Trang chủ » #9 – Trạng thái của Jnani

#9 – Trạng thái của Jnani

by Hậu Học Văn
94 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Người ta nói rằng cú sốc của sự giác ngộ rất lớn đến mức cơ thể không thể sống sót qua được.

Đ: Có nhiều tranh cãi và trường phái suy nghĩ về việc liệu một jnani có thể tiếp tục sống trong cơ thể vật lý của mình sau khi giác ngộ. Một số người cho rằng người chết không thể là jnani bởi vì cơ thể của anh ta phải tan biến vào không khí, hoặc một số thứ tương tự. Họ đưa ra rất nhiều các loại quan niệm hài hước. Nếu một người ngay lập tức phải rời khỏi cơ thể của mình khi anh ta nhận ra Chân Ngã, tôi tự hỏi làm thế nào mà bất kỳ kiến ​​thức nào về Chân Ngã hoặc trạng thái nhận thức có thể truyền lại tới những người khác. Và điều đó sẽ có nghĩa là tất cả những người đã cho chúng ta thấy thành quả của sự chứng ngộ của họ trong kinh sách không thể được coi là jnanis bởi vì họ vẫn đã sống sau khi giác ngộ.

Và nếu người ta cho rằng một người không thể được coi là một jnani khi mà anh ấy vẫn thực hiện các hành động trên thế gian (và hành động là không thể nếu không có tâm trí), vậy cả các nhà hiền triết vĩ đại thực hiện nhiều loại công việc khác nhau sau khi đạt được jnana phải được coi là ajnanis, kể cả những thần thánh, và Iswara [ vị thần cá nhân tối cao của Ấn Độ giáo] cũng không phải jnani vì ngài vẫn tiếp tục chăm sóc thế giới. Thực tế là jnani có thể thực hiện bất cứ số lượng hành động nào nếu muốn mà không đồng hóa bản thân mình với nó theo bất kỳ cách nào hoặc không bao giờ nghĩ rằng mình là người thực hiện. Có một số sức mạnh tác động qua cơ thể anh ta và sử dụng cơ thể anh ta để hoàn thành công việc.

H: Jnani có khả năng gây ra tội lỗi không?

Đ: Một ajnani coi một jnani cho rằng jnani là thân thể đó. Bởi vì anh ta không biết Chân Ngã và lầm tưởng cơ thể của anh ta với cái Tôi, anh ta phóng chiếu ra sai lầm tương tự đến với trạng thái của jnani. Do đó, học coi jnani là ở trong cái khung hình vật lý.

Tôi một lần nhắc lại rằng một ajnani không phải là người thực hiện hành động, nhưng anh ta lại tự tưởng tượng ra mình là người làm và coi các hành động của cơ thể là của riêng mình, anh ta cho rằng jnani hoạt động tương tự khi cơ thể hoạt động. Nhưng bản thân jnani biết sự thật và không hề nhầm lẫn. Trạng thái của một jnani không thể được xác định bởi ajnani và do đó câu hỏi rắc rối đó chỉ có với ajnani và không bao giờ phát sinh đối với jnani. Nếu anh ấy là một người thực thi hành động anh ta phải xác định bản chất của các hành động. Chân Ngã không thể là người làm hành động. Hãy tìm ra ai là người hành động và Chân Ngã được hé lộ.

H: Vậy tóm gọn điều này. Nếu nhìn thấy một jnani tức là không hiểu anh ta. Bạn nhìn thấy cơ thể của jnani chứ không phải jnana của anh ấy. Do đó, một người phải là một jnani để biết một jnani.

Đ: Jnani không coi ai là ajnani. Tất cả đều là jnani trong mắt của anh ấy. Trong trạng thái vô minh, người ta áp đặt sự thiếu hiểu biết của mình lên trên jnani và nhầm anh ta là một thực hiện hành động. Ở trạng thái jnana, jnani thấy không có gì tách rời khỏi Chân Ngã. Bản thân là tất cả, sáng chói và duy nhất, là jnana tinh khiết. Vì vậy, không có ajnana trong mắt của anh ta. Có một hình ảnh minh họa cho loại ảo tưởng hoặc sự áp đặt này. Hai người bạn đã đi đến ngủ cạnh nhau. Một người trong số họ mơ thấy cả hai người họ đã đi trong một cuộc hành trình dài và họ đã có những trải nghiệm kỳ lạ. Lúc thức dậy, anh ấy tóm tắt lại giấc mơ và hỏi bạn của mình xem nó không phải đúng như vậy không. Người kia chỉ đơn giản chế giễu anh ta và nói rằng đó chỉ là giấc mơ của anh ta và không thể ảnh hưởng đến cái khác. Tương tự với các ajnani, họ đã áp đặt những lầm tưởng của mình lên người khác.

H: Ngài đã nói rằng jnani có thể và đang hoạt động, và tương tác với người và vật khác. Bây giờ tôi không còn nghi hoặc gì về điều đó nữa. Nhưng đồng thời ngài cũng nói rằng mà anh ấy nhìn thấy không có sự khác biệt; với anh ấy tất cả là một, anh ấy luôn ở trong ý thức. Nếu vậy, anh ấy xử lý như nào với sự những khác biệt giữa mọi người, với những thứ chắc chắn là khác nhau?

Đ: Anh ấy xem những khác biệt này chỉ là vẻ bề ngoài, anh ấy coi chúng không tách rời khỏi cái thật, cái thực, cái là một với anh ấy.

H: Jnani có vẻ chính xác hơn trong cách diễn đạt của mình, anh ấy nhận biết sự khác biệt còn tốt hơn người thông thường. Nếu đường thì ngọt ngào và cây ngải thì đắng đối với tôi, dường như anh ấy cũng nhận ra điều đó. Trong thực tế, tất cả các hình thức, mọi âm thanh, mọi mùi vị, v.v., đối với anh ta đều giống như với những người khác. Nếu vậy, sao có thể nói rằng đây chỉ là vẻ ngoài? Chúng không phải là một phần trong trải nghiệm sống của anh ấy sao?

Đ: Tôi đã nói rằng sự bình đẳng là dấu hiệu thực sự của jnana. Chính thuật ngữ bình đẳng đã bao hàm sự tồn tại của những khác biệt. Đó là một sự thống nhất mà jnani nhận thức trong mọi sự khác biệt, mà tôi gọi là bình đẳng. Bình đẳng không không có nghĩa là không biết phân biệt. Khi bạn có nhận thức bạn có thể thấy rằng những khác biệt này rất giả tạm, rằng chúng hoàn toàn không đáng kể hoặc lâu dài, và cái tinh túy trong tất cả những hình tướng đó là một sự thật, một chân lý. Tôi gọi đó là sự hợp nhất. Bạn đã đề cập đến âm thanh, mùi vị, hình thức, v.v. Đúng là vậy, jnani đánh giá cao sự khác biệt, nhưng anh ấy luôn nhận thức và trải nghiệm một thực tại duy nhất trong tất cả chúng. Đó là lý do tại sao anh ta không có sở thích. Cho dù anh ấy di chuyển, hoặc nói chuyện, hoặc hành động, đó là tất cả một thực tại mà trong đó anh ta hành động hoặc di chuyển hoặc nói chuyện. Anh ta không có gì ngoài một chân lý tối cao.

H: Người ta nói rằng jnani chấp nhận với bản thân mình với vạn vật đều như nhau?

Đ: Đúng. Tình bạn, lòng tốt, hạnh phúc và những tình thái khác trở nên tự nhiên đối với họ. Lòng hướng thiện, nhân hậu hướng về những người cần giúp đỡ, hạnh phúc khi làm việc thiện, sự tha thứ đối với kẻ ác, tất cả những điều như vậy là đặc điểm tự nhiên của jnani (Patanjali, Yoga Sutras, I: 37).
Bạn hỏi về jnani: họ luôn bất biến ở trong bất cứ trạng thái hoặc điều kiện nào, bởi họ biết thực tại, biết sự thật. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ ăn uống, di chuyển và tất cả những thứ còn lại, những jnani chỉ hành động vì người khác. Không một hành động nào được thực hiện cho chính bản thân họ. Tôi đã nói nhiều lần với bạn rồi, cũng giống như có những người mà nghề nghiệp của họ là than khóc thuê, các jnani cũng làm những việc vì lợi ích của người khác với sự tách biệt, mà bản thân họ không bị ảnh hưởng. Jnani khóc với kẻ khóc, cười với kẻ cười, chơi với kẻ ham chơi, hát với những người hát, dành thời gian cho bài hát.
Anh ta mất gì? Sự hiện diện của anh ấy giống như một tấm gương trong suốt, thuần khiết. Nó phản chiếu hình ảnh chính xác như nó vốn có. Nhưng jnani, người chỉ là một tấm gương, không bị ảnh hưởng bởi các hành động. Làm thế nào một chiếc gương, hoặc cái giá đỡ của nó, bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh phản chiếu? Không có gì ảnh hưởng đến họ bởi vì họ chỉ là sự hỗ trợ. Mặt khác, các diễn viên trên thế giới – những người thực hiện tất cả các hành vi, các ajnani – phải tự quyết định những bài hát và hành động nào là vì lợi ích của thế giới, những gì phù hợp với khoa học, và những gì có thể tu tập được.

H: Người ta cho rằng có người được giải thoát khi vẫn ở trong cơ thể và người được giải thoát vào lúc chết.

Đ: Không hề có sự giải thoát, kẻ được giải thoát ở đâu?

H: Không phải trong kinh sách của Hindu nói về giải thoát sao?

Đ: Giải thoát đồng nghĩa với Chân Ngã. ‘Người được giải thoát khi vẫn ở trong cơ thể’ và ‘người được giải thoát vào lúc chết’ đều dành cho người thiếu hiểu biết. Jnani không có ý thức về giải thoát và trói buộc. Chúng đều nêu ra nhằm để lung lay sự vô minh của một ajnani. Vốn chỉ có giải thoát và không có gì khác.

H: Tất cả đều đúng từ quan điểm của ngài Bhagavan. Nhưng đối với chúng tôi thì sao?

Đ: Quan niệm về sự khác biệt giữa ‘ông ấy’ và ‘tôi’ là những trở ngại đối với jnana.

H: Ngài đã từng nói: ‘Người đã giải thoát thực sự tự do được hành động như anh ta muốn, và khi anh ta rời khỏi cõi trần tục này, anh ta đạt được sự ân xá, nhưng không trở lại đời sống này nữa, cái mà đã thực sự chết.’ Tuyên bố này tạo ấn tượng rằng mặc dù jnani không tái sinh lại trong cõi giới này, anh ta có thể tiếp tục làm việc cõi giới vi tế hơn nếu anh ấy lựa chọn. Liệu có còn mong muốn nào trong anh ấy để lựa chọn nữa không?

Đ: Không. Đó không phải là ý định của tôi.

H: Hơn nữa, một nhà triết học Ấn Độ, trong một trong những cuốn sách của mình, đã diễn giải kinh Sankara, nói rằng không hề có thứ gì gọi là giải thoát vào lúc chết, vì sau cái chết, người giải thoát có một cơ thể ánh sáng và tồn tại với nó cho đến khi toàn thể nhân loại trở nên giải thoát.

Đ: Đó không thể là quan điểm của Sankara được. Trong câu 566 của Vivekachudamani ông nói rằng sau khi phân giải vỏ bọc vật lý, người được giải thoá trở nên giống như ‘nước đổ vào nước và dầu đổ vào dầu’. Nó là một trạng thái trong đó không có sự trói buộc cũng không được giải phóng. Lấy một cơ thể khác có nghĩa là tung ra một tấm màn che, cho dù nó tinh tế đến đâu thì trên thực tế cũng là sự trói buộc. Sự giải phóng là tuyệt đối và không thể thay đổi.

H: Có thể nói rằng jnani ở trong hai cõi giới không? Anh ấy di chuyển cùng với chúng tôi trên thế gian và nhìn thấy các đối tượng khác nhau mà chúng tôi cũng nhìn thấy. Hẳn là anh ấy vẫn nhìn thấy chúng. Ví dụ, anh ấy đi bộ. Anh ấy nhìn thấy con đường anh ta đang bước chân. Giả sử có một cái ghế hoặc cái bàn được đặt trên con đường; anh ta nhìn thấy nó, tránh nó và đi vòng. Vì vậy, chẳng phải chúng ta đồng thời thừa nhận anh ta nhìn thấy thế giới và các đối tượng ở đó và cùng lúc anh ấy chỉ nhìn thấy Chân Ngã?

Đ: Bạn nói jnani nhìn thấy con đường, đi qua nó, đi qua chướng ngại vật, tránh chúng, v.v. Đó là trong mắt của ai, tất cả những thứ này, là diễn ra trong mắt của jnani hay của chính bạn? Jnani chỉ nhìn thấy Chân Ngã và tất cả trong Chân Ngã.

H: Chẳng phải trong kinh sách đã mô tả trạng thái tự nhiên này rõ ràng với chúng ta sao?

Đ: Đúng. Ví dụ, bạn nhìn thấy một hình ảnh phản chiếu trong gương và tấm gương. Bạn biết tấm gương là thực tế và hình ảnh trong đó sự phản chiếu đơn thuần. Để nhìn thấy tấm gương thì đâu cần phải ngưng nhìn thấy những hình ảnh phản chiếu của nó?

H: Có cách kiểm tra cơ bản nào để biết được rằng ai là người tâm linh vĩ đại không, vì người ta nói rằng có một số người hành xử như những người mất trí?

Đ: Tâm trí của jnani chỉ được biết bởi jnani. Một người phải chính mình là một jnani để có thể hiểu jnani khác. Tuy nhiên, sự bình yên dưới sự hiện diện của một thánh nhân là phương tiện duy nhất để người tìm kiếm tâm linh có thể biết được sự vĩ đại của thánh nhân. Lời nói, hành động hoặc vẻ ngoài của họ không cho thấy sự vĩ đại
của họ, vì họ quá thông thường vượt quá sự hiểu biết của của người bình thường.

H: Tại sao trong kinh sách nói rằng thánh nhân giống như một đứa trẻ?

Đ: Một đứa trẻ và một jnani giống nhau theo một cách nào đó. Đứa trẻ chỉ quan tâm đến một vấn đề nào đó khi vấn đề đó còn đang tồn tại. Nó không còn nghĩ về chúng nữa sau khi việc đã trôi qua. Vì vậy, rõ ràng là chúng không để lại bất kỳ ấn tượng đối với đứa trẻ và nó không bị ảnh hưởng bởi chúng về mặt tinh thần. Điều đó cũng tương tự với một jnani.

H: Ngài là Bhagavan (Thượng Đế, Chúa) . Vì vậy, bạn nên biết khi nào tôi sẽ nhận được jnana. Hãy nói cho tôi biết khi nào tôi sẽ là một jnani.

Đ: Nếu tôi là Bhagavan, sẽ không có ai ngoài Chân Ngã – do đó không có jnani hoặc ajnani. Nếu không phải vậy, tôi cũng giống như bạn và biết như nhiều như chính bạn. Dù bằng cách nào tôi không thể trả lời câu hỏi của bạn. Khi đến đây, một số người không hỏi về bản thân mình. Họ hỏi: người đã giải thoát có nhìn thấy thế giới không? Anh ta có bị ảnh hưởng bởi nghiệp quả không? Giải thoát sau khi chết là gì? Người ta chỉ được giải phóng sau khi bị phân giải hay ngay cả khi còn sống trong cơ thể? Vậy cơ thể của thánh nhân tự tan rã trong ánh sáng hoặc biến mất khỏi tầm mắt trong bất kỳ nơi nào khác? Liệu anh ta có thể được giải phóng khi mà cơ thể bị bỏ lại như một tử thi?’
Câu hỏi của họ là vô tận. Tại sao người ta lại lo lắng theo quá nhiều cách? Sự giải thoát có bắt buộc là phải biết những điều này không? Do đó tôi nói với họ, hãy cứ mặc kệ cái giải thoát đó đi. Hãy tìm xem liệu có sự trói buộc không. Hãy tự nhìn bản thân mình trước hết.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x