Trang chủ » Chương 28 – Trẻ em – Ngọn nguồn của tình yêu thương

Chương 28 – Trẻ em – Ngọn nguồn của tình yêu thương

by Hậu Học Văn
222 views
❁ Lời nói đầu Chương 1. Vai trò của trẻ nhỏ trong việc tái thiết Thế giới ❁ Chương 2. Giáo dục quyết định cả cuộc đời ❁ Chương 3. Những giai đoạn phát triển của trẻ ❁ Chương 4. Con đường mới ❁ Chương 5. Kì tích của tạo hóa Chương 6. Phôi thai học và hành vi ❁ Chương 7. Phôi tinh thần ❁ Chương 8. Sự độc lập của trẻ ❁ Chương 9. Khởi nguồn của Sự sống Chương 10. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Chương 11. Tiếng gọi của ngôn ngữ Chương 12. Ảnh hưởng của những trở ngại Chương 13. Tác dụng của vận động đối với sự phát triển của trẻ Chương 14. Đôi tay và trí tuệ Chương 15. Phát triển và mô phỏng Chương 16. Từ người sáng tạo đến người lao động Chương 17. Văn hóa và trí tưởng tượng Chương 18. Sự hình thành tính cách của trẻ Chương 19. Để trẻ phát triển bình thường Chương 20. Sự hình thành tính cách phụ thuộc vào bản thân trẻ Chương 21. Tâm lý chiếm hữu của trẻ và sự chuyển hóa tâm lý chiếm hữu Chương 22. Trẻ em và sự phát triển của xã hội Chương 23. Sự gắn kết của xã hội Chương 24. Sai lầm và cách sửa chữa Chương 25. Ba giai đoạn của sự phục tùng Chương 26. Giáo viên và tính kỷ luật Chương 27. Công tác chuẩn bị của giáo viên Chương 28. Trẻ em - ngọn nguồn của tình yêu thương    

Muốn làm cho thế giới này trở nên hòa hợp hơn, chúng ta nên suy ngẫm nhiều hơn về tình yêu, nghiên cứu hàm nghĩa bên trong của tình yêu. Trẻ nhỏ chính là điểm hội tụ tình yêu và sự ấm áp của con người. Toàn nhân loại đắm mình trong tình yêu thương này của trẻ. Trẻ chính là ngọn nguồn của tình yêu, tất cả những gì liên quan đến trẻ đều liên quan đến tình yêu.

Chúng tôi thường tổ chức các cuộc gặp mặt kiểu Montessori. Học sinh thường mang theo người thân hoặc bạn bè, vì vậy chúng tôi có thể gặp gỡ từ trẻ mẫu giáo, trẻ sơ sinh, bé trai, bé gái, đến nam nữ thanh niên, người lớn, những người có chuyên ngành hoặc không có chuyên ngành, những người học đại học và cả những người không trải qua bất cứ trường lớp nào, những con người này cùng tụ hội ở đây, hơn nữa bất cứ ai trong chúng tôi cũng cảm thấy không cần phải chia họ thành từng nhóm. Cuộc gặp mặt bao gồm đủ kiểu người này hoàn toàn khác với các hội nghị học thuật trong các lĩnh vực khác. Những học sinh đã từng được chúng tôi rèn luyện chắc chắn đã đạt đến một trình độ giáo dục nhất định, đó chính là điều kiện duy nhất mà chúng tôi yêu cầu. Trong số những người tới tham dự có thể có những học sinh vừa mới đi học, các chuyên gia giáo dục, luật sư, bác sĩ, bệnh nhân… Trường học ở châu Âu của chúng tôi có học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới, một học sinh ở Mỹ thậm chí còn theo chủ nghĩa vô chính phủ. Mặc dù nguồn gốc học sinh phức tạp, nhưng giữa những học sinh này chưa từng xảy ra bất cứ mâu thuẫn nào. Nguyên nhân vì sao? Chính lí tưởng chung đã khiến họ tập hợp lại ở nơi này. Bỉ là một đất nước nhỏ hơn Ấn Độ rất nhiều, người Bỉ chủ yếu sử dụng tiếng Flemish và tiếng Pháp. Người dân nước này cũng thuộc nhiều nhóm khác nhau, giáo hội Công giáo, chủ nghĩa xã hội và sự tồn tại của các tổ chức chính trị khác khiến mối quan hệ giữa họ vô cùng phức tạp. Thông thường, người thuộc các tổ chức khác nhau thế này tụ họp lại với nhau là điều rất hiếm thấy. Tuy nhiên, cuộc gặp mặt mà chúng tôi tổ chức đã rất thành công. Điều này xem ra có vẻ khó tin, vì vậy rất nhiều tạp chí đã bình luận: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã cố gắng nghĩ cách tổ chức một cuộc gặp gỡ cho mọi tổ chức cùng có mặt, hôm nay, cuộc gặp ấy đã xuất hiện rồi.”

Đó chính là sức mạnh của trẻ em. Cho dù người lớn thuộc tổ chức tôn giáo hay chính trị nào thì cũng đều rất yêu thương và gần gũi với trẻ nhỏ. Sức mạnh thúc đẩy tình đoàn kết của trẻ chính là dựa trên cơ sở này. Người lớn thì lại có niềm tin mạnh mẽ vào tín ngưỡng, đồng thời coi đó là cơ sở hình thành nên các tổ chức hội nhóm. Khi cùng thảo luận một vấn đề nào đó, có thể vì bất đồng quan điểm mà cuối cùng dẫn đến ẩu đả lẫn nhau. Nhưng cách người lớn đối xử với trẻ nhỏ thì đều giống nhau. Có rất ít người nhận thức được tác dụng to lớn này của trẻ.

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất của tình yêu. Trước tiên hãy xem các thi sĩ và các nhà hiền triết miêu tả tình yêu như thế nào, bởi vì thi sĩ và các nhà hiền triết có thể biểu đạt sức mạnh to lớn của tình yêu bằng những cách thức đẹp đẽ nhất. Tình yêu vĩ đại đã thai nghén nên sự sống của con người, lẽ nào còn thứ tình cảm đẹp đẽ và cao thượng hơn tình yêu? Tiếng gọi của tình yêu thậm chí có thể lay động tâm hồn những con người tàn bạo nhất. Ngay cả những người đem lại sự hủy diệt và cái chết cũng bị thứ tình cảm tốt đẹp này làm cho cảm động. Vì vậy, cho dù bản chất của hành vi như thế nào thì trong sâu thẳm nội tâm con người cũng vẫn tiềm ẩn tình yêu. Sức mạnh này một khi được thức tỉnh thì sẽ phát huy tác dụng, lay động tâm hồn con người. Nếu trong tim con người vốn đã không có tình yêu thì cho dù chúng ta có miêu tả tình yêu đẹp đẽ đến đâu cũng không có tác dụng gì. Nếu con người có thể cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thì đó là vì tuy tác dụng của tình yêu rất thầm lặng, nhưng con người không ai không bị ảnh hưởng bởi tình yêu, ai cũng có bản năng khao khát được yêu thương.

Muốn làm cho thế giới này trở nên hòa hợp hơn, chúng ta nên suy ngẫm nhiều hơn về tình yêu này, nghiên cứu hàm nghĩa bên trong của tình yêu. Trẻ nhỏ chính là điểm hội tụ tình yêu và sự ấm áp của con người. Toàn nhân loại đang đắm mình trong tình yêu thương này của trẻ. Trẻ chính là ngọn nguồn của tình yêu, tất cả những gì liên quan đến trẻ đều liên quan đến tình yêu. Việc đưa ra một định nghĩa chính xác về tình yêu là vô cùng khó khăn. Chúng ta đều cảm nhận được tình yêu, nhưng không ai có thể giải thích căn nguyên của tình yêu là từ đâu, ảnh hưởng của tình yêu to lớn đến mức nào, cũng không ai có thể giải thích được tình yêu có tác dụng to lớn đến đâu đối với sự đoàn kết của loài người. Cho dù chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo và địa vị xã hội của mỗi người là khác nhau, nhưng một khi trẻ nhỏ trở thành chủ đề trò chuyện giữa chúng ta thì mối quan hệ đoàn kết hữu hảo cũng sẽ được hình thành. Sự đề phòng giữa con người với nhau cũng theo đó mà bị xóa bỏ, sự ngăn cách giữa người với người, giữa các tổ chức với nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng không còn nữa.

Khi sống bên cạnh trẻ nhỏ, mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên ôn hòa, thân thiết hơn, con người không còn nghi kị lẫn nhau, và sự sống cũng bắt đầu từ đó. Người trưởng thành có tư tưởng vì tình yêu mà bao bọc người khác. Cũng giống như điều chúng ta cảm thấy ở trẻ, giữa người lớn với nhau cũng tiềm ẩn tình yêu, bởi vì giữa con người cũng có sức mạnh đoàn kết. Không có tình yêu thì cũng không tạo ra sức mạnh đoàn kết.

Chiến tranh đã đem lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho thời đại chúng ta. Nơi đâu trên thế giới cũng có chiến tranh, lúc này nói đến tình yêu có lẽ đúng là một sự châm biếm cực điểm. Thế nhưng người ta vẫn cứ tiếp tục bàn bạc về tình yêu, đó thực sự là một điều kì lạ! Người ta đặt ra kế hoạch đoàn kết tương lai, điều này không chỉ cho thấy sự tồn tại của tình yêu mà còn cho thấy sức mạnh của tình yêu chính là cơ sở của tình đoàn kết. Cho đến nay, dường như tất cả mọi người đều nói rằng: “Đừng tiếp tục mơ mộng về tình yêu nữa. Chúng ta hãy đối mặt với thực tế. Tai họa đang xảy ra trước mắt chúng ta, làng mạc, rừng sâu, phụ nữ và trẻ em đều là những kẻ chịu tai họa, lẽ nào không phải sao?” Cho dù như vậy, chúng ta vẫn tiếp tục nói về tình yêu, tiến hành công việc tái thiết tình yêu. Các tín đồ tôn giáo biết yêu, những người chống lại tôn giáo cũng yêu, giới truyền thông, người qua đường, người có giáo dục, người không qua trường lớp nào, người giàu và người nghèo, người theo tôn giáo nào cũng vậy, tất cả đều đang nói về tình yêu.

Nếu không có minh chứng có sức thuyết phục về sự tồn tại của tình yêu, tại sao chúng ta không tiến hành nghiên cứu về hiện tượng quan trọng này? Lòng thù hận giữa người và người là sự hủy hoại to lớn trên toàn thế giới. Tại sao chúng ta chỉ nói suông về tình yêu? Tại sao chúng ta không coi đó là một chủ đề để nghiên cứu và phân tích, để loài người được hưởng nhiều lợi ích hơn từ sức mạnh của tình yêu? Hãy thử hỏi bản thân, vì sao không ai từng nghĩ đến việc nghiên cứu loại sức mạnh tự nhiên này, đồng thời liên kết nó với những sức mạnh khác? Con người đã tốn nhiều công sức vào việc nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên khác, từ đó có được vô số phát hiện, vậy thì vì sao chúng ta không dành ra một chút công sức để nhiên cứu về thứ sức mạnh có thể giúp con người đoàn kết với nhau? Tất cả những việc có thể thức tỉnh sức mạnh tiềm tàng của tình yêu và có thể khiến tình yêu bộc lộ ra thì đều nên được hoan nghênh và tôn trọng. Ở trên chúng ta đã từng nói, thi sĩ và nhà hiền triết thường nói về tình yêu, dường như tình yêu là một loại lí tưởng. Tuy nhiên, tình yêu không chỉ là một loại lí tưởng, mà còn tồn tại một cách khách quan, trước kia như thế và sau này cũng vẫn thế.

Chúng ta cần biết rằng, sự tồn tại của thứ tình yêu thương mà chúng ta có thể cảm nhận được, vốn không có được nhờ sự giáo dục trong nhà trường.

Lời nói của các thi sĩ và nhà hiền triết, có thể do áp lực cuộc sống và sự hối hả của thời đại mà bị người ta quên lãng. Con người kêu gọi tình yêu, đồng thời không chịu ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài. Yêu và khát vọng tình yêu không phải là thứ có thể học được, mà nó là một phần trong di truyền của nhân loại. Chỉ có sự sống mới có thể bộc lộ được tình yêu thực sự, trong khi thi sĩ và nhà hiền triết thì không thể.

Trên thực tế, ngoài góc độ thi sĩ và nhà hiền triết, chúng ta còn có thể suy ngẫm về tình yêu ở một góc độ khác, đó là góc độ bản thân sự sống. Từ góc độ này, chúng ta không chỉ coi tình yêu là thứ ta khao khát, mà còn coi nó là một thực tế tồn tại mà bất cứ sức mạnh nào cũng không thể hủy diệt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng thảo luận về lí luận của các thi sĩ, hiền triết và loại thực tế tồn tại nói trên. Chúng ta ca ngợi sức mạnh của tình yêu là sức mạnh vĩ đại nhất trong vũ trụ này. Kì thực, gọi tình yêu là một sức mạnh là chưa đúng, bởi vì đó không chỉ là một sức mạnh mà còn là một loại sáng tạo, nói chính xác hơn thì đó là “tình yêu của Thượng đế”.

Tôi thật sự hi vọng có thể dùng tất cả lời của thi sĩ, nhà hiền triết và thánh nhân nhưng do số lượng quá nhiều, ngôn ngữ họ sử dụng cũng quá nhiều nên tôi không thể làm được điều này. Nhưng ở đây, tôi có thể dẫn lời của một vị thánh mà chúng ta đã rất quen thuộc – Thánh Paulo. Ông đã mô tả tình yêu vô cùng lâm li. Trải qua 2000 năm, cho đến nay, lời của ông vẫn có thể khơi dậy lòng nhiệt tình của vô số tín đồ Cơ đốc giáo. Ông nói rằng:

“Nếu không có tình yêu thì ngôn ngữ của con người, thậm chí là cả của thiên sứ chẳng qua cũng chỉ là những âm thanh vô nghĩa. Dẫu rằng ta có thể dự đoán tất cả mọi việc, thấu hiểu mọi sự bí mật, nắm được mọi tri thức, cho dù lòng tin của ta có thể dời cả núi, nhưng nếu không có tình yêu thì chắc chắn cũng không ích gì. Cho dù ta hiến tất cả của cải cho người nghèo, xả thân vì nhân nghĩa, nhưng nếu không có tình yêu thì điều đó làm sao thực hiện được!”

Nếu chúng ta nói với nhà truyền giáo rằng: “Ngài cảm nhận sâu sắc như vậy, chắc hẳn sẽ biết tình yêu là gì. Tình yêu chắc chắn là một điều vô cùng kì diệu, ngài có thể giải thích về nó cho chúng tôi được không?” Những lời nói đó của chúng ta có thể thông cảm được, bởi vì miêu tả về thứ tình cảm cao thượng này là điều không hề dễ dàng. Thực tế, những lời của thánh Paulo là một sự phản ánh văn minh hiện đại. Chẳng phải con người đã có thể dời non lấp bể, thậm chí sáng tạo ra những kì tích vĩ đại hay sao? Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khi chúng ta cất lời nói ở đầu này của trái đất thì ở đầu kia của trái đất đã có thể nghe thấy. Nhưng nếu như không có tình yêu, tất cả mọi thứ sẽ chẳng có bất cứ ý nghĩa nào cả. Chúng ta đã xây dựng nên một hệ thống tổ chức khổng lồ cung cấp cho người nghèo khổ thức ăn và quần áo, nhưng nếu như không có một tấm chân tình thì điều đó có ý nghĩa gì? Khi đánh trống, chúng ta có thể nghe thấy tiếng trống, hoàn toàn là vì không gian trống rỗng. Vậy thì bản chất của tình yêu là gì? Từ lời nói của thánh Paulo, chúng ta có thể thấy rằng tình yêu thật vĩ đại, cao cả. Thánh Paulo còn cho rằng, dù những lời này không mang tính lí luận triết học, nhưng cũng mang đến cho chúng ta những gợi ý tương tự. Ông nói:

“Tình yêu là một sự nhẫn nại vĩnh hằng, là sự nhân từ; tình yêu là không đố kị, không làm những chuyện đáng xấu hổ, không gò bó; tình yêu là không có dã tâm, không mưu cầu tư lợi, không giận dữ, không làm điều ác; tình yêu là sự mến mộ chân lí và chính nghĩa; làm bất cứ việc gì cũng cần bao dung, tin tưởng, kì vọng và nhẫn nại.”

Tất cả những điều này đều miêu tả thế giới nội tâm của con người, bất giác khiến người ta nghĩ đến những đặc điểm của trẻ nhỏ. Những lời nói này dường như đang miêu tả “tâm hồn có sức thẩm thấu” của trẻ. Tâm hồn có sức thẩm thấu này của trẻ có thể tiếp nhận bất cứ thứ gì, để rồi cuối cùng biểu hiện ra ngoài thông qua hành vi. Thông qua công việc cụ thể hóa, trẻ thu được vị trí bình đẳng với người khác và môi trường sống phù hợp với xung quanh. Trong con người trẻ sẵn có tính nhẫn nại. Đến với thế giới này, cho dù là được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, trẻ cũng đều sẽ trưởng thành và thích nghi với hoàn cảnh đó. Sau khi khôn lớn thành người, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc trong hoàn cảnh của mình. Những đứa trẻ được sinh ra ở vùng nhiệt đới sẽ dần dần thích nghi với môi trường sống vùng nhiệt đới, còn những đứa trẻ được sinh ra ở môi trường sống khác thì sẽ xuất hiện tình trạng không thích ứng được như chúng. Bất luận sinh ra ở vùng sa mạc, đồng bằng, đồi núi hay thậm chí là vùng địa cực, trẻ cũng đều sẽ thích nghi với môi trường sống ở đó. Chỉ có nơi một con người được sinh ra và lớn lên mới là nơi người đó yêu thích nhất.

Đó chính là đứa trẻ của chúng ta.

Nếu trẻ không có tâm hồn có sức thẩm thấu đó thì văn hóa ở bất cứ đâu cũng không thể có được sự phát triển ổn định. Nếu tất cả văn minh đều bắt đầu lại từ đầu sau khi trẻ ra đời thì văn minh của loài người sẽ không bao giờ tiến bộ được.

“Tâm hồn có sức thẩm thấu” chính là nền tảng của xã hội mà con người sáng tạo nên. Bằng việc quan sát trẻ, chúng ta có thể hiểu rõ điều này. Trẻ giải quyết vấn đề nan giải và thần bí liên quan đến vận mệnh của nhân loại thông qua sức mạnh của tình yêu thương. Thi sĩ và các nhà hiền triết không phân tích tình yêu, chính quá trình phát triển của trẻ đã cho chúng ta thấy quỹ tích của tình yêu. Nếu chịu khó suy ngẫm về lời của thánh Paulo rồi quan sát trẻ, chúng ta sẽ thốt lên: “Mỗi lời nói của thánh Paulo đều được biểu hiện đầy đủ trên mỗi đứa trẻ. Trẻ có đủ loại tài sản tình yêu.”

Vì vậy tình yêu không chỉ tồn tại nơi trái tim con người đủ để khiến thi ca và tôn giáo có thể thể hiện ra, mà nó còn tồn tại trong tâm hồn của mỗi con người. Đó là điều kì diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Sức mạng vĩ đại này thể hiện trong bất cứ trường hợp nào. Con người đang phải chịu đựng nỗi khổ do biết bao cuộc chiến tranh gây ra, mật ngọt của tình yêu thì lại không ngừng tưới tắm cho con người. Vì vậy, nếu không có tình yêu thì tất cả những sáng tạo của con người, ngay cả thứ gọi là “sự tiến bộ” cũng không còn bất cứ ý nghĩa nào. Điều này không khó lí giải. Tình yêu là món quà tự nhiên dành cho mỗi đứa trẻ được sinh ra trên thế giới này. Nếu tiềm năng yêu thương của trẻ được phát huy thì thành tựu của con người là không thể nào đong đếm được. Đương nhiên những thành tựu chúng ta đã giành được là vô cùng vĩ đại. Trẻ em và người lớn phải kết hợp sức mạnh cùng nhau. Để trở nên vĩ đại, người lớn phải khiêm tốn học hỏi trẻ nhỏ. Điều này nghe có vẻ kì quặc, nhưng trong tất cả những kì tích mà con người đã sáng tạo và phát hiện ra thì chỉ có một lĩnh vực chưa được quan tâm, đó chính là “kì tích của trẻ”.

Tuy nhiên, tình yêu không hề ngăn cấm những điều mà chúng ta đang nói tới. Trong con mắt của con người, tình yêu đã được tô thêm màu sắc đầy mơ mộng. Chúng ta cho rằng, tình yêu chẳng qua chỉ là một sức mạnh phức tạp. Loại sức mạnh này có thể được biểu hiện bằng hai từ “hấp dẫn” và “thân thuộc”. Tình yêu thống trị toàn bộ thế giới này, khiến các hành tinh vận hành có quy luật, khiến nguyên tử kết hợp thành những vật chất mới, khiến mọi thứ nằm trên mặt đất, đồng thời cũng là sức mạnh điều hòa giữa hữu cơ và vô cơ. Sự gắn kết của sức mạnh này là nền tảng của mọi vật chất. Nói tóm lại, tuy tình yêu là vô thức, nhưng trong cuộc sống, nó có thể biến thành có ý thức. Thứ sức mạnh mà tất cả chúng ta cảm nhận được này chính là “tình yêu”.

Tất cả các loài động vật đều có khả năng sinh sản mang tính định kì, đó cũng chính là một hình thức biểu hiện của tình yêu. Hình thức biểu hiện này là nhu cầu của tự nhiên, bởi vì nếu không có tình yêu này thì sẽ không có sự sống và sự tiếp diễn của sự sống, vạn vật sẽ vì thế mà bị hủy diệt.

Chúng đôi khi có thể cảm nhận được sức mạnh này, nhưng ngay sau đó sức mạnh ấy sẽ tiêu tan trong ý thức của chúng. Điều này cho thấy tạo hóa đã rất tiết kiệm và nghiêm túc khi ban tặng tình yêu. Tình yêu mà tạo hóa ban phát ít ỏi như vậy, vì vậy tình yêu là vô cùng quý giá. Khi một sinh mệnh mới đến với thế giới này sẽ đánh thức tình yêu của cha mẹ dành cho con. Tình yêu khiến mẹ chăm bẵm, ôm ấp và bảo vệ đứa con, vì tình yêu mà mẹ sẽ ngày đêm giữ con ở bên cạnh mình. Tình yêu này sẽ bảo vệ con non, đảm bảo cho nó an toàn và khỏe mạnh. Phương diện này của tình yêu có chức năng hữu hạn: “Khi con non đã trưởng thành, tình yêu này của cha mẹ sẽ dần dần biến mất. Trước đó, giữa mẹ và con dường như tồn tại một sợi dây tình cảm vô cùng bền chặt, nó khiến mẹ và con có mối liên hệ vô cùng mật thiết, nhưng đến lúc đã trưởng thành, nếu con non dám lấy của mẹ thậm chí chỉ một miếng ăn, con mẹ sẽ tấn công dữ dội.

Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sau khi mục đích của tình yêu đã hoàn thành, nó sẽ lập tức biến mất, giống như mặt trời bị mây che khuất vậy.

Nhưng con người thì không. Sau khi đứa trẻ khôn lớn, tình yêu không những không mất đi mà nó còn vươn ra khỏi tầm vóc gia đình. Khi một nguyện vọng nào đó khiến chúng ta cảm động, tình yêu sẽ nhanh chóng khiến chúng ta đoàn kết lại với nhau.

Tình yêu của con người là vĩnh hằng, tác dụng của tình yêu không chỉ thể hiện ở cá nhân con người, bởi vì nếu không phải những thế hệ trước đã cảm nhận được tác dụng của tình yêu thì tại sao họ lại xây dựng được nên tổ chức xã hội và truyền bá tình yêu đến những người khác?

Nếu sức mạnh tình yêu mà tạo hóa đã ban tặng có mục đích rõ ràng, nếu tạo hóa đã rất nghiêm túc và tỉ mỉ khi ban tặng những giống loài khác thứ sức mạnh này thì sự ban tặng mà tạo hóa dành cho con người cũng không thể không có mục đích. Nếu mục đích cuối cùng của tình yêu là cứu vớt, thì nếu tình yêu bị bỏ qua sẽ dẫn tới sự tổn hại. Giá trị của sức mạnh tinh thần mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta này vượt xa giá trị của bất cứ loại vật chất nào. Có thể nói rằng, ngay cả khi con người đã tan biến trong vũ trụ thì tình yêu cũng sẽ vẫn tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sáng tạo, bảo vệ và cứu vớt của mình.

Tình yêu là một món quà đặc biệt mà tự nhiên – vì một lí do nào đó – đã ban tặng cho con người. Xuất phát từ quan điểm này, nó tương tự với tác dụng của “ý thức vũ trụ”. Chúng ta phải trân trọng tình yêu, yêu mến tình yêu và phát triển tình yêu bằng tất cả sức lực của mình. Trong tất cả các sinh vật, chỉ có con người mới có thể khiến sức mạnh của tình yêu được thăng hoa. Trân trọng sức mạnh của tình yêu là sứ mệnh mà tạo hóa đã giao phó cho con người, loại sức mạnh này có thể khiến toàn nhân loại đoàn kết về một mối. Tình yêu không phải chỉ là một khái niệm nào đó, mà còn là một sức mạnh thực sự tồn tại.

Con người còn có thể thông qua sức mạnh này để kết hợp thành quả lao động và thành quả trí tuệ của bản thân. Không có sức mạnh nào, tất cả những gì con người sáng tạo ra đều mang lại sự hỗn loạn và tổn hại (tình trạng này thường xuyên xảy ra). Nếu không có sức mạnh này thì cùng với sự phát triển của loài người, tất cả những thứ con người sáng tạo ra đều sẽ không thể bảo tồn, cuối cùng dẫn đến bị hủy diệt.

cảm nhận được tác dụng của tình yêu thì tại sao họ lại xây dựng được nên tổ chức xã hội và truyền bá tình yêu đến những người khác?

Nếu sức mạnh tình yêu mà tạo hóa đã ban tặng có mục đích rõ ràng, nếu tạo hóa đã rất nghiêm túc và tỉ mỉ khi ban tặng những giống loài khác thứ sức mạnh này thì sự ban tặng mà tạo hóa dành cho con người cũng không thể không có mục đích. Nếu mục đích cuối cùng của tình yêu là cứu vớt, thì nếu tình yêu bị bỏ qua sẽ dẫn tới sự tổn hại. Giá trị của sức mạnh tinh thần mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta này vượt xa giá trị của bất cứ loại vật chất nào. Có thể nói rằng, ngay cả khi con người đã tan biến trong vũ trụ thì tình yêu cũng sẽ vẫn tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sáng tạo, bảo vệ và cứu vớt của mình.

Tình yêu là một món quà đặc biệt mà tự nhiên – vì một lí do nào đó – đã ban tặng cho con người. Xuất phát từ quan điểm này, nó tương tự với tác dụng của “ý thức vũ trụ”. Chúng ta phải trân trọng tình yêu, yêu mến tình yêu và phát triển tình yêu bằng tất cả sức lực của mình. Trong tất cả các sinh vật, chỉ có con người mới có thể khiến sức mạnh của tình yêu được thăng hoa. Trân trọng sức mạnh của tình yêu là sứ mệnh mà tạo hóa đã giao phó cho con người, loại sức mạnh này có thể khiến toàn nhân loại đoàn kết về một mối. Tình yêu không phải chỉ là một khái niệm nào đó, mà còn là một sức mạnh thực sự tồn tại.

Con người còn có thể thông qua sức mạnh này để kết hợp thành quả lao động và thành quả trí tuệ của bản thân. Không có sức mạnh nào, tất cả những gì con người sáng tạo ra đều mang lại sự hỗn loạn và tổn hại (tình trạng này thường xuyên xảy ra). Nếu không có sức mạnh này thì cùng với sự phát triển của loài người, tất cả những thứ con người sáng tạo ra đều sẽ không thể bảo tồn, cuối cùng dẫn đến bị hủy diệt.

Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu ý nghĩa câu nói của thánh nhân: “Không có tình yêu thì tất cả đều là vô ích”. Tình yêu không phải là ngọn đèn soi sáng đêm đen, cũng không phải là sóng điện truyền âm thanh mà nó vượt qua tất cả những thứ đã được con người phát hiện và sử dụng, nó là sức mạnh to lớn nhất trong vũ trụ. Trong tim mỗi người đều có thứ sức mạnh này. Mặc dù sức mạnh mà tạo hóa đã ban tặng là hữu hạn và phân tán, nhưng nó chính là sức mạnh vĩ đại nhất trong số những sức mạnh chi phối con người. Mỗi đứa trẻ chào đời đều mang lại cho chúng ta thêm sức mạnh mới. Cho dù môi trường sau khi sinh ra khiến sức mạnh này không thể phát huy thì chúng ta cũng vẫn có thể cảm nhận được tác dụng to lớn của nó. Vì vậy chúng ta cần bỏ sức lực để nghiên cứu sức mạnh ấy, bởi vì tình yêu không phải là thứ tự nhiên ban cho môi trường, mà là ban tặng cho loài người. Muốn nghiên cứu và tận dụng tình yêu, chúng ta cần quan tâm đến trẻ.

Ai muốn cứu vớt và đoàn kết loài người thì phải căn cứ vào nguyện vọng của bản thân để đi theo con đường gian nan mà đầy tỉ mỉ này.

❁ ❁ ❁

Ảnh: Viktor Jakovlev on Unsplash

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x