Trang chủ » Kết luận

Kết luận

by Trung Kiên Lê
103 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Khi đạt đến lý tưởng của tình yêu tối thượng này thì triết học bị vất bỏ. Lúc đó ai sẽ quan tâm đến nó? Tự do, giải thoát, Niết Bàn – tất cả đều bị vất bỏ.

Ai còn quan tâm chi đến tự do, giải thoát khi đang thụ hưởng sự hỷ lạc của tình yêu linh thánh? “Hỡi Thượng Đế, tôi không cần chi đến tài sản, bạn bè, sắc đẹp, kiến thức, không cần đến cả tự do; hãy để cho tôi được tái sinh mãi mãi và xin Người hãy mãi mãi là Tình Yêu của tôi.

Xin Người hãy mãi mãi và mãi mãi là Tình Yêu của tôi”. “Ai quan tâm chi đến chuyện biến thành đường?”, hành giả bhakta nói, “Tôi chỉ muốn nếm mùi vị của đường mà thôi”.

Vậy thì ai lại quan tâm chi đến chuyện giải thoát và hợp nhất cùng Thượng Đế? “Tôi có thể biết tôi là Ngài, thế nhưng tôi lại tách biệt khỏi Ngài và trở nên khác biệt với Ngài, để có thể vui hưởng đấng Thân Yêu”.

Đó là những gì một hành giả bhakta nói. Thương yêu chỉ vì thương yêu, đó là trạng thái hỷ lạc cao siêu nhất của anh ta.

Có ai lại không muốn bị trói buộc chân tay hàng trăm ngàn lần để vui hưởng đấng Thân Yêu? Không một hành giả bhakta nào lại quan tâm đến bất kỳ thứ gì ngoài tình yêu – ngoài chuyện thương yêu và được thương yêu. Tình yêu không mục đích của anh ta giống như thủy triều tràn lên bờ sông.

Kẻ thương yêu này đi ngược con nước để lên đến thượng nguồn. Thế gian gọi anh ta là kẻ cuồng si. Tôi biết có một người bị người đời gọi là kẻ cuồng si, và đây là câu trả lời của anh ta: “Này các bạn, cả thế gian này là một nhà thương điên.

Kẻ thì điên vì tình yêu thế tục, kẻ thì điên vì danh vọng, kẻ thì điên vì tiền bạc, kẻ thì điên vì mong được cứu rỗi để lên thiên đàng. Trong cái nhà thương điên vĩ đại này, tôi cũng là một người điên – nhưng tôi điên vì Thượng Đế. Các bạn điên, tôi cũng vậy.

Tôi nghĩ dầu sao thì sự điên cuồng của tôi cũng tốt đẹp hơn hết thảy”.

Tình thương yêu của một hành giả bhakta đích thực là thứ tình yêu cháy bỏng này, trước tình yêu đó thì mọi thứ đều tan biến đối với anh ta. Toàn thể vũ trụ này đối với anh ta tràn ngập tình yêu và chỉ có tình yêu; vũ trụ xuất hiện như thế đó đối kẻ đang thương yêu.

Cho nên khi một người mang tình yêu này trong tâm hồn thì anh ta mãi mãi được hưởng lạc phúc, vĩnh viễn được hưởng hạnh phúc. An ta đang đến với Thượng Đế, anh ta vất bỏ mọi tham vọng hão huyền ngập tràn trong tâm hồn trước đó.

Thói ích kỷ của anh ta cũng biến mất theo những khát vọng đó. Chỉ có sự cuồng si đầy lạc phúc trong tình yêu dành cho Thượng Đế mới có thể chữa lành vĩnh viễn căn bệnh thế gian này trong ta. Tất cả chúng ta đều phải khởi đầu như những nhà nhị nguyên luận trong tôn giáo của tình yêu.

Đối với chúng ta thì Thượng Đế là một Hằng Hữu khác biệt, và bản thân chúng ta cũng cảm nhận được mình là những hữu thể khác biệt nhau. Thế rồi tình yêu chen vào giữa, và con người bắt đầu đến gần với Thượng Đế hơn, và Thượng Đế cũng ngày càng đến gần với con người hơn.

Con người tiếp nhận nhiều mối quan hệ khác nhau trong đời sống – như cha mẹ, con cái, bạn bè, chủ nhân, người yêu – rồi phóng chiếu chúng lên trên lý tưởng tình yêu của mình, lên trên Thượng Đế của mình. Đối với họ, Thượng Đế tồn tại như là tất cả những mối quan hệ này.

Và con người chỉ đạt đến điểm tiến bộ cuối cùng khi cảm nhận được họ đã hoàn toàn hòa tan trong đối tượng mà mình sùng bái. Tất cả chúng ta đều bắt đầu bằng tình yêu bản thân, và những đòi hỏi không chính đáng của cái tự ngã nhỏ bé này đã khiến cho tình yêu đó trở nên vị kỷ.

Tuy nhiên, sau cùng thì ánh sáng phát dương trọn vẹn, trong ánh sáng đó ta thấy tự ngã nhỏ bé này hợp nhất với cái Vô Biên. Chính con người được chuyển hóa trong luồng ánh sáng thương yêu này, và cuối cùng họ thể ngộ được cái chân lý đẹp đẽ đầy gợi hứng, đó là: tình yêu, người yêu và người được yêu hợp nhất thành một.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x