Trang chủ » Chương 4: Phương pháp học tập của cha truyền thụ

Chương 4: Phương pháp học tập của cha truyền thụ

by Trung Kiên Lê
43 views

Muốn việc học tập có được thành quả thì nhất định phải chuyên tâm, học tập bản thân nó đã là một chuyện gian khổ, chỉ khi bỏ ra công sức rèn luyện khắc khổ rèn luyện thì mới thu lại hiệu quả tương ứng.

1. Người cha dạy tôi ngôn ngữ

Điều làm cha tôi cảm thấy mãn nguyện đó là việc dạy chữ và ngôn ngữ của ông đối với tôi đều có được những thành công, nhưng ông không dừng lại ở những thành công đó, mà phóng tầm mắt ra xa với những dự định lớn hơn. Ông không chỉ muốn tôi sớm học tốt tiếng mẹ đẻ mà còn mong muốn tạo cho tôi một nền móng vững chắc trong việc học tập một ngôn ngữ chủ yếu nào đó. Ông cho rằng dạy trẻ nhiều loại ngôn ngữ sẽ đem lại tác dụng tốt trong việc lí giải ý nghĩa của từ và tiến hành tư duy. Do vậy ông kiên định với nguyên tắc dễ trước, khó sau, giúp tôi nắm vững cơ sở của cách đọc tiếng Đức, học tập những ngôn ngữ tương tự.

Sau khi tôi có thể dùng tiếng Đức để đọc hiểu một cách tự do, ông bắt đầy dạy tôi tiếng Pháp, lúc đó tôi mới 6 tuổi. Vì dùng phương pháp thích hợp, chỉ mất một năm, tôi đã có thể đọc các loại sách bằng tiếng Pháp. Đương nhiên tôi học nhanh như vậy trước tiên vẫn là đem lại lợi ích giúp phong phú thêm kiến thức tiếng Đức của tôi.

Sau khi học xong Pháp ngữ, tôi lại bắt đầu học tiếng Ý, chỉ cần 6 tháng tôi đã học được, lúc đó cha tôi cho rằng có thể dạy tôi tiếng La-tinh.

Trường học quy định muốn học tiếng nước ngoài đương nhiên phải học từ tiếng La-tinh nhưng ông cho rằng làm như vậy là hơi gượng ép, chỉ bắt đầu với tiếng Pháp, gần nhất với tiếng Đức bắt đầu học sẽ hợp lí và logic hơn, do vậy nên căn cứ theo trình tự dễ trước, khó sau. Học tiếng La-tinh đối với một đứa trẻ mười mấy tuổi mà nói là tương đối khó. Do vậy, ông đã chuẩn bị rất đầy đủ về sau này mới dạy tiếng La-tinh. Để nâng cao hứng thú cho tôi, trước khi dạy tiếng La-tinh, ông đã kể cho tôi nghe những cách sống tốt, những tư tưởng cao siêu và những tình tiết trong câu chuyện “Elle Jennifer Adams” của Virgil cho tôi nghe. Ông còn nói với tôi, nếu muốn trở thành một học giả ưu việt thì nhất định phải học tốt tiếng La-tinh. Thế là lòng “Hiếu chiến” của tôi đã được khởi phát từ đó.

Với sự giáo dục có hệ thống của cha tôi, ông cho rằng âm nhạc có một tác dụng khởi phát quan trọng đối với loài người, thế là khi tôi được 7 tuổi, ông thường dẫn tôi tới tham gia liên hoan âm nhạc Leipzig. Có một lần, giữa giờ nghỉ giải lao, tôi nhìn một tập sách có in nhiều ca từ và nói với ông: “Cha à, đây chẳng phải là tiếng Pháp, cũng chẳng phải là tiếng Ý, đây là tiếng La-tinh”. Cha nhân cơ hội này đã khơi gợi và nói với tôi rằng: “Đúng rồi, vậy thì con xem xem nó có ý nghĩa gì”. Tôi suy nghĩ từ tiếng Pháp và tiếng Ý, nói ra ý nghĩa căn bản của chúng. Tôi nói một cách vui vẻ: “Cha à, nếu tiếng La-tinh mà dễ như vậy, con cũng muốn sớm được học nó”.

Lúc đó tôi đã nảy sinh hứng thú với tiếng La-tinh, tôi cho rằng lấy việc nắm chắc tiếng Pháp và tiếng Ý hiện tại của mình thì việc học được tiếng La-tinh sẽ không khó. Do vậy, dưới sự đề nghị của tôi, cha đã bắt đầu dạy tôi tiếng la-tinh. Nắm vững được phương pháp, học được như thế chẻ trẻ, tôi chỉ dùng thời gian là 9 tháng đã học được tiếng La-tinh.

Sau đó tôi bắt đầu học tiếng Anh, học xong tiếng Anh, tôi lại bắt đầu học tiếng Hi Lạp, tôi mắt 3 tháng để học tiếng Anh, còn tiếng Hi Lạp tôi mất 6 tháng để học.

Do đã đặt một nền móng vững chắc cho những ngôn ngữ ở trên, việc tôi học tiếng Hy Lạp dễ dàng hơn rất nhiều, toàn bộ căn bản chính là một quá trình đọc hiểu những tác phẩm đồ sộ và nổi tiếng. Tôi học tiếng Hy Lạp bắt đầu với việc học thuộc lòng những từ đơn. Cha đã làm cho tôi những mảnh giấy dịch tiếng Đức và những từ đơn tiếng Hy Lạp, trước tiên tôi học toàn bộ những từ đơn thường gặp trong tấm thẻ đó.

Sau khi nắm vững một số từ đơn, tôi lập tức chuyển sang dịch đọc. Ban đầu, tôi đọc truyện ngụ ngôn Aesop, tiếp theo tôi đọc tác phẩm “Tòng quân kí” của Xenophon. Cha tôi giáo dục giống như một vài loại ngôn ngữ khác, không giảng ngữ pháp một cách hệ thống mà chỉ nhất thời dạy tôi những thứ cần thiết.

Khi cha tôi làm việc, ông để tôi ngồi bên cạnh bàn của ông học tập. Đương nhiên nước Đức chỉ có một loại từ điển Hy Lạp La Tinh, không có từ điển Hy Lạp Đức. Do vậy, khi tôi học tiếng Hy Lạp, không thể từng từ từng từ đi hỏi cha tôi. Tuy công tác rất bận nhưng đối với những vấn đề mà tôi đưa ra, ông chưa từng cáu giận mà một mặt luôn kiên nhẫn giảng giải cho tôi, mặt khác tiếp tục làm công việc của mình.

Với con đường học tập thể này, tôi đã đọc tác phẩm vĩ đại của Herodotus, tác phẩm “Bộ sưu tập”, “Socrates hadith” của Xenophon, tiểu sử của Diogenes, Lyle Constantius và tác phẩm nổi tiếng của Luo Xiang.

Tôi học xong tất cả những ngôn ngữ này khi tôi mới chỉ có 9 tuổi, lúc đó tôi đã có thể đọc những tác phẩm văn học của những nhà văn nổi tiếng của các nước như của Homer, Bolutake, Virgil, Cicero, Aoxia, Fenlong, Florence Lyon, Pestalozzi, Schiller.

Bình thường mọi người đều sợ học ngoại ngữ, việc nắm vững 6 ngoại ngữ lúc đó mọi người thường nói phải bỏ ra công sức cả đời mới hoàn thành xong chuyện này. Nhưng dưới sự hướng dẫn đúng đắn của cha, tôi đã nắm vững 6 ngôn ngữ đó khi chỉ mới 9 tuổi. Điều này có thể nói là một kì tích, còn việc nảy sinh kì tích này lại là do phương pháp hiệu quả và có khoa học của cha tôi. Trong quá trình dạy tôi học ngoại ngữ, ông đã tổng kết được một số kinh nghiệm sau đây:

(1) “Nghe” là một mắt xích quan trọng trong việc học ngoại ngữ

Tôi sẽ lấy tiếng La-tinh làm ví dụ. Tiếng La-tinh là một trong những môn học cơ bản và quan trọng trong hệ thống các môn học, muốn nghiên cứu những kiến thức thì không thể tách rời khỏi tiếng La-tinh. Hơn nữa một khi học được tiếng La-tinh thì sẽ học được tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, nhưng phần lớn học sinh đều không thích tiếng La-tinh. Cha tôi cho rằng sở dĩ xuất hiện tình cảnh này là do bọn trẻ đã không được đặt một nền móng vững chắc trong việc học tập môn ngoại ngữ này. Do vậy, ngay từ sớm, cha tôi đã đặt một nền móng vững chắc trong việc học tiếng La-tinh, vì thế ông đã dạy tiếng La-tinh cho tôi ngay từ khi tôi còn trong thời kì trên nôi.

Nhiều người cho rằng cách làm của cha tôi có sự mâu thuẫn trước và sau, đồng thời cũng cảm thấy tò mò khi không biết ông sẽ dạy dỗ như thế nào khi tôi vẫn còn là một đứa trẻ đang nằm trên nôi! Thực ra rất đơn giản, chính là để tôi nghe. Bởi vì trẻ sơ sinh sẽ giỏi dùng tai để nghe hơn là dùng mắt để nhìn, do vậy ông đã dùng phương pháp nghe để dạy tôi học tiếng La-tinh. Ông đã từng nói, mỗi lần sau khi tôi thức dậy, có trạng thái tinh thần tốt, ông thường dùng giọng đọc chậm rãi và rõ ràng đọc cho tôi nghe tác phẩm “Elle Jennifer Adams” của Virgil. Đây là một bài thơ trác tuyệt đồng thời cũng là một bài hát ru tuyệt vời, mỗi lần nghe thơ tôi thường ngủ thiếp đi. Vì lý do này, tôi rất dễ dàng học được tiếng La-tinh, và sớm có thể đọc thuộc lòng “Elle Jennifer Adams”.

Các bạn học sinh sở dĩ không thích học tiếng La tinh, đó là do phương pháp dùng các loại bảng biểu và những quy định cố định do của trường học dẫn đến. Phương pháp máy móc này cần phải phê phán. Có một lần, khi tôi 8 tuổi đã cùng nói chuyện với thầy dạy tiếng La tinh, nhưng thầy giáo này lại hiểu tí gì. Điều này là vì sao? Đó là vì người thầy này về căn bản không chú trọng bởi dưỡng năng lực nghe. Một căn bệnh trong các nhà trường trong việc dạy tiếng La-tinh đó chính là những người đã từng học qua tiếng La-tinh chỉ có thể đọc sách mà không thể nói chuyện.

(2) Đọc nhiễu, luyện nhiều

Học ngoại ngữ đòi hỏi cần ghi nhớ một số từ, nhưng càng quan trọng hơn đó là cần phải tiến hành luyện tập có hiệu quả trong quá trình học tập. Cha tôi với phương pháp không có hệ thống đã dạy tôi học ngữ pháp, bởi vì ông cho rằng thậm chí dạy tôi ngữ pháp thì tôi cũng không hiểu nổi. Đương nhiên đối với người lớn mà nói, việc lấy ngữ pháp làm bản học ngoại ngữ là có hiệu quả. Nhưng đối với trẻ thì nhất thiết phải dùng phương pháp “Đọc không bằng luyện”, bởi vì bất kì đứa trẻ nào đều dùng cách thức tương tự để học tiếng bản địa.

Trong quá trình học ngôn ngữ, những tác phẩm thơ thông tục dễ hiểu thì luôn dễ dàng ghi nhớ, do vậy trước tiên cha luôn dạy tôi thơ ca, giúp tôi có một cảm giác quen thuộc với ngôn ngữ. Sau khi đã nắm vững căn bản về nó, ông đã yêu cầu tôi dùng nó trong cuộc sống hàng ngày. Cha một khi dạy tôi ngôn ngữ nào thì bình thường ông dùng ngôn ngữ đó để nói chuyện với tôi. Nếu tôi gặp những điều không biểu đạt được ra thì dùng tiếng Đức nói chuyện, ông sẽ không quan tâm tới tôi, ép tôi phải dùng phương pháp để tự mình biểu đạt nó ra. Đồng thời ông cũng yêu cầu tôi đọc các loại sách mà đã học ngôn ngữ, bởi vì phương pháp tốt nhất để học tốt một loại ngôn ngữ chính là xem hiểu sách của loại ngôn ngữ đó, một phần tinh hoa nhất của bất kì loại ngôn ngữ nào đều có ở trong sách. Khi gặp những từ đơn không hiểu, ông liền để tôi xem từ điển. Do mới bắt đầu tôi chỉ học những từ đơn thường gặp, do vậy phải tra từ điển khá nhiều. Về sau, do tôi đã nắm vững ngôn ngữ này nên số lần tra từ điển cũng càng ngày càng ít hơn.

Ngoài ra, cha còn khuyến khích tôi viết thư trao đổi với bạn bè nước ngoài, ban đầu là viết thư cho các bạn nhỏ là con của những người bạn của cha, sau này phạm vi đã mở rộng hơn, khi học đến tiếng Hy Lạp, tôi đã bắt đầu viết thư cho bạn Hy Lạp. Không lâu sau, người bạn đó đã hồi âm, lúc đó tôi vô cùng vui sướng. Do vậy, càng có hứng thú với tiếng Hy Lạp, thế là tôi đã đọc rất nhiều sách về tiếng Hy Lạp. Tiếp theo tôi đã viết thư cho các bạn nhỏ của nước Ý, nước Anh. Tôi cũng cảm thấy rất hứng thú với những quốc gia này, còn hứng chí nghiên cứu về địa lí và phong tục tập quán của họ. Trong quá trình trao đổi thư từ, những người bạn của tôi cũng theo đó mà lớn dần lên.

(3) Đọc một câu chuyện với các ngôn ngữ khác nhau

Chúng ta đều có một thói quen thế này, sau khi đọc xong một cuốn tiểu thuyết thì không muốn xem lại nữa, nhưng tôi lại vui vẻ nghe lại nhiều lần một câu chuyện tương đồng. Lúc đó, cha nắm vững đặc điểm này của tôi, trong quá trình dạy ngoại ngữ đã để tôi cùng đọc một câu chuyện với các loại ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ khi đọc chuyện đồng thoại, trước tiên ông để tôi dùng tiếng Đức để đọc, sau đó dùng tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng La-tinh, tiếng Anh và Hy Lạp để đọc. Phương pháp này đã đem lại hiệu quả, tôi đã để các loại ngôn ngữ giao thoa với nhau, việc học tập vừa trở nên nhẹ nhàng mà vô cùng nhanh chóng.

(4) Làm rõ từ gốc

Muốn học tốt ngoại ngữ thì việc làm rõ từ gốc là vô cùng có lợi, như vậy không những một công đôi việc mà còn giúp mình hiểu được bằng cách tương tự. Do vậy, ngay từ nhỏ cha đã yêu cầu tôi làm như vậy, đồng thời ông còn làm mấy cuốn sổ ghi chép. Ví dụ để tôi có thể ghi nhớ những từ đơn trong tiếng La tinh, ông thường xuyên để tôi nghiên cứu những từ hiện đại nào từ đây phát sinh ra, đồng thời ghi lại kết quả trên cuốn sổ đó. Như vậy, để tôi vừa học được những từ đơn trong tiếng La-tinh, vừa ghi nhớ những từ hiện đại phát sinh từ đây, đối với tính quy luật trong sự biến đổi và phát triển cũng có những sự hiểu biết trực quan, như vậy sẽ là một công mà được rất nhiều việc.

(5) Học tập thông qua phương pháp trò chơi

Đến đây tôi lại nhắc nhở một lần nữa các bậc cha mẹ, năng lực học ngoại ngữ của trẻ sẽ khiến mọi người ngạc nhiên, điều then chốt nằm ở chỗ đã lựa chọn phương pháp dạy thích hợp nhất hay chưa. Tôi cho rằng phương pháp có hiệu quả nhất đó là chơi trò chơi với con trong quá trình học. Đó chính là phương pháp có hiệu quả nhất mà cha mẹ nên dạy cho con của mình.

Khi tôi vừa học tiếng Anh, cha đã nói câu “Chào buổi sáng” bằng 13 ngôn ngữ để dạy tôi, tôi học được một cách nhanh chóng, hơn nữa phương pháp học cũng rất hứng thú. Mỗi ngày thức dậy, ông để tôi dùng câu chào “Chào buổi sáng” đại điện cho trò chơi chào hỏi búp bê của 13 quốc gia. Căn cứ vào đặc điểm yêu thích vận động, thích vui đùa của trẻ, ông và tôi đã tận dụng chơi các trò chơi với ngôn ngữ khác nhau, ví dụ kể câu chuyện, dân ca, đoán câu đố, thi đấu từ tổ tạo thành câu, thay đổi các hành động đoán châm ngôn, sáng tác câu chuyện. Do học tập sinh động và có hứng thú nên việc học ngoại ngữ của tôi có được những tiến bộ nhanh chóng.

2. Kiên trì học tập 2 tiếng mỗi ngày

Có một lần tôi đang làm bài trong phòng đọc sách thì một người bạn của cha tôi là Hyde Ridge. Cohen đến. Ông là một nhà giáo dục, trước đây ông từng là hiệu trưởng của trường trung học, hiện nay ông là người phụ trách của Hiệp hội Giáo dục nhi đồng Berlin, ông là một người rất có học vẫn, một người có kinh nghiệm giáo dục phong phú. Khi nghe nói tôi đang học, ông bắt đầu nói chuyện với cha tôi về vấn đề giáo dục.

“Ngài Witt, lần này đến tôi chủ yếu muốn thăm nom một chút cậu con nhỏ bé của ông, nghe nói cậu bé là một thần đồng rất phi phàm”. Hyde Ridge. Cohen nói. Cha tôi liền đáp: “Cohen này, chúng ta là bạn bao nhiêu năm rồi, nói thực thì chẳng lẽ ông lại tin có thứ thần đồng trời sinh hay sao?”. Cohen nói: “Thực ra, tôi cũng đồng ý với cách nhìn của ông, chính là: Thiên tài là được giáo dục mà ra, chỉ có điều mọi người đều coi Carl Witt quá thần kì, do vậy tôi cũng dùng cách tán dương của mọi người. “Carl chẳng qua là nhận được sự giáo dục sớm phù hợp, không giống với mọi người, thực ra chẳng có cái gì là “Thần đồng” cả. Cha tôi nói như vậy. Cohen hỏi: “Carl nắm vững nhiều kiến thức như vậy, chắc chắn cậu bé vô cùng chăm chỉ học hành phải không?”. Cha tôi đáp: “Đúng vậy, nó rất nỗ lực”.

Cohen nói: “Tôi có một học sinh rất khá, cũng rất chăm chỉ, mỗi ngày thời gian học tập thưởng từ 6 – 8 tiếng, thật sự rất đáng khen ngợi. Những đứa trẻ trên đời này, muốn thành công được thì không thể tách khỏi sự nỗ lực, phải không nào?”. Cha tôi nói một cách điềm đạm: “Đại khái ”. Cohen nhìn nét mặt của cha tôi dường như có nét gì đó không thống nhất, bèn hỏi: “Vậy thì con trai ông một ngày học trong bao lâu?”. “Hai tiếng, dài thì cũng không vượt qua 3 tiếng”. Cha tôi nói ra một cách thản nhiên. “Cái gì, không vượt qua 3 tiếng đồng hồ mà cậu bé có thể học lịch sử, địa lí, sinh học, số học một cách sâu như vậy, còn hiểu được 6 loại ngôn ngữ? Mỗi ngày chỉ học 3 tiếng thì thời gian của cậu bé có đủ không?”. Cohen hỏi một cách đầy ngờ vực. Lúc đó, cha tôi bước đến trước phòng đọc của tôi, mở cửa và nói: “Carl, thời gian con học hôm nay sắp đến 3 tiếng rồi, mau nghỉ ngơi đi”.

Tôi đáp từ trong phòng: “Cha à, vẫn còn thiếu 5 phút nữa, lát nữa con sẽ nghỉ”. Năm phút sau, tôi bước ra ngoài phòng, chào hỏi Cohen. Cohen vừa nhìn thấy tôi, bèn kéo chặt bàn tay tôi và hỏi: “Carl, thực sự thời gian học một ngày của cháu không vượt quá 3 tiếng sao?”. Tôi đáp: “Bình thường đều là 2 tiếng, hôm nay nhiều hơn một chút, 3 tiếng”. Cohen lại hỏi tiếp: “Cháu không thể kiên trì học nhiều thêm một chút sao?”. Tôi nói: “Cháu có thể học nhiều hơn một chút, nhưng cha cháu không cho phép”. Cohen chuyển ánh mắt sang cha tôi, không hiểu nổi nói: “Con trẻ đồng ý học nhiều hơn một chút, không phải là một chuyện tốt sao! Vì sao ông lại không cho phép?”. Cha tôi nói: “Thời gian học mỗi ngày 2 tiếng đối với độ tuổi của Carl là đủ rồi. Ở ngoài còn có nhiều thứ đáng để nó đi học. Thích đọc sách, học hành chăm chỉ là một chuyện tốt nhưng không có nghĩa là cả ngày ngồi trong phòng đọc!”. Cohen nhìn cha tôi đầy kinh ngạc, nói luôn: “Thật không dám tin, không thể tin nổi nữa”. Tôi biết rằng cha tôi và Cohen còn nói thêm một số vấn đề liên quan tới giáo dục, thế là tôi bèn đi tìm những người bạn nhỏ của mình.

Trước bữa tối, tôi quay trở về nhà. Cohen vừa nhìn thấy tôi bèn từ trên ghế đứng dậy, nắm lấy tay của tôi mà tán dương: “Thật là một đứa trẻ ngoan. Nhất định về sau ta cũng sẽ dùng phương pháp giáo dục này, ta sẽ giới thiệu phương pháp ưu việt như thế này đến với nhiều bậc cha mẹ hơn nữa”.

Từ nét mặt của Cohen có thể thấy, tôi hiểu rằng ông đã chấp nhận quan điểm của cha tôi. Sau khi ông đi, tôi bèn hỏi: “Cha đã làm thế nào để Cohen chấp nhận cách làm của cha vậy?”. Cha tôi đáp: “Cohen là một người thông minh và là một nhà giáo dục có kinh nghiệm, hơn nữa ông còn là một người hiểu rõ nguyên do của mọi chuyện, chỉ cần phương pháp tốt thì ông ấy sẽ nhanh chóng tiếp thu thôi”.

Bây giờ tôi đã là một người hơn 30 tuổi, cũng có con trai rồi nhưng vẫn có nhiều người hỏi tôi về tình trạng học tập hồi nhỏ, hỏi tôi cách sắp xếp thời gian học tập trong một ngày. Tôi luôn với họ rằng, mỗi ngày hãy sắp xếp ra 2 tiếng để học.

Cha tôi cho rằng, đối với trẻ nhỏ mà nói, 2 tiếng đồng hồ đã là giới hạn rồi, tinh thần của trẻ nhỏ chỉ có thể tập trung trong 2 tiếng, do vậy nếu vượt quá thì chỉ lãng phí thời gian học tập. Nhưng hiện nay có rất nhiều người thực hiện công việc giáo dục trẻ nhỏ, họ thực sự sai lầm khi cho rằng phương pháp bồi dưỡng ra thiên tài chính là kéo dài vô hạn thời gian học tập của trẻ.

Đương nhiên đối với những trẻ lớn hơn một chút hoặc đối với người lớn mà nói, bởi vì năng lực tự khống chế bản thân của họ đã mạnh hơn một chút, năng lực tập trung của họ cũng sẽ dài hơn so với của trẻ nhỏ, do vậy có thể học tập trong thời gian dài, có thể đem lại những hiệu quả không tồi nhưng điều này lại không phù hợp với trẻ nhỏ.

Lựa chọn phương pháp học không thích hợp là một sự lãng phí thời gian, nếu không thể tận dụng thời gian một cách hợp lí, thậm chí có dùng nhiều thời gian hơn nữa để học thì cũng chỉ hoài công vô ích. Tóm lại: Hiệu suất là thứ nhất, thời gian là thứ hai, chỉ khi tận dụng thời gian một cách thích hợp thì bất kể là đang học tập hay công tác, cho dù dùng rất ít thời gian nhưng sẽ đem lại những hiệu quả cực tốt.

Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên phát hiện ra những trường hợp như thế này . Tuy có một số trẻ đã rất quy cách ngồi trước bàn học nhưng đầu óc về căn bản không vận động gì, ngỗi đờ ra đó, tâm trí căn bản không để vào việc học. Cách học tập thể này có mang lại hiệu quả không? Đây thực sự chỉ là một sự lãng phí thời gian.

Thực ra, một thiên tài vui vẻ rất dễ sinh ra, chỉ cần vận dụng thời gian thích hợp trong khi học, phải thực sự bỏ công sức ra, khi chơi cũng bỏ hết sức ra chơi. Nếu mọi trẻ đều có thể làm được như vậy, chắc hẳn trên thế gian này sẽ xuất hiện rất nhiều thiên tài.

3. Có hứng thú ở nhiều phương diện

Khi bồi dưỡng, chú ý không để trẻ chuyển sự chú ý sang việc học tập bất kì thứ gì đó. Nếu thời gian học dài, sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy chán ghét đối với việc học hành nhàm chán, vô vị này. Vì vậy làm cách nào chúng ta mới có thể giúp trẻ nảy sinh hứng thú với việc học tập những kiến thức này đây? Căn cứ theo phương pháp của cha tôi, đó chính là bồi dưỡng hứng thú cho trẻ về nhiều mặt, trên cơ sở có hứng thú, hãy để trẻ tiếp nhận tri thức một cách vui vẻ. Như vậy có thể phát huy được tính tích cực và tính chủ động, giúp trẻ nhanh chóng tiến bộ.

Trong quá trình giáo dục tôi, cha vô cùng chú trọng đến việc bồi dưỡng hứng thú cho tôi ở mọi phương diện. Ông không ngừng nỗ lực hướng dẫn tôi nảy sinh hứng thú trên nhiều phương diện, làm cho cuộc sống của tôi lúc đó thật phong phú với nhiều gam màu. Cha tôi cho rằng trong quá trình bồi dưỡng những hứng thú này của trẻ, điều quan trọng nhất đó chính là đọc sách, bởi vì đọc sách là suối nguồn của sự vui vẻ. Đồng thời, cha vô cùng chú trọng tới việc chọn sách, ông thường nói với bạn bè rằng, một người thích loại sách thế nào sẽ thường quyết định loại sách lần thứ nhất mà người đó đọc, hơn nữa loại sách đọc trong thời kì ấu thơ thường khái quát được cuộc đời của một con người đó. Do vậy ông vô cùng coi trọng việc chọn lựa loại sách đọc cho tôi trong thời kì ấu thơ.

Dưới sự hướng dẫn đọc, ông đã lựa chọn vài cách thức nhỏ. Do trẻ con luôn thích nghe người khác kể câu chuyện đặc biệt, đối với những trẻ càng nhỏ tuổi thì càng như vậy. Ông phát hiện ra tính quan trọng của việc kể chuyện, thông qua việc này không chỉ giúp phong phú kiến thức của trẻ, hơn nữa nó càng mang tính dẫn vắt trở thành một cây cầu giúp trẻ càng xem nhiều sách hơn. Trong khi kể chuyện, ông luôn vẽ ra đủ mọi màu sắc, có lúc còn dùng giọng điệu phóng đại với những ngôn từ hình tượng, sinh động, cùng với những cử chỉ huyễn tưởng của tay, thậm chí có lúc đứng lên mô phỏng hình tượng nhân vật trong truyện cùng với những tình tiết phát triển rất sinh động. Lúc ấy tôi dường như bị đắm chìm trong thế giới đó, cũng nhiều lúc không thể ngồi yên mà hoa tay múa chân cùng với ông, nhưng ông thường dừng lại ở những đoạn chuyện đang rất hấp dẫn, đồng thời nói cho tôi biết câu chuyện này nằm trong quyển sách nào, đánh thức việc đi tìm thú vui cho tôi trong khi đọc sách.

Dưới sự hướng dẫn của cha, tôi không những nảy sinh hứng thú sâu đậm với việc đọc sách, hơn nữa còn rất hứng thú với âm nhạc. Tôi thưởng thức những nét đẹp trong những tiết tấu âm nhạc.

Thi nhân vĩ đại Goethe đã từng nói: “Để không mất đi cảm giác về cái đẹp mà các vị thần đã ban cho chúng ta, mỗi ngày hãy nghe một chút nhạc, hàng ngày hãy đọc một chút thơ và ngắm một chút tranh”. Do vậy, để trẻ tiếp xúc với âm nhạc là rất quan trọng. Đã có người nói rằng, những người giỏi hát sẽ trường thọ hơn so với những người không biết hát, đó là vì những người hay hát sẽ có tâm tình vui vẻ hơn.

Chúng ta không thể ai cũng trở thành nhà âm nhạc nhưng trong cuộc sống này nếu một người nào đó chẳng hiểu gì về âm nhạc thì thật bất hạnh. Cho dù bản thân mình không biết về âm nhạc thì cũng nên thưởng thức nó, do vậy nên nghĩ ra phương pháp nào đó để dạy trẻ về âm nhạc. Có một số người hạn chế cho rằng, đã không muốn trẻ trở thành nhà âm nhạc thì dạy trẻ âm nhạc chỉ lãng phí thời gian. Cách nghĩ này là hoàn toàn sai lâm. Cuộc sống không có nghệ thuật thì chỉ giống như hoang mạc. Để trẻ có thể sống trong những tháng ngày hạnh phúc thì cha mẹ có nghĩa vụ giúp trẻ bồi dưỡng văn học và âm nhạc.

Cha cho rằng nếu hiểu được âm nhạc thì quả thật sẽ trở thành một người rất hạnh phúc trên đời. Cha từng nói với tôi rằng, từ khi tôi còn nhỏ cha đã không ngừng nỗ lực giúp tôi bồi dưỡng quan niệm về thưởng thức cái đẹp. Sau khi tôi sinh ra không lâu, cha đã mua cho tôi bảy cái chuông nhỏ phát ra âm thanh, đồng thời để mẹ cũng hát cho tôi nghe.

Cha và tôi thường cùng nhau chơi trò chơi về phương diện âm nhạc. Trong đó có một cách chơi đó chính là giấu đi tất cả những đồ chơi trong nhà và bắt tôi tìm. Đó là trò chơi mà trẻ nhỏ thường chơi, tuy nhiên lúc đó cha còn tận dụng cả đàn dương cầm, như vậy sẽ làm cho trò chơi càng tươi vui và đẩy sắc màu. Có một lần, ông cất một món đồ và bắt tôi tìm, khi tôi đã gần tiến đến nơi cất giấu đồ, ông không nói: “Cẩn thận, cẩn thận” mà lại đánh ra những âm thấp. Nếu như đã đi xa thì lại đánh những âm cao. Nếu tôi không chú ý nghe âm độ cao thấp thì rất khó tìm ra chỗ cất giấu đồ vật. Phương pháp này đem lại hiệu quả lớn trong việc luyện tập năng lực nghe của tôi.

Do trẻ nhỏ đều thích tiết tấu, giai điệu nên cha mẹ cũng bắt đầu từ phương diện này giúp tôi luyện tập. Ông bắt đầu luyện tập từ khi tôi còn chưa biết nói gì, ông vỗ tay và để tôi chăm chú lắng nghe tiếng vỗ tay đó. Không lâu sau đó, ông mua một cái trống nhỏ, dạy tôi cách đánh. Qua một khoảng thời gian, ông lại mua cho tôi một cái đàn gỗ để tôi đánh, đồng thời bắt đầu chơi trò chơi đánh đàn.

Ngay từ nhỏ tôi đã rất thích trò chơi bày các dụng cụ âm nhạc ra, cha nắm được đặc điểm này nên khuyến khích tôi luyện tập. Hơn nữa, tôi chỉ nhận được một chút sự giúp đỡ của cha đã tự mình đánh ra các loại thanh đơn, đồng thời ghi lại những khúc nhạc do tôi sáng tác được trên sổ ghi chép.

Cha tôi phản đối cách học nhạc cụ âm nhạc mà chị chú trọng đến phương pháp kĩ thuật. Lúc đó một người hàng xóm của gia đình chúng tôi đã từng ghi danh cho con họ theo học một thầy giáo dạy vi-ô-lông. Một năm trôi qua, ông chỉ dạy cậu bạn đó kĩ thuật luyện tập, dẫn đến cậu bạn đó không những không học được đàn mà còn chán ghét loại dụng cụ đó. Còn vị thầy giáo dạy tôi vi-ô-lông lại không dùng phương pháp này. Khi tôi luyện tập vi-ô-lông, cha tôi luôn dùng piano cùng luyện tập với tôi để giúp tôi tăng thêm cảm giác âm nhạc và hứng thú học đàn. Do vậy, thành tích đánh vi-ô-lông và piano của tôi cực kì xuất sắc.

4. Phương pháp ghi nhớ có hiệu quả nhất

Kinh nghiệm bản thân nói cho tôi biết rằng, “Ghi nhớ” đóng vai trò then chốt trong việc học. Bây giờ rất nhiều người dùng một phương pháp ngu xuẩn, đó chính là ghi nhớ một cách máy móc, bắt trẻ của mình phải ghi nhớ toàn bộ nội dung trong sách. Thực ra cách ghi nhớ máy móc này không thực sự giúp trẻ hiểu và nắm được nội dung của kiến thức, hơn nữa về căn bản trẻ cũng không thể ghi nhớ được những nội dung đó, cho dù có nhớ được thì cũng chỉ như một quyển sổ ghi chép, ghi lại những nội dung kiến thức đó mà hoàn toàn chẳng hiểu gì những thứ đó.

Trong lịch sử đã ghi chép những người có thành tích sáng chói, thành công của họ chưa bao giờ dựa vào việc ghi nhớ máy móc, chỉ cẩn là những người có một chút hiểu biết về giáo dục và thực sự chuyên tâm đọc sách thì đều hiểu được vấn đề này. Những nhân vật vĩ đại đó cũng đã để lại cho hậu thế những quan điểm mang tính chất gợi mở. “Tôi chẳng nhớ gì cả, tôi chỉ hiểu được, bạn cần tôi nhớ cái gì?”. Đó chính là câu nói của Pythagora “Người đọc sách một cách cứng nhắc cũng giống như một con lừa”. Đó là câu nói của Aristole. “Tôi dùng tâm mình để hiểu những vòng xoáy đó, nếu tôi dùng não để ghi nhớ thì tôi chẳng hiểu được gì về âm nhạc”. Beethoven đã từng nói như vậy.

“Phương pháp ghi nhớ lặp lại” chính là một trong những phương pháp ghi nhớ có hiệu quả mà cha đã dùng để giáo dục tôi. Đương nhiên trí nhớ cũng được lặp lại trong quá trình lí giải. Cha không cho phép tôi cố gắng nhớ từng từ, từng câu trong sách – Đây là cách thức tôi thường xuyên trông thấy mà những bạn nhỏ khác đọc sách – Cha luôn nhắc tôi đọc nhanh chóng. Cha cho rằng đọc sách không chỉ là việc nhận biết chữ, mà nên hiểu được nội dung của cuốn sách – Đó là cách đọc sách nhanh chóng.

Một ngày tôi đang chuẩn bị đọc cuốn “Sự suy tàn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại” bằng bản tiếng Đức, nhưng khi cha tôi rất lâu rồi mà vẫn không thấy tôi lật trang liền đến bên tôi và hỏi: “Carl, con đang xem sách gì vậy?”. “À, con đang xem cuốn sách này ạ”. “Đây là một cuốn sách hay, nó giúp con học được chữ Hy Lạp cổ, lại có được lượng kiến thức phong phú”. Tôi nghe cha nói có thể giúp học được chữ Hy Lạp cổ, bèn chỉnh lại rằng: “Đây không phải là bản tiếng Hy Lạp, là bản tiếng Đức”. “À! Hóa ra là bản tiếng Đức”. Cha tôi dừng lại một chút, bèn nói: “Nhưng cha thấy, với trình độ tiếng Đức của con thì việc xem cuốn sách này rất dễ dàng, vì sao con lại xem chậm như vậy?”. “Cha à, con sở dĩ xem chậm như vậy là vì con muốn xem thật kĩ nội dung của nó, chứ không phải con đang nhận biết chữ”. Tôi giải thích như vậy. “Vậy thì cha kiểm tra con một chút, xem con đã ghi nhớ được những gì”.

Cha bắt đầu hỏi tôi về nội dung của cuốn sách đó. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên đó là, những thứ mà tôi phải mất công lắm mới ghi nhớ được vừa rồi như thời gian, địa điểm, ngay cả nội dung của nó thì bây giờ đều không thể nhớ rõ được. Tôi nói với cha mình một cách không được tự nhiên: “Lúc này con đã rất cố gắng ghi nhớ nó rồi mà, sao lại có chuyện này nhi?”. Lúc đó cha lại hỏi tôi nội dung một cuốn sách mà tôi đã xem trước đây. Những thứ đó tôi không cố gắng để ghi nhớ thì lại nói ra một cách vô cùng rõ ràng. Nhìn thấy dáng vẻ đang bối rỗi, không hiểu được chuyện gì của tôi, cha liền cười lớn tiếng. “Cha cười gì vậy, cha, cha?”. Tôi hỏi cha. “Cha cười vì con là một cậu bé ngốc, quyển sách vừa xem xong thì không nhớ rõ mà lại nhớ rất rõ cuốn sách đã xem từ trước lâu rồi, điều này là vì sao đây?”. Tôi lắc đầu hoang mang: “Bởi vì con cho rằng ‘Sự suy tàn của nền văn minh Hy lạp cổ đại’ là một quyển sách học thuật thể là con đã ghi nhớ nó một cách cứng nhắc, điều này thì làm sao có thể ghi nhớ được? Còn những tác phẩm văn học xem trước đây, con không có ý ghi nhớ chúng, chỉ là cảm thấy có hứng thú, xem xong một lần rồi lại xem, như vậy con đã ghi nhớ chúng trong lúc vô tình”. “Như vậy con sẽ đọc quyển sách này thế nào?”. “Con chỉ cần xem nó như các tác phẩm văn học là được rồi”. “Đây là một tác phẩm học thuật nổi tiếng, hãy đối xử với nó với thái độ thật nhẹ nhàng, con có làm được không?”.

Cha không cười nữa, nói với tôi một cách nghiêm túc: “Con nên đối xử bình đẳng với tất cả các loại sách trên thế gian này. Chỉ cần là sách có ý nghĩa và có giá trị thì đều là sách tốt, không có sự khác biệt giữa nghiêm túc và không nghiêm túc. Ghi nhớ một cách cứng nhắc trong quá trình học tập sẽ không thể đả thông được, chỉ cần con nhận thức nó một cách thật chính xác thì cũng giống như tác phẩm văn học kia, hãy đi đọc quyển sách này, con sẽ phát hiện ra sức hấp dẫn của nó, thậm chí con có thể vì thế mà đọc nó 2 – 3 lần, không nên ghi nhớ cứng nhắc thì con sẽ hiểu được nó, ghi nhớ nó và có được sự hứng thú từ trong đó”.

Sau khi cha nói chuyện, tôi đã đọc cuốn sách “Sự suy tàn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại” theo cách giáo dục đó của ông. Trước tiên tôi nắm vững toàn bộ nội dung và tình tiết của sách, khi gặp những đoạn hay những câu không hiểu, tôi tạm thời bỏ qua, không nghiên cứu thật kĩ, sau này khi tôi xem đến lần thứ 2, thứ 3, tôi phát hiện ra rằng minh đã hiểu nó tự lúc nào không biết.

5. Phương pháp dạy số học

Số học là một môn khoa học tự nhiên, nó có thể bồi dưỡng năng lực tư duy logic và năng lực tưởng tượng không gian cho trẻ, nhưng nó lại là một môn học khô khan, rất ít và rất khó có người hứng thú với nó. Nhưng nó lại là một môn học mà trẻ bắt buộc phải nắm vững. Cha tôi cũng từng nghĩ rất nhiều cách giúp tôi tìm được hứng thú với môn học này.

Trong quá trình bồi dưỡng, ông phát hiện ra rằng trong tất cả các môn khoa học, không có môn nào khó hơn gây được hứng thú với tôi. Bởi vì đối với những môn khoa học khác, ví dụ như: Thực vật học, động vật học, địa lí học đều có thể thực sự tiếp xúc trong tự nhiên, có thể học được nhiều thứ trong những trò chơi vui vẻ, hứng thú của trẻ cũng sẽ tự nhiên được nâng dần lên. Duy chỉ có số học, nó là một môn khoa học trừu tượng, chỉ có thể dựa vào năng lực tư duy của mình, những trẻ luôn tay luôn chân và yêu thích vận động cũng sẽ cảm thấy nó vô cùng khô khan.

Từ trong những dòng nhật kí của ông, tôi biết được rằng tôi khi mới bắt đầu cũng không thích học số học. Cha tôi đã khéo léo thông qua phương pháp trò chơi giúp tôi dễ dàng tiếp nhận các con số và đếm chúng, hơn thế thông qua trò chơi mua bán cũng dễ dàng dạy cho tôi cách đếm số tiền, đương nhiên khi cha dạy tôi tính nhân, ông cũng gặp một số khó khăn: Từ khi tôi sinh ra, đây là lần đầu tiên chán ghét học hành, sau đó ông đem nó biến thành một bài hát và dạy tôi hát, nhưng tôi vẫn không thể thích được chúng,

Một nỗi lo lắng vây quanh đầu óc của cha tội, ông nghĩ xem liệu có phải do tố chất trời cho của tôi không đủ, tuy vậy ông không thực sự khẳng định với cách nghĩ đã. Tiếp theo cha nghĩ “Vì sao Carl đều tiếp thu rất nhanh và học một cách dễ dàng ở các môn khác mà lại chán ghét học số học đến vậy? Có phải Carl đã học lệch không?”. Học một cách thiên lệch như vậy không phù hợp với lý tưởng nuôi dạy tôi của ông. Mong muốn của ông là muốn tôi phát triển cân bằng, thành tài nhưng đồng thời cũng phải cảm nhận được hạnh phúc. Người phát triển phiến diện không thể trở thành người thực sự hạnh phúc.

Khoảng thời gian đó, ông đã vô cùng đau đầu với việc tôi không hề nảy sinh hứng thú với số học. Tuy là như vậy, ông vẫn không bắt tôi học thuộc một cách máy móc những phép tính nhân đó, bởi vì ông cho rằng nếu cưỡng ép thì sẽ không học nổi, hơn nữa còn dễ bẻ cong tâm hồn của trẻ nhỏ.

Nỗi niềm này của ông cũng đã được tháo gỡ sau cuộc gặp gỡ với Giáo sư Bloom Rowling. Giáo sư Bloom Rowling là bạn của mục sư Gelabici, là một giáo sư số học nên kĩ năng về giảng dạy số học của ông tương đối cao. Có một lần cha tôi đi thăm mục sư Gelabici, thật may mắn vì đã gặp được Giáo sư Bloom Rowling trong nhà ông ấy.

Sau khi nghe nỗi niềm lo lắng của cha tôi, Giáo sư Bloom Rowling đã phá tan vấn đề chỉ với một câu: “Cho dù con ông thiếu đi hứng thú với số học, nhưng quyết không được phát triển phiến diện, mà là cách giáo dục của ông chưa phù hợp. Bởi vì ông không thể dạy số học một cách có hứng thú, do vậy con trai ông cũng không thể học nó một cách có hứng thú được. Tự nó đã thích học ngôn ngữ, âm nhạc, văn học và lịch sử, do vậy có hứng thú tiếp nhận những kiến thức đó, dạy động vật học, thực vật học và địa lí học ông cũng rất có bài bản, con trai ông cũng nhất định sẽ học tốt. Nhưng là số học, do ông không thích nó, do vậy cũng không có hứng thú dạy nó cho con trai của mình, vì thế con trai ông cũng chán ghét nó”. Tiếp theo, vị học giả kiệt xuất này còn rất nhiệt tình chỉ dạy cho cha tôi phương pháp dạy số học. Sau khi ông dùng phương pháp này dạy tôi, quả nhiên đã đem lại hiệu quả.

Lúc đó Giáo sư Bloom Rowling đã khuyên cha tôi như sau:

Trước tiên phải để con trai ông nảy sinh hứng thú với số học. Ví dụ: Bỏ cúc áo và hạt đậu vào cùng một hộp, hai người cùng lấy chúng ra, đếm xem ai lấy được nhiều hơn; hoặc khi ăn nho hãy đếm số hạt của hai người hoặc trong khi lột đậu Hà Lan giúp người làm, vừa bóc vừa đếm những hạt đậu với số hạt có hình dạng khác nhau.

Cũng có thể cùng chơi xúc sắc với trẻ. Ban đầu dùng hai các xúc xắc để chơi, cách chơi đó là cùng đổ ra hai cái xúc xắc, nếu xuất hiện 3 và 4, thì cùng đọc gộp lại thành 7, nếu xuất hiện 2 và 4, 3 và 3, thì đọc lại là 6. Ghi lại những tỉ số này trên giấy, sau khi chơi 3 đến 5 lần thì hãy tính toán, quyết định xem ai thắng cuộc.

Lúc đó tôi rất thích thú với trò chơi này. Đương nhiên sau khi tôi đã có hứng thú với trò chơi này, cha tôi vẫn theo những chỉ dẫn của Giáo sư Bloom Rowling, mỗi lần chơi không vượt quả 15 phút. Lí do là do tất cả con số đều rất tốn công sức, mỗi lần nếu vượt quá 15 phút sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Sau khi chơi được trò chơi này trong 2 – 3 tuần, chúng tôi đã thay đổi xúc xắc thành 3 hoặc 4, nhiều nhất có lúc lên đến 6 cái.

Tiếp theo, chúng tôi phân cúc áo và hạt đậu hai nhóm thành một nhóm, ba nhóm thành một nhóm, cứ như vậy xếp chúng lại với nhau, đếm mỗi loại là bao nhiêu, đồng thời ghi lại kết quả trên giấy, sau đó tạo thành những công thức nhân của những kết quả này rồi ghi lại trên tường, cứ như vậy tôi dễ dàng hiểu được 2 lần 2 là 4, 3 lần 3 là 9, hơn nữa còn vô cùng thích thú. Những trò chơi phức tạp hơn nữa cũng có thể được tiến hành theo cách này.

Giúp tôi có thể vận dụng những kiến thức số học vào trong thực tiễn cuộc sống, cha và tôi thường chơi một trò chơi mua bán mô phỏng giống như đi đến cửa hàng, tất cả các vật phẩm đều được tính toán dài ngắn, cũng dùng số lượng để tính toán, cũng tính toán với trọng lượng, giá cả cùng căn cứ theo tình hình thực tế, tiền cũng là tiền thật. Cha và mẹ thường tới “Cửa hàng” mới mở của tôi để mua hàng, dùng tính thật để mua, tôi cũng tính toán căn cứ theo bảng giá, đồng thời cũng trả lại tiền thừa cho cha mẹ.

Cứ dẫn như vậy, căn cứ theo phương pháp của Giáo sư Bloom Rowling dạy tôi, tôi thực sự đã nảy sinh hứng thú với số học. Cũng bởi vì đã nảy sinh với số học nên việc học tập số học của tôi sau này cũng thuận lợi như nước chảy, từ tính toán tôi bắt đầu học rất thuận lợi những môn như đại số, hình học. Về sau này tôi không chỉ dừng lại ở yêu thích, mà đã thực sự đam mê môn học số học này.

6. Tăng thêm kiến thức với những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống

Trong quá trình nuôi dưỡng tôi, cha mẹ không chỉ nhấn mạnh tôi phải học tốt những kiến thức trong sách vở, hay nhốt tôi trong nhà như sống trong một cái cũi đến nỗi “Hai tai không biết đến chuyện xung quanh”, một lòng chỉ đọc sách thánh hiền. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng như vậy thì cũng chỉ giống như loài mọt sách e sợ, rụt rè, đầu óc không lanh lợi, khó có thể bước ra ngoài vũ đài rộng lớn. Do vậy, cha mẹ không nên yêu cầu con cái có được những kiến thức trong sách vở, mà còn yêu cầu trẻ có được kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của mình từ trong thực tiễn hàng ngày. Hãy đưa trẻ đến nhiều nơi khác nhau, tham gia các hoạt động xã hội, như vậy không những giúp trẻ mở rộng tầm mắt mà còn có thể từ đó bồi dưỡng các loại năng lực của trẻ trong quá trình luyện tập đó.

Ngoài dạy tôi những kiến thức trên sách vở, cha còn tận dụng mọi cơ hội có được để làm phong phú thêm kiến thức của tôi. Ví dụ trông thấy những kiến trúc, cha thường nói cho tôi nghe bên trong có những gì, tọa lạc ở nơi nào; khi nhìn thấy các loại thành cổ, cha kể cho tôi nghe lịch sử, đồng thời kể cho tôi nghe những điều thú vị liên quan.

Cha tôi cho rằng một người suốt ngày chỉ câu nệ sách vở, sẽ trở thành người có tầm nhìn ngắn, đầu óc hẹp hỏi, không thể trở thành học giả có sáng kiến được. Do vậy, để tránh cho tôi không trở thành một con mọt sách, cha luôn cố gắng đưa tôi đến tham gia nhiều hoạt động xã hội thực tiễn, thậm chí ông cũng đưa tôi đi dạo bộ trên đường phố. Do đó, sau khi tôi 2 tuổi, bất luận đến chỗ bạn bè thân hữu hay đi dạo phố mua đồ, đi xem kịch hay tham gia đại hội âm nhạc, đi đâu cha tôi cũng cho tôi theo cùng, giúp tôi ngay từ nhỏ đã đi sâu và tiếp xúc với các giai tầng khác nhau trong xã hội. Kết quả của những việc làm đó là, tôi đã có được năng lực giao tiếp xã hội, từ nhỏ tới lớn tôi đều không sợ đám đông, càng nhiều người hay những trường hợp quan trọng, tôi đều phát huy rất tốt. Điều này giúp tôi sau khi đã thành danh dù vào trong bất kì trường hợp nào, thậm chí là chào hỏi với quốc vương, quý tộc, vương công đại thần các nước cũng đều có được những biểu hiện rất tốt, lưu lại trong lòng họ những ấn tượng tốt đẹp. Đây đều là những lợi ích tôi có được nhờ sự luyện tập, chỉ dẫn của cha tôi. Tôi đã từng biết qua những người có học vẫn rất xuất sắc nhưng do thiếu kinh nghiệm, khi gặp những hoàn cảnh như vậy lại tỏ ra vô cùng căng thẳng, sợ hãi, thực sự không nho nhã chút nào.

Ngoài gặp người còn phải gặp vật. Chỉ cần có thời gian rỗi, cha sẽ dẫn tôi đi thăm quan tất cả các viện bảo tàng, bảo tàng mĩ thuật, công viên, vườn thực vật, công xưởng, những mỏ than, bệnh viện, viện dưỡng lão nhằm mở rộng thêm tẩm mắt về thế giới, tăng thêm kiến thức cho tôi. Trước khi tham quan, cha luôn giới thiệu cho tôi những cuốn sách liên quan để tôi tiện đọc trước, có một cái nhìn khái quát về nó, sau đó thông qua con mắt của mình tiếp xúc thực tế với sự vật đó, từ đó thu nhận được nhiều kiến thức và lòng tự tin với cảm giác trực tiếp mà mình có. Vào những lúc này, đầu óc tôi chuyển biển rất nhanh, cảm giác muốn tìm căn nguyên gốc rễ của vấn đề từ trong tim. Đối diện với những vấn đề không tìm ra được lời giải, cha tôi luôn cố gắng giải thích và nói rõ chúng cho tôi nghe, giúp tôi hiểu được một cách sâu hơn chứ không hề mơ hồ. Bởi vì cha biết rằng, những kiến thức được truyền thụ với cách này sẽ là phương pháp tự nhiên và đem lại hiệu quả rõ rệt nhất.

Tham quan chỉ là một bộ phận của phương pháp giáo dục này. Mỗi lần tham quan trở về, cha luôn yêu cầu tôi kể lại chi tiết những gì đã trông thấy, hoặc để tôi thông báo với mẹ. Do bài tập này nhất định phải hoàn thành, đòi hỏi tôi trong quá trình tham quan phải cố gắng tập trung hết sức, thực sự chăm chú lắng nghe cha tôi hay người hướng dẫn giới thiệu và giải thích. Cứ như vậy, hiệu quả càng trở nên rõ rệt hơn, tôi cũng có thể ghi nhớ càng nhiều đồ vật.

Cha nói, từ khi sau tôi được 3 tuổi, ông không chỉ giới hạn những khu vực hay đến mà đã bắt đầu đưa tôi đến các nơi vui chơi. Năm tuổi, dưới sự hướng dẫn của cha, dường như tôi đã được đến chơi khắp các thành phố lớn ở nước Đức. Trong những cuộc vui chơi đó, chúng tôi thăm quan vô số những pháo đài cổ, lâu đài, vườn cây, giáo đường. Sau khi trở về khách sạn, ông yêu cầu tôi viết thư kể lại cho mẹ và những người thân về tất cả những thứ mà tôi thấy được trong chuyến vui chơi của mình. Khi trở về nhà, ông còn yêu cầu tôi kể thật tỉ mỉ những trải nghiệm mình đã có được trong chuyến đi lần này.

Khi được 6 tuổi, tôi đã trở thành đứa trẻ có kiến thức rộng nhất vùng phụ cận Kazakhstan. Những kiến thức của tôi thậm chí còn vượt quá người lớn. Họ cần biết những kiến thức liên quan tới lịch sử, địa lí đều tới hỏi tôi, hoặc muốn nghe những câu chuyện về những vùng đất khác thì cũng tới hỏi tôi. Sau này tôi nhất quyết ghi lại những gì trong chuyến hành trình của mình thành một cuốn du kí, ghi lại toàn bộ những điều mắt thất tại nghe trong chuyển đi đó, mọi người đều cảm thấy rất hứng thủ với nó.

Một số người trước đây không hiểu nổi với cách làm của cha tôi, thậm chí có một số người chỉ trích cha tôi không cần phải làm như vậy vì thật lãng phí tiền bạc, không bằng dùng tiền đó mua sách cho tôi, thu lợi sẽ càng nhiều hơn. Còn có một số người nói với cha tôi rằng, ông chẳng qua chỉ là một mục sư nghèo, dựa vào cài gì mà lại bỏ ra một khoản chi phí lớn như vậy cho những chuyến đi đó, có kham nổi không? Cho dù có đi được cũng phải nhờ người nhà thắt lưng buộc bụng, khi đi du lịch còn phải chi phí ăn, ở… Với những điều kiện như thế, con ông có thể thu được kết quả to lớn từ trong đó hay sao? Cuối cùng thực tế đã chứng minh, tôi đã có được những kiến thức phong phú từ trong những chuyến đi này, cha tôi vẫn luôn nghĩ rằng nó rất đáng để được như vậy, từ trước tới giờ chưa từng hối tiếc.

Chỉ cần có thể đáp ứng ý muốn ham hiểu biết và thế giới tinh thần theo đuổi chân lí của tôi thì cha quyết không hạn chế về thể lực hay tiền bạc. Để có thể giải đáp những bí mật về ma thuật, ông đã không tiếc tiền mời thầy pháp thuật. Những sự việc như thế. còn có rất nhiều. Tuy tôi sinh trưởng trong vùng nội địa nhưng tôi luôn yêu thích các loại sách về biển cả. Tôi rất thích xem loại sách này, sau khi xem tiểu sử của những nhà hàng hải học như Magellan, Columbus và sách “Du kĩ Marco Polo”, tôi thực sự muốn tìm hiểu đại dương. Thế là ông bèn dẫn tôi ra bờ biển. Bình sinh lần đầu tiên nhìn thấy biển, tôi vô cùng vui thích. Chúng tôi ở đó nhặt vỏ sò, thu thập bọt biển, nhặt sứa và sao biển.

Ông kể cho tôi những kiến thức về những sản vật ở biển và các loại sinh vật dưới đáy biển, khiến tôi càng trở nên thích thú hơn đối với thế giới đại dương đầy kì thú này. Chúng tôi còn chơi các trò chơi trên bãi cát, ví dụ xây lâu đài cát, mở hồ, xây đập, xây tổ chim. Muốn trẻ hình thành khái niệm về địa lí thì bờ biển thực sự là một nơi lí tưởng. Cha tôi mang theo quả địa cầu đến bên bờ biển, nói cho tôi biết Địa Trung Hải là ở đây, vượt qua Địa Trung Hải sẽ đến châu Phi, hai bên của đại lục châu Phi là Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, vượt qua Ấn Độ Dương thì có thể như Macco.Polo đến Trung Quốc, còn vượt qua Đại Tây Dương thì sẽ giống như Colombo đến châu Mỹ. Dần dần như vậy, tôi có những bước hiểu sâu hơn về địa cầu, học được rất nhiều kiến thức địa lí.

Trong quá trình dạy dỗ, cha tôi luôn tin tưởng rằng “Trăm nghe không bằng một thấy”. Theo kinh nghiệm của cha, đọc vạn quyển sách không bằng đi vạn dặm, thế giới hiện thực có thể dạy cho chúng ta, vĩnh viễn luôn dạy cho ta nhiều điều không có trên sách vở, nó giúp những kiến thức của tôi càng trở nên sinh động và phong phú hơn.

7. Kích phát năng lượng trong khi chơi

Thích chơi là bản tĩnh trời sinh của trẻ. Mỗi người đều thích chơi từ khi sinh ra đến khi về già, nhưng học được kiến thức từ trong trò chơi thì lại rất ít người có thể làm được. Đặc biệt đối với cha mẹ, cần phải nắm vững đặc điểm này của con trẻ, từ đó hướng dẫn, khởi phát những tiềm năng sẵn có trong trẻ.

Thông qua việc giáo dục, cha tôi phát hiện ra rằng chơi đổi với trẻ mà nói không chỉ là một thú vui, quan trọng hơn đó là trong trò chơi có thể dần gợi mở trí lực của trẻ. Do vậy, ông rất coi trọng việc chỉ dẫn thích hợp cho tôi trong khi chơi.

Năng lực chú ý, quan sát, trí tưởng tượng, năng lực thao tác đều có được thông qua trò chơi. Trò chơi trí lực chính là một loại phương thức quan trọng của trò chơi.

Trong khi giáo dục, cha tôi đã đem những kiến thức vào sâu trong những trò chơi, đặt mắt vào việc nhận biết sự vật, truyền thụ và củng cố kiến thức. Thông qua những trò chơi như thế này, tôi tự nhiên có được những kiến thức sâu hơn và hiểu về sự vật, đồng thời củng cố kiến thức về phương diện này.

Thông qua trò chơi, cha còn giúp tôi luyện tập phát âm đúng, phát âm chính xác một số những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay gặp: nhanh chóng làm phong phú thêm vốn từ của tôi. Giống như “Động vật gọi như thế nào” hoặc để tôi chỉ ra những vật với màu sắc tương đồng. “Nói ra từ tương phản” đều là những cách chơi thuộc loại luyện tập ngôn ngữ này.

Ví dụ trong một số cách chơi, cha để tôi nhìn rõ xem trong đĩa hay trên bàn đang có vật gì, lúc sau để tôi nhắm mắt hoặc bịt mắt lại, nhẹ nhàng lấy ra hoặc thay thế những vật khác, sau đó để tôi quan sát tỉ mỉ nói ra những vật đã bị lẫy ra hoặc đã được thay thế, hỏi tôi: “Vật gì không còn thấy nữa”. “Vật nào biến mất”. Những trò chơi kiểu như vậy đã luyện tập và phát triển năng lực quan sát, năng lực ghi nhớ và năng lực tư duy của tôi.

Cô lúc ông yêu cầu tôi nhắm mắt, sau đó yêu cầu tôi nghe thật cẩn thận tiếng vỗ tay, tiếng gõ bàn, tiếp theo bảo tôi nói ra số lần tiếng vỗ tay và số lần gõ bàn Với cách thức như vậy giúp tôi luyện tập năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ và thính lực.

Cha và tôi chơi một vài trò chơi có thể khai phá trí lực thì phần lớn thường xuất phát từ góc độ của tôi, chưa bao giờ nông vội muốn cho xong việc bởi vì ông biết rằng, nếu làm những chuyện mà tôi không thể tiếp nhận được, cái lợi thu được sẽ không thể bù đắp được những tổn thất nó gây ra.

Nếu tôi có thể biểu hiện ra những năng lực phi thưởng trong trò chơi thì ông sẽ kịp thời tăng thêm độ khô, giúp tôi nhanh chóng phát triển. Nếu tôi biểu hiện không được, ông cũng không gấp gáp, nghĩ càng nhiều cách tiếp thêm cho tôi sự quan tâm và sự ủng hộ, khơi gợi niềm hứng thú, giúp tôi tăng thêm lòng tự tin trong sự thành công, từ đó không ngừng tiến bộ.

Đối với những cách chơi của tôi, cha luôn làm thật dễ hiểu, lựa chọn những thứ tôi có thể hiểu được hoặc là những đồ vật hoặc sự vật có thể trông thấy, ông luôn cố gắng hết sức để cách chơi thật cụ thể, trực quan, hình tượng, còn để tôi làm vài thí nghiệm nhỏ, tự mình đi phát hiện ra một số đồ.

Trong trò chơi khai phá trí lực của trẻ nhỏ, cha mẹ nên kết hợp với những đặc trưng về độ tuổi và khả năng thực tế của trẻ để tiến hành lựa chọn có hiệu quả các loại trò chơi. Nội dung của trò chơi không được quá dễ, cũng không nên quá khó, nếu không sẽ nảy sinh tác dụng phụ. Khi tôi được 3 – 4 tuổi, độ khó cũng tăng lên một chút, nội dung cũng sâu hơn một chút nhưng tôi đều vượt qua bằng sự nỗ lực của bản thân mình. Cha tuyệt đối không dùng những thứ ít gặp hay kì quái để làm khổ tôi.

Trước khi tôi tiến hành trò chơi nào đó, cha luôn nói rõ với tôi bằng những ngôn từ rất giản dị, sinh động, có lúc còn tiến hành làm mẫu hay gợi ý để giúp tôi có thể chơi tốt trò chơi đó.

Cha tôi cho rằng trong quá trình phát triển trí năng và tâm lí của trẻ, năng lực quan sát có một ý nghĩa quan trọng, sự tốt xấu của năng lực quan sát sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển trí năng của trẻ.

Trong quá trình phát triển, cha thường cho tôi tham quan các loại hoạt động khác nhau, giúp cảm nhận được thế giới bên ngoài, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống cho tôi. Cha không ngừng nhắc nhở tôi phải dùng các phương thức như nghe, nói, nhìn để tham gia các hoạt động của trò chơi, giúp tôi rèn luyện thói quen quan sát. Cha còn nhấn mạnh đối với ngôn ngữ của tôi trong trò chơi, đốc thúc tôi sử dụng ngôn ngữ phân tích những sự vật mà mình đã cảm nhận được, để giúp tôi nâng cao và phát triển năng lực quan sát của bản thân.

Trong quá trình chơi cùng, cha còn phát hiện ra rằng những đồ vật phong phú, nhiều màu sắc dễ thu hút sự chú ý của tôi còn những hoạt động khô khan, vô vị thì dễ làm năng lực tập trung của tôi bị phân tán.

Năng lực chú ý là một loại đặc trưng tâm lí của quá trình tâm lí đi cùng với cảm giác, tri giác, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Sự tập trung hay phân tán khả năng tập trung có tác động rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Một đứa trẻ bình thường, sức chú ý không tập trung có thể đạt được thành công lớn, về căn bản là không thể nào. Do vậy, cha tôi rất chú trọng việc bồi dưỡng năng lực chú ý cho tôi. Cha cố gắng thiết kế những trò chơi có hứng thú, như vậy sẽ dễ dàng thu hút khả năng tập trung của tôi.

Trong quá trình chơi, cha còn nghĩ ra nhiều cách giúp tôi bởi dưỡng năng lực ghi nhớ, bởi vì năng lực ghi nhớ của một đứa trẻ có tác dụng quan trọng trong suốt quá trình phát triển tâm lí. Trẻ thông qua trí nhớ, cảm giác, kinh nghiệm đã qua lưu lại những ấn tượng sâu sắc trong nào, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tâm lí. Sự khác biệt về năng lực ghi nhớ chủ yếu biểu hiện ở tốc độ, tính chuẩn xác, tính kiên trì và tính linh hoạt, năng lực ghi nhớ có một ý nghĩa quan trọng đối với cá tính, tình cảm và ý chí của một đứa trẻ.

Để bồi dưỡng năng lực ghi nhớ cho tôi, cha đã vắt não để nghĩ ra nhiều phương pháp và cũng đạt được hiệu quả lớn.

Cha tỉ mỉ cung cấp cho tôi những chất liệu trò chơi phong phú. Ông phát hiện những hình tượng cụ thể, trực quan, sinh động dễ dàng đánh thức những cảm nhận của tôi về những thứ đã qua, qua nhiều lần lặp lại như thế trí nhớ của tôi sẽ rất hoàn chỉnh và chỉnh xác. Ông thường vận dụng ngôn ngữ tiến hành miêu tả sự vật và hành vi để khơi gợi trí nhớ trong tôi, do vậy hình tượng, ngôn ngữ và từ ngữ trong não trẻ có một mối quan hệ mật thiết với nhau.

Trong quá trình chơi, ông không chỉ bồi dưỡng năng lực quan sát, năng lực chú ý, năng lực ghi nhớ cho tôi mà ông còn đặc biệt coi trọng năng lực tưởng tượng và năng lực sáng tạo cho tôi.

Căn cứ vào những tri thức và kinh nghiệm cuộc sống có hạn của mình, lựa chọn chủ đề và nội dung, lựa chọn những vật dụng và chất liệu mình thích. Tôi tuy lấy mô phỏng làm căn bản nhưng hoàn toàn có thể phát huy đầy đủ, không bị trói buộc năng lực tưởng tượng, sức sáng tạo để tự câu thành cuộc sống của mình.

Trong loại trò chơi này, cha không hề trói buộc mà để tôi chủ động, tích cực, khai phá một cách sinh động, mô phỏng và sáng tạo thế giới mà tôi muốn trải nghiệm. Ông còn thường xuyên để tôi tự sắp xếp các chủ đề, sắp xếp các tình tiết, phối hợp các góc độ, chế định các quy tắc, ông yêu cầu tự tôi đưa ra các ý tưởng, vạch kế hoạch, đi tổ chức và thực hiện. Trong toàn bộ quá trình, năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề của tôi đã đạt được phát triển toàn diện. Trong quá trình này, cha tiếp xúc với những người bạn của tôi, hỗ trợ lẫn nhau, có những lúc ông và tôi còn cùng nhau đưa ra chủ ý, nghĩ các biện pháp. Như vậy, năng lực phối hợp của tôi cũng có được sự phát triển rất tốt.

Có rất nhiều chuyện trong cuộc đời của một đứa trẻ khiến chúng nảy sinh hứng thú, rất nhiều hoạt động khiển trẻ yêu thích. Khi tuyết rơi, trẻ đi đắp người tuyết; khi trời mưa trẻ lại đi đào kênh; trẻ còn dùng bùn cát và gạch đã để tạo nên những toà thành cho riêng mình.

Cha tôi nói hồi nhỏ tôi rất thích chơi trò xây nhà. Trong trò chơi đó, tôi dẫn có những nhận thức về không gian với các hưởng trước, sau, trái, phải, trên, dưới, ở giữa và bên cạnh, dẫn hình thành quan niệm về cao thấp, dày mỏng, nặng nhẹ, to nhỏ.

Trong trò chơi này trẻ học được cách tiến hành kế hoạch một cách khoa học, có nhịp bước. Khi đã có cảm giác thành công rồi thì trẻ sẽ tăng thêm những hứng thú vô hạn.

Trong quá trình chơi trò xây nhà, tôi nhất định phải kết hợp giữa tay và đầu óc, những cơ thịt có được sự luyện tập, tay, mất cũng có được sự luyện tập. Năng lực hành động của tôi cũng theo đó mà tăng dần lên, tay chân linh hoạt, tiềm năng được phát triển một cách hoàn chỉnh. Do trước khi hành động, trong não đã có một hình tượng, thể là tôi đã phát huy được năng lực tư duy hình tượng trong trò chơi này.

Mỗi khi tôi chơi trò xây nhà, cha đều giúp đỡ tôi rất nhiều. Ông thường hướng dẫn tôi hãy tưởng tượng hết sức về hình tượng của kiến trúc mà tôi định xây, đồng thời nối với tôi rằng tưởng tượng càng cụ thể càng tốt. Có những lúc ông còn tận dụng những mô hình có sẵn, những hình vẽ để giúp tôi tăng thêm độ sâu của hình tượng trong não. Như vậy không chỉ có tác dụng giúp trò chơi tiến hành một cách thuận lợi mà quan trọng hơn là giúp tôi khai phá được năng lực tư duy hình tượng của mình.

Cha luôn tạo ra những điều kiện tích cực đối với “Công việc” của tôi. Tôi càng cố gắng điều chỉnh năng lực hiện tại của bản thân mình. Cha còn kể cho tôi nghe những kiến thức và những phương thức căn bản liên quan tới kết cấu kiến trúc. Ông nói cho tôi biết bằng cách nào có thể giữ bằng các tấm gỗ, làm sao kéo giãn chúng, làm sao có được sự hợp lực hợp lí.

Cha tôi cho rằng, các loại năng lực của trẻ đều được bởi dưỡng từ hồi nhỏ. Có người cho rằng năng lực sáng tạo như vậy sẽ có sau này khi trẻ lớn lên. Đây hoàn toàn là một lối nói ngụy biên. Thực ra, khi một đứa trẻ bắt đầu hiểu được chơi đùa thì lúc đó trẻ đã có năng lực sáng tạo rồi!

8. Phương pháp tạo hứng thú chính là phương pháp tốt nhất

Con trai tôi vừa sinh ra, tôi và vợ mình đã vạch kế hoạch làm sao để giáo dục và nuôi dưỡng con. Tôi hi vọng có thể áp dụng phương pháp của cha tôi trong việc dạy con, đồng thời muốn tư tưởng của cha được phát huy, muốn tư tưởng của cha sản sinh ra nhiều điều thần kì hơn nữa. Tuy tôi đã tiến hành rất nhiều phương pháp học tập nhưng đối diện với cậu con trai vừa sinh, quả thực tôi vẫn cảm thấy bó tay, không có phương thức nào cả. Tôi hỏi cha dùng phương pháp nào dạy trẻ thì tốt nhất? Cha trả lời tôi: “Phương pháp tạo hứng thú cho trẻ chính là phương pháp tốt nhất”. Từ mặt biểu hiện, cách trả lời của cha tôi rất đơn giản, nhưng câu nói đó lại bao hàm nội hàm phong phú và nguồn trí tuệ vô hạn, là đạo lí phức tạp và thâm sâu nhất, cha tôi chỉ dùng một cầu mà đã gói gọn được tất cả.

Diện kiến thức hẹp, học vẫn đơn điều là căn bệnh của nhiều người. Có người dùng cái cô là “Sinh mệnh thì hữu hạn. thời gian có hạn, sức lực có hạn, không thể tìm kiếm hơn sự biện hộ gì nữa” để che đậy đi sự hẹp hòi của bản thân mình. Tôi cho rằng kiến thức không những có thể làm phong phú thêm cuộc sống của một người, nó còn có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc nghiên cứu sâu hơn sự nghiệp. Do vậy chỉ cần là những học vẫn có giá trị, những kiến thức hữu dụng thì mỗi chúng ta đều nên học tập và nắm vững chúng, hơn nữa sẽ nhận được nhiều cái lợi.

Hồi còn nhỏ tôi lấy ngôn ngữ làm chủ nhưng đồng thời tôi cũng nắm vững một lượng lớn kiến thức khác, cũng học về các lĩnh vực như thực vật học, động vật học, vật lí học, hóa học, học. Tôi chỉ muốn nói rõ hiệu quả thực tế trong cách giáo dục của cha tôi, chứ không hề muốn khoe khoang sự thông minh hay năng lực của mình. Cha nói, từ khi tôi 3 – 4 tuổi, chúng tôi đã hình thành một thói quen, đó chính là buổi sáng mỗi ngày ông đều đưa tôi đi dạo bộ. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện. Lúc đó cha đã kể cho tôi nghe những câu chuyện rất thú vị. Tôi đã có được rất nhiều kiến thức địa lí và lịch sử từ trong những câu chuyện đó. Kiến thức của cha rất rộng, do vậy mỗi câu chuyện cha kể cho tôi hàng ngày đều không trùng lặp, cô những lúc là lịch sử của nước Đức, có lúc lại là thần thoại của Ấn Độ hay Trung Quốc, có lúc bằng thanh bằng sắc miêu tả cuộc chiến tranh của những người Spartans chống lại thành Troy, có lúc lại là cuộc chiếm lĩnh của Thành Cát Tư Hãn.

Khi chúng tôi đi vào trong rừng, cha chỉ cho tôi 1 – 2 đóa hoa và hỏi tên của chúng. Đợi tôi trả lời, sau đó ông mới cho biết vì sao nó lại có tên gọi như vậy, đâu là nhị hoa, đâu là cánh hoa, nó có những tác dụng và chức năng gì. Nếu nhìn thấy một con côn trùng nhỏ, cha cũng nói cho tôi nghe về thói quen cuộc sống và quy luật sinh trưởng của chúng. Đây quả thực là một phương pháp hiệu quả hơn bất kì việc học tập nào, tôi có hứng thú sâu đậm với thực vật học chính là nảy sinh từ thời khắc này, lúc đó tôi đã biết cái gì là họ, cái gì là bộ. “Tự nhiên chính là người thầy tốt nhất, con người có thể học được những kiến thức bắt tận từ trong tự nhiên, nhưng những bậc cha mẹ và các bạn nhỏ có thể tận dụng người thầy tự nhiên này thì lại rất ít”. Đó chính là câu nói trong cuốn sổ nhật kí của cha tôi. Những người cho rằng không đủ thời gian và sức lực, xem đến đây cũng sẽ hiểu ra, thực ra nguyên nhân nằm ở sự lười nhác về mặt tinh thần, về căn bản họ không chịu khai thác một cách đầy đủ trí tuệ của bản thân mình để thực sự đi tìm kiếm phương pháp thích hợp nhất trong học tập và giáo dục.

9. Phương pháp học tập trong sự vui vẻ

Đối với tôi mà nói, đọc sách là thú vui. Bất luận là trong thời ấu thơ hay trong thời kì thiếu niên, tôi đều học tập giống như đang chơi một trò chơi. Mọi người hiện nay đã phổ biến, chấp nhận quan điểm giáo dục của cha tôi: Học tập là một sở thích mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó không phải là công việc, cũng không phải là gánh nặng của trẻ nhỏ. Trong quá trình phát triển của mình, trẻ không cảm thấy phiền não vì chuyện học hành.

Khi tôi còn nhỏ, cha tôi đã tìm cho tôi rất nhiều phương thức giúp tôi vừa học tốt vừa chơi vui. Lúc đó tôi đã đọc qua rất nhiều sách, học được rất nhiều tri thức. Đối với tôi mà nói, trong quá trình học tập của mình không hề có một chút cảm giác cưỡng ép nào. Cha đã dùng phương pháp hợp lí khơi gợi hứng thú học tập của tôi. Tôi thích học, ai lại có thể ngăn cản sự phát triển hứng thú của tôi đây? Cha tôi không giống như những ông bố khác bắt con trẻ cả ngày ngồi đọc sách, ông phản đối và thường xuyên nhắc nhở tôi chú ý giữ gìn sức khỏe, không nên quá chìm đắm trong học hành. Tôi đã từng chìm dắm trong học hành, lúc đó cha tôi nói nhiều nhất một câu đó là: “Carl, con đã học lâu rồi đó, nghỉ ngơi một chút đi! Đợi một chút rồi tiếp tục”. Có rất nhiều trẻ không thích học, nguyên nhân nằm ở việc bị ép phải học. Mọi người ai cũng thích làm việc mình mong muốn làm, chỉ cần có hứng thú, khó khăn dù lớn đến đâu cũng có thể khắc phục. Còn nếu không thích, cho dù là cưỡng ép thì cũng không thể nảy sinh tác dụng tích cực được.

Bản tính của con người là yêu thích tự do, chúng ta đương nhiên sẽ nảy sinh tâm lí chán ghét khi bị bỏ buộc hay gượng ép, cũng sẽ phản kháng lại và có sự phản cảm đối với những người ép chúng ta làm. Có một sự thực không thể phủ nhận đó là, điều mà trẻ thấy phản cảm nhất, đó chính là bị ép học. Nếu cha mẹ hay thầy cô luôn ép trẻ phải làm bài tập, điều này sẽ dẫn đến sự phản kháng kịch liệt của trẻ. Điều may mắn đó là, trong quá trình giáo dục tôi, cha luôn biến những thứ khó khăn trong học tập thành những điều đơn giản, dễ hiểu, thông qua một chuỗi những trò chơi khơi gợi hứng thú trong tôi, gợi ý để tôi học tập với sự hứng thú đô. Trong trí nhớ, việc học của tôi hỏi nhỏ luôn là một chuyện rất vui vẻ. Bây giờ tôi vẫn cho rằng, học luôn là một chuyện khiến người khác vui vẻ, tôi tiếp nhận giáo dục vì nó luôn là nguyện vọng của tôi, cha chưa từng bao giờ vì thành tích học tập không tốt mà đánh mắng tôi. Tôi luôn coi việc học thành một trò chơi vui vẻ, một chuyện rất vinh dự. Trên thế giới này chẳng có ai từ chối chơi một trò chơi vui, làm một chuyện vinh dự, nếu có thì trừ khi người đó là một kẻ ngốc. Những người gọi là ngốc nghếch cũng được tạo thành do phương pháp giáo dục không phù hợp. Trên thế giới này thực sự không có kẻ ngốc.

Thực ra, Goethe không phải vừa sinh ra đã là người vĩ đại. Hồi nhỏ ông đã có một thời gian rất chán ghét sách vở. Lúc đó ông không thích thú với việc học, nhưng nhiều năm sau đó, nhận thức của ông đã vượt xa người khác, trở thành một vĩ nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng.

Ông đã thay đổi như thế nào? Sau khi bạn đọc xong câu chuyện dưới đây sẽ hiểu được nguồn cơ trong đó.

Goethe hồi nhỏ cả ngày chỉ biết chơi, ông chịu mắng nhiều và bị không ít trận đòn roi, nhưng bắt luận cha ông có làm gì thì ông cũng không thể chuyên tâm vào học hành. Một cơ hội ngẫu nhiên, khi cha tôi gặp nhà nhân chủng học nổi tiếng Fusi, ông là một người rất nhiệt huyết với việc giáo dục trẻ nhỏ, ông kể nhiều câu chuyện về giáo dục của những danh nhân cho cha của Geothe nghe, cha của Geothe đã có được rất nhiều gợi mở từ trong câu chuyện đó. Sau khi trở về nhà, ông đã dùng phương pháp mới để giáo dục Goethe, đồng thời thay đổi thái độ. Ông đã kể cho cậu bé Goethe nghe lịch sử của những nhân vật vĩ đại, đồng thời nói cho ông biết những nhân vật vĩ đại này ngay từ nhỏ đều thích đọc sách. Cha chỉ mong muốn cậu bé Goethe lúc đó sẽ dẫn xâu chuỗi lại việc đọc sách, học tập và những nhân vật vĩ đại đó lại với nhau, có một ý thức tươi mới đối với việc học.

Có một ngày ông và những người bạn của mình đang kể câu chuyện về một kẻ lang thang, khi phát hiện ra Goethe ở bên cạnh, liền lớn tiếng: “Nghe nói ngay từ nhỏ người đó cũng không thích đọc sách, chỉ thích chơi, người đó cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp nếu không đọc sách. Nhưng sau khi người đó lớn lên, cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng không biết, muốn tìm một công việc cũng khó, sau đó trở thành một kẻ đi xin ăn”. Những lời của cha làm Goethe cảm thấy xao động, ông nghĩ mình sẽ phải như thế nào đây? Ngày thứ hai Goethe đã làm một việc khiến người khác phải kinh ngạc, ông chủ động yêu cầu được học hành, tất cả dẫn tâm vào việc học. Hành vi đó của Goethe nói cho mọi người biết rằng, ông lựa chọn làm một người cao thượng. Cuối cùng cậu bé Goethe đã trở thành một người cao thượng, thực hiện nguyện vọng của bản thân mình. Tôi cho rằng, thực ra bất kì đứa trẻ nào cũng có thể như Goethe, làm được sự chuyển biến đó.

Trong thời kì còn nhỏ của mình, tôi cũng đã trải qua những quãng thời gian không thích đọc sách, cho dù thời gian rất ngắn, nhưng người cha thông tuệ của tôi đã dùng phương pháp giáo dục của cha Goethe giúp tôi thay đổi.

10. Phương pháp học âm nhạc

Phần trước, tôi đã từng nhắc đến câu chuyện cha dạy tôi âm nhạc. Thực ra, âm nhạc là một người bạn luôn theo cùng trong thời thơ âu của tôi. Trong những gia đình hiện đại việc dạy trẻ học âm nhạc hay một loại nhạc khi nào đó là chuyện rất phổ biến. Theo như tôi biết, những gia đình có điều kiện thì việc học vi-ô-lông hay piano dường như là một chuyện không thể nào thiếu được.

Mọi người đều cho rằng, âm nhạc không có tính thực dụng cao trong cuộc sống. Vậy thì những bậc làm cha làm mẹ cố gắng bỏ biết bao công sức dạy trẻ học âm nhạc có mục đích gì? Có những bậc cha mẹ muốn con của mình có nhiều sở thích hơn một chút, có cha mẹ lại mong muốn con mình thành thiên tài âm nhạc giống như Paganini, sau khi thành công đem lại cho cha mẹ nhiều tiền bạc. Những động cơ đó của cha mẹ có thực sự dũng hay không chúng ta tạm thời không bàn đến, nhưng không thể phủ định rằng, thông qua việc học âm nhạc thực sự có thể đạt được sự phong phú về trí tuệ và có được niềm vui lớn, hơn nữa còn có thể giải tỏa tâm tình, bồi dưỡng năng lực cảm nhận đối với sự vật. Mọi người đều biết rằng, âm nhạc không thể tóm lấy được, hoàn toàn là trừu tương, là thứ nhìn không ra mà cũng không thể tâm lấy được, nó không giống như ngôn ngữ nói ra mọi người cùng hiểu. Nhưng trí tuệ và tư tưởng phong phú của cuộc sống lại ẩn chứa trong sự trừu tượng đó của âm nhạc.

Khi nhập môn thì trước tiên học tập kĩ thuật là phương pháp học âm nhạc của rất nhiều các bạn nhỏ, nhưng chúng ta lại thường nảy sinh sự chán nản với âm nhạc từ những khó khăn gặp phải trong quá trình học kĩ thuật này, bởi vì với quá trình học tập như vậy, trẻ sẽ không cảm nhận được hứng thú của việc học âm nhạc. Thực ra kĩ thuật không đại diện tất cả cho âm nhạc, thậm chí nó đóng vai trò quan trọng trong diễn tấu nhạc cụ. Từ phương diện trên mà nói, tình cảm, tư tưởng mới chính là hạt nhân của âm nhạc, còn kĩ thuật chỉ là một bộ phận phụ thuộc.

Mọi người có một cách hiểu sai lầm với tôi, họ cho rằng tôi học âm nhạc chỉ là một thú tiêu khiển ngoài việc học tập và công tác, thực ra những thứ tôi có được từ trong âm nhạc đã vượt xa phạm vi của sự giải trí và tiêu khiển, tôi đã coi nó như sở thích đầu tiên của mình.

Hồi nhỏ, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo âm nhạc, để nhanh chóng nắm vững những kiến thức căn bản mà mỗi ngày tôi chỉ gảy những nấc thang rất đơn điệu và khô khan, tuy đó là điều bắt buộc nhưng tôi chẳng học được gì từ trong đó, cũng chẳng cảm nhận được chút hứng thú nào, điều đó đã khiến tôi mất đi hứng thú ban đầu với âm nhạc. Có một ngày, tôi lấy hết dũng khi nói cho cha nghe cảm nhận lúc đó của tôi với việc học âm nhạc, đồng thời nói cho ông nghe tôi không có dự định tiếp tục học nữa. Lúc đó cha tôi không nói gì, chỉ hỏi tôi rằng: “Âm nhạc chỉ là những thứ khô khan, vô vị, nó không đẹp sao?”. “Không phải thế, nhiều tác phẩm âm nhạc của những bậc thầy âm nhạc đem lại cho con cảm giác vui vẻ, có thể con không thể nói ra được những cảm nhận được những thứ rất chân thực đó. Con rất thích tác phẩm của những bậc thầy như: Beethoven, Mozart, Bach, Virgil, Paganini”. Cha hỏi: “Đã vậy thì tại sao con lại không muốn học?”. Tôi nói “Con chỉ đánh những thang đơn điệu nên cảm thấy rất tốn công, không đẹp một chút nào, nó không cảm động giống như tác phẩm của những bậc thầy kia”.

Cha tôi lại hỏi: “Carl, con đã nghĩ qua chưa? Âm nhạc được tạo thành bằng cái gì? Nó thông qua cái gì để biểu đạt?”. “Đương nhiên là âm thanh rồi! Và số những thanh âm và sự chú ý tạo nên nó”. “Đúng rồi! Âm nhạc cảm động lòng người là do những thanh âm tạo thành. Vì sao con không bằng lòng luyện thanh âm vậy?”. Sau khi nghe cha nói, tôi không có cách nào phản bác, chỉ dành nói với cha: “Nếu quả thực phải học, con bằng lòng học những tác phẩm của những bậc thầy, thanh âm thực sự rất khô khan”. Cha tôi đáp: “Những tác phẩm đó thực sự rất đẹp, nhưng thanh âm là nguyên tố căn bản của âm nhạc, nếu không thể nắm vững thanh âm thì không thể phát triển được. Thanh âm là một bộ phận không thể thiếu được của âm nhạc, thực ra nó cũng mang trong mình rất nhiều sự cuốn hút và mĩ cảm, chỉ là con không thực sự tìm hiểu nó. Nhiều nhà âm nhạc ưu tú có thể gảy những thanh âm đơn điệu thành những khúc nhạc động lòng người.

Do vậy muốn thực sự đi sâu vào lễ đường âm nhạc, con phải toàn tâm toàn ý với âm nhạc, bắt đầu học với những điều căn bản nhất trong nó chính là thanh âm”. “Tôi tin rằng lời của cha hoàn toàn chính xác nhưng việc luyện tập thanh âm quả thực rất khó”. “Mỗi chuyện trên đời này đều có độ khó nhất định của nó, trong quá trình học âm nhạc, cái khó nhất vẫn còn nằm ở phía sau, nếu ngay cả việc học tập thanh âm cơ bản mà con còn thấy khó, không bằng lòng nắm chắc thì con nên bỏ nó đi”. Thầy tôi không nói gì, cha kiên nhẫn khuyên bảo tôi: “Cha thường dạy bảo con, muốn làm một người có trí tuệ thì hãy bắt đầu ngay từ nhỏ, hãy phát hiện cái đẹp trong mỗi nhịp. điệu của cuộc sống. Chúng ta hãy cố gắng hết sức để khắc phục khó khăn”.

Từ đó về sau, tôi đã có những kiến thức sâu về âm nhạc, cũng bắt đầu chăm chỉ học tập và nắm vững thanh âm. Tôi có được những niềm vui bất tận và một nguồn trí tuệ vô song từ trong quá trình học âm nhạc này – “Tất cả mọi việc hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, nỗ lực kiếm tìm mới có thể đạt tới thành công”.

11. Có trí tuệ trong việc học tập

Cha tôi cho rằng, một người chỉ có học vấn sẽ không thể trở thành người có trí tuệ. Kiểu người mà ông không thích nhất đó chính là “Con mọt sách”, đó là những người luôn chăm chăm, lúc nào cũng chỉ biết đến việc đọc sách. Tôi rất may mắn khi cô được một người cha rất sáng suốt, bản thân luôn tán đồng quan điểm của ông. Cuộc sống ấu thơ của tôi sở dĩ hạnh phúc như vậy là do ông luôn dùng những phương pháp giáo dục tôi có thể tiếp nhận được để dạy bảo, luyện tập đại não, tôi đã tiếp nhận trí tuệ từ trong quá trình học tập này. Cha tôi không giống như những ông bỏ bà mẹ khác bắt con mình đi học đủ loại kiến thức hay nghiên cứu chúng một cách máy móc.

Hiện nay mỗi bậc làm cha làm mẹ đều tồn không ít công sức trong việc giáo dục con trẻ. Họ cho rằng giáo dục là để trẻ trở thành người có học vấn, dường như mục đích trong cả cuộc đời trẻ chính là có đủ mọi loại kiến thức. Trong hoàn cảnh như vậy, trẻ chỉ còn biết mù quáng mà tiếp nhận tri thức, không thể có được trí tuệ từ trong những tri thức đó. Như vậy, cho dù có thể nắm được lượng kiến thức phong phú, nhưng trẻ lại không thể vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống, chỉ có thể coi là một công cụ tiếp nhận tri thức. Trẻ sẽ không thể tìm ra những thứ đem lại lợi ích cho mình từ trong khối tri thức đó, khi trẻ lớn lên vẫn chỉ là một kẻ tầm thường, cái gì cũng không hiểu, nó biến thành tác hại nghiêm trọng của việc đọc sách chết hay làm chết học vấn. Những người như vậy không có năng lực, không có trí tuệ, chỉ có thể coi là một quyển sổ ghi chép. Ai cũng biết rằng, học tập bất kì một môn học nào đều tiêu tốn thời gian và sức lực. Do vậy có thể nói những người chỉ biết đọc sách chết như vậy thực sự là lãng phí thời gian và sinh mệnh, lãng phí của cái mà thượng đế đã ban tặng cho.

Có thể có người sẽ nói, cách nghĩ đó của bạn là quá hiện thực, bồi dưỡng trẻ học tập kiến thức không nên kì kèo, so bì được mắt, hơn nữa chúng ta cũng cần phải học tập tri thức. Tôi chỉ lắc đầu cười chê, ca thán đối với cách nói như vậy. Tôi đã từng nói, nắm vững nhiều kiến thức chỉ là việc áp dụng thành công, thực chất không nhất thiết phải bỏ ra nhiều công sức như vậy. Nhưng nực cười đó là có nhiều người không biết khơi gợi đầu óc, chỉ dạy trẻ một cách cứng nhắc. Đó là cách giáo dục không đúng, không có sức tưởng tượng, chỉ lãng phí thời gian quý báu của trẻ. Nhưng phương pháp giáo dục không hiệu quả này lại được nhiều người hiện nay sử dụng, đây thực sự là một điều đáng tiếc. Càng làm người ta khó chịu đó là cho đến bây giờ rất nhiều người vẫn không nhận thức được sai lầm của phương pháp này.

Khi sinh ra, tôi là một đứa trẻ “Thiểu năng”, nhưng thượng đề rất công bằng, nhân từ nên đã ban tặng cho tôi một người cha thật tuyệt vời, ông đã cho tôi một phương pháp giáo dục đầy tính trí tuệ. Đó là thứ tài sản không nhiều người trên thế giới này có được. Cha tôi cho rằng, tri thức và học vấn cổ nhiên vô cùng quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Thông minh và trí tuệ mới là những thứ quan trọng nhất của một con người. Cha tôi đã từng nói với một người bạn: “Chỉ có những kẻ ngốc mới cho rằng cái gọi là học giả lại hữu dụng hơn một người có tài năng. có trí tuệ. Trên thực tế, người ngốc thực sự là chỉ những người không đạt được trí tuệ và sự giác ngộ từ trong những tri thức và học vấn này. Loại người này tốt nhất không nên nắm vững quá nhiều học vấn và tri thức, bởi vì nắm vững càng nhiều thì họ sẽ càng trở nên ngốc nghếch.

Đương nhiên cha tôi muốn hướng dẫn họ, học tập tri thức phải dùng đúng phương pháp chứ không phải là không muốn mọi người đi học tập tri thức. Trước đây tôi đã từng nói, khi được 3 – 4 tuổi, tôi đã nắm vững được rất nhiều tri thức. Trước tiên khi tôi tiếp nhận giáo dục, người cha đầy trí tuệ đã yêu cầu tôi hình thành một khái niệm như này trong tư tưởng: “Học tập là một cách thức bắt buộc, nhưng không phải là mục đích toàn bộ. Trên phương diện nghiên cứu tri thức và giảng dạy hiện nay, tôi luôn lấy quan điểm này làm tôn chỉ. Tôi đọc một lượng lớn sách, thu nhận được lượng lớn tri thức, tiến hành rất nhiều nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và học tập này, tôi không bị biển thành “Con mọt sách”. Sự thật này đã chứng minh quan điểm này của cha tôi là vô cũng chính xác.

Tôi cũng đưa ra được nhiều kiến giải mang tính thử thách trong khi nghiên cứu với Dante, năm 23 tuổi tôi đã phát biểu “Sai lầm của Dante”, từ đây có thể thấy rằng, tôi không phải là một “Con mọt sách”. Trong quá trình học tập, tôi đã nhận ra rằng, ngoài học vẫn của bản thân ra thì còn cần đến những thứ khác nữa, nếu không làm sao tôi có được những kiến giải này, đương nhiên tôi phải cảm ơn người cha của mình.

12. Phương pháp học tập giao thoa

Mọi người đều cho rằng, ngay từ nhỏ tôi đã rất chăm chỉ. Thực ra, tôi rất chăm chỉ nhưng sự lí giải về chăm chỉ của cha tội với tôi và mọi người là hoàn toàn không giống nhau. Cha tôi đã từng ghi chép trong nhật kí như sau:

Hôm nay, ngài Muguet đã nói với tôi: “Ngài Witt, con trai ngài có được những thành tựu như ngày nay thì chắc chắn cậu bé phải thực sự chăm chỉ!”. “Đương nhiên, không có sự nỗ lực sử không có thành công”. Tôi đáp.

Ngài Muguet nói: “Có thể tưởng tượng ra rằng, con của ngài từ trước tới giờ không có thời gian chơi, mỗi ngày đều trầm ngâm, đọc sách quên ăn, quên ngủ phải không?”

Tôi đáp: “Không, thời gian chơi của Carl rất nhiều! Tuy nó rất chăm chỉ nhưng nó vẫn ham chơi giống như những đứa trẻ khác”.

“Ngài Muguet cho rằng tôi đã không nói thật, ông ấy về căn bản là không tin. Tôi thề với trời xanh, ông trời có thể làm chứng, tôi không nói dối. Nếu mọi người và mọi trẻ khác có thể hưởng lợi từ phương pháp giáo dục của tôi, mọi người có thể chấp nhận nó thì đây thực sự là một chuyện tôi vô cùng mong muốn. Tôi làm sao mà giấu được?”. Cha tôi đã ghi như vậy trong nhật kí của mình.

Tôi tin những lời cha tôi đã nói ra nhất định là sự thật. Phần trước tôi đã từng nói, tôi có thể nắm vững nhiều kiến thức như vậy, đồng thời có thể đạt được những thành tựu vượt trội trong mỗi môn học như vậy đó hoàn toàn là do sự thành công trong phương pháp giáo dục của cha đối với tôi. Cuộc đời ấu thơ của tôi quả thực vô cùng hạnh phúc với nhiều gam màu, chứ không phải chỉ có trong phòng đọc sách, không bước chân ra ngoài cửa.

Ngoài những phương pháp đã nêu ra ở trên, “Phương pháp học tập giao thoa” chính là một phương thức giáo dục độc đáo khác của cha tôi. Cụ thể, trong mỗi ngày học tập sẽ thay đổi nội dung học tập. Cha tôi hiểu rằng, đồ có tốt đến mấy nhưng khi phải đối diện với nó cả ngày cũng sẽ nảy sinh cảm giác chán ghét. Đó chính là tâm lí có mới nới cũ của mỗi người. Học tập cũng như vậy, nếu hàng ngày cứ phải đối diện với cùng một loại kiến thức, não bộ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, làm sao để trường hợp này không xảy ra đây? Hãy thay đổi một cách thích hợp, không ngừng thay đổi đối tượng học tập, đó chính là phương pháp tốt nhất – Phương pháp học tập giao thoa.

Có một ngày, tôi gặp phải vài vấn đề khó, cho dù là giữa quá trình giải để, tôi đã nghỉ ngơi vài lẫn nhưng đầu óc vẫn cứ quay cuồng, làm không nổi nữa. Cha nhìn thấy dáng vẻ không yên, bèn hỏi: “Carl, hôm nay con làm sao vậy, làm sao mà đứng ngồi không yên?”. Tôi nói: “Con không biết vấn đề này nên giải đáp ra sao”. Cha tôi hỏi: “Lẽ nào vấn đề đó khó đến thế hay sao, con rất mệt phải không?”. Tôi nói: “Vâng, con đang vô cùng đau đầu, rất căng thẳng”. “Dùng sức không thể không nghỉ ngơi! Con nghỉ ngơi đi”. “Không cần, con đã nghỉ ngơi vài lần rồi”. “Vấn đề này lẫy của con bao nhiêu thời gian?”. “Hai tiếng”. Cha nhìn cẩn thận câu hỏi đó của tôi, sau đó nói. “Carl, với trình độ của con thì vấn đề phải được lí giải ra rồi chữ. “Con cũng cảm thấy như vậy nhưng làm mãi mà không ra, không biết là vì sao?”. “Trước tiên con hãy hoàn thành bài tập khác đi, tạm thời hoãn lại cái này đã nhé!”.

Cha tôi nói như vậy. “Nhưng đó là cách làm bỏ dở giữa chừng! Không thỏa đáng sao? Đó là biểu hiện của người kém cỏi”. Tôi nói. Cha tôi liền nói: “Bây giờ nếu ngừng học sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của con; nếu tiếp tục con sẽ còn mệt mỏi hơn; nếu tạm thời dừng những câu hỏi này sang một bên, đợi sau khi hoàn thành các bài tập khác rồi quay lại, hiệu quả sẽ tốt hơn. Tạm thời bỏ qua một bên, chứ không phải là gặp khó khăn mà lùi bước, đó chỉ là một phương pháp học, chứ không hề đại diện cho việc mất đi sự tự tin của con, con hiểu chưa?”.

Đương nhiên cha nói tạm thời bỏ qua một bên chứ không phải là biểu hiện của sự yếu đuôi gì, cũng không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, do vậy tôi bắt đầu học tập những nội dung khác, để vài câu hỏi khó đó qua một bên. Lúc đó tôi học những kiến thức địa lí. Khi tôi cầm sách địa lí lên, một sự việc kì lạ đã nảy sinh, đầu óc hỗn loạn của tôi lúc trước bỗng nhiên tỉnh táo, hơn nữa nhanh chóng hoàn thành bài tập địa lí. Sau nghỉ ngơi 10 phút, một lần nữa tôi lại cảm đến những câu hỏi khó đã lần này tôi phát hiện ra chúng không khó, như có thần trợ giúp, không những giải được chúng một cách dễ dàng hơn nữa còn tìm ra 2 phương pháp giải. Sau khi làm xong bài tập, tôi nói với cha một cách vui vẻ: “Cha à, những câu hỏi đó quả thật không khó, chỉ là không tìm ra phương pháp thích hợp”.

“Phương pháp học tập giao thoa này được tôi sử dụng nhiều trong những ngày tháng sau này. Không chỉ dùng phương pháp này trong học tập, sau khi tốt nghiệp Harvard, tôi còn dùng nó trong công việc và cuộc sống, phương pháp này đem đến lợi ích vô biên cho tôi.

Dưới sự hướng dẫn của cha, tôi đã giải quyết vấn đề với phương thức linh hoạt. Khi gặp khó khăn trong công việc và học tập, trước tiên tôi để những vấn đề khó gác qua một bên, chứ không đâm đầu vào rọ. Tôi phát hiện ra rằng, sau khi giải quyết xong chuyện khác rồi quay lại những vấn đề trên thì khó khăn trước đó đã không còn khó nữa. Cứ như vậy, tôi dành ít thời gian hơn, dễ dàng giải quyết những vấn đề hóc búa mà trước đây tôi chưa giải quyết được.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x