Trang chủ » Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

by Trung Kiên Lê
102 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Śvetāśvatara Upanishad

CHƯƠNG II

6

Nơi ngọn lửa bừng cháy do ma sát, nơi nguyên khí được kiểm soát, nơi rượu lễ soma chảy tràn, nơi đó một tâm trí [toàn hảo] được tạo ra.

8

Bằng cách giữ thân thể trong tư thế ngay ngắn, giữ cho ngực, cổ và đầu thẳng đứng, điều khiển cho các cơ quan và tâm trí đi vào trái tim, nhà hiền triết vượt qua mọi dòng sông sợ hãi bằng phương tiện là chiếc bè của Brahman.

9

Người tinh tấn luyện tập điều khiển được prāna (nguyên sinh khí), và khi prāna đã trở nên tĩnh lặng thì hơi thở đi qua lỗ mũi mà ra ngoài. Bậc hiền giả kiểm soát tâm trí không hề xao lãng, như người xà ích kiềm chế những con ngựa bất kham.

10

Tại những nơi [hoang vu, cô tịch] như hang núi, nơi mặt đất bằng phẳng, không có sỏi hay cát, không có ánh lửa, nơi không có tiếng người hay tiếng suối quấy nhiễu, nơi khiến tâm trí yên vui, nơi không có cảnh tượng thương tâm thì đó là nơi thực hành pháp môn yoga.

11

Khi thực hành pháp môn yoga thì những hình tượng xuất hiện đầu tiên và dần dần làm hiển lộ Brahman, đó là: bông tuyết, khói, mặt trời, gió, lửa, con đom đóm, sấm chớp, pha lê, và mặt trăng.

12

Khi khứu giác, vị giác, xúc giác, thị giác và thính giác nảy sinh từ đất, nước, không khí và ākāśa, như được mô tả trong yoga, thì pháp môn yoga bắt đầu. Hành giả nào đã làm cho thể xác được thanh khiết bằng ngọn lửa yoga thì bệnh tật không xâm phạm được, tuổi già và cái chết cũng không xâm phạm được.

13

Những dấu hiệu đầu tiên đi vào cảnh giới yoga là cơ thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh, tâm không còn tham dục, da dẻ mịn màng, giọng nói dịu dàng, cơ thể thơm tho dễ chịu và bài tiết dễ dàng.

14

Giống như một khối vàng hay bạc bị đất phủ lem luốc, khi đem chùi rửa cẩn thận sẽ sáng rực lên, cũng vậy, khi một người bằng xương bằng thịt mà thực chứng được chân lý về Ātman, đạt đến cảnh giới Bất Nhị thì không còn phiền não và tâm luôn hỷ lạc.

Yājnavalkya, trích dẫn theo Śankara “Sau khi thực hành các tư thế như ý muốn, đúng theo phương pháp này thì Gārgi, người nào đã điều khiển được các tư thế đó sẽ thực hành được prānāyāma.

“Ngồi thật thoải mái trên một tấm da [dê hoặc cọp] đặt trên cỏ kuśa, dùng hoa quả và kẹo mứt dâng cúng thần đầu voi Ganapati, đặt lòng bàn tay phải lên lòng bàn tay trái, giữ cổ và đầu theo một đường thẳng, môi mím chặt, quay mặt về hướng đông hoặc bắc, mắt nhìn vào chóp mũi, không ăn quá no cũng không để quá đói, khi đó các nāḍi (dây thần kinh) mới được thanh khiết, bằng không thì có tập cũng vô ích.

Hãy quán tưởng chủng tự OM tại nơi tiếp giáp giữa Pingalā và Iḍā (lỗ mũi phải và lỗ mũi trái), Iḍā cần được lấp đầy bởi không khí bên ngoài trong mười hai giây; rồi hành giả yogi quán tưởng ngọn lửa cũng tại chỗ đó, cùng với chữ Rung, và trong khi quán tưởng thì đẩy nhẹ hơi thở ra ngoài qua Pingalā.

Rồi lại lấp đầy không khí qua Pingalā, và lại từ từ đẩy nhẹ hơi thở ra ngoài qua Iḍā, cũng theo cách đó.

Phương pháp này cần được thực hành trong vòng ba hay bốn năm hoặc ba hay bốn tháng tùy theo hướng dẫn mật truyền của vị đạo sư (một mình trong căn phòng) vào các lúc bình minh, chính ngọ, hoàng hôn và nửa đêm, [cho đến khi] các dây thần kinh đều trở nên thanh khiết.

Cơ thể nhẹ nhàng, da dẻ mịn màng, ăn ngon miệng, nghe được âm OM, đó là các dấu hiệu cho biết các dây thần kinh đã thanh khiết. Tiếp theo là sự thực hành prānāyāma, bao gồm các bước rechaka (thở ra), kumbhaka (nén hơi thở) và puraka (hít vào).

Kết hợp prāna với apāna, đó là prānāyāma. “Sau khi lấp tràn cả cơ thể từ đầu đến chân trong mười sáu giây thì prāna được đẩy ra ngoài trong vòng ba mươi hai giây, nên thực hành kumbhaka (nén hơi thở) trong sáu mươi bốn giây.

“Còn có một prānāyāma khác nữa, trong đó kumbhaka được thực hiện trước, trong vòng sáu mươi bốn giây, rồi prāna được đẩy ra ngoài trong vòng mười sáu giây, tiếp theo đó cơ thể được lấp đầy trong vòng mười sáu giây.

“Nhờ prānāyāma mà được khu trừ được những điều bất tịnh của cơ thể, nhờ dhāranā mà được khu trừ được những điều bất tịnh của tâm trí, nhờ pratyāhāra mà được khu trừ được những điều bất tịnh của luyến cảm, và nhờ samādhi mà cởi bỏ được tất cả những điều che giấu vương quyền của Linh Hồn. Triết học Śankara

Cuốn III

29

Nhờ quán tưởng thâm sâu mà Purusha đạt được tất cả những quyền năng của thiên nhiên.

30

Quán tưởng diệt được luyến cảm.

31

Quán tưởng được viên mãn do loại bỏ được các chuyển biến.

32

Quán tưởng được viên mãn do dhāranā (chú tâm), tư thế ngồi và thực hiện bổn phận của mình.

33

Thở ra và kìm nén hơi thở có tác dụng với prāna.

34

Tư thế ngồi phải vững chãi và thoái mái.

36

Quán tưởng cũng được viên mãn do vô luyến cảm và luyện tập.

74

Do phản chiếu trên những nguyên lý của thiên nhiên và buông xả chúng như là “không phải cái này, không phải cái này” mà trí phân biệt được viên mãn.

Cuốn IV

3

Hành giả nên thường xuyên lắng nghe lời dạy [từ kinh điển và vị đạo sư].

5

Giống như con chim ưng cảm thấy bất hạnh nếu bị lấy mất thức ăn, và thấy vui sướng nếu tự nó từ bỏ thức ăn (người nào tự nguyện từ bỏ mọi sự cũng được vui sướng như vậy).

6

Giống như con rắn vui sướng khi lột bỏ lớp da cũ (người nào tự nguyện xả ly mọi sự cũng được vui sướng như vậy).

8

Những gì không phải là phương tiện dẫn đến giải thoát đều không đáng nghĩ đến, nó trở thành nguyên nhân trói buộc, như trường hợp vua Bharata[1].

9

Giao tiếp với nhiều người tạo nên đam mê, ác cảm, v.v… và điều đó gây chướng ngại cho việc quán tưởng, giống như vòng đeo bằng vỏ sò trên cổ tay cô gái[2].

10

Thậm chí với chỉ hai [người] cũng vậy.

11

Từ bỏ hy vọng là hạnh phúc, như cô kỹ nữ Pingalā[3].

13

Dù có chú tâm vào kinh điển cùng các vị đạo sư thì một tín đồ chỉ cần tiếp nhận phần tinh túy mà thôi, giống như con ong hút nhụy từ nhiều đóa hoa.

14

Người nào giữ tâm trí chuyên chú như người thợ vót tên thì không bị nhiễu loạn trong trạng thái samādhi (định) của mình.

15

Giống như khi vi phạm những quy tắc nêu trên sẽ gây nên nhiều tổn hại to lớn cho công việc thế gian, đối với việc quán tưởng cũng vậy.

19

Do tinh tấn, thành kính và chí thành với vị đạo sư mà đạt được thành quả sau một thời gian dài [như trường hợp Indra].

20

Không có quy luật đối với thời gian, như trường hợp Vāmadeva[4].

24

Hoặc [đạt được thành quả] nhờ giao tiếp với các bậc thiện tri thức.

27

Giống như nhà hiền triết Sauvari [người tu luyện yoga trong một thời gian dài] không thể làm dịu được khát khao hưởng thụ, những người khác cũng vậy.

Cuốn V

128

Giống như nhờ thuốc men mà hết bệnh, điều đó không thể phủ nhận được, thì nhờ pháp môn yoga mà đạt được quyền năng cũng vậy.

Cuốn VI

24

Bất cứ tư thế nào thoái mái và vững chãi đều là một āsana, không có quy định nào khác [về một tư thế đặc biệt]. Kinh điển của Vyāsa

Chương IV, tiểu mục i

7

Có thể thực hiện nghi lễ sùng bái trong tư thế ngồi [cho nên hành giả nên ngồi khi thực hiện nghi lễ sùng bái].

8

Do quán tưởng [5].

9

Bởi vì [một người] đang quán tưởng được sánh với trái đất bất động.

10

Với bởi vì các kinh điển (Smritis) cũng nói thế.

11

Không có quy định về nơi chốn [cho việc quán tưởng tham thiền], bất cứ nơi nào có thể tập trung tư tưởng thì đó là nơi để thực hành quán tưởng. Những câu trích dẫn trên đây cung cấp một quan niệm về những gì mà các hệ thống triết học khác của Ấn Độ đã nói về pháp môn yoga.

[1] Theo một câu chuyện cổ, vua Bharata lúc lâm chung cứ quyến luyến mãi với con dê yêu quý của mình, nên sau đó đầu thai thành con dê. [Ghi chú trong nguyên tác]

[2] Có một cô gái đeo nhiều vòng trang sức bằng vỏ sò trên cổ tay, cô ta đấm bóp cho cha mình ngủ; nhưng do vỏ sò cứ chạm nhau gây nên tiếng ồn khiến người cha không sao ngủ được. [Ghi chú trong nguyên tác]

[3] Cô kỹ nữ Pingalā nôn nóng chờ đợi người yêu, cô cảm thấy vô cùng đau khổ vì anh ta không đến. Đột nhiên cô không nghĩ gì về anh ta nữa, cô bèn quay về phòng và ngủ một giấc thật say. [Ghi chú trong nguyên tác]

[4] Theo truyền thuyết thì Vāmadeva đã thông thái từ khi còn nằm trong bụng mẹ. [Ghi chú trong nguyên tác] [5] Khi nhìn thấy một người ngồi yên không nhúc nhích, ta bảo người đó đang tham thiền hay trầm tư quán tưởng. Bởi vậy, một người có thể thực hiện quán tưởng khi đang ngồi. [Ghi chú trong nguyên tác]

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x