Trang chủ » Chương 12: Hưởng lợi từ sự khiêm tốn

Chương 12: Hưởng lợi từ sự khiêm tốn

by Trung Kiên Lê
25 views

Những người vĩ đại sẽ không lạm dụng những ưu điểm của bản thân mình, họ biết chỗ mà bản thân mình hơn người khác nhưng không vì thế mà không khiêm tốn.

Khiêm nhường chính là một mầm non tốt đẹp, đứng đầu trong chuẩn mực, có được phẩm chất đạo đức này chúng ta sẽ có được những niềm vui bất tận.

1. Biểu dương thích hợp với trẻ

Ngay từ khi tôi còn nhỏ cha mẹ đã có những hành động tán dương mang tính tích cực với tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn phải khuyến cáo với các bậc cha mẹ rằng: Không nên biểu dương quá mức đối với trẻ, bởi vì biểu dương một cách tùy tiên như vậy thì sẽ mất đi tác dụng của nó.

Cho dù tôi học rất tốt nhưng cha chỉ nói ở mức “À, không tồi”. Khi tôi làm việc tốt thì mức độ biểu dương của cha đối với tôi có thể tăng thêm một bậc, ông nói với tôi: “Tốt, con làm khá lắm, Thượng để nhất định sẽ rất bằng lòng”, và không bao giờ biểu dương một cách quá mức.

Khi tôi đặc biệt làm được chuyện gì đó lớn thì cha sẽ ôm và hôn tôi, nhưng điều này không xảy ra thường xuyên.

Mục đích của những việc làm đó của cha tôi đô là muốn tôi hiểu rõ được những cái hôn mà cha dành cho là vô cùng đáng quý. Thông qua những cung bậc biểu dương khác nhau, cha muốn tôi hiểu một cách sâu sắc rằng: Sự báo đáp đối với những hành vi lương thiện đó chính là niềm vui bản thân đã hành thiện, đây là phần thưởng lớn nhất của Thượng đế.

Bây giờ, tôi vô cùng chú trọng tới mức độ trong việc biểu dương con trai mình, để con không tự mãn, bởi vì sau khi trẻ đã có thói quen tự mãn thì việc thay đổi là vô cùng khó khăn.

Hồi đó, cha dạy cho tôi biết rất nhiều kiến thức, nhưng không hề thúc ép đây là những kiến thức trên mặt vật lí học, hóa học để phòng tránh sự tự cao tự đại trong tôi.

Có lẽ một số bậc cha mẹ sẽ có cách nhìn nhận không đồng nhất, họ thường nhấn mạnh và khoe khoang về những phương diện mà trẻ đã làm được hoặc những thứ “Trẻ làm nổi trội nhất trước mặt đám đông, điều này sẽ dẫn đến thói tự mãn trong trẻ. Tôi vô cùng lo lắng, với cách làm này có thể hoàn toàn làm tan biến một đứa trẻ vẫn mang trong mình những tiềm năng

Cha tôi cho rằng, những thần đồng không trải qua một quả trình giáo dục sớm mà chỉ dựa vào những thứ trời ban cho thì chỉ là một hiện tượng tạm thời. Với những thần đồng kiểu này thì dễ dàng bị mài mòn đi. Đây chính là “Thần đồng 10 tuổi, tài tử 15 tuổi, qua 20 tuổi là người thường”, chính là hiện tượng được nổi đến trong câu châm ngôn trên. Những đứa trẻ có tố chất tốt nhưng sở dĩ lại không thể thành công được chính là do thói tự kiêu tự đại, ngông cuồng vọng tưởng của chính bản thân.

Không có gì trên thế giới này đáng sợ bằng thôi ngông cuồng, tự kiêu tự đại; thói tự mãn đã hủy hoại đi thiên tài.

2. Không biểu dương quá độ với trẻ

Trong quá trình trưởng thành của tôi, cha không chỉ không bao giờ biểu dương quá độ với tôi, đồng thời cũng không để người khác biểu dương tôi.

Mỗi khi người khác biểu dương tôi, cha thường không để cho tôi nghe được. Đối với những người không biết trước biết sau gì mà vẫn không ngớt lời khen ngợi tôi, cha tôi đã cảm ơn và từ chối chuyển đến thăm của họ. Vì vậy, cha tôi thường bị mọi người nghĩ rằng là một người không thấu tình đạt lí, là một lão già ngoan cố. Nhưng để tôi không trở thành một người ngông cuồng, tự cao tự đại, cha tôi không so đo, tính toán trước những dị nghị của người khác.

Cha giáo dục tôi rằng: Tri thức có thể nhận được sự tôn sùng của người khác, hành thiện có thể nhận được sự tán dương của Thượng đế. Trên thế giới có rất nhiều người không có học vẫn do vậy chỉ cần nhìn thấy người có học vấn liền tán dương không ngớt lời. Tuy nhiên, sự khen ngợi của họ lại rất thất thường, dễ có được và cũng dễ mất đi, còn sự tán dương của Thượng để là do sự tích lũy hành thiện mới có được. Điều này không dễ dàng có được, vì vậy nó là vĩnh hằng.

Cha nói với tôi, người thích nghe những lời tán dương sẽ dễ dàng phải chịu nỗi đau từ người khác. Người luôn theo đuổi sự bình phẩm của người khác mà vui hay buồn là người ngu ngốc nhất. Người bị người khác làm tổn thương và trở nên bi quan đương nhiên là rất ngốc nghếch, người chỉ vì một chút tán dương mà trở lên vọng tưởng thì càng ngốc nghếch hơn.

Hiện nay, tôi dùng nhiều phương pháp để giáo dục con trai mình tránh thói tự mãn, kiêu ngạo của con, cho dù làm như vậy mất rất nhiều công sức nhưng tôi tin tưởng rằng nhất định cuối cùng con sẽ gặt hái được những thành công viên mãn.

Vì ngay từ nhỏ tôi đã có được rất nhiều thành tựu, cuộc sống hồi đó không có nhiều đứa trẻ được mọi người tán dương nhiều như tôi. Đối với những lời tán dương đó, cha tôi luôn cố gắng để tôi tránh được sự sợ hãi, dẫn dắt tôi nên khiêm tốn, không ngừng cầu tiến, không được tự mãn.

Có một lần tiến sĩ Seth, ủy viên của Ủy ban Tôn giáo các vấn đề của Harley đã nói với cha tôi: “Con trai của ông kiêu ngạo không?”

Cha tôi nói: “Không, con trai tôi không kiêu ngạo một chút nào”.

“Điều này là không thể, cậu bé giống một thần đồng như vậy nếu không kiêu ngạo thì con trai của ông quả thật rất khác thường. Cậu bé nhất định sẽ kiêu ngạo, kiêu ngạo cũng là tự nhiên”. Ông không tin, miệng không ngừng nói tôi là một người kiêu ngạo.

Sau đó, cha tôi đã đưa ông đến thăm tôi, ông và tôi cùng nối với nhau rất nhiều chuyện, cuối cùng ông cũng hiểu được tôi.

Tiến sĩ Seth nói với cha tôi: “Tôi thực sự rất khâm phục, con trai ông không kiêu ngạo chút nào. Ông đã giáo dục cậu bé như thế nào vậy?”. Cha tôi yêu cầu tôi đứng dậy, để tôi giải thích cách giáo dục mà ông đã dùng với tôi cho tiến sĩ Seth nghe.

Sau khi nghe xong, ông cảm thấy rất phục và nói “Quả thực, nếu thực hành cách giáo dục thế này thì trẻ sẽ không thể tỏ ra kiêu ngạo được, thật sự vô cùng khâm phục”.

Còn có một lần, một thanh tra viên chính thức tên là Clower đến nhà một người họ hàng của tôi ở Chicago làm khách. Trước khi ông đến Chicago, thông qua sách báo và mọi người truyền tụng đã biết đến câu chuyện của tôi, sau khi đến nhà người thân ông càng biết rõ hơn, bởi vì người thân của ông có một mối quan hệ thân thuộc với gia đình chúng tôi, hiểu rất rõ tình hình của tôi. Ngài Clower muốn kiểm tra tôi một chút. Để có được cơ hội này, ngài Clower đã nhờ người quen đó mời tôi và cha tôi cùng đến.

Cha tôi nhận lời mời đó, đưa tôi cùng đi.

Clower đưa ra yêu cầu muốn kiểm tra tôi. Theo thông lệ, cha tôi cũng yêu cầu ông chấp nhận những điều kiện của cha, tức là: “Bất luận là kiểm tra gì cũng được nhưng không được biểu dương tôi”.

Clower có sở trường về số học, do vậy những câu hỏi ông đưa ra chủ yếu về số học.

Cha tôi đáp: “Chỉ cần không tán dương thì kiểm tra gì cũng không thành vấn đề”.

Sau khi đã thống nhất, tôi được gọi vào, màn hỏi đáp bắt đầu.

Ngài Clower bắt đầu hỏi từ những vấn đề nhân tình thế thái, sau đó đi vào những vấn đề mang tính học vấn. Mỗi câu trả lời của tôi đều khiến ông mãn nguyện. Sau đó là đến những câu hỏi thuộc phạm vi số học – sở trường của ông.

Bởi vì, sở trường của tôi cũng là số học nên những câu trả lời của tôi khiến ngài Clower vô cùng kinh ngạc. Mỗi câu hỏi, tôi luôn dùng hai, ba phương pháp để hoàn thành, cũng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của ngài Clower. Đến lúc này, ngài Clower đã không giữ được bình tĩnh mà đã cất lời khen tôi.

Cha tôi nhanh chóng nháy mắt, ông mới ngừng những lời tán dương đó.

Nhưng cuộc kiểm tra vẫn chưa kết thúc, do hai người đều có sở trường về số học, càng kiểm tra lại càng tiến thêm rất sâu đến những đỉnh cao, cuối cũng đã đến trình độ mà ngài Clower khó có thể chuyển hướng được.

Lúc đó, ông đã không thể tự chủ được mà đã thốt lên: “Ái chả, câu bé đã hơn ta rồi”.

Cha tôi nghĩ, thế này thì hỏng rồi, liền lập tức giội nước lạnh: “Đâu có, đâu có, là do nửa năm nay Carl nghe giảng số học ở trường nên ghi nhớ rõ vậy”. Ai ngờ hứng thú của Clower không dừng lại ở đó, lại đưa ra những câu hỏi khó hơn kiểm tra tôi: “Cháu hãy suy nghĩ vấn đề này, ngài Euler đã suy nghĩ 3 ngày, khó nhọc lắm mới tìm ra câu trả lời đó, nếu cháu có thể tìm ra thì quả thực quá tuyệt vời”.

Nghe thấy câu nói đó, cha tôi đã bắt đầu lo lắng. Ông không sợ vì tôi không giải được câu hỏi khó đó mà lo lắng nếu thực sự tôi có thể giải đáp được câu hỏi đô thì tự nhiên sẽ trở nên kiêu ngạo.

Nhưng cha tôi vẫn nói một cách gượng gạo: “Đừng làm câu hỏi này”, bởi vì ngài Clower không hiểu chúng ta lắm, e rằng sẽ tới sự hiểu lầm của ông ấy, cho rằng cha tôi sợ tôi sẽ không làm giải đáp vấn đề này mới nói như vậy.

Cha tôi chỉ đành làm ra dáng vẻ nhìn ngó một cách thận trọng.

Câu hỏi đó là một người nông dân muốn chia cho 3 người con trai một miếng đất, phương pháp là phân chúng thành ba phần bằng nhau, hơn nữa mỗi phần phải có hình giống với mảnh đất cũ.

Sau khi ngài Clower đã nói rõ vẫn đề thì hỏi tôi đã từng nghe nói qua hoặc thấy vấn đề này trên sách vở chưa. Tôi trả lời là chưa thấy bao giờ. Ngài Clower nói: “Vậy thì cho cháu thời gian, cháu thử làm xem”.

Nói xong, ông liền kéo tay cha tôi vào trong phòng, nói với cha tôi rằng: “Con trai ông vô cùng thông minh, vấn đề này cũng rất khó, tôi muốn để cậu bé biết được trên thế giới này còn có vấn đề khó như vậy, để cậu bé đi tìm câu trả lời”.

Nhưng những lời đó của ngài Clowder vừa thốt lên thì tiếng nói của tôi đã vang lên: “Làm ra rồi ạ”.

“Thật không?!”. Ngài Clower vừa thốt lên vừa lại gần tôi.

Tôi giải thích cho ông: “Ba phần là tương tự, hơn nữa mỗi phần đều tương tự so với mảnh đầu tiên, phải không ạ?

Lúc này, ngài Clower nói một cách ngờ vực: “Trước đây cháu đã từng biết tới câu hỏi này à?”

Tôi vừa nghe thấy đã có chút khó chịu “Không biết, cháu không biết”.

Nhìn thấy tình cảnh đó, cha tôi đã không thể để yên được nữa.

Ông đảm bảo với ngài Clower rằng: “Tất cả những gì con trai tôi làm, tôi đều biết rõ. Vấn đề này thực sự là lần đầu tiên nó nhìn thấy, hơn nữa con trai tôi từ trước tới giờ không nói dối”.

Lúc đó ngài Clower không ngớt lời tán dương tôi: “Vậy thì con trai ông đã thắng ngài Euler, một nhà đại số học rồi”.

Cha tôi xoa tay một lúc, lập tức nói: “Mèo mù có khi vớ được cả rắn, đây chỉ là trường hợp ngẫu nhiên mà thôi”.

Bây giờ ngài Clowder mới lĩnh ngộ được ý đồ của cha tôi, gật đầu nói: “Đúng vậy, đúng vậy”. Sau đó thầm thì bên tai của cha tôi: “Ái chà! Tôi thực sự rất phục phương pháp giáo dục của ông. Cách giáo dục này thì bất luận con trai ông có nhiều tri thức đến đâu cũng không bao giờ kiêu ngạo”.

Tôi rất tự hào khi những cách thức giáo dục của cha đối với tôi có được thành tựu như thế này. Ông đã từng nói với tôi nhiều lần: Con người bắt luận thông minh thế nào, bất luận hiểu chuyện thế nào, có tri thức thế nào nếu đem nó so sánh với những điều còn chưa biết, những gì của Thượng đề thì cũng chỉ như hạt nước nhỏ giữa đại dương bao la. Chỉ biết một chút kiến thức đã trở nên kiêu ngạo thì quả thực vô cùng đáng thương. Những lời dỗ ngon ngọt, hạ giọng đều là giả dối. Nghe nói có vẻ đáng cười, nhưng phần lớn những lời nói phỉnh nịnh của phần lớn những lời nói dối này đều là thói quen của người đời. Vì vậy nếu ai không bớt đi độ tin tưởng vào những lời nói dối này thì sẽ trở thành một kẻ hồ đồ.

3. Đường để những hư vinh phù phiếm dối gạt

Khi tôi còn chưa tới 10 tuổi, một vài sở trường của tôi đã nhận được vô số những lời tán dương của mọi người, lúc đó có một suy nghĩ không đúng đã ảnh hưởng tới tôi, đó chính là tôi luôn muốn giữ gìn địa vị “Thần đồng” của mình trong mắt mọi người. Vì loại hư vinh vô dụng này đã ảnh hưởng tới tôi, do vậy tôi suýt chút nữa đã bước lầm vào con đường sai lầm. Vì ngay từ thời khắc đó, mục đích học tập của tôi là muốn đạt được những lời khen ngợi mà mọi người dành cho mình chứ không phải xuất phát từ sự hứng thú học tập của bản thân. Với tâm lí không tốt này đã khiến tôi tự khóa chặt chính bản thân mình, không giống như trước thường xuyên ra ngoài vui đùa. Cho dù đây chỉ là một giai đoạn rất nhỏ trong cuộc sống ấu thơ, nhưng tôi hi vọng điều này có thể thức tỉnh đến những bậc cha mẹ và những đứa trẻ khác, do vậy tôi muốn viết lại những điều này,

Có một ngày, người bạn cùng chơi với tôi là James đến tìm tôi với hi vọng tôi có thể tham gia chuyến du lịch dã ngoại cuối tuần cùng với cậu. Với sự đồng ý của cha mình, cậu đã đến gỗ cửa nhà tôi: “Carl, Carl. Đang làm gì vậy?”. “Tớ đang đọc sách, đừng làm phiền tớ”. Nghe thấy tiếng gọi của James, tôi đã trả lời một cách bực dọc. Nếu là trước đây thì tôi đã vui vẻ mở cửa cho cậu.

James nghe thấy sự không vui của tôi, bèn hạ thấp giọng nói: “Làm sao vậy? Carl, tôi đặc biệt đến thông báo cho bạn biết, chủ nhật chúng ta sẽ có hẹn đi chơi nhé”. “Chơi cái gì mà chơi, tớ còn phải dọc sách”. Tôi càng tức giận hơn. “Làm sao vậy, đến cửa cũng không thèm mở, nhưng tớ vẫn nói để cậu biết, đi hay không thì tùy cậu”. James nói xong liền quay người bước đi, từ bước chân của cậu tôi có thể nghe thấy cả sự tức giận trong đó.

Lúc đó, cha đã đến phòng đọc của tôi. Nghe thấy tiếng gõ cửa của cha, tôi vẫn ngồi trước bàn đọc sách, giả bộ như rất chăm chỉ đọc sách, thực ra tâm trí tôi đã không còn trên bàn đọc nữa rồi.

Nhìn thấy sự không tập trung của tôi, cha bèn hỏi: “Carl con đã xem tới trang nào rồi?”. Tôi vội vàng liếc mắt cuốn “Lịch sử tự nhiên” và nói: “Đến trang 128 ạ”.

Cha cầm lấy quyển sách và hỏi tôi nội dung của nó: “Trang 128 viết về nội dung gì?”. “Cái này, cái này…”. Tôi về căn bản không xem, đương nhiên không thể trả lời được.

Nghe thấy tôi trả lời như vậy, cha tôi không tức giận, ông chuyển sang vẫn đề khác, “Carl, bạn James đến tìm con, vì sao con lại không mở cửa?”. “Con phải đọc sách, làm bài tập, các bạn ấy chỉ biết chơi mà thôi”. “Các bạn thích con mới tới tìm con, con đối xử với James như vậy là không lịch sự”. “Các bạn toàn chơi những trò chơi chẳng có ý nghĩa gì cả, con không muốn cùng chơi với các bạn ý”. “Vậy con cho rằng chuyện gì mới là chuyện có ý nghĩa?”. “Đọc sách, học tập”. Tôi trả lời một cách dứt khoát. “Hôm nay con đã đọc bao lâu rồi?”, “Khoảng 6 tiếng a”. “6 tiếng? Nhưng con vẫn ở trang 128 của cuốn “Lịch sử tự nhiên” đến trang 128 nội dung nói gì con cũng không rõ”. “Con vừa lật vài trang”, nghe thấy tôi trả lời như vậy, cha liền hỏi tôi nội dung của những trang phía trước, tôi vẫn không trả lời được.

“Carl, con giải thích ra sao đây?”. Đối diện với tình cảnh này, tôi biết mình chẳng còn cách nào có thể giải thích được.

Cha tôi lại hỏi: “Trong quá trình con đọc sách ngày hôm nay, con cảm thấy vui vẻ không?”. “Không ạ”. “Vì sao vậy”. “Không biết vì sao nữa, bài tập của mấy ngày hôm nay dường như rất khó, cũng không thể nhớ rõ nội dung, không có được cảm giác vui vẻ, nhẹ nhàng như trước đây, con chỉ cảm thấy rất mệt”. Tôi đáp. Cha nói: “Đó là do con học đã quá lâu rồi, con nên nghỉ ngơi chút đi”. Tôi nói: “Cha à, nếu con nghỉ ngơi, con sẽ lạc hậu, con dồn hết sức vào việc học hành chính là do con vẫn chưa nắm bắt được trọng điểm của việc học!”. Cha tôi nói một cách thân tĩnh: “Carl, đây chính là nguyên nhân thực sự dẫn tới việc học của con không hiệu quả, nếu tiếp tục học nữa, trình độ của con sẽ không tiến lên, đến lúc đó sẽ càng gay go hơn”. Tôi hỏi một cách thương tâm: “Vậy phải làm gì đây?”. Cha tôi nói: “Cách tốt nhất chính là ra ngoài hít thở một chút không khí trong lành, chơi vui và một lúc”. “Nhưng mà…”. Nhìn thấy dáng vẻ do dự không dứt khoát đó, cha đã dẫn dắt tôi: “Carl, lẽ nào con đã quên những điều trước đây cha từng nói với con rồi hay sao, người biết chơi thì mới biết học! Chỉ khi học một cách vui vẻ, nhẹ nhàng thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt!”. “Đạo lí này con hiểu, nhưng nếu bây giờ con đi chơi thì con sẽ càng cách xa hơn”. Cha tôi nói: “Yên tâm đi con trai của cha, hôm nay không phải đọc sách nữa, ra ngoài chơi đi, hãy nghỉ ngơi một ngày, ngày mai nhất định con sẽ thấy khá hơn nhiều”. Cho dù tôi vẫn còn chút do dự nhưng trong trái tim mình tôi luôn cho rằng cha là một người chính xác, do vậy tôi đã nghe theo ý kiến của cha.

Trước tiên tôi đã đến tìm James, xin lỗi cậu về hành động vừa rồi của mình, sau đó chúng tôi đi tìm đám bạn cùng chơi, chúng tôi cùng thảo luận và phát biểu ý kiến của mỗi người về hoạt động cuối tuần.

Tôi nghĩ, đã trải qua sự nghỉ ngơi đầy đủ thì thành tích học tập ngày mai của tôi nhất định sẽ rất tốt, tinh thần sẽ tập trung hết sức vào việc học. Cả nhà chúng tôi đã trải qua một đêm đầy vui vẻ trong bầu không khí hân hoan này.

Ngày đó, tôi càng hiểu sâu sắc hơn câu nói: Người biết chơi mới biết học. Tôi còn hiểu ra một đạo lí với ý nghĩa sâu sắc, bất luận là người nào, nếu bạn vì sự xuất chúng, xuất sắc của bản thân mình mà bản thân mình được đối đãi như thần đồng, đè đầu cưỡi cổ người khác, vậy thì những điều đó sẽ trở thành gánh nặng thần đồng cực lớn cho bạn.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x