải của mình, giống như một con vẹt chi biết nói lại lời của người khác, vì vậy tôi mới không nghe lời bạn”. Nghe lời chỉ trích của tôi, Benjamin như phát điên lên, bọn tôi lời qua tiếng lại. Những âm thanh đỏ nhanh chóng truyền đến tại người lớn, mọi người nhanh chóng chạy lại, tách chúng tôi ra và hỏi tại sao.

Thế là tôi đem chuyện cãi nhau với Benjamin ra nói cho mọi người nghe, cha tôi bèn nói: “Chà, vì chuyện nhỏ này mà hai bạn nhỏ lại cãi nhau à, thật là không tốt. Carl, Benjamin đến nhà mình làm khách, sao con có thể mắng bạn như vậy? Bây giờ con nhanh chóng xin lỗi Benjamin ngay đi .

Trong lòng tôi không phục chút nào, nhưng lại không dám làm trái lời cha. Tuy nhiên sau khi tôi xin lỗi Benjamin thì cơn tức giận của cậu đã bay biến luôn, cậu ấy cũng xin lỗi tôi. Nhìn thấy chúng tôi đều đã bình tĩnh trở lại, cha lại kéo tay tôi và Benjamin vào tiếp tục chơi trò ghép gỗ. Cha nhìn thấy miếng gỗ ghép của tôi, bèn hỏi Benjamin: “Cháu thấy miếng ghép của Carl có đẹp không?”. “Cũng không nên như vậy ạ! Chỉ là cháu thấy nên tuân thủ quy tắc thôi ạ”. Benjamin nói một cách ngại ngùng. “A, hóa ra là thể. Thực ra ta cảm thấy Carl không làm sai, làm chuyện gì thì cũng không nên cứng nhắc, nên có kiến giải của chính mình, học cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Thực ra mục đích của trò chơi ghép gỗ này chính là muốn phát huy năng lực sáng tạo của các cháu, mẫu này chỉ là một bản mang tính chất tham khảo. Do vậy trí tuệ của chúng ta không nên bị hạn chế bỏ. mẫu này. Cháu nghĩ thế nào?”. “Nhưng cháu nghĩ rằng nên tuân thủ quy tắc mới đúng ạ”. “Đúng vậy, chúng ta nên tuân thủ những quy tắc đã được đặt ra, nhưng không nên bị nó hạn chế, nếu không thì chúng ta vẫn sống trong cuộc sống của người nguyên thủy!”

Sau đó tôi nghe thấy cha của Benjamin nói với cha tôi: “Ông dạy con như thế sẽ biến nó trở thành một đứa vô pháp vô thiên”. Cha tôi nói: “Không phải, tôi chỉ muốn nuôi dưỡng con thành một người có tinh thần dũng cảm sáng tạo cái mới, đô là một điều kiện thiết yếu để trở thành một nhân vật ưu tú, bắt luận là một học giả, nhà nghệ thuật, nhà khoa học, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà quân sự, một thương nhân hay là một người nông dân”.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x