Trang chủ » 29. GỬI ĐẠI HỘI SLAVE Ở SOFIA 

29. GỬI ĐẠI HỘI SLAVE Ở SOFIA 

by Trung Kiên Lê
113 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

Tôi đã nhận được giấy mời của các ngài và sẽ vui lòng đến dự, giá như tuổi tác và sức khỏe của tôi cho phép. Giá như tôi đến được để trực tiếp đàm luận với các ngài về đối tượng đã tập hợp các ngài lại. Tôi sẽ cố gắng làm điều đó, cho dù thông qua bài viết này.

Đoàn kết con người, chính sự đoàn kết mà nhân danh nó các ngài tập trung lại với nhau, không những là công việc quan trọng nhất của nhân loại, mà tôi còn thấy trong sự đoàn kết có cả ý nghĩa, cả mục đích, và hạnh phúc cuộc sống con người. Nhưng để cho hoạt động ấy mang lại ân phúc, cần làm sao để nó được thấu hiểu trong tất cả ý nghĩa của nó, không bị hạ thấp, hạn chế, hoặc xuyên tạc. cần phải là như vậy đối với tất cả mọi hoạt động quan trọng nhất của loài người, như tôn giáo, tình yêu, sự phục vụ nhân loại, khoa học và nghệ thuật. Tất cả cho đến cùng, đến tận những kết luận cuối cùng, cho dù chúng xa lạ hoặc khó chịu đến thế nào đi chăng nữa cho ta. Hoặc là tất cả hoặc không có gì.

Chẳng thà không có gì, chứ không phải là một vài thứ, bởi vì tất cả những hoạt động vĩ đại nhất của tâm hồn con người, nếu không thực hiện đến cùng thì không những không hữu ích, không mang lại lợi ích gì, cho dù nhỏ nhoi nhất, như nhiều người nghĩ và nói, mà còn có sức hủy hoại và hơn tất cả những điều khác ngăn cản đạt tới cái đích mà chúng tưởng chừng hướng tới. Là như vậy với thứ tôn giáo chấp nhận một niềm tin mù quáng, là như vậy với kiểu tình yêu cho phép sự đấu tranh – sự kháng cự, cũng là như vậy với việc phụng sự loài người cho phép sử dụng bạo lực đối với con người. Sẽ là như vậy trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động có mục đích đoàn kết con người.

Không phải nghi ngờ gì nữa, những con người đoàn kết bao giờ cũng mạnh hơn những người chia rẽ. Gia đình mạnh hơn những cá thể. Một băng cướp bao giờ cũng mạnh hơn những tên ăn cướp một mình. Cộng đồng mạnh hơn những cá thể riêng biệt. Một quốc gia được kết đoàn bằng lòng yêu nước mạnh hơn các sắc tộc sống tách biệt. Nhưng vấn đề là ở chỗ, ưu thế của những người đoàn kết so với những người tách biệt và hậu quả không tránh khỏi của ưu thế đó, sự nô dịch hay ít nhất là sự bóc lột những người tách biệt, tự nhiên gợi cho những người ấy nguyện vọng đoàn kết thoạt đầu để chống lại bạo lực, rồi sau đó để thực hiện bạo lực.

Dĩ nhiên, khi đã gánh chịu cái ác của sự liên kết của các nhà nước Áo, Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, thì các dân tộc Slave có nguyện vọng đoàn kết để chống lại cái ác đó, nhưng khối liên kết mới mẻ đó, giả dụ nó được hình thành, tất yếu sẽ bị lôi kéo vào kiểu hoạt động y như vậy, không những để đối phó với các liên kết khác, mà còn để đàn áp và bóc lột những liên kết yếu hơn, nghèo hơn, và chống lại những cá nhân riêng lẻ.

Đúng, đoàn kết là ý nghĩa, mục đích và hạnh phúc của đời sống nhân loại, nhưng mục đích và hạnh phúc ấy chỉ đạt được khi đây là sự đoàn kết toàn thể nhân loại, vì một nền tảng chung cho toàn nhân loại, chứ không phải là sự liên kết mấy nhóm nhỏ hoặc lớn của nhân loại vì những mục đích hạn chế, cục bộ. Cho dù đó là những liên kết gia đình, hay đảng cướp, hay cộng đồng, hay quốc gia, của một dân tộc hay của “liên minh thần thánh” của các quốc gia, những liên kết như vậy không những không trợ giúp, mà còn cản trở sự tiến bộ chân chính của loài người. Và vì vậy để phục vụ hữu thức cho sự tiến bộ chân chính, ít nhất là tôi nghĩ thế, cần không phải ủng hộ tất cả những liên kết cục bộ như thế, mà phải luôn luôn chống lại chúng.

Đoàn kết là chìa khóa giải phóng con người khỏi cái ác. Nhưng để chìa khóa đó thực hiện được chức năng của mình, cần đẩy nó đến cùng, đến chỗ nó phải mở ra, chứ không được để nó bị gãy và làm hỏng ổ khóa. Đoàn kết cũng cần phải như vậy, để đạt được những kết quả đại phúc đại hạnh phù hợp với nó, nó phải nhằm mục đích liên kết tất cả mọi người, vì một khởi nsuyên chung nhất cho tất cả nhân loại, được tất cả mọi người thừa nhận như nhau. Mà sự liên ket đó chỉ có thể là liên kết dựa trên cơ sở tôn giáo của đời sống- cái cơ sở mà chỉ có nó mới đoàn kết mọi người, nhưng tiếc thay lại bị đa số những người đang lãnh đạo các dân tộc trong thời đại chúng ta cho là đã lỗi thời, không cần thiết.

Người ta sẽ bảo tôi rằng: chúng tôi thừa nhận nền tảng tôn giáo đó, nhưng không chối bỏ cả nền tảng nối kết các bộ lạc, dân tộc, quốc gia. Nhưng vấn đề là ở chỗ cái này loại trừ cái kia. Nếu thừa nhận mục đích cuộc sống nhân loại là đoàn kết toàn thế giới, mang tính tôn giáo, thì bản thân sự thừa nhận ấy phủ định mọi nền tảng đoàn kết khác và ngược lại, sự thừa nhận là nền tảng của đoàn kết yếu tố bộ lạc, dân tộc, quốc gia – ái quốc tất yếu sẽ phủ định nguyên lý tôn giáo như là nền tảng thực sự của cuộc sống.

Tôi nghĩ, tôi hầu như tin chắc rằng những ý nghĩ mà tôi đã trình bày sẽ bị coi là bất khả thi và không đúng đắn, nhưng tôi cho rằng mình có nghĩa vụ phải nói công khai điều đó với những người mà, bất chấp sự phủ nhận chủ nghĩa ái quốc bộ lạc và dân tộc nơi tôi, dù sao đi nữa cũng gần gũi với tôi hơn những người thuộc dân tộc khác. Nói một điều to lớn hơn nữa, vứt bỏ những suy tính về việc, căn cứ vào những lời nói này của tôi người ta có thể cáo buộc tôi thiếu nhất quán và mâu thuẫn với chính mình, tôi xin nói rằng điều đặc biệt đã khiến tôi phải nói ra những điều mà tôi vừa trình bày, niềm tin của tôi vào việc cái nền tảng tôn giáo của sự đoàn kết đại đồng ấy, mà chì một mình nó có thể đoàn kết ngày một nhiều người hơn và, dẫn họ đến với hạnh phúc phù hợp với bản chất của họ, rằng nền tảng ấy sẽ được tất cả các dân tộc trong thế giới Kitô giáo tiếp nhận, trước hết là các dân tộc thuộc nòi giống Slave.

Otradnoie ngày 20 tháng Bảy năm 1910

[133] Gửi đại hội slave ở Sofia (“Slavjanskomu S’jezdu V Sofil”) Vào giữa tháng Sáu 1910, Tolstoi nhận được giấy mời, cùng với thư riêng của chủ tịch ủy ban tổ chức Đại hội các dân tộc Slave, dự định tiến hành vào đầu tháng Bảy năm ấy tại Sofia – thủ đô nước Bungari mới giành lại độc lập quốc gia sau 5 thế kỷ bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ. Mặc dù trong thư nói kỹ rằng đại hội này sẽ không đề cập đến những vấn đề chính trị mà chỉ bàn thảo triển vọng hợp tác văn hóa – kinh tế giữa các nước và dân tộc Slave, Tolstoi vẫn thấy cần thiết phải gửi tới đại hội bức thư phê phán này. Ở Nga nó được công bố trong tháng Bảy 1910 trên hai tờ nhật báo.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x