Trang chủ » Chương 8: Cách chọn bạn và chơi trò chơi

Chương 8: Cách chọn bạn và chơi trò chơi

by Trung Kiên Lê
17 views

Nếu các bậc cha mẹ không hướng dẫn con trẻ cách chơi thì những năm tháng ấu thơ của chúng đôi khi chi là sự lãng phí thời gian, hơn nữa còn làm trẻ hình thành thói quen xấu khó sửa trong tương lai. Nếu có thể đập vỡ đồ chơi thì trẻ cũng có thể phá vỡ các thứ đồ khác, một đứa trẻ có tính phá phách ngay từ nhỏ thì sau này khi lớn lên sẽ có khả năng trở thành phần tử không tốt trong xã hội.

1. Nên nắm vững mức độ khi chơi

Một người khi lớn lên mà xảo trá, buông thả, không thể không chế bản thân mình, bướng bỉnh… phần lớn đều là do từ nhỏ đã không có được phương pháp giáo dục đúng đắn.

Buông thả sẽ khiến trẻ không có thêm nhiều cơ hội chọn lựa hay cùng chơi với bất kì trẻ khác, từ đó có khả năng bị nhiễm các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi còn mắc một số bệnh. Tôi thường trông thấy nhiều đứa trẻ không được quản thúc hay đánh bạc bên vệ đường. Bọn họ đánh lộn lẫn nhau, dùng những từ ngữ tục tĩu để lăng mạ nhau. Không biết đã bao nhiêu lần tôi đi khuyên bảo, can ngăn những cuộc đánh nhau của họ.

Mỗi khi nhìn thấy những tỉnh cảnh này, tôi đều cảm thấy vô cùng đau lòng, bọn họ vốn dĩ có thể tiếp nhận nền giáo dục tốt, trở thành những đứa trẻ có tri thức, có lễ nghĩa, nhưng họ đã không có được những thứ đó.

Những đứa trẻ này rất không hiểu chuyện, chúng thường xuyên ném đất đá, hậu quả là sứt đầu chảy máu, bị thương, thậm chí dẫn tới tàn tật, đó là những chuyện rất đáng sợ! Thậm chí là ném cầu tuyết, có những đứa trẻ cũng lựa chọn những quả đông cứng lại, có dạng như hòn đá, phải làm người khác bị thương bằng được.

Khi tôi nhìn thấy những đứa trẻ rách mắt, sứt mũi, thiếu ngón tay út, thì thường hỏi nguyên nhân vì sao, kết quả phần lớn đều bị trong khi chơi. Những điều này luôn khiến tôi phải dựng cả tóc gáy.

Hồi còn nhỏ, tôi cũng có một nhóm bạn, nhưng khi cha tôi phát hiện ra đám bạn đó rất thô bạo thì ông đã không cho tôi chơi cùng với họ nữa. Ở đây, tôi không nói những đứa trẻ đó bản thân có gì không tốt, trẻ rốt cuộc vẫn chưa hiểu chuyện, bởi vì trẻ không nhận được sự hướng dẫn đúng đắn từ người lớn khiến chúng thường xuyên làm những chuyện ngốc nghếch.

Teddy là một cậu con trai vô cùng mạnh khỏe, có thể nói là người lãnh đạo trong đám trẻ con. Cậu có sự oai vệ, thông minh, hơn nữa còn có năng lực tổ chức, cậu thường xuyên dẫn những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn chơi trò đánh trận giả.

Hoặc do Teddy bẩm sinh đã có khả năng đó, cậu quản lí “Đội quân” của mình rất có trình tự. Nhưng có một ngày, vị “Anh hùng” này đã bị “Kẻ địch” đánh bại.

Ngày đó, Teddy phân nhóm bạn của mình thành 2 nhóm chơi trò bảo vệ thành lũy. Teddy dẫn đầu nhóm có 5 – 6 bạn giữ thành lũy, những người còn lại đóng vai kẻ địch tấn công thành lũy.

Teddy bảo kiếm – Một cây gây gỗ, dũng cảm đứng trên một con ngựa chở hàng, một tay chống nạnh, một tay giơ kiếm, cậu để hai chân giẫm trên bánh xe cao của chủ ngựa, miệng thì nói lời của những người bạn nhỏ của mình: “Nhanh lên, tiến lên tiêu diệt kẻ thù…”. Đây thực sự là khí chất của một bậc đại anh hùng.

Lúc đó, tôi cũng ở trong nhóm này, tôi và Teddy vai kề vai tác chiến. “Bên kẻ dịch” lấy cảnh cây, đá, ném vào phía chúng tôi. Teddy dũng “Bảo kiếm” của mình để chống lại sự tấn công đồ, gạt rơi từng cái một.

“Nhất định phải giữ thành”. Đó là cách nghĩ mà tôi và Teddy cũng suy nghĩ. Nhưng quân địch tấn công càng lúc càng mạnh, chúng tôi cuối cùng đã không ngăn cản được.

Một người trong số quân địch, chính là người chỉ huy của bọn họ, phi lên ngựa, nhân lúc Teddy không chú ý đã đá cậu ta một cái vào lưng, Teddy kêu lên một tiếng, từ trên ngựa ngã xuống.

Lúc đó tôi ở bên cạnh Teddy, bị sự việc bất ngờ đã làm cho đờ người ra. Nhìn thấy Teddy ngã nhoài trên đất, đau đớn đến mức không đứng dậy được, hơn nữa còn chảy một chút máu, tôi thực sự vẫn không nhìn ra đã xảy ra chuyện gì, hoang mang chạy về nhà, đi tìm cha tôi đang tiếp khách trong phòng. Do quá sợ hải, tôi không mở cửa mà đã hét toáng lên:

“Cha à, không tốt rồi, xảy ra chuyện rồi!”.

Từ biểu hiện của tôi, cha nhìn và đoán chắc chắn đã xảy ra chuyện gì đó, thế là ông nhanh chóng đến bên tôi.

Dưới sự hướng dẫn của tôi, mọi người nhanh chóng đến chỗ xảy ra chuyện. Cảnh tượng khiến tôi thật khó quên, ngay đến những vị khách cũng thấy sửng sốt.

Lúc đó tôi mới hiểu rõ, khi Teddy từ trên ngựa ngã nhào xuống đất, không may đã giẫm phải một lưỡi dao lam dưới đất, có lẽ là rất sắc, cầm miếng dao lam từ dưới mặt đất lên, nó đúng vừa vặn bằng vết thương trên đùi của Teddy.

Teddy ngã trên mặt đất, đau đớn đến mức hết lớn lên. Bọn trẻ không dám lại gỡ lưỡi dao ra, quả thật đó là cảnh tượng quá kinh hãi, trên mặt Teddy toàn là mẫu…

“Teddy thật là một vị anh hùng”. Tôi nói với cha sau khi sự việc đã xảy ra

“Con trai, con thực sự coi đó là một vị anh hùng hay sao?”

“Đúng vậy, cậu ấy bị thương vì bảo vệ thành lũy mà, biểu hiện của cậu ấy rất dũng cảm”. Mắt tôi chảy ra hàng lệ biểu thị sự ngưỡng mộ.

“Không, con trai a, hành động của Teddy không thể gọi là anh hùng, thậm chí cậu ấy có ngã từ trên ngựa xuống, càng thể hiện sự vô tri của anh ta”. “Cha à, cha chẳng nói là làm người phải dũng cảm sao? Lẽ nào Teddy không dũng cảm?”.

Lúc đó, nhìn sự thơ ngây và non nớt của tôi, cha đã kiên nhẫn giảng giải chuyện gì nên làm, chuyện gì không nên làm.

“Con trai, hôm nay các con làm gi?”

*Chúng con chơi trò chơi bảo vệ thành lũy a”.

“Đúng vậy, đó chỉ là một trò chơi, đó không phải là trận chiến đấu thật”.

“Con trai, ta biết bọn con đều thích các nhân vật anh hùng, nhưng con nên biết rằng, anh hùng không nhất thiết phải như vậy, không phải bất chấp tất cả để chém giết”.

Cha xoa đầu, giải thích tỉ mỉ cho tôi sự đúng và sai trong trò chơi đó.

“Cho dù bọn con đang chơi trò chơi, nhưng bọn con vẫn là bạn của nhau, vì sao lại phải đánh giết thật như thế? Trò đánh trận giả này rất dễ biến bạn thành thù, con xem có phải Teddy sẽ mãi thù hận người đã làm cậu ta té ngựa hay sao, bởi vì cậu đã bị thương rất nặng. Vốn dĩ là những người bạn tốt của nhau bây giờ lại biến thành kẻ thù, hoặc có một ngày Teddy sẽ tìm cậu ta báo thù. Cha không hi vọng con và những người bạn của mình lại xảy ra sự oán giận trong lòng. Hận thù sẽ sinh ra tội ác”. “Nhưng Teddy quả thực rất dũng cảm”. Tôi vẫn không hiểu được đạo lí trong đó.

“Cha tin cậu ta là một người dũng cảm, cũng rất thông minh, nhưng hàng ngày cứ đánh đánh giết giết như thế thì có kết quả gì? Hôm nay đã bị thương bởi lưỡi dao đó, có thể ngày mai lại bị gạch đá làm thương ở mắt, hôm sau nữa có thể bị gãy tay? Đây không phải là kết quả tốt, đúng không nào? Một đứa trẻ cử liên tiếp bị thương, sau này lớn lên sẽ chẳng làm được gì. Nếu cậu ta là một tưởng quân, vậy thì bây giờ nên hiểu được cách bảo vệ chính bản thân mình. Một người thiếu tay thiếu chân thì làm sao có thể lãnh đạo cả đội quân để đánh bại quân thù đây?”.

“Bọn con vẫn là trẻ con, vẫn chưa nắm rõ mức độ của trò chơi này. Con phải biết rằng, trò chơi chỉ là trò chơi, không thể dùng đao kiếm thật. Nếu có một ngày các con vào chiến trường thật, có đâm thực sự anh dũng như con nói hay không, đó mới thực sự coi là anh hùng”.

“Cha à, con hiểu rồi”. Sau khi nghe cha nói, tâm hồn non nớt của tôi đã được khai thông.

Những vết thương mà trẻ gặp phải trong trò chơi chủ yếu đến từ sự vô trị của trẻ. Nếu cha mẹ không chú ý phân tích, hướng dẫn trẻ thì kết quả là cực kì đáng sợ,

Cha thường nhắc nhớ tôi, không được tham gia cãi lộn đánh nhau cùng với lũ trẻ, sự tổn thương này không hề ít hơn so với sự tổn thương trong trò chơi. Nó không chỉ có hại cho cơ thể, càng quan trọng hơn đó là nó tạo ra một bóng đen lớn trong tâm hỗn non nớt của trẻ nhỏ.

Trên thế gian này chẳng có gì đáng sợ hơn so với sự này sinh thù hận trong tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ. Sự thù hận có thể khiến một người ngược đãi với cha mẹ, khinh miệt những người xung quanh mình, càng làm trẻ rơi vào tình cảnh cô độc, không có sự trợ giúp.

Có một số trẻ không nhận được sự giáo dục chăm chút từ gia đình, không hiểu được phải trái là do cha mẹ đã không có một phương pháp giáo dục tốt nhất trong thời ấu thơ, họ nhàn rối và vô vị. Họ không biết được rằng trên thế giới này còn rất nhiều điều tốt đẹp, họ không biết đọc sách, không biết được sự hấp dẫn trong sách, càng không biết tìm sao để thấy được niềm vui trong văn học và nghệ thuật. Do không nhận được sự hướng dẫn thì làm sao có thể trải qua những điều tốt đẹp thuộc về tuổi thơ của mình. Có nhiều trẻ không biết phải làm gì hàng ngày, cô trẻ lại lấy việc đánh nhau và ức hiếp người khác thành thú vui, thậm chí có những đứa chìm sâu trong sự độc ác hay bài bạc. Tôi không nhìn ra một chút ánh sáng nào với tương lai của những đứa trẻ đó. Chúng thật bất hạnh, bởi vì không nhận được sự giáo dục tốt từ cha mẹ, không nhận được và không có được mái ấm gia đình đúng nghĩa.

Có người sẽ nói, tính cách và tài năng của trẻ đều là bẩm sinh. Họ thường nói rằng: “Con của tôi hỏng đứt rồi, quả thực không học tốt được, dạy cũng chẳng có tác dụng gì”. Mỗi lần như vậy, tôi đều cảm thấy vô cùng xót xa. Chính bạn còn không tin tưởng vào con mình thì những đứa trẻ nhỏ bé, non nớt này sẽ có sự phát triển thể nào đây?

Tôi có thể không do dự chút nào mà nói với những người cha người mẹ đó rằng: Bọn họ phải xem xét lại chính mình. Bản thân mỗi đứa trẻ là tốt, tất cả mọi lỗi lầm của trẻ quy kết lại đều là do những bậc cha mẹ đó.

Do nhiều nguyên nhân, cha tôi luôn có những yêu cầu nghiêm khắc trong việc lựa chọn bạn bè cho tôi. Ông luôn cổ gắng để những bạn nhỏ có cùng sở thích với tôi tập hợp lại thành một nhóm, mục đích của ông là mong muốn có thể thảo luận về vấn đề nào đó, có thể cùng giúp đỡ và học tập lẫn nhau về những kiến thức trong lĩnh vực đó.

Khi cha nhìn thấy tôi và những bạn nhỏ khác cùng đọc thơ và ca hát hoặc diễn vai một nhân vật trong tác phẩm, ông tuyệt đối không bao giờ làm phiền bọn tôi, hơn nữa còn cảm thấy vô cùng phân khích vì điều đó.

2. Xử lí thỏa đáng những mâu thuẫn khi chơi

Cha luôn lo ngại tôi chịu sự ảnh hưởng không tốt hoặc học theo những điều tiêu cực trong trò chơi, do vậy ông luôn thận trọng trong việc chọn lựa trò chơi, khiến tôi một dạo đã không có bạn để chơi cùng. Chú tôi đã từng nói với cha rằng, trẻ con nhất định cần có đồ chơi để chơi, nếu không trẻ sẽ cảm thấy nhạt nhẽo, không tìm thấy hứng thú trong cuộc sống, thậm chí sẽ sa sút về mặt tinh thần, có tính cách cô độc.

Tuy cha tôi không tán đồng cách nói này nhưng vì có rất nhiều người nói, ông cũng có một chút thỏa hiệp. Cuối cùng ông cũng đã thương lượng với mẹ, chọn 2 cô bạn nhỏ cũng làm bạn với tôi.

Hai cô bạn nhỏ này đều là những đứa trẻ nhà hàng xóm nhận được sự giáo dục rất tốt, biết nhảy, biết hát, tôi cùng các bạn chơi rất vui vẻ. Nhưng kết quả dúng như cha tôi đã dự liệu, đã xảy ra một tình huống không hay.

Cha nói với tôi, từ sau khi chơi với 2 người bạn nhỏ đó, tôi từ một người không bướng bỉnh trở thành một đứa trẻ bưởng bình, từ trước chưa bao giờ nói dối nay đã biết nói dối, bắt đầu sử dụng một số những từ ngữ không hay. Tôi đã biến thành một người tự coi mình là đúng và kiêu ngạo.

Những thay đổi lúc đó của tôi khiến cha hết sức lo lắng.

Ông tiến hành quan sát việc vui đùa của tôi với 2 người bạn nhỏ kia, phát hiện đây là do 2 bạn nhỏ kia chuyện gì cũng nghe theo tôi mà làm.

Do vậy, ông đã nói với các bạn nhỏ: “Không nên cái gì cũng nghe theo Carl, nếu Carl cứ tự coi mình là đúng thì hãy nói với ta. Nhưng vẫn chẳng có chuyện gì thay đổi, sau này cha không cho tôi chơi với 2 bạn nhỏ đó nữa.

Đối với sự việc phát sinh, cha tôi đã tiến hành phân tích và nghiên cứu tỉ mỉ về việc này.

“Trước tiên, các bạn nhỏ này đều là những đứa trẻ có sự giáo dục tốt. Có người sẽ nói tuy họ đều chịu sự giáo dục tốt. vậy thì giữa đôi bên chỉ có ảnh hưởng tốt. Sự thực không phải như vậy, con người ai cũng có lòng hiếu thắng, chứ dừng nói đến trẻ nhỏ.

Hai bạn nhỏ đều biết hát, biết nhảy, Carl cũng như vậy, vẫn đề ở đây là ai sẽ làm tốt hơn. Mỗi khi 2 bạn nhỏ cũng nhảy, Carl luôn đứng bên cạnh khoa chân múa tay, nói rằng động tác của các bạn nhỏ đó không đúng. Tư thế đó không đẹp. Lúc đó 2 bạn nhỏ đã mời Carl đến làm lại. Carl nhảy mà không có chút ngại ngùng nào. Bởi vì Carl là con trai, động tác của Carl nhất định có lực và dẻo dai hơn, chứ không mềm dẻo như con gái lúc đó các bạn nữ đã nói rằng động tác của cậu hơi cứng, quá khó coi.

Như vậy, mâu thuẫn đã xảy ra.

Kết quả là con trai và 2 cô bạn đã xảy ra một trận cãi nhau kịch liệt. Nếu là tranh luận những vấn đề khác thì vẫn tốt một chút, còn đây lại là khiêu vũ, bên nào cũng có những quan điểm của mình. Con trai nói nhảy nên có lực, còn hai cô bạn lại nói nhảy cần có sự uyển chuyển.

Bởi vì trí thức và từ ngữ mà các bạn nhỏ nằm được đều có hạn nên sau khi xảy ra cãi nhau thì ai cũng muốn nhanh miệng và lớn giọng. Carl là một cậu con trai, với khẩu khí cứng rắn của minh thường xuyên không bao giờ nhận sai trong những cuộc tranh luận với các cô bạn nhỏ. Nếu trong lòng không phục thì cũng chẳng tìm được lí do nào để thuyết phục Carl.

Thắng lợi mà Carl dành được hoàn toàn là do áp đảo đối phương. Như vậy sẽ tạo nên trong Carl một ấn tượng đó là con gái không thể bằng được cậu, cảm giác chiến thắng vì thế mà dần hình thành trong con người. Nhưng trên thực tế Carl không ý thức được rằng, thắng lợi mà mình dành được không phải là sự mạnh hơn người khác về mặt kiến thức.

Thế là trong cảm giác sai lầm đó, cậu biến thành một người tự coi mình làm trung tâm, tự cho rằng bản thân mình cái gì cũng hiểu.

Ngày thứ hai, do số lần thắng trong những lần tranh luận khá nhiều nên con trai đã bắt đầu coi nhẹ những người bạn cùng chơi của mình, cho rằng trí lực của các bạn không bằng mình.

Tôi phát hiện con trai trong rất nhiều tình huống vì muốn thuyết phục bạn cũng chơi mà bắt đầu nói dối. Đối với việc tranh luận, cậu bé đã vượt quá phạm vì những câu hỏi của bản thân mình. Để dành được thắng lợi, con trai đã bắt đầu dùng thủ đoạn, thậm chí ngụy tạo những câu chuyện không có thật để lừa gạt các bạn.

Hai cô bạn cũng giống như Carl, đều là những đứa trẻ, kiến thức có hạn. Những đứa trẻ ngây thơ dễ bị lừa gạt, cùng với đó là nhiều nguy hiểm đang rình rập.

Một mặt, Carl từ một người không biết nói dối trở thành một kẻ dối trá, sự lừa gạt của cậu không vì tiền bạc mà chỉ muốn giành được phần thắng trong cuộc tranh luận. Đây là cách nghĩ dẫn tới việc để có được cái gì thì cậu cũng thông qua cách dối trá, hậu quả của việc này sẽ hủy hoại tương lai của cậu. Mặt khác đó là biến 2 cô bạn nhỏ thành những người bị hại, hai cô bạn đó sẽ có những nhận thức sai lầm từ Carl, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

Do Carl vốn dĩ đã có một kiến thức nhất định, lại cộng thêm khẩu khí của mình cùng với sự chống lưng của những lời nói dối đó, như vậy bất luận trong tình huống nào nó cũng có thể chiếm thể thượng phong. Do vậy Carl sẽ càng trở nên đắc ý hơn từ sự khâm phục của hai cô bạn nhỏ kia. Cuối cùng hai cô bạn nhỏ đã dứt khoát chuyện gì cũng sẽ nghe lời Carl, chuyện gì cũng làm theo Carl.

Cuối cùng Carl sẽ cho rằng có thể tùy ý điều khiển mọi người, còn thường xuyên nói bọn trẻ thật ngốc nghếch, đần độn, những lời tục tĩu cũng theo đó mà thuận miệng phát ra”.

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, cha đã lựa chọn cách giáo dục đúng đắn để chỉ dẫn tôi, ông dạy cách làm sao để chơi cùng các bạn, cách đối xử với các bạn ra sao, làm sao để giải quyết sự mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn, giúp tôi sửa đổi lỗi lầm, trở thành một người khiêm tốn, thận trọng, không kiêu ngạo. Những điều này đem đến lợi ích lâu dài cho tôi trong suốt cuộc đời của mình.

3. Cha mẹ là người bạn tốt nhất của trẻ

Trẻ không có bạn cùng chơi trong thời ấu thơ có đồng nghĩa với việc chúng đã mất đi niềm vui tuổi thơ hay không?

Cha tôi cho rằng trẻ không có bạn bè cùng chơi chưa hẳn đã mất đi niềm vui tuổi thơ. Ông cho rằng trẻ không cùng chơi với những đứa trẻ khác sẽ không có niềm vui, đó chưa phải là cách nghĩ đúng. Đương nhiên, trẻ cùng vui đùa sẽ giúp trẻ càng thoải mái và vui vẻ, muốn nói thì nói, muốn làm thì làm, trẻ đương nhiên sẽ thích thế này. Nhiều người có thói quen gọi những điều này là niềm vui tuổi thơ.

Tuy nhiên, những niềm vui như vậy sẽ không hoàn toàn là tốt, ở một mức độ nhất định nào đó thì đó lại là sự trốn tránh trách nhiệm cùng chơi với trẻ của các bậc cha mẹ.

Làm cha mẹ, nếu có thể hiểu được tâm lí trẻ, cùng chơi với trẻ, như vậy trẻ sẽ rất vui, hơn nữa đây còn là những điều có lợi bởi vì những trò vui đùa này sẽ giúp trẻ không bướng bỉnh, cũng không tự coi mình là trung tâm; đương nhiên sẽ không bị biến đổi về mặt phẩm chất, cũng không bị nhiễm các loại thói quen xấu.

Để trẻ chơi cùng với nhau, cho dù là trẻ tốt thì cũng có những tác hại nhất định, điểm này trước đây đã từng nói qua. Nếu là trẻ xấu thì tác hại đó sẽ càng lớn.

Thôi quen tốt của những trẻ tốt nếu có thể truyền đến những trẻ xấu thì đó đương nhiên là một chuyện rất tốt, nhưng đáng tiếc là, điều như vậy về căn bản lại không xảy ra, phần lớn trường hợp chính là thói quen xấu của những trẻ không tốt lại. ảnh hưởng tới những trẻ tốt.

Vì sao lại như vậy? Điều này là bởi vì học tập thói quen tốt đòi hỏi sự nỗ lực và năng lực tự khống chế bản thân mình, còn thói quen xấu thì không cần bất kì sự nỗ lực nào mà đã lan truyền sang người khác.

Từ ý nghĩa trên mà nói thì có người cho rằng trường học là nơi tập trung của tất cả những thói quen xấu của những trẻ không tốt. Đối diện với thực tế này, tại những ngôi trưởng với những học sinh có phẩm chất không tốt là cực kì nghiêm trọng. Nhưng nhiều gia đình lại không có những điều kiện học tập gia đình, do vậy trường học đã cố gắng hết sức để tránh điểm này. đã có một sự giám sát nghiêm ngặt đối với những trò chơi của học sinh.

Rất nhiều cha mẹ cho rằng trẻ nhất thiết phải cùng chơi với bạn bè thì mới vui vẻ được, thực sự không phải như vậy. Cha mẹ nên cùng chơi với trẻ, có thể là điều sẽ làm trẻ càng vui mừng hơn, nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không để ý tới điều này, luôn mượn cớ rằng bản thân mình quá bận hoặc với những lí do khác để trốn tránh trách nhiệm cùng chơi với con.

Tôi thường nghĩ thế này. Cơ thể của cha mẹ sẽ giúp trẻ tập luyện sức khỏe tốt nhất, cơ thịt của cha mẹ có thể tăng cường sức khỏe cho trẻ. Không phải có rất nhiều đứa trẻ thích trèo lên. người cha mẹ đùa nghịch đó sao? Đó có thể là những bài tập luyện đầu tiên của trẻ.

Diện mạo và thanh âm của cha mẹ khiến trẻ bị lôi cuốn, công việc mà cha mẹ làm và vật dụng mà cha mẹ sử dụng khiến trẻ cảm thấy hiếu kì, cha mẹ quan tâm và giúp đỡ chính là điều hạnh phúc nhất của trẻ.

Vì sự hiếu kì nên bất kì thứ gì cũng làm trẻ nảy sinh cảm giác tươi mới. Khi tôi còn nhỏ cũng luôn muốn bên cạnh mẹ quay đi quay lại, đối với mỗi vật dụng mà mẹ sử dụng đều thấy thú vị và tò mò.

Cha nói, trong vài tháng tôi hay làm hỏng những vật dụng như cốc, đĩa, thìa gỗ, nồi nhỏ, nắp đậy…Thực ra, cái tôi quan tâm không phải là cách sử dụng của những thứ đồ này, bởi vì tôi không biết sử dụng chúng, mà là sự quan tâm tới màu sắc, hình dạng, trọng lượng hay cảm giác tiếp xúc với chúng. Tôi thích trang giấy, sách vở. Đây đều là những “Đồ chơi” mà tôi thích nhất.

Hi vọng được chơi cùng với cha mẹ, đó là chuyện mà trẻ luôn khát khao. Đối với những người làm cha làm mẹ nên có cái “Thú vui an nhàn” này. Có một số bậc cha mẹ lại không nắm rõ điểm này, đã từ chối yêu cầu hoặc làm gián đoạn trò chơi trẻ đang chơi. Như vậy không những sẽ ảnh hưởng tới tình cảm vẫn có giữa cha mẹ và con cái, hơn nữa còn làm giảm tính tích cực của trẻ trong khi tham gia vui chơi.

Cha mẹ nên tích cực tham gia một góc độ nào đó trong trò chơi của trẻ, bởi vì như vậy sẽ có tác dụng tốt giúp trẻ trải nghiệm và hiểu được cuộc sống của môi trường xung quanh. Cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhớ và khuyến khích trẻ quan sát cuộc sống hàng ngày, hiểu được cuộc sống của người, vật trong môi trường xung quanh, đặc biệt phải để trẻ tiếp xúc và hiểu được cuộc sống của bản thân cha mẹ.

Cha mẹ nên có ý thức để trẻ được là “Cha” hay “Mẹ”, để trẻ trải nghiệm một chút cảm giác làm cha mẹ. Cảm giác này tuy là mờ nhạt nhưng cũng không nên phát là trẻ bởi vì nó có lợi. Từ trong sự trải nghiệm đó trẻ sẽ hiểu được sự vật và của cha mẹ, càng ngày càng hiểu được cha mẹ một cách sâu sắc hơn.

Trong quá trình giáo dục, cha đã hiểu được trò chơi này một cách sâu sắc, cha không chỉ là một nhân vật còn là người dẫn đầu, đảm đương trong trách hành động chỉ huy.

Khi trẻ vi phạm những quy tắc trong trò chơi thì cha mẹ nên chú ý nhắc nhở, chú ý không để trẻ bỏ dở trò chơi giữa chừng. Nếu như vậy sẽ làm tan vỡ hứng thú và tính tích cực đối với trò chơi mang góc độ gia đình, ảnh hưởng là rất nghiêm trọng.

Có thể nói như vậy, tôi sở dĩ có thể lớn lên khỏe mạnh, đồng thời có được thành tựu như ngày hôm nay, ở một chừng mực rất lớn công lao thuộc về quá trình chơi đùa của cha mẹ và tôi. Đây không phải là sự quá khen của tôi dành cho cha mẹ mình mà sự thực chính là như vậy.

Đối với những trẻ có độ tuổi khác nhau. “Chơi” có ý nghĩa khác nhau đối với trẻ, cách chơi cũng có sự biến đổi trong quá trình này. “Chơi” không chỉ nằm ở “Thú vui”, hơn nữa còn thông qua “Chơi” trẻ có thể học được càng nhiều điều, phát hiện ra những điều thần kì. Chúng ta biết rằng, chơi có thể giúp vận động và phát huy đầy đủ chức năng, các bộ phận, có thể khai phá và nuôi dưỡng trí lực và năng lực sáng tạo của trẻ.

Sự trưởng thành của tôi luôn nhận được sự quan tâm của cha mẹ, mỗi hành động của tôi đều nằm trong tầm quan sát để từ trong đó phát hiện ra rằng không chỉ có trò chơi mới là chơi. Ăn, uống, kéo, đẩy, động tác…. thậm chí ngủ cũng là một trò chơi

Khi tôi có hứng, cha mẹ luôn để tôi chơi thật đầy đủ, thật vui vẻ.

Chơi là đặc tính bẩm sinh của trẻ, điểm này thì rất nhiều cha mẹ đều biết. Nhưng chơi như thế nào, chơi cái gì thì không nhiều người biết được kiến thức cần thiết này. Rất nhiều trẻ chơi một cách mù quáng, vì chơi mà chơi. Vì như vậy, trẻ vốn dĩ có thể phát huy trí tuệ và năng lực của mình thì lại chỉ lãng phí vào việc chơi những trò vô bổ. Nên hiểu rõ rằng trẻ không vì chơi mà chơi mà là phải chơi để phát hiện ra cái mới.

Tiềm năng của trẻ là vô hạn nhưng cần có sự hướng dẫn đúng dẫn của cha mẹ.

Trẻ trong lúc chơi sẽ hội tụ đủ cả tính tích cực, tính chủ động, đại não trong lúc hoạt động sẽ đạt được sự phát triển nhanh, khôn ngừng nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo, điều này đối với việc bồi dưỡng các loại năng lực, đặc biệt là năng lực tưởng tượng và năng lực sáng tạo của trẻ, đây là điều mà các cách thức khác khó có thể bắt kịp nó được. Chúng ta đều biết “Chơi” có hình ảnh của cuộc sống trong đó nhưng lại không hoàn toàn căn cứ trên cuộc sống, trẻ sẽ căn cứ theo kiến thức và sự lí giải của mình để nhìn nhận cuộc sống, cha mẹ không nên cứng nhắc hạn chế, có như vậy thì năng lực sáng tạo mới có thể có được phát huy đầy đủ.

“Chơi” bản thân nó chính là một loại hoạt động, thông qua việc chơi có thể giúp trẻ tăng cường thể chất, phối hợp các động tác, tăng thêm hứng thú tinh thần. Nhưng trong quá trình chơi cha mẹ nên hướng dẫn đầy đủ, nếu không sẽ xảy ra những hậu quả không tốt mà trước đây tôi đã từng đề cập.

Khi cha mẹ và trẻ chơi cùng với nhau, nhất định phải quan sát thật tỉ mỉ, dốc lòng tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ.

Mọi người thường cho rằng trẻ vài tháng tuổi sẽ không hiểu chuyện tuổi còn quá nhỏ.

Khi con trai của tôi được 5 – 6 tháng, tôi phát hiện ra con cũng có những biểu hiện cảm xúc. Khi tinh thần tốt, trẻ sẽ vận động toàn thân, chơi trò chơi lật người qua lại cũng vô cùng hào hứng. Dường như trẻ đã tìm được nguồn năng lượng của mình từ trong trò chơi đó, đồng thời dần học được năng lực khống chế sức mạnh của chính mình. Khi tình cảm không tốt, trẻ sẽ cảm thầy nặng nề toàn thân, nếu lúc này cha mẹ lại để trẻ chơi trò chơi này thì chúng sẽ thấy không thoải mái.

Năng lực thích ứng, tốc độ phản ứng của trẻ chậm hơn nhiều so với cha mẹ nghĩ, đặc biệt là trong khi chơi trò chơi. Cha mẹ cùng theo trẻ trong khi chơi thì nên tiến hành căn cứ trên tốc độ phản ứng của trẻ. Cha mẹ nên thuận theo phản ứng của trẻ, nên kiên nhẫn nếu không sẽ biến thành mình đang chơi trò chơi một mình. Cha tôi đã phát hiện ra điều này ngay từ khi tôi còn rất nhỏ. Ví dụ: Khi ông nói chuyện với một đứa trẻ 6 tháng tuổi như tôi, nếu ông không giảng giải liên tục hay dùng một chút rồi lại tiếp tục bài luận dài của mình, tôi hoàn toàn không hiểu, lại giống như ông đang truyền cho tôi một trò chơi nào đó rất thú vị, tôi cần có một quá trình dài mới thò tay ra cầm. Lúc đó, cha tôi đã kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi tôi duỗi tay ra mới thôi, không để đồ trực tiếp vào lòng bàn tay tôi. Nếu ông hôn tôi một cái rồi quay người bước đi, như vậy tôi sẽ không cảm thấy có hứng thú, tôi rất muốn tặng cho ông một nụ cười nhưng ông đã không cho tôi kịp có thời gian. Phải chơi cùng với trẻ thì nên để trẻ có dù thời gian cần thiết.

Cha tôi cho rằng, phần lớn thời gian của trẻ đều nên trải qua cùng với thời gian của cha mẹ. Như vậy trẻ sẽ nhận được sự quan tâm của cha mẹ từng giờ từng khắc, không ngừng giao lưu với trẻ. Nếu không trẻ sẽ cảm thấy cô độc, buồn bực, cảm thấy không an toàn. Cha mẹ nên cố gắng để những tình huống đó không phát sinh. Để tránh những tình huống đó thì có thể dẫn trẻ tới những nơi mà cha mẹ làm việc. Đối với tôi, cha mẹ luôn khuyến khích và ủng hộ tôi tham gia vào những việc cùng làm với cha mẹ, họ phát hiện ra rằng tôi cũng rất vui vẻ khi làm những điều đó.

Ví dụ khi cha đang dùng nước, tôi rất muốn nghịch nước, thể là ông đã cho tôi tham gia. Có lúc tôi còn giúp cha mẹ dọn nhà và rửa bát Những việc nhà đơn giản đó trong mắt tôi đều biến thành những trò chơi rất vui vẻ.

Mỗi trẻ đều là một cá thể độc lập, chúng đều có những năng lực thích nghi cuộc sống không giống nhau. Mức độ thích nghi đối với trẻ nên là hướng dẫn, khơi gợi hứng thú, chứ không nên dọa nạt, có những trẻ sẽ cười nói nhưng cũng có những trẻ sẽ khóc lóc thảm thiết. Do vậy cha mẹ hãy cố gắng hiểu trẻ, xem phản ứng của trẻ thích hợp với trò chơi nào.

Phát hiện ra cá tính của trẻ một cách đầy đủ nhất là một trong những điều cần có của cha mẹ.

Trong quá trình giáo dục, cha tôi luôn cố gắng hết sức làm những việc có thể khiến tôi vui, bởi vì ông có thể hiểu được tâm tư của tôi, cùng vui đùa với tôi, tôi và cha đã có được những niềm vui bất tận trong những trò chơi đó. Có thể nói như thế, tuy tuổi thơ của tôi trải qua với ông – Một người trưởng thành, nhưng không vì thế mà mất đi sự thơ ngây của con trẻ.

4. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Là người lớn, chúng ta đều biết rằng việc kết giao bạn bè là một chuyện rất thận trọng. Chúng ta không những phải dùng tình yêu thương đối đãi với người khác mà còn hi vọng những người xung quanh chúng ta cũng là những người sẽ dùng tình yêu đó để đối đãi với bản thân mình, ai mà lại bằng lòng kết giao với ma quỷ.

Những người trưởng thành thực sự có lúc cũng đi vào con đường cong vẹo dưới sự ảnh hưởng không tốt, huống hồ là trẻ con? Do vậy, ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha luôn không để tôi tiếp xúc với những người có thói quen xấu.

Có người đã nói với cha tôi: “Ông làm như vậy không phải quá ích kỉ hay sao? Ông nên giúp đỡ những người có thói quen xấu”. Thực ra, ông cũng muốn làm như vậy, nhưng ông biết được điều đó là không có khả năng. Thực ra mỗi người chỉ cần đối đãi thực sự với mình thì thói quen xấu sẽ biến mất.

Ông cùng người bạn đồng hành tốt của mình là mục sư Wolf không có cũng quan điểm, mục sư Wolf cho rằng thói quen tốt của trẻ tốt có thể truyền cho những đứa trẻ xấu. Cha tôi chỉ cho đó là một điều tốt đẹp nhưng dường như điều này không thể xảy ra được.

Về vấn đề này, ông đã cùng với mục sư Wolf tranh luận rất nhiều lần nhưng ông vẫn kiên trì với quan điểm của chính mình. Cha tôi cho rằng không thể dùng lí luận để thuyết phục ông thì hãy cho ông thấy sự thật.

William là con trai của mục sư Wolf, cậu ấy tiếp nhận sự giáo dục gần giống tôi. Cha tôi cũng không thể không thừa nhận, mục sư Wolf cũng là một nhà giáo dục rất xuất sắc, bởi vì câu con trai William của ông về mọi phương diện cũng không hề thua kém tôi bắt luận là kiến thức, ngôn ngữ hay phẩm đức, cậu đều biểu hiện rất xuất sắc.

Điều không đồng nhất giữa mục sư Wolf và cha tôi đó là ông khuyến khích con trai mình giao du với những thành phần xấu, ông nói với con trai minh rằng nên giúp đỡ những người bạn có thói quen không tốt đó.

Giúp đỡ người khác là một phẩm chất đạo đức cao đẹp. nhưng cha tôi cho rằng cách làm của mục sư Wolf đối với con trai là không có trách nhiệm.

Do có sự lựa chọn đối với những người bạn cùng chơi nên con trai của mục sư Wolf dần có sự thay đổi, cha tôi đã nhiều lần nhắc nhở mục sư Wolf, nhưng ông vẫn nhất quyết không thay đổi, ông kiên quyết với quan điểm của mình, ông luôn tin rằng con trai của mình sẽ thay đổi được những đứa trẻ xấu kia.

Cha tôi chẳng còn cách nào đối với sự cố chấp của mục sư Wolf.

Chuyện không muốn xảy ra cuối cùng cũng đã xảy ra.

Mục sư Wolf mấy lần phát hiện con trai William của mình về nhà khá muộn, vượt quá thời gian mà ông quy định. Thế là ông hỏi con trai đã xảy ra chuyện gì. Cậu nói với cha, bởi vì có một chút mâu thuẫn phát sinh trong đám bạn, cậu ấy phải khuyên giải họ, cậu còn kể cho đám bạn nghe một câu chuyện trong “Kinh thánh” có liên quan tới tình bạn tốt.

“Thì ra là như vậy”, mục sư Wolf tin tưởng lời cậu con trai nói, đồng thời cảm thấy vui mừng với mỗi hành động của con bởi vì đó là những gì mà ông hi vọng, con trai có thể giúp đỡ mọi người, thật sự chẳng còn điều gì làm ông vui hơn.

Tuy nhiên, ông không biết được rằng, ông đã bị lừa gạt bởi những lời nói dối của con trai. Điều này cũng không thể trách cậu vì trước đây cậu chưa từng nói dối. Người mục sư đồ không thể ngờ rằng con trai ông đã dẫn nhiễm thói quen xấu của những đứa trẻ xấu kia.

Sau khi mục sư biết được chân tướng, ông dường như không tin vào mình nữa. Cái mà cậu con trai William gọi là giúp đỡ người khác thực tế là tụ tập lại để đánh bạc hoặc kể những câu chuyện hạ lưu. Mục sư Wolf nên biết rằng, đánh bạc ở nông thôn là một chuyện rất phổ biển, đây là thú vui duy nhất của những con người không có giáo dục. Còn những câu chuyện hạ lưu độ thì lại lưu hành cực nhiều trong thế giới của bọn họ nhưng mục sư Wolf lại không chú trọng đến điều này.

Những đám bạn của William đều là những đứa trẻ xuất thân từ gia đình nông thôn, ngay từ nhỏ bọn họ đã không nhận được sự giáo dục đầy đủ nên chỉ biết làm theo cách làm của người xung quanh, thói quen xấu và những lời tục tĩu đối với những trẻ đó mà nói chính là những thứ như cơm bữa của gia đình. Ngày nào cậu cũng ở bên những con người như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra là điều dễ dàng có thể trông thấy được.

Có một ngày William chạy về nhà, không nói lời nào đã chạy thẳng về phòng của mình, xem ra có chuyện gì chẳng lành, mục sư mau chồng hỏi cậu đã xảy chuyện gì nhưng bắt kể hỏi thế nào cậu cũng không nói nửa lời. Mục sư Wolf cảm thấy rất kì lạ, ông còn cho rằng có người nào đó đã ức hiếp cậu ta.

“Mục sư Wolf, mục sư Wolf”. Có người ở ngoài cổng đang gọi.

Khi mục sư ra mở cửa, nhìn thấy một người nông dân mặt mày tức giận.

“Thật chẳng ra sao cả, mục sư ả, ông nên quản giáo con của mình tốt hơn chứ”.

Mục sư cảm thấy rất kì lạ, ông luôn cho rằng con mình là một người tốt. Có chuyện gì làm người nông dân này tức giận đến vậy? “Xin hỏi đã xảy ra chuyện gì vậy?”. Ông hỏi một cách khó hiểu.

“Con của ông đã đem theo vài đứa trẻ nữa tới nhà tôi trộm gà. Đây không phải là lần đầu tiên. Lần trước gà nhà tôi vô cớ mất tích, tôi còn cho rằng là ma quỷ, nhưng hôm nay phát hiện hóa ra là con trai ông làm. Ông là một mục sư, vì sao lại dạy con làm chuyện xấu này?”.

Thì ra đã rất nhiều lần rồi, những đứa trẻ đó đã yêu cầu William đi trộm gà của nhà mọi người, để ra ngoài nướng ăn.

Tôi không biết mục sư Wolf sau khi biết chuyện đã suy nghĩ ra sao nhưng chắc chắn là ông rất buồn.

Sau đó mục sư William đã thừa nhận quan điểm của cha tôi, và không cho con mình chơi cùng với đám trẻ đó.

Rất nhiều người có quan điểm thể này: Trẻ nếu không có bạn chơi cùng sẽ tự phụ hoặc bướng bỉnh. Quan điểm này là cực kì sai lầm.

5. Tiếp xúc giới hạn với trẻ khác

Cách thức của cha đó là để tôi ít tiếp xúc với những trẻ khác, điều tốt nhất ở đây là nó giúp tôi có được tâm thể bình thản để xử lí một số việc.

Do ở nhà tôi không có cơ hội được tranh cãi, do vậy không dễ dàng bị kích động như những đứa trẻ khác. Bất kể là đứa trẻ xấu như thế nào cũng không làm tôi phải tức giận. Do vậy tôi được mọi đứa trẻ yêu quý, chưa từng cãi nhau. Bây giờ tôi đã hơn 30 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ cãi nhau với người khác.

Trong quá trình tôi học đại học, vì vấn đề kiến thức nên thường xuyên trao đổi ý kiến với bạn nhưng tuyệt đối không làm tổn thương tình cảm của nhau, vì tuổi của tôi thường ít hơn nhiều so với những bạn cũng học nên biểu hiện của tôi thường dẫn tới sự đố kị của bạn bè, nhưng tôi luôn kiên trì với chân lí của mình, lấy lí thu phục lòng người nên giao tiếp rất tự nhiên với đám bạn. Sau khi cha tôi biết được chuyện này, ông rất cảm động, từ đáy lòng mình ông gửi lời cảm ơn đến những người bạn đáng yêu đó.

Trong quá trình trưởng thành của tôi, cha không cấm đoán tuyệt đối việc tôi cùng chơi với những bạn trẻ khác mà để xuống dưới sự đôn đốc của cha khiến tôi tiếp xúc ít hơn với những bạn khác. Do sự tiếp xúc hữu hạn này nên chúng tôi rất khách khí với nhau, tuyệt đối không tích tụ lại thành từng chuỗi tức giận để làm việc xấu Đương nhiên những sự nguy hại đã được nhắc tới phía trên cũng sẽ tránh được.

Ông hạn chế tôi như vậy, kết quả thể hiện rất tốt. Bởi vì tôi không nhiễm phải những thói hư đó nên không bao giờ cãi nhau hay đánh nhau với những đứa trẻ khác. Thậm chí có một số đứa trẻ ác ý thách thức thì tôi vẫn tránh né được một cách linh hoạt.

Cha đã từng đưa tôi đến rất nhiều nơi. Khi ra về, những đứa trẻ ở nơi đó thưởng thương mến không muốn xa rời đến mức rơi nước mắt.

Tôi có thể khẳng định với những gì mình đã trải qua, cho rằng nếu trẻ không có những người bạn cùng tuổi chơi thì không có niềm vui, đồng thời trở nên cô độc trống rỗng về tinh thần là một cách nói sai lầm.

6. Cảm nhận cuộc sống khi chơi

Đối với tôi mà nói, điều hạnh phúc nhất trong cuộc sống là có một người cha và một người mẹ tuyệt với. Cha tôi nhân hậu, khoan dung, thuần khiết, còn mẹ tôi là một phụ nữ thông minh và lương thiện. Trong quá trình giáo dục, mẹ tôi đã bỏ ra không biết bao tâm huyết, bà cũng là một người mẹ rất có tài và trách nhiệm.

Khi cha mua cho tôi một bộ đồ nấu ăn mẹ đã khai phá các tiềm năng trong tôi.

Mẹ đã quen với việc vừa nấu cơm, vừa kiên nhẫn giải đáp câu hỏi mà tôi nêu ra, hơn nữa còn đốc thúc, để tôi học được các cách chế biến món ăn với bộ dụng cụ này. Mẹ đã thông qua các cách nấu bếp giúp tôi cảm nhận và tăng cường kiến thức cũng như niềm vui trong cuộc sống.

Có lúc, tôi còn đóng vai người chủ bếp, còn mẹ là người phụ mẹ đã chỉ cho tôi rất nhiều điều, nếu tôi không làm theo đúng những gì mẹ hướng dẫn thì tôi sẽ mất cơ hội làm chủ bếp.

Nếu lấy sai gia vị, vậy thì tôi không thể làm một đầu bếp. chỉ có thể thành “Người làm thuê”.

Khi lớn lên, tôi thường nghe mẹ của tôi kể cho tôi nghe những chuyện thú vị giữa tôi và mẹ.

Có một lần, mẹ nói với tôi: “Khi con còn nhỏ, có những lúc mẹ để con làm mẹ, còn mẹ là con, thật là có ý nghĩa. Lúc đó con đã ra lệnh cho mẹ, còn mẹ có ý làm không tốt hoặc dứt khoát không làm. Nếu con nhìn không ra thì sẽ không được làm mẹ nữa, nhưng thường thì con nhìn ra, hơn nữa còn thường đưa ra ý kiến với mẹ. Lúc đó, mẹ nói: Thật xin lỗi, về sau nhất định sẽ chú ý.

“Còn có lúc để con làm bác sĩ, mẹ làm học sinh. Khi mẹ cố ý biến chuyện thành công thành thất bại, con vừa phát hiện ra đã phê bình mẹ”

Mẹ cho rằng, những trò chơi này có tác dụng rất lớn trong cuộc sống sau này, giúp tôi hạn chế những thất bại.

Những trò chơi biểu diễn như vậy còn có rất nhiều, diễn viên đương nhiên là mẹ và tôi. Hơn nữa có lúc tôi và mẹ còn diễn rất linh hoạt. Ví dụ, chúng tôi thường xuyên biểu diễn vài câu chuyện hoặc một câu chuyện nào đó trong lịch sử.

Có lúc chúng tôi còn đến những nơi đã từng tham quan để tiến hành “Trò chơi du lịch”. Thông qua những trò chơi này, mẹ đã dạy cho tôi những kiến thức liên quan tới địa lí và lịch sử.

Không chỉ là mẹ, cha có lúc cũng chơi trò chơi này cùng với tôi. Đương nhiên tôi sẽ không diễn vai đầu bếp hay người phụ nữ gì mà đóng vai một tướng quân hoặc binh sĩ. Bất luận là tướng quân hay binh sĩ, cha tôi luôn ở một vị trí cố định. Có lúc cha tôi là một tướng quân oai phong, chỉ huy binh sĩ là tôi, lúc sau ông lại biến thành binh sĩ rơi vào trận địa bị tôi sai bảo.

Căn cứ theo hiểu biết và sự lí giải của bản thân, tôi thường xuyên làm cho nhân vật sống động như thật. Nhân vật mà tôi diễn tràn đầy tính tự chủ và trí tưởng tượng, hơn nữa còn căn cứ theo những trải nghiệm của tôi đi diễn những nhân vật có độ tuổi, tính cách, thân phận hoặc chức sắc khác nhau.

Tôi cho rằng trò chơi này có tác dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ: Có thể đáp ứng sự hiếu kì và khát vọng, giúp trẻ tập luyện tính chủ động, tính độc lập và tính sáng tạo, nâng cao năng lực quan sát, năng lực ghi nhớ, năng lực phán đoán, năng lực tưởng tượng và sức sáng tạo, đồng thời làm phong phú thêm thế giới tinh thần, có tác dụng nâng cao năng lực ngôn ngữ, giúp trẻ tập luyện năng lực tổ chức. Câu chuyện trong sách hoặc những câu chuyện đồng thoại có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ nhỏ, có thể nói đây là khởi nguồn phát triển trí tuệ của chúng. Cha thường hướng dẫn tôi biểu diễn những câu chuyện này, có những lúc cả tôi và cha mẹ đều cùng tham gia

Những trò chơi như vậy sẽ giúp trẻ càng thêm hiểu những câu chuyện đó, hơn nữa còn khơi gợi năng lực sáng tạo của trẻ. Trong trò chơi, tôi tham gia diễn những nhân vật khác nhau, dùng những động tác để thể hiện tác phẩm đó. Điều này có tác dụng tốt đối với sự phát triển trên tất cả các phương diện, đặc biệt tạo ra sự khơi nguồn tốt đẹp cho tâm hồn của tôi.

Cùng với việc tiến hành trò chơi cùng tôi, cha luôn chọn những câu chuyện thật phù hợp để tôi có thể diễn. Nội dung của những câu chuyện này rất lành mạnh, tình tiết sinh động, ngôn ngữ đẹp, nhân vật điển hình, biểu diễn cũng dễ dàng. Để thuận tiện cho việc ghi nhớ và lý giải của tôi, những tình tiết chủ yếu phải luôn rõ ràng. Thông thưởng mà nói, những câu chuyện được lựa chọn thường có đối thoại nhiều để giúp năng lực ngôn ngữ của mình. Trước khi biểu diễn cha luôn kể cho tôi nghe câu chuyện đó một cách rõ ràng, không chỉ để tôi hiểu được ngôn ngữ và động tác của nhân vật mà mình cần diễn, giúp tôi hiểu được câu chuyện và những nhân vật khác.

Để tăng thêm tính tích cực trong các vai diễn, cha luôn để tôi tham gia công tác chuẩn bị sáng tạo cho tôi một bầu không khí và môi trường mới. Ông thường nói với tôi rằng, không nên quá “Dính” với tình tiết trong câu chuyện, có thể mặc sức tưởng tượng, tự mình xử lí. Với những thứ không có cách nào xử lí được, ví dụ như trèo núi, vượt sông…. ông dạy tôi dùng ngôn ngữ tượng trưng và động tác để có thể biểu diễn được chúng.

Trong quá trình biểu diễn, cha luôn đưa ra những chỉ dẫn thích hợp, giúp tôi biết được bản thân mình có thể làm việc gì, đảm đương được nhân vật nào, đồng thời nảy sinh hứng thú với nhân vật mà tôi sắp diễn. Có những lúc cha làm mẫu cho tôi nhân vật mà tôi sẽ bắt chước, nhưng không bao giờ yêu cầu tôi phải căn cứ theo lối diễn đó để diễn, bởi vì như vậy sẽ làm giảm cơ hội thể hiện sự sáng tạo và sức tưởng tượng của mình.

Để giúp tôi chơi vui hơn, ông còn làm rất nhiều tấm gỗ với những hình dạng khác nhau, sử dụng những tấm gỗ này để xây nhà hoặc xây lễ đường, xây tháp, xây cầu hoặc tạo thành trì. Bởi vì trò chơi kiến trúc cần người chơi phải không ngừng động não, nên có tác dụng rất tốt trong việc khai phá trí lực cho tôi. Về điểm này, tôi đã đề cập ở phần trước.

Không chỉ có như vậy, trò chơi kiến trúc với những thanh gỗ này còn giúp nuôi dưỡng nghị lực trong tôi.

Có một lần tôi phải bỏ rất nhiều công sức để xây một pháo dài với những tâm gỗ đó, có phòng, có cửa thành, có tưởng thành, còn có một cây cầu nhỏ rất đẹp.

Khi tôi chuẩn bị gọi cha đến xem, vì do có chút sự lay động, không cẩn thận nên một vạt áo của tôi đã phủ lên pháo đài đã những tầng cao đổ ụp xuống, lúc đó giá đỡ cũng sụp xuống, thể là cả công trình kiến trúc đó đổ nhào, còn làm sụp đổ luôn cây cầu – Sản phẩm khiến tôi vô cùng mãn nguyện và dồn biết bao tâm huyết. Trong thời khắc đó, kiệt tác của tôi bỗng biến thành bãi đổ nát.

Khi cha nhìn thấy tôi với nét mặt ủ rũ, ngồi đờ đẫn nhìn đồng đổ nát, ông không biết đã xảy ra chuyện gì bèn tiền lại gần. Nhìn thấy những thanh gỗ xiêu vẹo, ông đã hiểu xảy ra chuyện gì. “Cha à, bị đổ hết rồi, là do con không cẩn thận đã làm đổ hết. Thật tiếc quá. Nó vốn dĩ rất đẹp…”Tôi nói như sắp khóc.

Sau khi hỏi rõ sự tình, cha đã nói: “Con trai à, cho dù là con không cần thận thì cũng không có lí do để oán trách, cũng không nên buồn như vậy. Con có thể làm tốt lần đầu, thì đương nhiên cũng có thể làm tốt lần hai. Vậy vì sao lại ngồi đờ ra ở đây thể này? Làm lại một cái đi nào, có thể càng đẹp hơn thì sao”.

Lúc đó tôi đã hưng phấn trở lại.

Thực ra, tôi biết rằng, nói thì dễ làm thì khó. Bởi vì tôi đã tạo dựng một khối kiến trúc vô cùng phức tạp, muốn để làm lần thứ hai đòi hỏi phải có lòng kiên trì và một nghị lực phi thường. nhưng tôi tin tưởng rằng mình có thể làm được.

Dưới sự khích lệ của cha, rốt cuộc tôi cũng đã hoàn thành, đồng thời để cha thưởng thức tác phẩm đó. Ông xem xong tỏ ra vô cùng kinh ngạc và không hề nghĩ rằng tôi có thể làm ra một tác phẩm phức tạp và tuyệt mĩ đến vậy.

“Cha à, con cảm thấy tác phẩm lần này còn đẹp hơn lần trước, bởi vì khi làm lần thứ hai, con đã tiến hành sửa đổi đôi chút, hơn nữa còn làm nhanh hơn”. Tôi nói với cha một cách tự hào.

Kết quả đó là sự khẳng định, chỉ cần tôi đủ tự tin bắt đầu lần thứ hai thì sẽ có được kết quả càng tốt đẹp hơn, vì đã tích lũy kinh nghiệm được trong lần thứ nhất.

Ngoài ra, cha còn dạy tôi trò chơi mô phỏng các hoạt động trong cuộc sống con người, nhưng chỉ là lúc tôi còn rất nhỏ, trong thời gian này ông luôn nỗ lực không ngừng để giúp tôi đạt được sự phát triển ở các phương diện.

Cha tôi cho rằng, tất cả những trò chơi với trẻ đều không thể tùy tiện, nên cố gắng để trẻ phải động não. Như vậy trẻ sẽ ít cảm thấy vô vị cũng không mượn cỡ này có nọ mà khóc lóc ầm ĩ lên.

Cho dù đồ chơi của tôi rất ít nhưng bất kể mùa đông có dài bao nhiêu, tôi không bao giờ cảm thấy buồn chán trong căn phòng của mình, bởi vì tôi đã tận dụng được một chút đồ chơi hữu hạn này để vui vẻ và hạnh phúc khi chơi nó.

7. Các trò chơi giữa cha và con

Tôi cho rằng, để tận dụng trò chơi thật tốt vậy thì không nên đơn thuần chỉ là sự giải trí, mà nên là một phương pháp hữu hiệu trong việc học tập kiến thức của trẻ.

Khi trẻ khóc, muốn chúng nín, cách làm của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ là cho trẻ đồ chơi hay hoa quả. Những bậc cha mẹ đã làm chuyện này nhiều lần, thậm chí làm không biết chán. Tôi cảm thấy rất không hài lòng với cách làm này, bởi vì trên thực tế là vô cùng sai lầm. Vì sự vui thích của trẻ, quyết không nên làm như nhiều người, chỉ có ăn và uống. Trẻ ngoài sự vui thú về thị giác còn có sự thích thú về thính giác. Từ khi còn nhỏ, để hạn chế tôi khóc, mẹ tôi đã cho tôi xem những vật với màu sắc hay gõ những âm thanh khác nhau cho tôi nghe. Nếu trẻ ăn uống quá nhiều sẽ béo phi và dễ sinh bệnh.

Để giúp tôi có được sự phát triển trên mọi phương diện, cha tôi đã phối hợp nhiều trò chơi khác nhau. Ông thiết kế một nơi tập luyện chuyên biệt của Carl. Mỗi dụng cụ trong đó, cái có thể dùng đánh, gõ, cái có thể quay trên không để thúc đẩy việc luyện tập cơ bắp của tôi. Tôi cho rằng trẻ chơi trò chơi cần phải có một mục đích rõ ràng, nhất thiết phải có được sự trưởng thành trên nhiều mặt như tinh thần, thể chất, đạo đức không thể lãng phí sức lực của trẻ.

Chơi trò chơi về khía cạnh tình thương là rất quan trọng, lại dễ dàng triển khai bởi vì đây là bản năng của trẻ. Cha và tôi thường chơi trò bịt mắt. Trên thực tế mọi đứa trẻ đều thích trò chơi này. Cách làm cụ thể là bịt mắt trẻ lại, đem đến các loại vật dụng và yêu cầu trẻ đoán xem đó là cái gì. Một cách khác đó là sau khi bịt mắt trẻ sẽ đi mầm trong phòng, gặp được vật gì thì hãy để trẻ đoán xem nó là cái gì, loại trò chơi này cũng có lợi cho sự phát triển xúc giác của trẻ.

Để phát triển năng lực thị giác, chúng tôi còn chơi một số trò chơi nữa. Cha tôi để trên bàn vài hạt đậu cờ, để tôi nhìn một chút rồi đoán ra con số. Cha đã tận dụng cơ hội này để vui đùa với tôi. Sau bữa ăn cơm, nhìn thấy hoa quả trong đĩa, ông bên hỏi: “Có mấy cái?”. Hoặc trong lúc đi đường, nhìn thấy những vật trên đường đi, cha liên hỏi tôi “Đó có mấy cái?”. Hoặc trên bàn để nhiều vật phẩm, ông để tôi nhìn một chút rồi nói ra là đổ gì. Trò chơi này có thể giúp thị giác trở nên linh hoạt và năng lực ghi nhớ của tôi cũng được phát triển.

Khi còn rất nhỏ, cha thường dẫn tôi tới khắp nơi. Để luyện tập năng lực phán đoán, sau này khi tới đó, ông để tôi lên phía trước dẫn đường. Với phương pháp tập luyện này, từ khi mới được 1 tuổi, tôi đã có thể dẫn mẹ tôi và người hầu gái đi khắp nơi.

Trò chơi luyện tập thị giác có rất nhiều. Cha tôi thường hỏi tôi về mỗi vật dụng trong phòng, trước tiên ông nói cho tôi biết vật này có màu đỏ, sau đó để tôi đoán xem đó là vật gì. Tôi sẽ đoán ngay là từ điển, hoa, khăn trải bàn, đoàn 3 – 5 lần nhưng nhất định phải đoàn dùng trong số lần đã quy định. Nếu nói không trúng thì sẽ đến lượt tôi nói, còn cha sẽ đoán.

Chúng tôi còn thường chơi trò chơi với các công thức nhân, ví dụ ghi lên các tấm với công thức 5×7 hay 8×9, để chúng xếp chồng lên nhau, rút ra từng tờ và xem, sau đó nói thật nhanh ra kết quả. Nếu không thể nói ngay lập tức hoặc nói sai thì cha tôi sẽ nói ra, lấy đáp án đúng đi.

Để học được cách không chỉ cơ thể mình, cha cùng làm trò chơi “Mô phỏng tượng đồng” với tôi. Ông để tôi tạo ra các tư thế, sau đó bắt đầu đếm, không cho phép biến động trong chữ số quy định, mục đích của việc làm như vậy là để tôi học được cách khống chế các bắp thịt của mình. Nghe nói người Hi Lạp cổ thích trò chơi này, động tác của họ sở dĩ đẹp như vậy, chắc rằng nguyên nhân chính là do việc này.

Cha còn dạy tôi một vài kĩ nghệ. Điều này khiển tôi rất vui mừng, hơn nữa còn thúc đẩy sự phát triển trí lực và cơ thể. Khi vừa biết đi, cha đã mua cho tôi một vài món đồ như một cái xẻng nhỏ và cái mai bằng sắt, bắt đầu đào một cái lỗ trong vườn, gieo hạt, cắt cỏ, tưới nước. Với cách thức lao động giản đơn này, nhưng trong mắt tôi lại là một trò chơi cực kì thú vị. Thông qua trò làm vườn này đã giúp tôi nảy sinh hứng thú, đồng thời nuôi dưỡng thôi quen lao động và tinh thần nhẫn nại, chăm chỉ làm việc.

Trò chơi tắm bài đề cập ở phần trước, đều được phát triển từ bài tây, trò này có thể giúp tôi nâng cao năng lực ghi nhớ, còn giúp động tác nhanh nhẹn hơn. Cha để tất cả các môn học của tôi, như: Lịch sử, ngôn ngữ, số học, địa lí… được biên lại thành tấm bài tây, cùng chơi trò chơi, giúp học được những kiến thức đó một cách dễ dàng trong sự vui nhộn của trò chơi. Tôi vô cùng cảm ơn phương pháp giáo dục trò chơi của cha tôi, nó giúp tôi tiếp nhận được rất nhiều kiến thức từ trong chính sự vui vẻ đó.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x