Trang chủ » 6. SIÊU NHÂN

6. SIÊU NHÂN

by Trung Kiên Lê
144 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Cũng như đạo đức không phải ở nơi lòng tử tế mà ở sức mạnh, mục đích của nỗ lực con người không phải là nâng cao tất cả phát triển những cá nhân mạnh và tinh tuý. “Không phải nhân loại, mà siêu nhân mới là cùng đích”. “Cải thiện nhân loại” sẽ là việc cuối cùng cho một người có lương tri làm: nhân loại không cải thiện được, lại cũng không có nhân loại nữa – đấy là một khái niệm trừu tượng; tất cả những gì tồn tại chỉ là một tổ kiến người bao la.

Cảnh diện toàn thể rất giống cảnh một cơ xưởng thí nghiệm khổng lồ nơi đó một vài đồ vật thành công trong mọi thời đại, trong khi phần lớn đều thất bại: và mục đích của mọi cuộc thí nghiệm không phải là hạnh phúc của quần chúng mà sự cải thiện mẫu mực. Chẳng thà những xã hội chấm dứt đi, còn hơn là không có một mẫu người cao cả nào xuất hiện. Xã hội là một khí cụ để làm tăng giá trị cho quyền lực và nhân cách của cá nhân; bầy nhóm tự nó không phải là cứu cánh. “Thế thì những máy móc để làm gì, nếu tất cả cá nhân chỉ được dùng để duy trì chúng? Nếu máy móc – hay tổ chức xã hội – tự chúng là cứu cánh, thì điều ấy có phải là một hài kịch hay không?

Ban đầu Nietzsche nói như thể đặt hy vọng vào sự sản xuất một nòi giống mới; về sau chàng lại nghĩ đến siêu nhân của mình như là cá nhân siêu đẳng vươn lên -một cách tình cờ- từ đám bùn lầy của sự tầm thường quần chúng, và sự tồn tại của siêu nhân này nhờ nhiều ở việc nuôi nấng dạy dỗ cẩn thận tỉ mỉ hơn là ở những rủi may của luật đào thải tự nhiên. Bởi vì quá trình sinh vật học có khuynh hướng chống lại cá nhân phi thường; thiên nhiên tàn bạo nhất đối với những sản phẩm tinh xảo nhất của nó; nó yêu nhiều hơn, và che chở cho những kẻ trung bình và tầm thường; trong thiên nhiên có một khuynh hướng vĩnh viễn trở lại với mẫu mực, với người trung bình, đám đông luôn luôn chế ngự những phần tử anh hoa phát tiết. Siêu nhân chỉ có thể sống sót bằng sự đào thải nhân văn, bằng viễn tượng cải thiện nòi giống và bằng một nền giáo dục cao quý.

Dù thế nào đi nữa, thật phi lý vô cùng, nếu để cho những cá nhân cao vượt kết hôn vì tình -những anh hùng mà cưới tôi tớ, những thiên tài kết hôn với những chị ba thợ may. Schopenhauer đã sai lầm, tình yêu không có tính cách cải thiện giống nòi; khi một người đàn ông đang yêu, không nên để cho y được làm những quyết định có ảnh hưởng đến cả đời y; không có chuyện một người vừa yêu mà vừa minh mẫn khôn ngoan được. Chúng ta cần phải tuyên bố vô giá trị những lời ước nguyện của những cặp tình nhân, và phải làm tình yêu trở thành một trở ngại hợp pháp cho hôn phối. Những người tốt nhất phải chỉ cưới những người tốt nhất; tình yêu nên để dành cho bọn tầm thường. Mục đích của hôn nhân không phải chỉ là tái sản xuất, nó còn phải là sự phát triển.  

“Ngươi còn trẻ, và mong có con và kết hôn. Nhưng ta hỏi người, ngươi có phải là một người dám mong mỏi một đứa con chăng? Ngươi có phải người quang vinh, người tự-hàng-phục, người điều khiển được những giác quan mình, chủ nhân của những đức hạnh mình? Hay là trong ước muốn của ngươi, chính con vật đang nói, nhu cầu xác thịt đang nói? Hay cảnh cô đơn? Hay nỗi bất hoà với chính ngươi? Ta mong rằng chính sự quang vinh và tự do của người đang mong mỏi một đứa con.

Ngươi sẽ xây dựng những đài kỷ niệm sống cho sự quang vinh và giải phóng của ngươi. Ngươi sẽ xây dựng ở bên ngoài ngươi. Nhưng trước hết ngươi phải tự xây dựng chính ngươi cho được quân bình chính trực, về thể xác lẫn linh hồn. Ngươi sẽ không những tái tạo chính ngươi mà còn phải tái tạo những đứa con vượt trên ngươi! Hôn phối: ta gọi đó là ý chí của hai người để sáng tạo một người thứ ba còn tốt đẹp hơn những kẻ đã tạo nên nó. Ta gọi hôn phối là sự kính trọng lẫn nhau cũng như kính trọng đối với những người có một ý chí như thế” (Zarathustra đã nói thế).  

Không có dòng dõi tốt thì không thể có sự cao cả. “Chỉ tri thức mà thôi không làm nên sự cao quý; trái lại, luôn luôn cần có một yếu tố để làm cho tri thức cao quý. Yếu tố ấy là gì? Dòng máu…” Nhưng đã có dòng giống tốt và sự nuôi dưỡng cải thiện, yếu tố tiếp theo trong công thức của siêu nhân là một trường học nghiêm khắc; ở đấy đòi hỏi sự hoàn thiện như một lẽ tự nhiên, không đáng khen ngợi nữa; ở đấy sẽ có ít tiện nghi và nhiều trách nhiệm; ở đấy thể xác sẽ được dạy cho chịu đựng đau đớn trong im lặng, và ý chí có thể tập vâng lời và điều khiển.

Không có sự phóng túng vô nghĩa! Không có sự làm suy nhược thể chất và tâm hồn bằng khoan hồng và “tự do”! Tuy nhiên đấy là một ngôi trường ở đó người ta học cười một cách hăng hái; triết gia sẽ được đánh giá tuỳ theo khả năng cười; “kẻ nào đã sải bước băng qua những ngọn núi cao nhất sẽ cười trước tất cả mọi bi kịch”. Và sẽ không có chất a-xít trong nền giáo dục siêu nhân này; một trường khổ hạnh của ý chí, nhưng không lên án xác thịt. “Chớ dừng vũ điệu, hỡi những cô gái dịu dàng! Không có kẻ phá đám nào đến với các cô bằng một con mắt độc ác…, không có kẻ thù cho những cô gái có đôi gót đẹp”. Ngay cả một siêu nhân cũng được quyền thưởng thức những cặp gót đẹp.  

Một con người được sinh ra và nuôi dạy như thế sẽ đứng ngoài thiện ác; chàng sẽ không ngần ngại “Ác” (boese) nếu mục đích của chàng đòi hỏi; chàng sẽ can đảm hơn là thiện, “Thiện là gì?… Can đảm chính là thiện”. “Thiện là gì? Tất cả những gì tăng trưởng cảm thức quyền lực, ý chí quyền lực, chính quyền lực, ở trong người. Ác là gì? Là tất cả những gì sinh ra từ sự yếu hèn”. Có lẽ đặc điểm trỗi bật của siêu nhân là lòng yêu thích nguy hiểm và tranh đấu, miễn là có một mục đích: siêu nhân sẽ không tìm kiếm an ninh trước hết; chàng sẽ để dành hạnh phúc lại cho số đông. “Zarathustra ưa thích tất cả những gì làm nên những cuộc viễn du, và không thích sống thiếu hiểm nghèo”.

Do đó mọi chiến tranh đều tốt, bất chấp cái ti tiện tầm thường của những nguyên nhân gây ra nó vào thời đại này; “một cuộc chiến tranh tốt đẹp sẽ thần thánh hoá mọi nguyên nhân”. Ngay cả cách mạng cũng tốt: không phải tốt trong tự nó, vì không gì có thể bất hạnh hơn ưu thế của đám đông; nhưng bởi vì những giai đoạn đấu tranh sản ra tính cách vĩ đại tiềm tàng của những cá nhân mà trước đấy đã không có đủ cơ hội hay động cơ thúc đẩy; từ những chuyến hỗn loạn như thế nổi bật lên ngôi sao sáng; từ cảnh náo động và vô nghĩa của Cách mạng Pháp, có Napoléon; từ cảnh bạo động, vô trật tự của thời Phục hưng, nổi lên những cá nhân hùng mạnh, nhiều như Âu châu chưa từng thấy, và đến độ không thể chịu đựng.  

Nghị lực, tri thức và lòng kiêu hãnh, -những yếu tố ấy làm nên siêu nhân. Nhưng chúng phải được điều hoà, những đam mê chỉ sẽ trở thành quyền lực khi chúng được đào thải và thống nhất bằng một mục đích lớn lao đúc kết một đám dục vọng hỗn độn thành ra quyền lực của một nhân cách. “Thảm thương thay cho nhà tư tưởng không phải là người làm vườn mà chỉ là đất cho cây của ông!”. Ai là người tuân theo những bản năng của mình? Chính kẻ yếu đuối: y thiếu năng lực cấm đoán, y không đủ mạnh để nói không, y là một kẻ lỗi điệu, một kẻ suy vi.

Tự khép mình vào kỷ luật – đấy là điều cao cả nhất. “Nếu người không muốn mình chỉ là một phần tử của đám đông, thì chỉ cần đừng dễ dãi với chính mình”. Có một mục đích vì đó ta có thể cứng rắn với người khác, nhưng trên tất cả, cứng rắn với chính mình; có một mục đích vì đó ta sẽ làm hầu hết bất cứ gì trừ ra phản bội một người bạn – đấy là bảo chứng cuối cùng của sự tôn quý, công thức cuối cùng của siêu nhân.  

Chỉ bằng cách hướng về một con người như thế xem như mục đích và phần thưởng cho khổ nhọc, ta mới có thể yêu thương cuộc đời và sống hướng thượng. “Chúng ta phải có một mục đích mà vì đó tất cả chúng ta đều quý mến nhau”. Chúng ta hãy cao cả, hãy làm kẻ tôi tớ, khí cụ cho những vĩ nhân. Thật là một cảnh tượng tốt khi hàng nghìn người Âu châu tự biến mình như phương tiện cho những mục đích của Bonaparte, và vui vẻ chết cho người, vừa hát tên người khi gục ngã!

Có lẽ những người hiểu biết ở trong chúng ta có thể trở nên những kẻ phát ngôn cho người, mà chúng ta không thể làm, và có thể dọn đường cho người đến; chúng ta, bất kể ở miền đất nào, bất kể thời gian, có thể cùng làm việc cho mục đích ấy, dù có cách xa nhau bao nhiêu, Zarathustra sẽ hát, ngay cả trong cơn đau đớn, nếu người có thể nghe chỉ tiếng nói của những người hỗ trợ thầm kín kia, những người yêu Siêu nhân. “Hỡi các người cô đơn hôm nay, những người đứng riêng rẽ, các người một ngày kia sẽ là một dân tộc; từ các người những người đã tự chọn mình, một dân tộc chọn lọc sẽ khởi sinh; và từ dân tộc ấy sẽ sinh khởi siêu nhân.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x